Phát biểu miệng nghệ thuật thuyết phục con người bằng lời nói trực tiếp

61 5K 16
Phát biểu miệng   nghệ thuật thuyết phục con người bằng lời nói trực tiếp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG I PHÁT BIỂU MIỆNG - NGHỆ THUẬT THUYẾT PHỤC CON NGƯỜI BẰNG LỜI NÓI TRỰC TIẾP I. PHÁT BIỂU MIỆNG VÀ CÁC LOẠI HÌNH PHÁT BIỂU MIỆNG 1. Phát biểu miệng a. Khái niệm phát biểu miệng Hiện nay, trên các sách báo và trong các công trình nghiên cứu đang có nhiều quan niệm khác nhau về phát biểu miệng. Tuy nhiên, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng phát biểu miệng là phương thức truyền thông tin từ người này đến người khác hoặc nhóm người khác bằng lời nói trực tiếp. b. Khái niệm nghệ thuật phát biểu miệng Theo E.A Nôgin, nghệ thuật phát biểu miệng là khả năng vận dụng thành thạo, sáng tạo một tập hợp những thao tác chuẩn bị và tiến hành phát biểu trước công chúng nhằm mục đích thông tin kiến thức, thuyết phục, cảm hoá, tạo ra niềm tin và thôi thúc hành động của người nghe 1 . Ngoài khái niệm phát biểu miệng, trên các sách báo và trong thực tế chúng ta còn bắt gặp một số khái niệm gần nghĩa có liên quan như: hùng biện, tuyên truyền miệng, truyền thông bằng lời nói trực tiếp. - Thuật hùng biện (hay khoa tu từ học) là một phương thức truyền thông bằng lời nói trực tiếp, xuất hiện sớm nhất trong lịch sử truyền thông. Nó gần nghĩa với khái niệm phát biểu miệng. Theo Lưu Chí Trung, hùng biện là khả năng dùng lời nói với lập luận chặt chẽ, cách diễn giải phù hợp để thuyết phục người nghe, làm cho họ nắm được, hiểu và tin để có định hướng, sẵn sàng hành động có ý đồ của người nói 2 . - Tuyên truyền miệng là một phương thức truyền thông bằng lời nói trực tiếp nhằm mục đích nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và cổ vũ hành 1 Xem F.A. Nôgin: Nghệ thuật phát biểu miệng, NXB SGK Mác - Lênin, Hà Nội, 1984, tr31 2 Lưu Chí Trung: Phương pháp hùn biện, NXB Thanh niên, Hà Nội 2000, tr15 động của người nghe. Tuyên truyền miệng cũng là một phương thức truyền thông bằng lời nói trực tiếp nhưng xuất hiện muôn hơn và xuất hiện đồng thời với khái niệm tuyên truyền, với việc truyền bá hệ tư tưởng. - Truyền thông bằng lời nói trực tiếp là một phương thức truyền thông và chia sẻ thông tin từ người này đến người khác hoặc đến nhóm người khác, từ nhóm này đến nhóm người khác. Đây là khái niệm có nội hàm rộng nhất trong các khái niệm nêu trên. Như vậy, các khái niệm nêu trên có nội dung gần như nhau, tuy mức độ rộng, hẹp có khác đôi chút. Chúng đều là những khái niệm để chỉ quá trình truyền thông bằng lời nói trực tiếp, nhưng phương thức, mục đích khác nhau, xuất hiện và được sử dụng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể 2. Các thể loại phát biểu miệng. Tuỳ theo tính chất của mối quan hệ qua lại giữa người nói và người nghe trong quá trình giao tiếp mà người ta chia các thể loại phát biểu miệng thành hai nhóm: Thể loại độc thoại và thể loại đối thoại. a. Độc thoại Độc thoại là tiếng Hy Lạp là monologos, nghĩa là một người nói còn những người khác nghe. Độc thoại là loại hình cơ bản trong phát biểu miệng, là quá trình chủ thể nói, đối tượng nghe lĩnh hội thông tin, qua đó thay đổi nhận thức, thái độ và hành động theo mục đích đặt ra. Độc thoại là loại hình phát biểu miệng mà người nói tác động liên tục đến người nghe bằng lời. Vì vậy, người nói phải chuẩn bị bài phát biểu hoàn chỉnh theo một đề cương sẵn trong đầu hoặc viết ra giấy, phù hợp với một thời gian xác định. Độc thoại bao gồm các loại hình sau: - Bài giảng: Là sự trình bày một cách cơ bản, có hệ thống, có chứng minh, lập luận rõ ràng về một vấn đề với mục đích giáo dục rõ rệt. Bài giảng có đặc trưng chủ yếu là tính cơ bản, tính hệ thống, tính khoa học, tính tư tưởng và tính đảng. Bài giảng thường được kết cấu chi tiết, nội dung được chia thành các mục, tiểu mục, được chứng minh, lập luận bằng các luận cứ, luận chứng. - Báo cáo chuyên đề: Là sự trình bày có hệ thống và chuyên sâu về một vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng, cấp thiết nào đó. Khác với bài giảng, báo cáo chuyên đề phải mang tính chuyên sâu, nội dung đề cập hẹp hơn nhưng sâu hơn, có nhiều điểm mới trong nội dung, phương pháp tiếp cận, phương pháp trình bày. - Thông tin chính trị: là thể loại nhằm thông báo kịp thời cho người nghe về các sự kiện của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trong nước và quốc tế với mục đích hình thành, phát triển quan điểm, thái độ, cách nhìn nhận, đánh giá ở người nghe đối với sự kiện, vấn đề đó. Ngoài chức năng giải thích, thông báo thông tin, thể loại này rất coi trọng chức năng phân tích, bình luận, đánh giá, nhất là đối với những thông tin người nghe đã biết qua các nguồn thông tin khác. - Tổng thuật các sự kiện: Là thể loại được áp dụng để thông báo ngắn gọn cho người nghe về một số sự kiện, hiện tượng của đời sống chính trị, xã hội được tổng hợp lại thành một đề tài. Đặc trưng của bài tổng thuật là phải có bình luận, đánh giá, nêu rõ quan điểm của chủ thể đối với các sự kiện, hiện tượng được tổng thuật. Hai thể loại thông tin chính trị và tổng thuật các sự kiện ở nước ta thường gọi chung là nói chuyện thời sự. Hiện nay là thể loại nói chuyện thời sự phát triển khá rộng rãi ở nước ta và là thể loại được sử dụng rộng rãi trong công tác tuyên truyền miệng. Với trên 10 vạn báo cáo viên, tuyên truyền viên được tổ chức thành một hệ thống trong Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, từ Trung ương đến cơ sở, những người làm công tác tuyên truyền miệng từng ngày, từng giờ đưa tiếng nói của Đảng và Nhà nước đến với mọi tầng lớp nhân dân. - Kể chuyện: Là thể loại được sử dụng để trình bày một số sự việc, sự kiện diễn ra trong thực tế hoặc rút ra từ kinh nghiệm cuộc sống. Chẳng hạn, kể chuyện về người tốt, việc tốt; về gương anh hùng, chiến sĩ thi đua; về kinh nghiệm bản thân Đặc trưng của kể chuyện là sự kiện, hiện tượng được trình bày có hình tượng. Bằng lời kể sinh động, hấp dẫn người kể chuyện có thể thu hút sự chú ý của người nghe. Kể chuyện có sự truyền cảm đặc biệt do tính chất "Nhân cách" của nó. Kể chuyện có ưu thế là vừa tác động vào lý trí, vừa tác động vào tình cảm của người nghe nên hiệu quả thông tin, tuyên truyền cao. Tuy nhiên, loại hình này cũng có những hạn chế nhất định, khó biểu đạt chính xác, sâu sắc các khái niệm như bài giảng. Nó phù hợp hơn với đối tượng là thiếu niên, người cao tuổi, có trình độ học vấn còn thấp. - Báo cáo tổng kết: Thông báo về kết quả công tác, những bài học kinh nghiệm của một tổ chức, một tập thể lao động trong một thời kỳ nhất định và trình bày phương hướng, nhiệm vụ của thời kỳ mới. Báo cáo tổng kết khi trình bày trước hội nghị mang những đặc trưng của một bài phát biểu. - Bài nói chuyện chính trị: Là bài phát biểu của cán bộ Đảng, chính quyền về những vấn đề chính trị - xã hội cấp thiết, về những vấn đề quan trọng trong chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức và hướng dẫn tư tưởng cho quần chúng. Đây là loại hình phát biểu miệng thường được sử dụng trong các cuộc gặp gỡ giữa cán bộ Đảng và Nhà nước với các ngành, các cấp trong các cuộc Hội nghị quan trọng. - Phát biểu tại các cuộc mính tinh (diễn văn): Là bài phát biểu đề cậpd đến các vấn đề, các sự kiện chính trị đã hoặc đang diễn ra nhằm tập trung sự chú ý của đông đảo người nghe về vấn đề, sự kiện ấy, định hướng dư luận xã hội về vấn đề, sự kiện ấy. Đặc trưng của bài diễn văn là ngắn gọn, rõ ràng, có sức truyền cảm lớn, mang tính động viên, cổ vũ hành động rất cao. - Giới thiệu nghị quyết:Là bài trình bày nghị quyết nhằm giải thích, phân tích nội dung, cơ sở lý luận, thực tiễn của các quan điểm lớn trong cá nghị quyết của cấp ủy Đảng, những giải pháp thực hiện nghị quyết Ở nước ta việc giới thiệu nghị quyết của Đảng, nhất là nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng có hai hình thức: Thông báo nhanh về kết quả của Đại hội hay Hội nghị và quán triệt sâu nội dung nghị quyết. b. Đối thoại Đối thoại là nói chuyện qua lại giữa hai hay nhiều người với nhau. Khác với độc thoại là nói chuyện một mình, là một người nói còn những người khác nghe, đóng vai "người đối thoại im lặng". Trong đối thoại, tất cả những người tham gia đều vừa là người nói, vừa là người nghe, vừa là chủ thể, vừa là đối tượng. Đối thoại thường có sức thuyết phục cao trong phát biểu tuyên truyền mà các loại hình độc thoại không có được. Đối thoại có các loại hình cơ bản sau: - Toạ đàm: Là hình thức thảo luận tập thể về một số vấn đề nào đó nhằm đi tới thống nhất trong nhận thức và hành động. Toạ đàm được sử dụng rộng rãi trong hệ thống trường Đảng, trường đoàn thể, trong các tổ chức chính trị - xã hội. Thảo luận được tiến hành trong các nhóm nhỏ (khoảng dưới 30 người) thì hiệu quả cao. Toạ đàm cần có người chủ trì. Trong toạ đàm, người chủ trì khuyến khích mọi người phát biểu, bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình, đồng thời định hướng quá trình trao đổi, hướng dẫn người tham gia tập trung ý kiến vào nội dung chính và cuối cùng tổng kết các ý kiến để thống nhất nhận thức của người tham gia. - Tranh luận: là một dạng đối thoại có tổ chức diễn ra dưới hình thức đấu lý giữa những người tham gia. Điều kiện để tiến hành tranh luận là vấn đề được đưa ra tranh luận nhưng chưa có quan điểm chung, thống nhất. Như vậy, tranh luận chính là thảo luận về vấn đề còn đang tranh cãi nhằm hiểu sâu hơn về vấn đề đó, giúp những người tham gia có khả năng tự đi đến kết luận, tự đi đến chân lý bằng năng lực tư duy, sự hiểu biết và kỹ xảo tranh luận của mình. - Hỏi - Đáp: Là một hình thức của đối thoại và là hình thức được sử dụng phổ biến trong tuyên truyền miệng nhằm giải thích kịp thời, rõ ràng một vấn đề nào đó đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Trong hình thức hỏi -d đáp, công chúng thường nêu vấn đề dưới dạng các câu hỏi, còn người có trách nhiệm thì trả lời theo yêu cầu các câu hỏi mà công chúng nêu ra. Từ những quan niệm trên về độc thoại và đối thoại và về các hình thức khác nhau của đối thoại, có thể rút ra ý nghĩa thực tiễn là: - Độc thoại có thể chuyển hoá thành một trong các hình thức đối thoại nếu "người đối thoại im lặng" trong cuộc thoại tham gia đối thoại. Vì vậy, trong thực tế có thể không cần thiết phải tổ chức riêng từng loại, nếu chủ thể của độc thoại chủ động tạo ra tình huống đối thoại, biết khêu gợi và kích thích tính tích cực tranh luận ở đối tượng, biết tạo tiền đề để một cuộc độc thoại chuyển thành cuộc đối thoại cởi mở, dân chủ, bình đẳng. - Trong đối thoại, các vai thoại (người nói - người nghe, chủ thể - đối tượng) chuyển hoá lẫn nhau. Chủ thể đối thoại không chỉ là một người. Có thể là một nhóm người này đối thoại với nhóm người kia một cách có tổ chức dưới dự điều khiển của người có trách nhiệm. Thể loại phát biểu miệng rất đa dạng, phong phú. Trong thực tế cần căn cứ vào đặc điểm đối tượng, nội dung để lựa chọn thể loại phát biểu miệng phù hợp. Đồng thời có thể kết hợp nhiều thể loại với nhau trong một buổi phát biểu để đạt hiệu quả cao nhất. II. NHỮNG ƯU THẾ VÀ HẠN CHẾ CỦA PHÁT BIỂU MIỆNG. 1. Ưu thế của phát biểu miệng a. Ưu thế của ngôn ngữ nói Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quyết định quá trình phát triển của loài người và sự phát triển của mỗi cá nhân. Nhờ ngôn ngữ mà con người thiết lập được các mối quan hệ với nhau và mối quan hệ giữa con người với xã hội, thực hiện sự trao đổi, giao lưu ý nghĩ, tình cảm, kinh nghiệm Nói cách khác, con người thiết lập sự giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ có ba chức năng: Chức năng chỉ nghĩa, chức năng thông báo và chức năng điều khiển, điều chỉnh.Chức năng chỉ nghĩa là quá trình dùng một từ, một câu để chỉ một nghĩa nào đó, tức là quá trình gắn từ đó, câu đó với một sự việc, hiện tượng. Chức năng thông báo là chức năng truyền đạt nội dung thông tin, sự biểu cảm từ người này với người kia hoặc tự mình nói với lòng mình. Chức năng điều khiển, điều chỉnh là chức năng thiết lập và giải quyết các hoạt động, trong đó có hoạt động trí tuệ. Trong phát biểu miệng cần sử dụng linh hoạt các chức năng này của ngôn ngữ. Ngôn ngữ có nhiều dạng hoạt động: ngôn ngữ bên ngoài, ngôn ngữ bên trong và ngôn ngữ thầm. Ngôn ngữ bên ngoài là ngôn ngữ chủ yếu hướng vào người khác, nhằm mục đích giao tiếp, truyền đạt, tiếp thu. Ngôn ngữ bên trong gồm hai loại: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ nói là thứ ngôn ngữ có trước và được biểu hiện bằng âm thanh, được tiếp thu bằng cơ quan thính giác. Có hai loại ngôn ngữ nói là ngôn ngữ đối thoại. Ngôn ngữ đối thoại có đặc điểm là tính chất tình huống, liên quan chặt chẽ với hoàn cảnh đối thoại, cấu trúc không chặt chẽ, câu nói thường được rút gọn do có sự hỗ trợ của cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười ngôn ngữ độc thoại là ngôn ngữ của người nói cho những người khác nghe.Sử dụng ngôn ngữ độc thoại đòi hỏi phải chuẩn bị kỹ càng, chu đáo, lời nói phải trong sáng, chính xác, dễ hiểu và có khả năng truyền cảm So với các phương tiện thông tin khác, ngôn ngữ nói có ưu thế là mang tính phổ biến trong giao tiếp xã hội. Theo một số tài liệu nghiên cứu, hiện nay 2/3 lượng thông tin mà con người thu nhận được hàng ngày là nhờ giao tiếp bằng lời nói. Trên thế giới, hiện tại có gần 3000 ngôn ngữ, nhưng chỉ có khoảng một trăm được ghi bằng chữ viết. Cho nên, bằng công cụ là lời nói, phát biểu miệng có khả năng truyền đạt thông tin đến mọi đối tượng, kể cả đối tượng không biết chữ, không có khả năng tiếp thu thông tin bằng chữ viết. Ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Cho nên, bằng ngôn ngữ nói, người phát biểu có thể trình bày vấn đề một cách hệ thống; diễn đạt các quan điểm, tư tưởng, phạm trù, quy luật một cách rõ ràng, chính xác, cụ thể, sát với trình độ nhận thức, trình độ tư duy của người nghe, trong khi các phương tiện âm thanh khác, ánh sáng, điệu bộ, cử chỉ không thể diễn đạt rõ ràng được. Lời nói có ưu thế là sử dụng linh hoạt, hiệu quả thông tin cao. Lời nói có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện giao tiếp: trong phòng ở, nơi làm việc, trên giảng đường, câu lạc bộ, trong giờ giải lao hay trong cuộc họp, nơi công cộng, lúc trao đổi toạ đàm, với một người hoặc với nhiều người Do đó, việc tổ chức một buổi phát biểu đơn giản, ít tốn kém kinh phí, không cần nhiều đến thiết bị, phương tiện kỹ thuật. Trong phát biểu miệng, người nói có thể sử dụng các thuật ngữ, thành ngữ quen thuộc, các câu châm ngôn, cách ngôn để biểu đạt một cách ngắn gọn, dễ hiểu về vấn đề, tức là có thể trình bày cô đọng và chính xác về sự vật, hiện tượng mà không cần phải nhiều lời. Phát biểu miệng có thể vận động, khai thác các yếu tố cận ngôn ngữ, cá biện pháp tu từ để tạo sức truyền cảm cho bài nói. Tính truyền cảm là đặc trưng riêng có của ngôn ngữ nói. Sức mạnh của lời nói trước hết là ở sự lắng đọng của tình cảm, là khả năng truyền đạt những sắc thái tinh tế của ý nghĩa và tình cảm mà ngôn ngữ viết không có được. Trong thời cổ đại, ở Hy Lạp, người ta đã dựng tượng vị thần Mercure miệng ngậm dây xiềng vàng biểu thị cho sức mạnh của lời nói. Mercure được coi là vị thần hộ mệnh cho nhà hùng biện. Nhờ yếu tố truyền cảm của lời nói mà người nghe có thể bỏ qua những thông tin nhiều khác như tiếng ồn, sự nóng nực và các tác động khác của môi trường, tập trung chú ý cho việc tiếp nhận thông tin. Tính truyền cảm của lời nói tác động đặc biệt mạnh mẽ tới xúc cảm của người nghe, khơi dậy ở họ những tình cảm cao thượng, kích thích sự khao khát vươn tới chiếm lĩnh những trí thức mới, tích cực, sáng tạo trong hành động. Chính vì vậy mà V.I Lênin đã nói: "không có sự xúc cảm của con người thì xưa nay không có và không thể có sự tìm tòi chân lý". Để tạo ra tính truyền cảm cho bài nói, có thể sử dụng các biện pháp tu từ ngữ âm: các ẩn dụ, so sánh, các từ láy, điệp ngữ và các biện pháp tu từ cú pháp: câu ẩn chủ ngữ, câu hỏi tu từ, câu đảo đối, câu đối chọi, câu có bổ ngữ đứng ở trước Đồng thời, có thể sử dụng các yếu tố cận ngôn ngữ như ngữ điệu, trường độ, cao độ của tiếng nói, các yếu tố về thanh, sắc và kết hợp chúng với các yếu tố phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười, ánh mắt b. Ưu thế trong việc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ Trong phát biểu miệng, người ta không chỉ sử dụng ngữ điệu của lời nói mà các nhà nghiên cứu gọi là "mã số ngôn ngữ" để tác động đến người nghe, thêm vào đó, người ta có thể sử dụng một phương tiện giao tiếp khác: tư thế, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười, ánh mắt, mà các nhà nghiên cứu gọi là "mã số cảm giác vận động". Trong giao tiếp, sự biểu cảm qua phương tiện này không kém phần tác dụng tích cực so với ngôn ngữ, ngữ điệu. Chúng ta là người bạn đường thường xuyên của nhau trong việc thể hiện tình cảm, thái độ của con người và trong việc thông tin. Nếu như tất cả các phương tiện ngôn ngữ, cận ngôn ngữ, phi ngôn ngữ được sử dụng linh hoạt, bổ sung cho nhau sẽ làm cho bài phát biểu trở nên dễ hiểu hơn, lắng đọng hơn, tác động mạnh mẽ đến người nghe. Tư thế người phát biểu đàng hoàng, đĩnh đạc, tự nhiên, linh hoạt sẽ tạo ra tình cảm mến phục, tin cậy khi tiếp thu thông tin. Ngược lại, tư thế khúm núm hoặc ngạo mạn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ của người nghe. Cử chỉ điệu bộ có tác động bổ sung cho lời nói, làm cho đối tượng hiểu rõ hơn sắc thái của lời nói. Cử chỉ, điệu bộ có thể tạo được ấn tượng mạnh ở đối tượng vào những nội dung quan trọng và có tác dụng mạnh mẽ nhất khi tiếp xúc lần đầu với người nghe hoặc khi có tình huống xuất hiện trong phát biểu miệng: thính giả đề nghị giải đáp, trả lời câu hỏi. Khi bắt đầu nói chuyện, cử chỉ, điệu bộ có tác dụng kích thích, thu hút sự chú ý. Khi kết thúc bài phát biểu, cử chỉ, điệu bộ có tác dụng tạo ra ấn tượng, tình cảm mến phục, mong muốn được tiếp tục nghe. Sự vận động của đầu, tay, tư thế cũng biểu đạt thông tin trong phát biểu miệng. Chẳng hạn, lắc đầu thể hiện sự không đồng ý, gật đầu thể hiện sự đồng ý, tâm đắc; lắc đầu và bĩu môi thể hiện sự coi thường. Trong giao tiếp, đầu hất về phía sau thường thể hiện sự kiêu căng, ngạo mạn. Cánh tay vận động có ý nghĩa hướng dẫn, chỉ bảo hoặc dơ cao chém mạnh vào không khí có tác dụng khẳng định dứt khoát vấn đề. Tư thế, tức là sự tương quan kết hợp giữa đầu, cổ, thân người và tay, chân biểu hiện tính cách, tâm trạng con người. Đi trong tư thế ưỡn ngực về phía trước thể hiện sự ngạo mạn, kiêu căng. Tư thế đứng thẳng đĩnh đạc, nghiêm trang thể hiện sự đàng hoàng, tính trung thực. Tư thế khúm núm thể hiện sự sợ hãi, nếu lại xoa hai tay vào nhau thể hiện sự nhún nhường, ninh bợ. Nét mặt, ánh mặt của ảnh hưởng đến hiệu quả thông tin. Những biểu hiện ở vùng trán, lông mày, mắt, miệng có thể tạo thành một biểu cảm. Rướn lông mày biểu hiện sự ngạc nhiên; nhíu lông mày, môi mím chặt biểu hiện sự phẫn nộ; ánh mắt long sòng sọc thể hiện sự tức giận Tư thế, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười, ánh mắt có vai trò lớn trong việc biểu đạt, truyền thông tin. Chúng hỗ trợ lời nói, làm tăng ý nghĩa của lời nói, biểu hiện cảm xúc, sắc thái tình cảm của người nói đối với nội dung, do đó chúng góp phần nâng cao chất lượng phát biểu miệng. c. Ưu thế của giao tiếp trực tiếp Khi được trực tiếp nghe và nhìn một người diễn thuyết, nói chuyện bao giờ người nghe cũng tập trung sự chú ý hơn và cảm thấy dễ hiểu hơn khi nghe bằng ghi âm, radio. Việc trực tiếp theo dõi một diễn giả trình bày, thính giả thường có cảm giác vấn đều nêu ra thật hơn, hay hơn, chính xác hơn. Chính vì vậy mà dù hiện nay sách báo nhiều, các kênh thông tin rất đa dạng nhưng hàng ngày vẫn có hàng triệu học sinh đến trường nghe thầy giáo giảng bài, hàng vạn người đến các hội trường nghe cán bộ tuyên truyền nói chuyện. [...]... nhiều người cho rằng phát biểu miệng, tuyên truyền miệng và nói chung là các hình thức truyền thông bằng lời nói trực tiếp là kênh thông tin mang tính dân chủ cao nhất Có thể nói giao tiếp trực tiếp của phát biểu miệng tạo cho người nói và người nghe ưu thế mà người phát biểu trên vô tuyến truyền hình, trên đài phát thanh và khán thính giả của họ không thể có được 2 Một vài hạn chế của phát biểu miệng Lời. .. nghe trong suốt quá trình phát biểu CHƯƠNG II NGHỆ THUẬT PHÁT BIỂU MIỆNG TRONG LỊCH SỬ TRUYỀN THÔNG Truyền thông bằng lời nói trực tiếp là khái niệm chung nhất, bao quát nhất của các loại hình truyền thông bằng lời nói trực tiếp như: truyền miệng, thuật hùng biện, phát biểu miệng, tuyên truyền miệng Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình phát triển của nghệ thuật phát triển miệng trong lịch sử truyền thông... GIẢN CỦA PHÁT BIỂU MIỆNG Trong quá trình phát biểu miệng, người nói tác động liên tục đến người nghe bằng lời nói và các phương tiện phi lời nói Đồng thời người nói cũng liên tục nhận được thông tin về trạng thái của người nghe qua kênh thông tin phản hồi, tức là qua dáng điệu bề ngoài (kênh phi ngôn ngữ) hoặc qua những lời phản ứng (kênh ngôn ngữ), từ đó xử lý nội dung bài nói, cách nói cho phù hợp.Vì... dung phải nói là gì và nói như thế nào, để lời nói của mình đi vào tâm hồn người nghe nhanh hơn, hiệu quả hơn Giao tiếp trực tiếp tạo điều kiện cho người nói khả năng vận dụng linh hoạt cách nói, trong những tình huống khác nhau, sử dụng cử chỉ, điệu bộ, điều chỉnh âm lượng phù hợp với đối tượng, với bối cảnh Trong giao tiếp trực tiếp, người nói hoàn toàn có khả năng kiểm soát được cách thức tiếp nhận... dân bảo vệ Tổ quốc Trong những chiến công ấy có phần đóng góp đáng kể của nghệ thuật thu phục lòng dân, chinh phục con người bằng lời nói hay nghệ thuật tuyên truyền miệng Nghiên cứu lịch sử các cuộc chiến tranh nói trên, có thể thấy rõ các vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam đã sử dụng rất tài tình nghệ thuật tuyên truyền miệng Lý Thường Kiệt là một nhân vật điển hình trong số đó Với cương vị... người CHƯƠNG III NHỮNG CƠ SỞ TÂM LÝ - SƯ PHẠM CỦA PHÁT BIỂU MIỆNG Phát biểu miệng có liên quan nhiều đến các vấn đề tâm lý - sư phạm Việc nghiên cứu những vấn đề tâm lý - sư phạm giúp của quá trình phát biểu cán bộ tuyên truyền biết theo dõi lời nói của mình đang tác động đến người nghe như thế nào và hiểu rõ về đối tượng đang tiếp thu lời nói của mình như thế nào I MÔ HÌNH CẤU TRÚC ĐƠN GIẢN CỦA PHÁT...Khác với giao tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng, sự giao tiếp trực tiếp và sinh động trong phát biểu miệng dễ tạo cho người nghe cảm giác gần gũi thân mật Giao tiếp trực tiếp tạo lập không khí cởi mở, xây dựng mối quan hệ thân mật, sinh động với đối tượng Nhờ đó, người nói có thể mang đến cho người nghe không chỉ nội dung của lời nói mà còn mang lại cho họ tình cảm,... trường hẹp) Môi trường đó có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tác động giữa người nói với người nghe Vì vậy, có thể khái quát hoá, trừu tượng hoá hệ thống tác động lẫn nhau "người nói - người nghe" bằng sơ đồ giản đơn như sau: Người nói Ngôn ngữ Người nghe Liên hệ ngược HOÀN CẢNH II.NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ - SƯ PHẠM CỦA CÁC YẾU TỐ TRONG CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG PHÁT BIỂU MIỆNG 1 Một số vấn đề tâm lý - sư phạm... thần đoàn kết chiến đấu của toàn dân tộc, thông qua diễn thuyết, trao đổi bằng lời nói trực tiếp Điều này cho thấy vua tôi nhà Trần rất hiểu sức mạnh của tuyên truyền miệng và biết cách sử dụng lời nói để thu phục con người, đặc biệt là biết tác động đông đảo nhân dân thông qua việc tác động đến tâm lý của những người có uy tín nhất trong xã hội Người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Hoàng đế Quang Trung... Lời nói trong phát biểu miệng mang tính tuyến tính, tức là các tín hiệu ngôn ngữ xuất hiện lần lượt, liên tục, từ này nối từ kia theo thời gian Chính tính tuyến tính của lời nói tạo ra những hạn chế nhất định cho cả người nói và người nghe trong quá trình truyền đạt và lĩnh hội thông tin Đối với người nói, nếu không làm chủ được lời nói, không biết tự kiềm chế khi xúc động mạnh và không may nhỡ lời . CHƯƠNG I PHÁT BIỂU MIỆNG - NGHỆ THUẬT THUYẾT PHỤC CON NGƯỜI BẰNG LỜI NÓI TRỰC TIẾP I. PHÁT BIỂU MIỆNG VÀ CÁC LOẠI HÌNH PHÁT BIỂU MIỆNG 1. Phát biểu miệng a. Khái niệm phát biểu miệng Hiện. truyền thông bằng lời nói trực tiếp như: truyền miệng, thuật hùng biện, phát biểu miệng, tuyên truyền miệng Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình phát triển của nghệ thuật phát triển miệng trong. nhiều người cho rằng phát biểu miệng, tuyên truyền miệng và nói chung là các hình thức truyền thông bằng lời nói trực tiếp là kênh thông tin mang tính dân chủ cao nhất. Có thể nói giao tiếp trực

Ngày đăng: 26/04/2015, 20:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan