Trong quá trình phát biểu miệng, người nói tác động liên tục đến người nghe bằng lời nói và các phương tiện phi lời nói. Đồng thời người nói cũng liên tục nhận được thông tin về trạng thái của người nghe qua kênh thông tin phản hồi, tức là qua dáng điệu bề ngoài (kênh phi ngôn ngữ) hoặc qua những lời phản ứng (kênh ngôn ngữ), từ đó xử lý nội dung bài nói, cách nói cho phù hợp.Vì vậy mối quan hệ người nói - người nghe có thể được xem xét như một hệ thống quản lý mà trong hệ thống này người nói là một khâu của quá trình quản lý, còn người nghe là khâu bị quản lý. Bằng cách này hay cách khác, mỗi người nghe tham gia vào sự quản lý, thúc đẩy hay hạn chế người nói thực hiện mục đích của mình. Dù là độc thoại hay đối thoại thì quan hệ người nói - người nghe cũng là quan hệ chủ thể - khách thể. Đây là đặc điểm của quá trình quản lý con người. Nó khác về chất và về nguyên tắc so với quản lý hệ thống kỹ thuật hoặc hệ thống sản xuất, bởi vì mỗi người đều có ý thức, có nhu cầu, lợi ích riêng và hoạt động của họ hoàn toàn không thụ động trước sự tác động của quản lý.
Quá trình tác động lẫn nhau giữa người nói với người nghe bao giờ cũng diễn ra trong một môi trường xã hội cụ thể (bao gồm môi trường rộng và môi trường hẹp). Môi trường đó có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tác động giữa người nói với người nghe.
Vì vậy, có thể khái quát hoá, trừu tượng hoá hệ thống tác động lẫn nhau "người nói - người nghe" bằng sơ đồ giản đơn như sau:
II.NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ - SƯ PHẠM CỦA CÁC YẾU TỐ TRONG CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG PHÁT BIỂU MIỆNG.
1. Một số vấn đề tâm lý - sư phạm của cán bộ tuyên truyền. a. Phẩm chất và năng lực của cán bộ truyền miệng phát biểu
Cán bộ tuyên truyền là người điều khiển tích cực trong hệ thống phát biểu miệng, do đó kết quả của bài phát biểu phụ thuộc rất lớn vào hững phẩm chất và năng lực của họ.
Phẩm chất cơ bản, cần thíêt của cán bộ tuyên truyền là thế giới quan khoa học; là niềm tin sắt đá vào chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản; là lòng say mê nghề nghiệp, là trách nhiệm đào tạo, giáo dục con người, là đạo đức, lối sống trong sáng, giản dị, là sự khiêm tốn, tính thật thà; là tình yêu thương và thái độ tôn trọng đối với con người; là tính chan hoà, sự điềm đạm và linh hoạt...
Năng lực của cán bộ tuyên truyền được thể hiện ở khả năng hiểu biết về đối tượng, ở vốn tri thức và hiểu biết rộng, khả năng phân tích tổng hợp, vốn thực tiễn phong phú, ở năng lực gia công xử lý tài liệu, ở năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp, năng lực làm việc với con người...
b. Uy tín của cán bộ tuyên truyền miệng.
Trong tâm lý học, uy tín được hiểu là quan hệ liên nhân cách, trong đó thể hiện sự phục tùng một cách tự giác hoặc tin tưởng của người khác đối với người có phẩm chất ấy.
Người nói Ngôn ngữ Người nghe
Liên hệ ngược HOÀN CẢNH
Bản chất của uy tín là sự chuyển tiếp đặc biệt là nhận thức của một con người nhất định thành sự thừa nhận không cần bàn cãi về tính chân lý của những ý kiến mà người đó nêu ra. A.X Macarenco đã nói "Ý nghĩa của uy tín là ở chỗ nói không cần phải chứng minh và được coi như một sự xứng đáng không có chút nghi ngờ nào nữa"1.
Nguồn gốc tạo nên uy tín cho mỗi người chính là sự thành công trong công tác của họ. Uy tín cũng có thể được hình thành bởi địa vị xã hội, bởi hiểu biết, kinh nghiệm và danh tiếng của con người. Cho nên trong thực tế chúng ta thường thấy khi thông báo về buổi nói chuyện sắp được tổ chức của một nhà hoạt động chính trị - xã hội có uy tín hoặc một nhà khoa học, nhà văn nổi tiếng thì số lượng người nghe tăng lên.
Người nói có uy tín sẽ nhanh chóng tạo ra được ấn tượng tích cực cho người nghe. Ấn tượng tích cực về người nói làm cho tác động của các động lực tinh thần của người nghe tăng lên. Trong cơ cấu của ấn tượng chứa đựng các yếu tố cảm xúc và yếu tố hợp lý đối với nhân cách. Trong đó yếu tố cảm xúc ban đầu đóng vai trò chủ yếu vì ấn tượng có thể xuất hiện ngay từ những phút đầu gặp gỡ và xuất hiện đôi khi dễ dàng đến kỳ lạ.
Các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng ấn tượng tác động liên tục theo thời gian. Ấn tượng biểu hiện không chỉ trong một lúc mà có thể tác động lặp lại trong những điều kiện tương tự. Chẳng hạn, quan hệ tốt của một người đối với một cán bộ tuyên truyền xuất sắc được lặp lại và củng cố theo định kỳ của các cuộc gặp gỡ.
Uy tín là một trong những tiền đề quan trọng và là điều kiện rèn luyện bắt buộc để đạt được thành công trong phát biểu miệng.
2. Một số vấn đề tâm lý - sư phạm của đối tượng. a. Đối tượng với tư cách một cộng đồng
- Tri giác, và sự hiểu biết
Trong việc nghiên cứu những đặc điểm tâm lý của đối tượng, vấn đề tri giác và hiểu biết giữ một trong những vị trí trung tâm, chúng phụ thuộc vào cả nhân tố bên trong lẫn bên ngoài trong quan hệ giữa người với người. Dưới đây sẽ lần lượt nghiên cứu những nhân tố đó.
+ Kinh nghiệm cũ của con người. Người nghe thường so sánh những thông tin mới thu được với lượng thông tin đã được giữ lại trong trí nhớ. Mức độ phù hợp của thông tin mới với kinh nghiệm cũ càng cao thì mức độ tác động của thông tin mới càng lớn và ngược lại. Trên cơ sở kinh nghiệm cũ mà người nghe có sự tin tưởng hay không tin tưởng vào lượng thông tin mới, sự không tin tưởng sẽ dẫn đến phủ nhận một phần hoặc hoàn toàn những thông tin mới. Bài phát biểu càng phù hợp với sự định hướng của người nghe thì nhận thức của người nghe càng đầy đủ hơn và sự phản ứng của họ cũng phù hợp hơn đối với vấn đề được đề cập trong bài phát biểu. Vì vậy nhân tố qulan trọng quyết định hiệu quả của bài nói là sự nhất trí giữa người nói với người nghe.
+ Ấn tượng của người nghe đối với chủ đề phát biểu miệng. Một trong những đặc điểm quan trọng của tri giác là tính lựa chọn. Người nghe sẽ lựa chọn những thông tin phù hợp với ấn tượng của họ để tiếp thu và bỏ qua những thông tin xét thấy không phù hợp với ấn tượng đó. Trong trường hợp thuận lợi, sự kết hợp thuận chiều sẽ tạo nên bầu không khí đồng cảm, đồng sáng tạo, bầu không khí này đảm bảo hiệu quả nhất cho việc tiếp thu và nhận thức bài phát biểu.
+ Trình độ của người nghe. Nếu trong bài phát biểu, người nói sử dụng những lời nói, những câu hoặc những hình tượng nghệ thuật mà người nghe không hiểu và chúng chưa có trong kinh nghiệm của họ thì bài phát biểu đó sẽ không đạt được sự hưởng ứng mong muốn. Cho nên việc lựa chọn tư liệu đưa vào bài nói phải chú ý đến trình độ hiểu biết vốn có người nghe.
Muốn bảo đảm sự thành công cho bài phát biểu, người nói phải chú ý đến những đặc điểm cơ bản về tri giác và sự hiểu biết của người nghe, đồng thời phải thường xuyên rèn luyện những phẩm chất và năng lực của mình.
- Sự thiện cảm
Phát biểu miệng có quan hệ với những thính giả nhất định, đó là những cộng đồng có tính chất nhất thời (tập trung trong một lần nghe nói chuyện) hoặc là nhóm có tính chất bền vững (một tập thể).
Với tư cách là một cộng đồng, người nghe thể hiện thái độ thông qua sự thiện cảm hay không thiện cảm đối với người nói. Khi đã có thiện cảm thì những luận điểm mà người nói đưa ra đều được đối tượng chấp nhận, ít bị suy xét, ở họ xuất hiện trạng thái tâm lý tích cực, sự chờ đợi, sự chăm chú, hào hứng. Ngược lại, với những người không có thiện cảm thì dù vẫn những nội dung ấy, công chúng tiếp nhận một cách dè dặt, xét đoán từng lời nói, từng sự việc, thậm chí còn có sẵn tâm lý bác bỏ, mặc dù họ không có đủ lý lẽ để phủ định.
Sự thiện cảm thường xuất hiện từ ấn tượng. Ấn tượng lại xuất hiện rất nhanh chóng.Vì vậy, trong khi giao tiếp với công chúng, người nói cần chủ động tạo ra ấn tượng tốt ngay từ những phút đầu tiên gặp gỡ bằng cử chỉ, điệu bộ, cách nói năng. Nắm được hiện tượng tâm lý này sẽ cho phép người nói sử dụng những thủ thuật tâm lý để xây dựng mối thiện cảm với công chúng ngay từ những phút đầu và biết duy trì nó trong suốt quá trình phát biểu.
Để có được thiện cảm, người nói cần chú ý tới một số vấn đề sau:
+Thứ nhất: Phải chú ý tới trang phục. Người Việt Nam có câu "gặp nhau nhìn quần áo, xa nhau nhìn tâm hồn" hoặc "quen sợ dạ, lạ sợ quần áo". Cho nên, trang phục có vai trò rất lớn trong việc tạo nên thiện cảm ban đầu. Trang phục phải trang nhã, sạch sẽ, hợp lý, không để một dấu vết sơ hở nào làm phân tán tư tưởng của người nghe.
Hợp lý không phải chỉ là kích thước trang phục vừa với hình thể, mà còn gồm cả màu sắc, hoa văn, kiểu dáng phải hài hoà, phù hợp với bối cảnh giao tiếp.
Tính hợp lý của trang phục giúp cho người nói có cảm giác tự tin hơn và công chúng - theo mực thước "cảm quan" của mình - sẽ có ấn tượng tốt đối với họ ngay từ những phút đầu tiên gặp gỡ.
+ Thứ hai: Cần khai thác hết giá trị của nụ cười. Nụ cười mỉm dễ được yêu thích nhất vì nó tạo ra nét đẹp bề ngoài, đồng thời là tín hiệu làm xuất hiện cảm giác nhiệt tình, thân thiện ở phía người nghe. Trong đời sống con người có nhiều kiểu cười, người nói cần lưu ý tránh những kiểu cười sau đây: cười gượng hoặc cười nhạt (gây cho người khác có cảm giác thiếu chân thành); cười tít mắt (gây cho người khác cảm giác khó chịu và bị coi là người thiếu chín chắn).v.v.
+ Thứ ba: cần chú ý tới nét đẹp của tư thế. Người xưa cho rằng, nét đẹp của tư thế phải là: "Đứng như cây tùng, cây bách, đi như mây, ngồi đĩnh đạc như tượng". Muốn tạo ấn tượng nhanh chóng thì người nói trên có dáng đi nhanh nhẹn, nhẹ nhàng, mềm mại. Khi đi, đầu ngẩng, ngực ưỡn, vung tay vừa phải, tự nhiên, không gật gù lắc lẻo, ngả người về phía sau. Tư thế đứng đẹp (tạo ra cảm xúc thẩm mỹ cho người nghe) phải là ngực ưỡn, thân thẳng có dáng khoáng đạt, vai không rũ, cánh tay xuôi tự nhiên. Tư thế ngồi, dù ngồi tựa hay ngồi trên xa - lông, đi -văng cũng phải ngồi thẳng người, không thõng vai. Ngồi như vậy tạo cho người khác có cảm giác đây là con người từng trải, tự tin.
+ Thứ tư: Giữ vững sự giao lưu qua ánh mắt. Người nói phải nhìn bao quát toàn bộ người nghe, nếu không sẽ tạo ra sự cách biệt và chứng tỏ sự thiếu nghị lực, thiếu tự tin và khó có thể thuyết phục được người nghe. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: trong khi nhìn bao quát cả phòng, thì thỉnh thoảng phải tìm kiếm một vài người mà họ biểu lộ sự tâm đắc với vấn đề phát biểu qua ánh mắt sáng ngời, qua sự hăm hở muốn nghe để nhìn vào họ, nói với họ
những điều tâm huyết, những ý tưởng tốt đẹp, thể hiện cảm xúc mãnh liệt và tình cảm chân thành của mình đối với người nghe.
+ Thứ năm: Sử dụng điệu bộ hợp lý. Điệu bộ đóng vai trò rất quan trọng trong việc gây thiện cảm đối với người khác. Mỗi người có một điệu bộ riêng, không ai giống ai, nhưng việc sử dụng điệu bộ phải tự nhiên, phải phù hợp từng nơi, từng lúc, từng đối tượng và với tình cảm. Điệu bộ không thể bắt chước, không thể chuẩn bị trước, nó chỉ được sử dụng hợp lý khi ta biểu lộ tình cảm một cách chân thành, thể hiện thái độ yêu hay ghét, trân trọng hay khinh miệt, đồng tình hay lên án... một cách rõ ràng.
- Những vấn đề về sự chú ý
Chú ý của người nghe có liên quan trực tiếp tới sự thành, bại của bài phát biểu. Vì sự chú ý sẽ tăng cường hoặc làm suy yếu tri giác, ghi nhớ và tư duy.
Trong tâm lý học, chú ý được hiểu là sự tập trung của ý thức vào một hoặc một số đối tượng trong một thời gian nhất định để phản ánh hoặc nhận thức chúng một cách rõ nhất. Sự tập trung của ý thức thể hiện ở chỗ, người nghe chỉ theo dõi lời nói của diễn giả chứ không làm việc khác: đọc sách, nhìn ra bên ngoài hoặc nói chuyện với nhau. Có người tập trung chú ý tới mức họ bỏ qua tất cả những gì ngoài việc họ đang làm, ngoài cái họ đang nghe. Chú ý được chia thành 3 loại: chú ý chủ định, chú ý không chủ định và chú ý sau chủ định.
+Chú ý có chủ định: Là loại chú ý có mục đích đặt ra từ trước, có sự lựa chọn biện pháp và đòi hỏi có sự cố gắng. Ví dụ, nếu người nghe muốn đợc giải đáp những câu hỏi mà họ quan tâm thì họ sẽ chú ý cao độ.
+Chú ý không chủ định: Là loại chú ý không có mục đích đặt ra từ trước, không cần có sự cố gắng để chú ý.
Nếu chú ý có chủ định trước hết phụ thuộc vào sức hấp dẫn của nội dung bài phát biểu, thì chú ý không chủ định thường được hưng phấn bởi hình thức trình bày, tư liệu ấn tượng (sự hấp dẫn của đối tượng).
+Chú ý sau chủ định: Là một dạng biến thể có chú ý có chủ định, nó vốn là chú ý có chủ định, nhưng sau đó nhờ sự hấp dẫn của đối tượng mà người nghe không cần phải cố gắng nữa vẫn có thể chú ý. Ví dụ, người nghe tự đặt ra mục đích phải tập trung vào vấn đề của bài phát biểu. Sau đó bị bài phát biểu lôi cuốn đến mức người nghe không cần phải cố gắng nữa cũng có thể giữ được sự chú ý đó.
Trong quá trình phát biểu, người nói cần hoà nhập sự chú ý có chủ định với sự chú ý không chủ định của người nghe. Khi cảm thấy sự chú ý không chủ định đã xuất hiện thì phải củng cố nó bằng sự chú ý có chủ định và sự chú ý sau chủ định.
Khi nghiên cứu sự chú ý của người nghe, cần nắm vững một số đặc điểm sau của chú ý:
+Sức tập trung chú ý thể hiện ở việc đi sâu vào vấn đề của bài phát biểu và bỏ qua những gì ngoài việc đó.
+Sự bền vững của chú ý phụ thuộc vào tính đa dạng, vào khối lượng thông tin, vào sự phù hợp của thông tin với hứng thú của người nghe, vào kỹ năng của người nói: biết tránh nhịp điệu đều đều của lời nói làm cho óc người nghe bị ức chế. Vì vậy, phải biết tăng cường tính tích cực chú ý của người nghe.
Tăng cường tính tích cực chú ý của người nghe trong quá trình phát biểu miệng là vấn đề hết sức quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả bài phát biểu. Cán bộ tuyên truyền cần nắm vững những quy luật của chú ý trong tâm lý học để có thể vận động chúng một cách có hiệu quả khi phát biểu trước công chúng. Muốn vậy có thể sử dụng một số thủ thuật sau:
-Thủ thuật thu hút chú ý khi bắt đầu phát biểu.
Bất kỳ hình thức phát biểu miệng nào (đối thoại hay độc thoại) cũng