Theo cuốn: Công tác thông tin cổ động triển lãm, NXB VH, Hà Nội, 997, tr 507.

Một phần của tài liệu Phát biểu miệng nghệ thuật thuyết phục con người bằng lời nói trực tiếp (Trang 28)

tạm chiếm, hoạt động thông tin tuyên truyền rất khó khăn, nhưng các tuyên truyền viên đã cải trang len lỏi vào dân chủng để tuyên truyền, vận động từng người, từng nhóm làm cho dân tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam, vai trò của thông tin tuyên truyền càng được đề cao. Lúc này, công tác tuyên truyền miệng lại có sứ mệnh đặc biệt hơn: vừa vận động phong trào thi đua lao động sản xuất ở miền Bắc, vừa cổ vũ tinh thần đấu tranh chống Mỹ cứu nước ở miền Nam. Tổ chức tuyên truyền miệng phát triển thành hệ thống từ Trung ương đến cơ sở và hoạt động theo phương hướng: "bằng các hình thức tuyên truyền nhẹ nhàng, có tính chất quần chúng rộng rãi" để "nhà nhà đều biết, người người đều nghe" và "làm cho mỗi người dân bất cứ ở lúc nào, ở đâu, cũng nhận rõ mình đang ở trong tình hình nào, phải làm gì theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước". Thông tư Liên Bộ số 590 - TT/VP ngày 13/9/1966 còn nêu rõ: ở các trường phải chú ý sử dụng lực lượng giáo viên, học sinh và phấn đấu để mỗi trường học và một pháo đài, mỗi lớp học là một đội thông tin chống Mỹ, cứu nước.

Sau khi chuyển quân tập kết, ở miền Nam các hoạt động tuyên truyền trong vùng nông thôn đều chuyển vào bí mật, tuyên truyền miệng trở thành phương thức hoạt động chính, đồng thời hướng dẫn quần chúng nghe đài Tiếng nói Việt Nam. Chính vì thế mà tuyên truyền miệng giai đoạn này có chiều hướng phát triển dưới nhiều sắc thái linh hoạt khác nhau nhằm thu hút người nghe, không hoàn toàn chỉ dưới dạng diễn giải trực tiếp như trước đây. Sự phân chia máy móc các hình thức tuyên truyền không còn nữa, thay vào đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tuyên truyền miệng, cổ động trực quan, văn nghệ cổ động. Sự kết hợp ấy vừa thể hiện tính sâu sắc của tuyên truyền miệng, vừa kích thích sự quan tâm của quần chúng qua hình thức cổ động trực quan.

Ở miền Bắc đội ngũ tuyên truyền miệng đã góp phần to lớn vào việc giáo dục và động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân tích cực tham gia lao động

sản xuất, làm tròn nghĩa vụ của hậu phương đối với tiền tuyến lớn anh hùng, động viên hàng triệu thanh niên cầm súng ra mặt trận, bảo vệ quê hương.

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước bước vào thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước những vấn đề mới mẻ và phức tạp đặt ra trong cuộc sống, mặc dù các phương tiện giao thông đại chúng ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nhưng Đảng ta vẫn hết sức coi trọng công tác tuyên truyền miệng. Ngày 03/08/1977, Ban Bí thư trung ương Đảng khoá IV đã ra Chỉ thị 14 - CTW về việc "Tổ chức đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên". Chỉ thị nêu rõ: Báo cáo viên, tuyên truyền viên là lực lượng tuyên truyền miệng có tổ chức của Đảng, là công cụ quan trọng hàng đầu, là đội quân chủ lực trong công tác tuyên truyền miệng, có nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn tư tưởng, hành động cho cán bộ, đảng viên và nhân dân lao động theo đường lối, quan điểm của Đảng. Tháng 2/1981, Nghị quyết của Ban Bí thư về "Những nhiệm vụ trước mắt của công tác tư tưởng" đã xác định: "Tổ chức và kiện toàn đôi ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng theo Chỉ thị 14 - CTTW nhằm bảo đảm truyền đạt nhanh chóng, chính xác và thống nhất những chủ trương, chính sách của trung ương tới tận đảng viên và quần chúng, tạo sự nhất trí cao trong toàn Đảng, toàn dân "Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Khoá V (6/1983), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986), thông báo 71 TB/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) và nhiều văn kiện khác của Đảng đều khẳng định vai trò quan trọng của tuyên truyền miệng.

Hiện nay, Đảng ta đã tổ chức một mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên đều khắp ở các địa phương, ban, ngành với số lượng hàng vạn người. Bằng phương pháp hoạt động của mình, các báo cáo viên, tuyên truyền viên tổ chức các buổi thuyết trình, giảng bài, nói chuyện khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm hoạt động kinh tế, kể chuyện người tốt việc tốt, hội thảo, trao đổi, toạ đàm, tranh luận, hỏi - đáp, thực hiện đối thoại với dân, giải quyết thắc mắc

cho dân, đọc báo, đọc tin cho dân nghe (các vùng dân tộc ít người). Phương thức tuyên truyền miệng ngày càng trở nên đa dạng, hấp dẫn, góp phần đưa tiếng nói của Đảng đến với mọi người dân.

Phát biểu miệng mà những hình thức gần gũi với nó như truyền miệng, khoa tu từ học, khoa hùng biện, tuyên truyền miệng đã tồn tại, phát triển qua nhiều thế kỷ. Ở mỗi giai đoạn, hoàn cảnh khác nhau, sự phát triển của nó có khác nhau, song thời nào đó cũng thể hiện là công cụ truyền thông đắc lực nhằm trao đổi thông tin, truyền bá tư tưởng, văn hoá giữa người ngày với người khác, quốc gia này với quốc gia khác. Sức sống lâu bền và mạnh mẽ của hình thức truyền thông này là sự khẳng định vai trò không thể thay thế của nó trong hệ thống phương tiện thông tin. Sự bùng nổ thông tin đại chúng với nhiều phương tiện truyền thông mới hiện đại ra đời nhưng không phương tiện nào có thể thay thế được phát biểu bằng lời, một phương thức truyền thông có thể nói là thô sơ nhất của thời đại chúng ta nhưng cũng lâu đời nhất, có sức sống trường tồn nhất trong lịch sử xã hội loài người.

CHƯƠNG III

NHỮNG CƠ SỞ TÂM LÝ - SƯ PHẠM CỦA PHÁT BIỂU MIỆNG Phát biểu miệng có liên quan nhiều đến các vấn đề tâm lý - sư phạm. Việc nghiên cứu những vấn đề tâm lý - sư phạm giúp của quá trình phát biểu cán bộ tuyên truyền biết theo dõi lời nói của mình đang tác động đến người nghe như thế nào và hiểu rõ về đối tượng đang tiếp thu lời nói của mình như thế nào.

Một phần của tài liệu Phát biểu miệng nghệ thuật thuyết phục con người bằng lời nói trực tiếp (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w