1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích ma trận swot về ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín

28 2K 23
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 256 KB

Nội dung

Quá trình phát triển Chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991, ngânhàng thương mại cổ phân Sài Gòn thương tín Sacombank xuất phát điểm là mộtngân hàng nhỏ, ra đờ

Trang 1

I Giới thiệu về sacombank

1 Quá trình phát triển

Chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991, ngânhàng thương mại cổ phân Sài Gòn thương tín (Sacombank) xuất phát điểm là mộtngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ banđầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM

Sau hơn 17 năm hoạt động, đến nay Sacombank đã trở thành Ngân hàngTMCP hàng đầu Việt Nam với 5.116 tỷ đồng vốn điều lệ, 6.927 tỷ đồng vốn tựcó; Gần 250 chi nhánh và phòng giao dịch tại 44/63 tỉnh thành trong cả nước, 01VPĐD tại Trung Quốc và 01 Chi nhánh tại Lào; 10.644 đại lý thuộc 278 ngân hàngtại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; 6.000 cán bộ nhân viên trẻ, năngđộng và sáng tạo và hơn 60.000 cổ đông đại chúng;

Trong 17 năm hoạt động, Sacombank đã nhận được rất nhiều các bằng khen

và giải thưởng có uy tín Điển hình như: "Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2008” do Asian Banking & Finance bình chọn; “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do The Asset bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Global Finance bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Finance Asia bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney bình chọn;

“Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007” do Asian Banking and Finance bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007” do Cộng đồng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bình chọn; “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2007” do Global Finance bình chọn; ngoài ra Sacombank còn được đánh giá và xếp loại A

(loại cao nhất) trong bảng xếp loại của Ngân hàng Nhà nước cho năm 2006 và xếpthứ 04 trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam do chương trình Phát triểnLiên Hiệp Quốc UNDP đánh giá cho năm 2007; Ngân hàng còn nhận được cácbằng khen khác như: Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ về những thành tích dẫnđầu phong trào thi đua ngành ngân hàng trong năm 2007; Bằng khen của Thủ tướngchính phủ dành cho các hoạt động từ thiện trong suốt các năm qua; Bằng khen của

Trang 2

Thủ tướng Chính phủ năm 2008 vì có những đóng góp tích cực vào các hoạt độngkiềm chế lạm phát trong nền kinh tế….

Vào ngày 16/5/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặt mới trong lịch sửhình thành và phát triển Ngân hàng với việc thành lập Tập đoàn tài chínhSacombank Hiện nay tập đoàn tài chính Sacombank có sự góp mặt của các thànhviên: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), đóng vaitrò hạt nhân điều phối hoạt động của Tập đoàn và các thành viên trực thuộc: Công

ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBS); Công ty Chothuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBL); Công ty Kiềuhối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBR); Công ty Quản lý nợ vàkhai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBA); Công tyVàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBJ); Và các thànhviên hợp tác chiến lươc: Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín (STI); Công

ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal); Công ty cổ phần Xuất nhậpkhẩu Tân Định (Tadimex); Công ty cổ phần Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng ToànThịnh Phát; Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM)

Ngoài ra Sacombank có 03 đối tác chiến lược nước ngoài uy tín đang nắm gần30% vốn cổ phần: Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, góp vốn năm2001; International Financial Company (IFC) trực thuộc World Bank, góp vốnnăm 2002; và Tập đoàn Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ), góp vốn năm2005

Sacombank hợp tác hiệu quả với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nhưHoàng Anh Gia Lai, Hữu Liên Á Châu, Trường Hải Auto, COMECO, Trường Phú,ISUZU Việt Nam, Prudential Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, EVN,SJC, Bảo Minh, Habubank, Military Bank, Baruch Education Group Ltd BVI(BEG) – đại diện của City University of New York (CUNY)

Trang 3

2 Các hoạt động chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

Sacombank đã và đang cung cấp rất nhiều các loại sản phẩm, dịch vụ phongphú nhằm đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu của khách hàng

• Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm,tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi

• Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong vàngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái vàcác giấy tờ có giá;

• Đầu tư vào các tổ chức kinh tế;

• Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;

• Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc;thanh toán quốc tế, đầu tư chứng khoán;

• Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ và khai thác tàisản,cung cấp các dịch vụ Ngân hàng khác

II Sử dụng mô hình swot phân tích sacombank

1 Điểm mạnh (S)

1.1 Sacombank được xem là một trong những ngân hàng có quy mô vốn tự

có lớn, uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam và được phát huy trong nhiều năm qua.

Đến cuối năm 2008, tổng tài sản của Sacombank đạt 68.439 tỷ đồng, tăng 6%,trong đó nguồn vốn huy động đạt 59.343 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm và quản

lý thanh khoản luôn nằm trong tầm kiểm soát chặt chẽ Đồng thời, ngân hàng tăngvốn điều lệ lên 5.116 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là 7.759 tỷ đồng bằng hình thứcphát hành cổ phiếu trả cổ tức Sacombank trở thành một trong những ngân hàngthương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.Ngoài ra, Sacombank thựchiện mua cổ phiếu quỹ để hỗ trợ thị trường theo chủ trương của chính phủ, đến cuốinăm đạt 352 tỷ đồng

Tổng dư nợ cho vay đạt 35009 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm bởi nhiềunguyên nhân Về khách quan, do tình hình kinh tế khủng hoảng, doanh nghiệp gặp

Trang 4

khó khăn trong SXKD và lãi suất cho vay thị trường khá cao đã làm giảm đáng kểnhu cầu tín dụng Về chủ quan, nhằm nâng cao khả năng thanh khoản cho Ngânhàng trong bối cảnh huy động với lãi suất khá cao, Sacombank lựa chọn giải phápchủ động kéo giảm dư nợ với việc điều hành linh hoạt và cân nhắc trên nhiều khíacạnh, vừa giải quyết bài toán hiệu quả, vừa giữ vững hệ khách hàng truyền thống vàgiảm quy mô về tín dụng nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng trong bối cảnhhoạt động SXKD đình trệ, thu nhập của người lao động giảm sút và tình trạng thấtnghiệp đang gia tăng.

Trong điều kiện kinh tế khủng hoảng, doanh nghiệp gặp khó khăn nhưngNgân hàng vẫn kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn và nợ xấu Tỷ lệ nợ quá hạn duy trì0,966% tổng dư nợ.Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của Ngân hàngđạt 31,48%, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là 12,16%

Theo nhận xét của công ty cổ phần chứng khoán Tp.HCM, Sacombank làngân hàng được đánh giá tốt trong hệ thống ngân hàng nói chung của Việt Nam và

hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng Sacombank là một trong haingân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam được tổ chức định mức tín nhiệm FitchRatings xếp hạng mức D năm 2004, mức cao nhất trong hệ thống ngân hàng này ởViệt Nam Năm 2007 Sacombank vinh dự là một trong số các ngân hàng TMCPđược đánh giá & xếp loại A (loại cao nhất) trong bảng xếp loại của ngân hàng nhànước năm 2006 đối với các ngân hàng TMCP Đồng thời, theo kết quả nghiên cứucủa chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP được thực hiện từ đầu năm

2006 vừa được công bố vào ngày 1/10/2007, Sacombank được xếp hạng 26 trongtổng số 200 công ty lớn nhất tại Việt Nam; xét trên các khía cạnh: nguồn lao động,tài sản, doanh thu và mức thuế nộp cho nhà nước

Đối với kế hoạch kinh doanh- tài chính năm 2009, Đại hội đồng cổ đôngthường niên họp ngày 16/3 vừa qua đã thông qua các chỉ tiêu chủ yếu: vốn điều lệtính đến cuối 2009 dự kiến là 6700 tỷ đồng (tăng 31% trên vốn điều lệ hiện hữu),tổng nguồn vốn huy động đạt trên 83000 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay không dưới

50000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt khoảng 95500 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn tối đa 2,5%/tổng dư nợ cho vay…

Trang 5

1.2 Thương hiệu Sacombank đã lan rộng khắp thị trường trong nước đồng thời đã và đang vươn ra thị trường quốc tế.

Ngày 13/10/2008 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chínhthức nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Global Financebình chọn Giải thưởng dựa trên đánh giá hoạt động của Sacombank trong năm

2007 và nửa đầu năm 2008 theo các tiêu chí: Khả năng tăng trưởng bền vững và ổnđịnh, giá trị thương hiệu, tầm nhìn chiến lược, năng lực quản lý rủi ro, tiềm năngphát triển trong tương lai, tính bền vững của nguồn thu, năng lực bán hàng, khảnăng sáng tạo sản phẩm, khả năng thâm nhập thị trường và chính sách đầu tư vàonguồn nhân lực Sau Finance Asia, Global Finance là tổ chức quốc tế thứ 2 bìnhchọn Sacombank là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” trong năm 2008 Cũng trongnăm 2008, Global Finance còn trao tặng giải thưởng “Ngân hàng có hoạt độngngoại hối tốt nhất Việt Nam 2007” cho Sacombank

Cùng với những giải thưởng quốc tế khác Sacombank đã vinh dự nhận được

từ các tổ chức uy tín trên thế giới, giải thưởng “Best Bank in Vietnam 2008” củaGlobal Finance một lần nữa đã khẳng định khả năng phát triển bền vững và vị thếcủa Sacombank tại thị trường tài chính Việt Nam và trong khu vực

Năm 2008, trước tình trạng một số định chế tài chính quốc tế sụp đổ liên tiếphoặc nhận cứu trợ khẩn cấp của chính phủ, đối diện trước thách thức khó khănkhách quan và những hạn chế bất cập nội tại vốn có của hệ thống NHTM trongnước, cùng với nhận thức Sacombank là một đơn vị niêm yết có quy mô về nănglực tài chính, uy tín, thương hiệu và tinh thần thượng tôn pháp luật, ngân hàng luônthể hiện trách nhiệm cùng với chính phủ và NHNN thực hiện các chính sách bình

ổn kinh tế vĩ mô, đồng thời thấu cảm các kỳ vọng của nhà đầu tư và chia sẻ khókhăn với hệ thống khách hàng truyền thống Đứng trước thách thức về thanh khoản

và giữ vững hệ khách hàng, các khối nghiệp vụ đã linh hoạt tham mưu, ban hành đadạng các sản phẩm dịch vụ, phát huy uy tín thương hiệu Sacombank trong việc tiếpthị các định chế tài chính trong và nước ngoài để tăng cường nguồn vốn huy động,giải quyết các cam kết tài trợ cho khách hàng, tổ chức nối tiếp các chương trìnhkhuyến mại “Cơn lốc quà tặng”, “ Tháng tri ân khách hàng”…tổ chức đánh giáthăm dò mức độ hài lòng của khách hàng Với nhận thức sức mạnh cạnh tranh nằm

Trang 6

ngay trong quy định, quy trình nghiệp vụ, sự nhanh nhạy, tinh thông nghiệp vụ và

hỗ trợ kịp thời cho các đơn vị bán hàng; do đó, thời gian tới Ngân hàng sẽ tập trungchấn chỉnh các Khối/Phòng nghiệp vụ tại Hội sở để nâng cao năng lực cạnh tranh

và tăng cường giám sát, quản lý tập trung các lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Chiến lược phát triển mạng lưới của Sacombank đã và đang thực hiện thànhcông với hệ thống mạng lưới bắt đầu phát huy hiệu quả, nhanh chóng tận dụng cơhội để chiếm lĩnh thị phần, mở rộng thị trường tạo ra lợi thế cạnh tranh trong tươnglai Sự xuất hiện của Văn phòng đại diện tại Trung Quốc, Chi nhánh tại Lào và sắptới là Chi nhánh tại Campuchia nhằm khai thác triệt để tiềm năng thị trường còn bỏngỏ và nâng cao uy tín thương hiệu Sacombank trong Khu vực Sau một thời giandài tích cực mở rộng mạng lưới, đã đến lúc ngân hàng phải đánh giá toàn diện côngtác này bao gồm đánh giá lại hiệu quả hoạt động từng điểm giao dịch, khả năngtriển khai đa dạng các sản phẩm dịch vụ; định biên nhân sự và năng suất lao động;hiệu quả sử dụng mặt bằng trụ sở làm việc và tài sản được trang bị; hình ảnh,thương hiệu Sacombank và công tác quản lý rủi ro, công tác tự kiểm tra chấn chỉnhnội bộ để từ đó có chính sách hỗ trợ cho từng điểm giao dịch, xem đây là nhiệm vụquan trọng trong năm tới

Hoạt động quảng bá thương hiệu của Ngân hàng ngày càng chuyên nghiệp,hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho Ngân hàng Trong năm, đã thực hiện nhiều loạihình quảng bá trên các kênh truyền thông cấp quốc gia, báo chí, Bản tin Nhà đầu

tư, Bản tin nội bộ, trang Web, các chương trình hội nghị, hội thảo chuyên đề, cácchương trình sự kiện, hoạt động khai trương điểm giao dịch, chương trình khuyếnmãi… để giới thiệu hình ảnh của Sacombank đến với công chúng Ngoài ra, PhòngĐối ngoại luôn tăng cường mối quan hệ với các cơ quan Chính quyền địa phương,NHNN, cơ quan truyền thông, tổ chức quốc tế… nhằm hậu thuẫn và hỗ trợ trongviệc phòng chống khủng hoảng thông tin, đem lại giá trị thiết thực trong hoạt độngtruyền thông của Ngân hàng Kết quả là trong năm 2008, Ngân hàng đã nhận được

11 giải thưởng lớn có giá trị gồm 05 giải thưởng trong nước và 06 giải thưởng quốc

tế, tăng gấp hai lần số giải thưởng trong năm 2007 Điều này chứng tỏ thương hiệu

và uy tín của Sacombank ngày càng được khẳng định trong nước, khu vực cũngnhư quốc tế Sacombank vinh dự nhận 03 giải thưởng “Ngân hàng có hoạt động

Trang 7

thanh toán quốc tế tốt nhất năm 2008” do Standard Chartered Bank, WachoviaBank và The Bank of New York Mellon trao tặng Tính chuyên nghiệp trong hoạtđộng thanh toán quốc tế của Sacombank được đánh giá qua tỷ lệ thành công củacác giao dịch trên 95%, định dạng chuẩn và xử lý tự động, không qua chỉnh sửabằng tay.

1.3 Sacombank có hệ thống mạng lưới bán lẻ phủ đều khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đến nay, Sacombank tiếp tục là ngân hàng TMCP có hệ thống mạng lưới hoạtđộng lớn nhất Việt Nam với gần 250 chi nhánh và phòng giao dịch với gần 6000nhân viên tại 44/63 tỉnh thành trong cả nước, 1 văn phòng đại diện tại Trung Quốc

và 1 chi nhánh tại Lào Có 10644 đại lý thuộc 278 ngân hàng tại 80 quốc gia vàvùng lãnh thổ trên thế giới Năm 2009, Sacombank đã lên kế hoạch mở thêmkhoảng 50 Chi nhánh và Phòng giao dịch; trong đó, Chi nhánh Campuchia dự kiếnkhai trương vào tháng 6 Ngày 23/02/2009 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín(Sacombank) chính thức khai trương hoạt động Chi nhánh Nghệ An Chi nhánhNghệ An là đơn vị mở đầu cho chiến lược mở rộng mạng lưới của Sacombanktrong năm 2009 Có thể nói, với mục tiêu đem lại những tiện ích ngân hàng tốt nhấtđến tận tay người dân, Sacombank không những coi trọng, nâng cao chất lượng cácloại sản phẩm, dịch vụ mà còn chú trọng đến việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầnghiện đại, khang trang để minh chứng cho việc cam kết phục vụ lâu dài của ngânhàng đối với tất cả các khách hàng của mình Đồng thời, Ngân hàng cũng đang tậptrung cho kế hoạch triển khai dự án Contact Center nhằm phục vụ cho các đốitượng khách hàng cá nhân về tiền gửi, tiền vay và các dịch vụ ngân hàng bán lẻ.Phấn đấu đến cuối năm 2010, mạng lưới chi nhánh của Sacombank sẽ có mặttại tất cả các tỉnh, thành miền Nam, miền Trung và tại tất cả các tỉnh thành kinh tếtrọng điểm miền Bắc Dự kiến mạng lưới hoạt động của Sacombank vào năm 2010

sẽ đạt trên 320 điểm

1.4 Sacombank xây dựng được một đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực và nhiều tâm huyết để thực hiện các mục tiêu kinh doanh và định hướng phát triển trong thời gian tới của Ngân hàng.

Trang 8

Sacombank hiện thu hút đội ngũ nhân sự có trình độ trung cấp, cao đẳng, đạihọc, trên đại học 4.601 người, chiếm 77% tổng nhân sự Cơ cấu nhân sự khá trẻ,dưới 30 tuổi là 4.085 người, chiếm 68% tổng nhân sự Nhằm củng cố và nâng caochất lượng đội ngũ nhân sự, Sacombank đã từng bước thiết lập hệ thống kiểm trakiến thức nghiệp vụ định kỳ đối với các Nhân viên nghiệp vụ tại Chi nhánh/SởGiao dịch để làm cơ sở cho công tác đào tạo và quy hoạch đội ngũ nhân sự tiềmnăng Đồng thời, Trung tâm đào tạo của Sacombank đã tổ chức liên tục các khóađào tạo chuyên môn cũng như các khóa đào tạo kỹ năng được thiết kế chuyên biệt,phù hợp đối với từng cấp độ CBNV Bên cạnh những hoạt động này, CBNV tại Chinhánh/Sở Giao dịch còn được định hướng phát triển sự nghiệp bằng những sơ đồthăng tiến dành cho từng chức danh Thông qua các chương trình này, CBNV có cơhội để xác định mục tiêu nghề nghiệp một cách rõ ràng, từ đó hoạch định conđường phát triển sự nghiệp cũng như cơ hội thăng tiến cho bản thân Năm 2008 làmột năm đầy biến động và khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và ngành tàichính ngân hàng nói riêng Trong khi một số ngân hàng trong và ngoài nước điềuchỉnh giảm lương, cắt giảm nhân sự, Sacombank vẫn đảm bảo việc làm và thu nhậpcủa đội ngũ Cán bộ nhân viên (CBNV) thông qua việc điều chỉnh tăng lương đồngloạt từ 10% - 40% vào đầu năm 2008 và bố trí công việc phù hợp cho CBNV trongsuốt thời gian khó khăn của năm qua.

1.5 Ngân hàng tiếp tục xây dựng nhiều mối quan hệ với khách hàng ngày càng vững chắc, thiết lập mối quan hệ liên kết với nhiều đối tác chiến lược trong

từ lúc thành lập cho đến nay; vì thế việc triển khai dự án “Lắng nghe khách hàng”

trong năm 2008 vừa qua đã góp phần đánh giá chính xác hơn những khía cạnh hoạt

Trang 9

động của Ngân hàng Đây cũng là cơ hội quý giá nhằm nâng cao trách nhiệm và kỹnăng chăm sóc khách hàng của mỗi Cán bộ nhân viên (CBNV) nhằm từng bướcđưa Sacombank hoàn thành những định hướng hoạt động chiến lược trong tươnglai.Và kết quả nhận được là mức độ hài lòng của khách hàng đối với Sacombankđạt 151.944 điểm (chiếm 86,83%) trên tổng điểm tối đa 174.995 Trên tổng toànNgân hàng, với độ tin cậy 99%, mức độ hài lòng của khách hàng nằm trong khoảnggiá trị [4.3327,4.3500] = 4.3414 ± 0.0087 Sacombank được khách hàng đánh giátốt về (1) Thái độ phục vụ của Nhân viên, (2) Trình độ và kỹ năng của Nhân viêngiao dịch, (3) Điều kiện cơ sở vật chất của một Chi nhánh bởi Sacombank đã (1)Luôn duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp trong thái độ phục vụ khách hàng màNgân hàng đã xây dựng được, (2) Không ngừng đẩy mạnh công tác đào tạo và nângcao kỹ năng bán hàng của Nhân viên giao dịch, (3) Tiếp tục đẩy mạnh công tác mởrộng mạng lưới, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết kế không gian giao dịch nhằm tạo lậpmột hình ảnh Sacombank chuyên nghiệp, hiện đại, gần gũi trên cơ sở đảm bảo sựhài lòng của khách hàng ở mức cao nhất Kết quả khảo sát cho Sacombank một cáinhìn khách quan và chính xác hơn thông qua sự đánh giá của khách hàng hiện hữu.

Sự hài lòng của khách hàng là một tín hiệu khả quan, đồng thời cũng là một tháchthức lớn khi đặt nó vào định hướng chiến lược phát triển của Ngân hàng.bank có 03đối tác chiến lược nước ngoài uy tín đang nắm gần 30% vốn cổ phần: DragonFinancial Holdings thuộc Anh Quốc, góp vốn năm 2001; International FinancialCompany (IFC) trực thuộc World Bank, góp vốn năm 2002; và Tập đoàn Ngânhàng Australia và Newzealand (ANZ), góp vốn năm 2005 Ngoài ra Sacombankcòn hợp tác hiệu quả với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước như Hoàng AnhGia Lai, Hữu Liên Á Châu, Trường Hải Auto, COMECO, Trường Phú, ISUZUViệt Nam, Prudential Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, EVN, SJC, BảoMinh, Habubank, Military Bank, Baruch Education Group Ltd BVI (BEG) – đạidiện của City University of New York (CUNY)

2 Điểm yếu(W)

Kinh tế trong nước còn khó khăn, thách thức của cuộc khủng hoảng tài chínhtoàn cầu, mà chịu ảnh hưởng nặng nề nhất có thể là lĩnh vực xuất khẩu, đầu tư nước

Trang 10

ngoài, dịch vụ du lịch và đặc biệt là ngành tài chính - ngân hàng Là một ngânhàng lớn tuy nhiên Sacombank không tránh khỏi những yếu điểm nhất định.

2.1 Tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản.

Trước đây các ngân hàng đều chú trọng vào mảng kinh doanh chính là chovay với tỷ lệ dư nợ thường chiếm trên 50% tổng tài sản Tuy nhiên, suy thoái kinh

tế làm gia tăng các rủi ro tín dụng đã buộc các ngân hàng thay đổi cơ cấu bảng cânđối tài sản Tỷ lệ dư nợ đã giảm tương đối, dư nợ của Sacombank cũng chỉ chiếm50% tổng tài sản thay vì 55% như năm 2007, tương đương 33.677 tỉ đồng Nhưvậy, mặc dù tỷ trọng tín dụng có giảm nhưng vẫn chiếm đến 50% trong cơ cấu tổngtài sản của Sacombank Năm 2008 vừa qua Sacombank có tổng dư nợ cho vaykhông dưới 50.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn tối đa 2,5%/tổng dư nợ cho vay Với

tỷ lệ nợ xấu cao như vậy cũng buộc ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro nhiềuhơn

2.3 Quản trị rủi ro.

Hiện Sacombank là ngân hàng thương mại cổ phần có hệ thống mạng lướihoạt động lớn nhất Việt Nam, với gần 250 điểm giao dịch tại 45/63 tỉnh thành tuynhiên Sacombank cũng chung tình trạng với các ngân hàng Việt Nam là quản trịcác loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh khá yếu kém Điều này là một nguy cơkhông nhỏ ảnh hưởng đến quy mô vốn của ngân hàng Mặc dù so với các ngânhàng trong nước, Sacombank có quy mô vốn tương đối lớn nhưng nếu so với cácngân hàng nước ngoài thì còn quá nhỏ bé là là một trong những điểm yếu khi phảicạnh tranh trong tiếp trình hội nhập kinh tế của Việt Nam

Trang 11

Ngoài ra có thể kể đến các hạn chế khác như : Nguồn lực Công nghệ thông tincủa Ngân hàng thiếu cả về nhân lực và máy móc thiết bị, hiểu biết về thị trường tàichính trên thế giới còn nhiều hạn chế; cơ cấu thu nhập chưa thực sư đa dạng, dễ bịảnh hưởng bới những biến động lãi suất và trên thị trường tín dụng

3 Thời cơ (O)

3.1 Đại bộ phận dân cư chưa tiếp xúc nhiều với các hoạt động cũng như các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tiếp cận một cách đầy đủ với nguồn vốn của ngân hàng

Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế mới bước vào thời hộinhập, người dân mới bắt tay vào công cuộc đổi mới kinh tế không lâu Mặc dù pháttriển mạnh trong những năm gần đây, lĩnh vực ngân hàng bán lẻ của Việt Nam vẫncòn nhỏ bé Tài sản của các ngân hàng tính đến thời điểm năm 2006 mới chỉ đạtkhoảng 75 tỷ USD (tương đương 123% GDP), trong khi con số này ở Thái Lan là

226 tỷ USD (110%) và ở Malaysia là 302 tỷ USD (195%)

Ông Tạ Quang Tiến - Cục trưởng Cục Công nghệ tin học NHNN VN chobiết: “Hiện còn đến 75% dân số chưa được tiếp cận với các dịch vụ NH, 25% cònlại chưa chắc được tiếp cận hoàn toàn các dịch vụ.Thực tế này chính là mảnh đấtmàu mỡ còn đầy tiềm năng cho thị trường ngân hàng bán lẻ phát triển

Mật độ phục vụ của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam còn rất thấp so với cácnước trong khu vực Hiện nay mật độ sử dụng hệ thống ngân hàng ở Việt Namtrung bình chỉ đạt 5-6%, ở một số đô thị mật độ này cao hơn, khoảng 22% Trongkhi đó, mật độ này ở Thái Lan hay Malaysia là 70-80% Điều này cho thấy cơ hộicủa thị trường của ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam là rất lớn

Dự đoán trong vòng 10 năm tới, tốc độ tăng trưởng của ngân hàng bán lẻ sẽ là30-40% và sẽ đạt mật độ sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân sẽ ngang bằngvới Thái Lan hay Malaysia Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng có những chủtrương khuyến khích ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh, kể cả ngân hàngnước ngoài, tham gia sâu hơn vào hoạt động ngân hàng tại Việt Nam

3.2 Nhu cầu tiêu dùng của dân cư ngày càng gia tăng, các sản phẩm dịch

vụ của ngân hàng ngày càng được nhiều người dân quan tâm

Trang 12

Theo một nghiên cứu gần đây của công ty dịch vụ nghiên cứu toàn cầuMcKinsey, nghiên cứu về thị trường ngân hàng bán lẻ được thực hiện tại 11 quốcgia và vùng lãnh thổ ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Thái Lan,Philippines, Malaysia… với 13.000 khách hàng, thì Việt Nam được đánh giá là rất

có tiềm năng phát triển trong thời gian tới Doanh số của lĩnh vực ngân hàng bán lẻ

ở Việt Nam có thể tăng trưởng trên 25% hàng năm trong vòng 5 - 10 năm tới, đưaViệt Nam trở thành một trong những thị trường ngân hàng bán lẻ có tốc độ tăngtrưởng cao nhất ở châu Á Đây là kết quả của sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, thunhập của các hộ gia đình tăng lên và mức độ thâm nhập hiện còn thấp của các dịch

vụ ngân hàng

Cuộc thăm dò của McKinsey cho thấy, hiện có trên 70% các hộ gia đình ởthành thị Việt Nam có mức thu nhập bình quân hàng năm trên 57 triệu đồng Thunhập tăng là một nhân tố quan trọng trong việc khiến người dân quan tâm nhiềuhơn tới các dịch vụ ngân hàng người dân đã chuyển dần thói quen dùng tiền mặtsang chuyển khoản ngân hàng Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phươngtiện thanh toán giảm từ 18% (cuối năm 2007), xuống còn 14% (cuối 2008) Hệthống thanh toán điện tử liên ngân hàng có sự tham gia của 443 đơn vị, thuộc 83ngân hàng thành viên, với lượng giao dịch trung bình 35.000-45.000 món/ngày,vốn luân chuyển khoảng 35.000 tỷ đồng/ngày

Mặt khác, Việt Nam là một đất nước có dân số trẻ So với các thế hệ đi trước,những người trẻ ở Việt Nam có thái độ cởi mở hơn rất nhiều đối với các dịch vụngân hàng nói chung và các dịch vụ ngân hàng hiện đại nói riêng Khoảng cách thế

hệ này ở Việt Nam là lớn hơn ở bất kỳ một thị trường nào khác được điều tra.những người Việt Nam trong độ tuổi từ 21 - 29 sẽ đóng một vai trò quan trọngtrong việc định hình thị trường ngân hàng bán lẻ

Thứ nhất: Những người trẻ tuổi ở Việt Nam sử dụng nhiều dịch vụ ngân hànghơn những người trung niên và cao niên Điều tra cho thấy, những khách hàng có

độ tuổi 21 - 29 sử dụng 2,3 dịch vụ ngân hàng mỗi người, trong khi đối tượngkhách hàng lớn tuổi hơn chỉ sử dụng 1,9 dịch vụ Có 91% số người trong nhóm tuổinày có tài khoản tiết kiệm, so với mức 55% ở nhóm người ở tuổi 30 trở lên 89%

Trang 13

trong số khách hàng trẻ này có thẻ ghi nợ, so với tỷ lệ 40% trong đối tượng tuổi giàhơn

Thứ hai, những người trẻ tuổi ở Việt Nam cũng hăng hái hơn với những dịch

vụ ngân hàng từ xa, chẳng hạn ngân hàng qua điện thoại di động hoặc Internet, nếucác ngân hàng đảm bảo được vấn đề an ninh

Thứ ba, những người trẻ tuổi ở Việt Nam cũng tỏ ra thích thú hơn với việcvay tiền ngân hàng so với thế hệ đi trước 45% trong số được hỏi cho rằng, việcvay tiền có thể giúp họ cải thiện phong cách sống, so với 31% số người ở độ tuổigià hơn Họ cũng ít cho rằng, vay ngân hàng là nguy hiểm hoặc thiếu khôn ngoan,hơn so với những người già Khoảng cách thế hệ trong vấn đề vay tiền ngân hàng ởViệt Nam cũng nổi bật hơn tại bất kỳ quốc gia nào khác được điều tra, bao gồm cảTrung Quốc và Ấn Độ

Thứ tư, thế hệ trẻ ở Việt Nam cũng cởi mở hơn với các ngân hàng nước ngoài.60% người Việt Nam được hỏi cho rằng, việc các ngân hàng nước ngoài tới ViệtNam sẽ có lợi cho họ, trong đó tỷ lệ người trẻ là 73%

Điều này cho thấy, cơ hội cho các ngân hàng ngoại ở Việt Nam là lớn hơn ởcác quốc gia và vùng lãnh thổ khác Ở Đài Loan, tỷ lệ này chỉ là 22%, còn ởPhillipines là 54%

Tuy nhiên, những người Việt Nam được điều tra cũng cho thấy, họ vẫn đề caovai trò của các ngân hàng trong nước Như vậy, người Việt Nam sẵn sàng sử dụngdịch vụ của bất kỳ ngân hàng nào, dù là trong nước hay ngoài nước, miễn là ngânhàng đó đêm đến sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho họ

Và thứ năm, ở Việt Nam còn có sự khác biệt vùng miền trong quan điểm đốivới ngân hàng Người miền Nam có quan điểm cởi mở hơn so với người miền Bắc,với 42% số người được hỏi cho biết họ sẽ thử sử dụng dịch vụ ngân hàng qua điệnthoại, so với mức 24% ở Hà Nội 39% số người được hỏi ở Tp.HCM cho rằng, vaytiền để mua sắm một thứ gì đó là thiếu khôn ngoan, so với mức 46% ở Hà Nội.Điều này cho thấy người dân Việt Nam ngày càng quan tâm nhiều hơn tới cácsản phẩm dịch vụ ngân hàng Đặc biệt với kết cấu dân số trẻ, thanh niên Việt Nam

có xu hướng sử dụng các dịch vụ ngân hàng cung cấp ngày càng cao, đi kèm theo

là mức độ quan tâm tới các dịch vụ này cũng cao hơn Đây thực sự là một cơ hội

Trang 14

cho các ngân hàng bán lẻ tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, mở rộng quy môhoạt hoạt động, phát triển đa dạng hơn các sản phẩm dịch vụ của mình.

3.3 Hội nhập kinh tế tạo điều kiện hợp tác sâu rộng với các tổ chức và định chế tài chính quốc tế, nâng cao kỹ năng quản trị, tranh thủ nguồn vốn liên doanh liên kết để đầu tư kinh doanh và phát triển

Hội nhập kinh quốc tế tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệthống ngân hàng Việt Nam, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vựcngân hàng, tăng cường khả năng tổng hợp, hệ thống tư duy xây dựng các văn bảnpháp luật trong hệ thống Hội nhập kinh tế quốc tế còn mở ra cơ hội trao đổi, hợptác quốc tế giữa các NHTM trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra giải pháp vàphòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống NHTM Việt Namtrong các giao dịch quốc tế Đồng thời, các ngân hàng Việt Nam có điều kiện tranhthủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợithế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường

ra nước ngoài

Hội nhập quốc tế giúp các NHTM Việt Nam tiếp cận và chuyên môn hoá cácnghiệp vụ ngân hàng hiện đại Chính hội nhập quốc tế cho phép các ngân hàngnước ngoài tham gia tất cả các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam buộc các ngân hàngthương mại Việt Nam phải chuyên môn hoá sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quảntrị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản có, quản trị rủi ro, cải thiện chấtlượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, dịch vụ ngân hàng vàpháttriển các dịch vụ ngân hàng mới mà các ngân hàng nước ngoài dự kiến sẽ áp dụng ởViệt Nam Hơn nữa, việc mở cửa thị trường cho hàng hoá xuất khẩu Việt Namcũng sẽ là một cơ hội tốt để các ngân hàng mở rộng kinh doanh Các NHTM ViệtNam sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh hơn, có nhiều khách hàng hơn trong lĩnh vựcxuất nhập khẩu

3.4 Uy tín và thương hiệu của Sacombank đã phát triển mạnh mẽ tại thị trường trong nước và quốc tế.

Ngày đăng: 26/04/2015, 11:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w