SỔ DỰ GIỜ LỚP 3

13 2.5K 21
SỔ DỰ GIỜ LỚP 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sổ thăm lớp, dự giờ - Mùng Đức Tài - Trường Tiểu học Nghiên Loan I, Pác Nặm, Bắc Kạn KIỂM TRA GIÁO VIÊN 1. Dự giờ: 1.1. Kiểm tra trình độ nghiệp vụ sư phạm: - Trình độ nắm vững mục đích, yêu cầu, chương trình, nội dung giảng dạy, vò trí của bài giảng trong hệ thống chương trình. - Mức độ nắm kiến thức, kỹ năng của bài dạy, xác đònh trọng tâm, yêu cầu tối thiểu cho cả lớp và những vấn đề có thể mở rộng, nâng cao cho những học sinh khá, giỏi. - Việc giáo dục thái độ tình cảm cho học sinh thông qua bài dạy. - Cấu trúc bài dạy của giáo viên có hợp lý hay không? - Mục tiêu bài dạy có đạt được hay không? 1.2. Năng lực sử dụng phương pháp (kỹ năng sư phạm): Giáo viên nắm chắc kiến thức thì chưa đủ để làm cho học sinh nắm bài tốt. Giáo viên cần nắm vững và thực hiện 2 hướng đổi mới sư phạm quan trọng: - Phát huy tính tích cực tự giác của học sinh, làm cho học sinh chủ động tìm kiếm, chiếm lónh kiến thức, rèn luyện kỹ năng, tránh làm cho học sinh học tập một cách thụ động. - Giảng dạy theo phương pháp cá thể hóa, quan tâm đến các đặc thù của các đối tượng học sinh. Trên cơ sở nắm được năng lực, nhòp độ làm việc, thói quen làm việc của từng học sinh, phát hiện những lỗ hổng kiến thức, hiểu được những khó khăn của từng đối tượng học sinh trong học tập để giúp đỡ một cách có hiệu quả. Cần xem xét trên nhiều khía cạnh: *Những hoạt động đơn phương của giáo viên: Chọn và sử dụng phương pháp giảng dạy có phù hợp với đặc điểm của học sinh và của môn học hay không?(thuyết giảng, trực quan, trao đổi nhóm, các hoạt động khác nhau trong cùng một giờ dạy. . .), việc sử dụng ngôn ngữ có trong sáng, dễ hiểu hay không? Biết hình thành rõ ràng các mục tiêu và từ đó đặt vấn đề, đưa ra chỉ dẫn, yêu cầu rõ ràng hay không? Nghệ thuật trình bày bảng, trình bày thí nghiệm, lựa chọn, trình bày ĐDDH có đúng lúc, đúng mục đích hay không? Phân phối thời gian có hợp lý hay không?(tận dụng thời gian cho học sinh làm việc, phân bố giữa các phần, giữa lý thuyết và luyện tập). *Các biện pháp của giáo viên tổ chức thúc đẩy học sinh chủ động học tập, sát trình độ các nhóm đối tượng và từng đối tượng: Giáo viên có nêu vấn đề làm cho học sinh đònh hướng rõ ràng theo dõi bài học, cách hướng dẫn, hệ thống các câu hỏi dẫn dắt Trang 1 Sổ thăm lớp, dự giờ - Mùng Đức Tài - Trường Tiểu học Nghiên Loan I, Pác Nặm, Bắc Kạn cho học sinh tự tìm tòi, sáng tạo để nắm kiến thức và rèn kỹ năng hay không? Giáo viên có chú ý rèn luyện phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm môn học(có ý thức phê phán, luôn luôn có ý thức lật lại vấn đề, rèn luyện khả năng trình bày vấn đề, tự làm thí nghiệm, củng cố hệ thống khái niệm, rèn luyện kỹ năng sử dụng thuật ngữ, rèn luyện kỹ năng đặc thù của môn học. . .) hay không? Giáo viên có kích thích học sinh động não, chủ động làm việc, không tiếp thu thụ động hay không?(chú ý cả 3 nhóm trình độ giỏi khá, TB, yếu). Giáo viên giảng dạy và tổ chức hoạt động có phù hợp với đối tượng hay không? Giáo viên có tổ chức, quản lý hoạt động theo nhóm để học sinh được làm việc phù hợp với năng lực hoặc để có thể trao đổi thảo luận hay không? Giáo viên có biết khai thác lỗi của học sinh, tận dụng cơ hội để uốn nắn làm cho học sinh nắm chắc kiến thức hơn hay không? Giáo viên đã điều khiển lớp học như thế nào? Việc thu hút sự chú ý của học sinh? Giáo viên có làm chủ khi xử lý các tình huống sư phạm hay không?Giáo viên có đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập hay không?Giáo viên có hướng dẫn chu đáo cho học sinh học ở nhà không?Giáo viên có làm chử các mối quan hệ với học sinh và lớp học hay không?Giáo viên có tạo được không khí tin cậy, biết lắng nghe, đóng vai trò chủ đạo trong giảng dạy, làm cho học sinh tích cực học tập hay không? 1.3. Những chỉ báo quan sát để nhận xét kết quả học tập khi dự giờ: Thái độ của học sinh trong lớp, sự tham gia xây dựng bài, tính chắc chắn của nội dung phát biểu trả lời của học sinh. Việc vận dụng kiến thức kỹ năng để làm bài tập tại lớp. Không khí và nhòp độ hoạt động của lớp, nhóm. Nề nếp học tập của học sinh: Sử dụng SGK, vở ghi, vở bài tập, cách sử dụng vở nháp. Quan hệ các nhóm hoặc từng học sinh với nhau. ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN 1. Đánh giá trình độ nghiệp vụ sư phạm: 1.1. Đánh giá trình độ nắm chương trình, nội dung giảng dạy: *Tốt: Nắm vững chương trình và yêu cầu của môn học, bài học; làm chủ nội dung bài dạy, xây dựng đầy đủ và chính xác các kiến thức, kỹ năng và giáo dục thái độ của học sinh theo yêu cầu chung của chương trình, xác đònh đúng trọng tâm của bài dạy. Biết quan tâm đến nhóm học sinh năng lực học tập yếu và biết mở rộng, nâng cao hợp lý kiến thức cho cả lớp hoặc cho học sinh khá giỏi, chỉ dẫn áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống phù hợp với nội dung bài học. Trang 2 Sổ thăm lớp, dự giờ - Mùng Đức Tài - Trường Tiểu học Nghiên Loan I, Pác Nặm, Bắc Kạn * Khá: Nắm vững chương trình và yêu cầu của môn học, bài học; làm chủ nội dung bài dạy, xây dựng đầy đủ và chính xác các kiến thức, kỹ năng và giáo dục thái độ của học sinh theo yêu cầu chung của chương trình, xác đònh đúng trọng tâm của bài dạy. Chưa quan tâm đến nhóm học sinh năng lực học tập yếu và chưa mở rộng, nâng cao hợp lý kiến thức cho cả lớp hoặc cho học sinh khá giỏi, chỉ dẫn áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống chưa thật phù hợp với nội dung bài học. * Đạt yêu cầu: Nắm vững chương trình và yêu cầu của môn học, bài học; xây dựng đầy đủ và chính xác các kiến thức, kỹ năng và giáo dục thái độ của học sinh theo yêu cầu chung của chương trình, có thể có sai sót không đáng kể, không ảnh hưởng đến việc xây dựng các kiến thức, kỹ năng cơ bản cho học sinh, xác đònh chưa rõ nhưng không quá sai lệch trọng tâm của bài dạy. Liên hệ thực tế còn hạn chế. * Chưa đạt yêu cầu: Phạm 1 trong 2 trường hợp sau: - Tuy kiến thức chính xác nhưng không nắm được yêu cầu chương trình của môn học, bài học, hoặc quá cao so với yêu cầu hoặc trình bày lan man. - Có nhiều sai sót nhỏ hay có một vài sai sót nghiêm trọng trong kiến thức, kỹ năng làm cho học sinh không nắm được bài. 1.2. Đánh giá trình độ vận dụng phương pháp: * Tốt: Biết căn cứ vào nội dung, mục đích yêu cầu, đối tượng học sinh để lựa chọn phương pháp thích hợp, vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học. Việc vận dụng phương pháp phải đạt các yêu cầu sau: - Trình bày rõ ràng, ngôn ngữ nói và viết bảng chính xác, trong sáng, có củng cố khắc sâu. - Sử dụng ĐDDH theo yêu cầu của bài dạy hợp lý. - Biết hướng dẫn phương pháp học tập cho học sinh(phương pháp chung và phương pháp môn học). - Biết tổ chức cho học sinh làm việc nhiều trên lớp. Mọi học sinh đều được làm việc theo khả năng của mình. - Biết gợi mở, hướng dẫn để học sinh tự tìm tòi kiến thức, có nhiều biện pháp phát huy tính chủ động của học sinh. - Quan tâm đến các đối tượng khác nhau khi giao bài tập về nhà. - Tiến trình tiết học hợp lý, thu hút được sự chú ý của mọi học sinh, phân phối thời gian thích hợp cho các phần, các khâu, giữa hoạt động của thầy và trò. - Quan hệ thầy trò thân ái. Trang 3 Sổ thăm lớp, dự giờ - Mùng Đức Tài - Trường Tiểu học Nghiên Loan I, Pác Nặm, Bắc Kạn * Khá: Biết căn cứ vào nội dung bài, vào mục đích yêu cầu, vào đối tượng học sinh để lựa chọn phương pháp thích hợp, phải đạt các yêu cầu sau: - Trình bày rõ ràng, ngôn ngữ nói và viết bảng chính xác, trong sáng, có củng cố khắc sâu. - Sử dụng ĐDDH nếu cần hợp lý. - Có tổ chức cho học sinh làm việc trên lớp. Nhiều học sinh được làm việc. - Biết gợi mở, hướng dẫn để học sinh tự tìm tòi kiến thức, tuy nhiên có chỗ còn lúng túng. - Quan tâm đến các đối tượng khác nhau khi giao bài tập, hướng dẫn riêng. - Tiến trình tiết học hợp lý, thu hút được sự chú ý của đại bộ phận học sinh, phân phối thời gian thích hợp cho các phần, các khâu. - Quan hệ thầy trò thân ái. Lưu ý: Nếu giáo viên dạy 1 lớp trình độ học sinh quá kém thì ở 2 mức tốt – khá không yêu cầu cao về việc hướng dẫn học sinh tìm tòi kiến thức, nhưng các yêu cầu khác phải đạt như trên. * Đạt yêu cầu: Phải đạt các yêu cầu sau: - Trình bày rõ ràng, ngôn ngữ nói và viết bảng chính xác, có củng cố. - Có sử dụng ĐDDH nếu cần có sẵn trong phòng thí nghiệm hay dễ kiếm. - Có tổ chức cho học sinh làm việc trên lớp, nhưng hiệu quả chưa cao. - Có chú ý hướng dẫn để học sinh tự tìm tòi kiến thức, tuy nhiên có chỗ còn lúng túng. - Chú ý quan tâm đến các đối tượng khác nhau khi giao bài tập, hướng dẫn riêng. - Tiến trình tiết học hợp lý, thu hút được sự chú ý của đa số học sinh - Quan hệ thầy trò bình thường. * Chưa đạt yêu cầu: Nếu phạm vào một trong các trường hợp sau đây: - Còn nhiều lúng túng, chưa bao quát được lớp, phương pháp kém hiệu quả. - Chỉ dạy theo lối đọc chép. - Có thái độ, hành vi tỏ ra không tôn trọng nhân cách học sinh. 1.3. Đánh giá hiệu quả tiết dạy thông qua kết quả học tập của học sinh: Xem xét việc nắm các kiến thức kỹ năng cơ bản, hình thành tình cảm, thái độ của học sinh. Trang 4 Sổ thăm lớp, dự giờ - Mùng Đức Tài - Trường Tiểu học Nghiên Loan I, Pác Nặm, Bắc Kạn * Tốt: Học sinh cả lớp hăng hái và có nề nếp học tập tốt, hầu hết biết vận dụng kiến thức, kỹ năng thành thạo. * Khá: Đa số học sinh hăng hái, nề nếp học tập tốt, hầu hết biết vận dụng kiến thức, kỹ năng. * Đạt yêu cầu: Học sinh hăng hái học tập và biết vận dụng kiến thức, kỹ năng. * Chưa đạt yêu cầu: Học sinh thiếu hăng hái học tập nhiều học sinh chưa vận dụng được kiến thức, kỹ năng. * Lưu ý: Có thể đánh giá hiệu quả tiết dạy thông qua quan sát việc học tập của học sinh mà không nhất thiết phải kiểm tra kiến thức của học sinh. 2. Đánh giá việc thực hiện quy chế, quy đònh chuyên môn: 2.1. Đánh giá về việc thực hiện chương trình và quy đònh dạy thêm: * Tốt: Thực hiện đủ và đúng tiến độ chương trình, kế hoạch của Bộ GD-ĐT kể cả việc thực hành thí nghiệm, trừ trường hợp nhà trường chưa có đủ điều kiện. Thực hiện nghiêm túc quy đònh về dạy thêm, học thêm. * Khá: Thực hiện đủ và đúng tiến độ chương trình, kế hoạch của Bộ GD-ĐT kể cả việc thực hành thí nghiệm, trừ trường hợp nhà trường chưa có đủ điều kiện. Có thể thay đổi một số bài dạy do yêu cầu khách quan nhưng không ảnh hưởng đến việc xây dựng kiến thức, kỹ năng cho học sinh. Thực hiện nghiêm túc quy đònh về dạy thêm, học thêm. * Đạt yêu cầu: Thực hiện đủ và đúng tiến độ chương trình, kế hoạch của Bộ GD-ĐT kể cả việc thực hành thí nghiệm, trừ trường hợp nhà trường chưa có đủ điều kiện. * Chưa đạt yêu cầu: Dạy không đầy đủ lý thuyết và thực hành(trong khi có điều kiện) có sai phạm trong việc thực hiện quy đònh về dạy thêm, học thêm. 2.2. Đánh giá trong việc soạn giáo án, chuẩn bò bài: * Tốt: Soạn đủ bài, đúng PPCT. Từ 80% trở lên số giáo án có chất lượng: Thể hiện được kế hoạch cụ thể làm việc trên lớp của thầy và trò, phù hợp với loại bài dạy, nội dung bài dạy, có hệ thống câu hỏi gợi mở tốt. * Khá: Soạn đủ bài, đúng PPCT. Từ 70% trở lên số giáo án có chất lượng: Thể hiện được kế hoạch cụ thể làm việc trên lớp của thầy và trò, có hệ thống câu hỏi gợi mở tốt. * Đạt yêu cầu: Soạn đủ bài, đúng PPCT. Từ 50% trở lên số giáo án có chất lượng: Thể hiện được kế hoạch cụ thể làm việc trên lớp của thầy và trò. Trang 5 Sổ thăm lớp, dự giờ - Mùng Đức Tài - Trường Tiểu học Nghiên Loan I, Pác Nặm, Bắc Kạn * Chưa đạt yêu cầu: Soạn không đầy đủ, không đúng PPCT. Trên 50% số giáo án chỉ ghi tóm tắt nội dung bài dạy, không thể hiện kế hoạch làm việc của thầy và trò. 2.3. Đánh giá việc kiểm tra học sinh, chấm chữa bài, giúp học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi: * Tốt: Nội dung kiểm tra phù hợp với yêu cầu chương trình. Kiểm tra học sinh đủ số lần điểm quy đònh. Chấm bài kòp thời, chữa bài chu đáo. Chấm chính xác, công bằng, đánh giá đúng trình độ học sinh. * Khá: Nội dung kiểm tra phù hợp với yêu cầu chương trình. Kiểm tra học sinh đủ số lần điểm quy đònh. Chấm bài kòp thời, nhưng chữa bài còn sơ sài. Chấm chính xác, công bằng. * Đạt yêu cầu: Nội dung kiểm tra phù hợp với yêu cầu chương trình. Kiểm tra học sinh đủ số lần điểm quy đònh. Chấm bài kòp thời, chỉ cho điểm mà không chữa. Cho điểm quá rộng hoặc quá chặt nhưng vẫn bảo đảm công bằng. * Chưa đạt yêu cầu: Có 1 trong các biểu hiện sau: Nội dung kiểm tra chưa phù hợp với yêu cầu chương trình. Không kiểm tra đủ số lần điểm quy đònh. Chấm thiếu chính xác, không công bằng. 2.4. Đánh giá công tác thực hành thí nghiệm: * Tốt: Tận dụng đồ dùng, thiết bò sẵn có của trường và cố gắng tự tạo ĐDDH để làm đủ thí nghiệm, thực hành theo yêu cầu của chương trình. Bảo đảm an toàn trong thực hành, thí nghiệm. * Khá: Tận dụng đồ dùng, thiết bò sẵn có của trường để đảm bảo đầy đủ thí nghiệm, thực hành theo yêu cầu của chương trình(nếu có đủ thiết bò), cố gắng tạo ĐDDH dễ kiếm, dễ làm. Bảo đảm an toàn trong thực hành, thí nghiệm. * Đạt yêu cầu: Có ý thức sử dụng đồ dùng, thiết bò sẵn có của trường để thực hiện phần lớn thí nghiệm, thực hành theo yêu cầu của chương trình(trừ những thiết bò mới chưa được hướng dẫn sử dụng). Bảo đảm an toàn trong thực hành, thí nghiệm. * Chưa đạt yêu cầu: Có 1 trong các biểu hiện sau đây: Không thực hiện phần lớn thí nghiệm, thực hành theo yêu cầu của chương trình, mặc dù nhà trường có trang bò. Không bảo đảm an toàn trong thực hành, thí nghiệm. 2.5. Đánh giá công tác bồi dưỡng: * Tốt: Thực hiện đầy đủ và có kết quả tốt chương trình bồi dưỡng theo kế hoạch của các cấp quản lý; có chương trình tự học, tự bồi dưỡng với nội dung thiết thực Trang 6 Sổ thăm lớp, dự giờ - Mùng Đức Tài - Trường Tiểu học Nghiên Loan I, Pác Nặm, Bắc Kạn phục vụ chuyên môn có kết quả, có ý thức học hỏi đồng nghiệp, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp. * Khá: Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chương trình bồi dưỡng theo kế hoạch của các cấp quản lý; có kết quả khá, có ý thức học hỏi đồng nghiệp. * Đạt yêu cầu: Thực hiện đủ và nghiêm túc chương trình bồi dưỡng theo kế hoạch của các cấp quản lý; kết quả đạt yêu cầu, có ý thức học hỏi đồng nghiệp. * Chưa đạt yêu cầu: Không thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chương trình bồi dưỡng theo kế hoạch của các cấp quản lý; hoặc có thực hiện những không đạt yêu cầu. 2.6. Đánh giá chung việc thực hiện quy chế, quy đònh chuyên môn: * Tốt: Các yêu cầu: 2.1,2.2,2.3 đều đạt tốt, 2 yêu cầu còn lại đạt từ khá trở lên. * Khá: Các yêu cầu: 2.1,2.2,2.3 đều đạt khá trở lên, 2 yêu cầu còn lại đạt yêu cầu trở lên. * Đạt yêu cầu: Các yêu cầu: 2.1,2.2,2.3 đều đạt yêu cầu trở lên. * Chưa đạt yêu cầu: Các yêu cầu: 2.1,2.2,2.3 không đạt yêu cầu. 3. Đánh giá kết quả giảng dạy: * Tốt: Học sinh có thói quen, nề nếp tốt trong học tập, hầu hết học sinh nắm được bài thể hiện qua tiết dạy và các loại vở. Chất lượng học tập của học sinh có tiến bộ rõ rệt so với khi bắt đầu nhận lớp, thành tích học tập của học sinh do giáo viên này phụ trách trong thời gian trước khi thanh tra đạt cao so với đòa phương. * Khá: Học sinh có tiến bộ so với khi bắt đầu nhận lớp, thành tích học tập của học sinh do giáo viên này phụ trách trong thời gian trước khi thanh tra đạt khá so với đòa phương. Học sinh có thói quen, nề nếp khá trong học tập, đa số học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng thể hiện qua tiết dạy và các loại vở của học sinh. * Đạt yêu cầu: Thành tích học tập của học sinh do giáo viên này phụ trách trong thời gian trước khi thanh tra đạt mức trung bình so với đòa phương. Học sinh bắt đầu có thói quen, nề nếp trong học tập, thể hiện qua tiết dạy và vở ghi, vở bài tập. * Không đạt yêu cầu: Không đạt các mức nói trên. Chú ý: Để đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên phải dựa vào kết quả của học tập của học sinh. Tuy nhiên chất lượng của học sinh không hoàn toàn do năng lực giáo viên quyết đònh. Do đó, không thể đưa ra những quy đònh cụ thể về chỉ số chất lượng của học sinh để xếp loại giáo viên mà phải xác đònh mức độ tiến bộ so với khi giáo viên mới nhận lớp, so sánh với giáo viên khác trong điều kiện tương tự. 4. Việc thực hiện các nhiệm vụ khác: Trang 7 Sổ thăm lớp, dự giờ - Mùng Đức Tài - Trường Tiểu học Nghiên Loan I, Pác Nặm, Bắc Kạn * Tốt: Có nhiều sáng kiến, biện pháp tốt để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong mọi cơ hội. * Khá: Có ý thức khắc phục khó khăn để thực hiện các công tác được giao có kết quả tương đối cao. Chú ý đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh. * Đạt yêu cầu: Làm đủ các công tác được giao, kết quả bình thường, hoặc tuy có cố gắng nhưng do khó khăn khách quan nên kết quả còn hạn chế. * Chưa đạt yêu cầu: Không thực hiện đầy đủ các công việc được giao hoặc có sai lầm trong việc thực hiện, ảnh hưởng đến công việc hay uy tín của nhà trường. 5. Đánh giá chung: 5.1. Nguyên tắc: Xếp loại trên nguyên tắc tổng hợp, không lấy mặt này bù mặt kia. Nếu có mặt tốt thì được ghi nhận và biểu dương, không lấy kết quả đó bù vào những mặt còn yếu khác. Giáo viên được xếp loại nào thì cả 2 nội dung: 1, 2 (Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thực hiện quy chế quy đònh chuyên môn) đều phải được xếp từ loại đó trở lên. Riêng nội dung: 3, 4 (Kết quả giảng dạy và thực hiện các nhiệm vụ khác) có thể thấp hơn một bậc. 5.2. Mức xếp loại: * Tốt: Nội dung 1, 2 đều đạt tốt, nội dung 3, 4 đạt khá trở lên. * Khá: Nội dung 1, 2 đều đạt khá trở lên, nội dung 3, 4 đạt yêu cầu trở lên. * Đạt yêu cầu: Nội dung 1, 2 đều đạt yêu cầu trở lên. * Chưa đạt yêu cầu: Nội dung 1, 2 chưa đạt yêu cầu. MỘT SỐ KHÓ KHĂN THIẾU SÓT GIÁO VIÊN THƯỜNG GẶP 1. Về nghiệp vụ sư phạm: 1.1. Trình độ nắm chương trình và nội dung: - Không nắm vững yêu cầu của chương trình; không xác đònh đúng trọng tâm bài dạy; không hiểu rõ mục đích yêu cầu của bài dạy; xây dựng chưa đúng mức các kiến thức, kỹ năng; chỉ dừng lại như yêu cầu đối với học sinh lớp dưới hoặc dùng kiến thức của lớp trên để xây dựng cho học sinh. - Kiến thức, kỹ năng không chính xác, không hiểu hết nội dung SGK, rập hkuôn cứng nhắc theo SGK. Không có hệ thống, không hợp lôgic. Truyền thụ kiến thức một cách áp đặt cho học sinh. - Kiến thức cuộc sống nghèo nàn, lệch lạc, không thích hợp. - Liên hệ thực tế, giáo dục tư tưởng tình cảm còn gượng gạo. Trang 8 Sổ thăm lớp, dự giờ - Mùng Đức Tài - Trường Tiểu học Nghiên Loan I, Pác Nặm, Bắc Kạn 1.2. Trình độ vận dụng phương pháp: - Phân phối thời gian không hợp lý, ít tạo điều kiện thời gian cho học sinh làm việc. - Chọn ví dụ không thích hợp. - Không quan tâm đến việc làm cho học sinh chủ động trong học tập, nghiên cứu; không biết dẫn dắt cho hoạt động tự tìm tòi. - Sử dụng các phương pháp không phù hợp đặc điểm học sinh và môn học. - Ngôn ngữ thiếu trong sáng. - Đặt vấn đề, lời chỉ dẫn, yêu cầu không rõ ràng. - Trình bày bảng, trình bày thí nghiệm, ĐDDH chưa khoa học. - Không chú ý rên luyện phương pháp làm việc nói chung và phương pháp học tập môn học. - Không quan tâm đến hiện tượng không đồng đều của học sinh trong nhòp độ làm việc trên lớp. Giảng dạy theo lối đồng nhất, không phân biệt mức độ yêu cầu đối với học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém. - Lúng túng trong việc tổ chức hoạt động theo nhóm. - Không biết khai thác lỗi của học sinh để phân tích uốn nắn làm cho học sinh nắm chắc hơn kiến thức. - Đánh giá kết quả của học sinh không chính xác. - Hướng dẫn học sinh học ở nhà không rõ và không chu đáo. 2. Việc thực hiện quy chế và quy đònh chuyên môn: 2.1. Soạn giáo án: - Chưa nắm được yêu cầu của mốt giáo án, thường chỉ tóm tắt SGK, chưa thể hiện được kế hoạch làm việc của thầy và trò trong tiết dạy. - Chưa thể hiện rõ phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. 2.2. Chấm bài, chữa bài: - Không chuẩn bò biểu điểm. - Chấm tùy tiện, không chính xác, không công bằng. 2.3. Thực hành, thí nghiệm: - Thiếu kỹ năng biểu diễn thí nghiệm, lúng túng trong việc tổ chức cho học sinh thực hành. - Thiếu sáng kiến trong việc sưu tầm, tự tạo ĐDDH. Trang 9 Sổ thăm lớp, dự giờ - Mùng Đức Tài - Trường Tiểu học Nghiên Loan I, Pác Nặm, Bắc Kạn 2.4. Tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng: Chưa vận dụng những điều đã được bồi dưỡng vào giảng dạy và giáo dục. Các lónh vực Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đánh giá 1.1. Xác đònh được vò trí, mục tiêu, chuẩn kiến thức và kó năng, nội dung cơ bản trọng tâm của bài dạy. 1 1.2. Giảng dạy kiến thức cơ bản chính xác, có hệ thống. 1 1.3. Nội dung dạy học đảm bảo giáo dục toàn diện (thái độ, tình cảm, thẩm mó). 0.5 I.KIẾN THỨC 1.4. Khai thác nội dung dạy học nhằm phát triển năng lực học tập của học sinh. 1 (5điểm) 1.5. Nội dung dạy học phù hợp tâm lí lứa tuổi, tác động tới các đối tượng, kể cả học sinh khuyết tật, học sinh lớp ghép (nếu có) 1 1.6. Nội dung dạy học cập nhật những vấn đề xã hội, nhân văn gắn với thực tế, đời sống xung quanh của học sinh. 0.5 CỘNG 5 2.1. Dạy học đúng đặc trưng bộ môn, đúng loại bài (lí thuyết, luyện tập, thực hành, ôn tập,…) 1 2.2. Vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh. 2 II. KĨ NĂNG SƯ PHẠM 2.3. Kiểm tra, đánh giá, kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kó năng môn học và theo hướng đổi mới. 1 (7 điểm) 2.4. Xử lí các tình huống sư phạm phù hợp đối tượng và có tác dụng giáo dục. 0.5 2.5. Sử dụng thiết bò, đồ dùng dạy học, kể cả ĐDDH tự làm thiết thực, có hiệu quả. 1 2.6. Lời giảng mạch lạc, truyền cảm, chữ viết đúng, đẹp, trình bày bảng hợp lí. 0.5 2.7. Phân bố thời gian đảm bảo tiến trình tiết dạy, đạt mục tiêu của bài dạy và phù hợp với thực tế của lớp học. 1 CỘNG 7 3.1. Tác phong sư phạm chuẩn mực, gần gũi, ân cần với học sinh. 1 III. THÁI ĐỘ 3.2. Tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh. 1 SƯ PHẠM (3 điểm) 3.3. Kòp thời giúp đỡ học sinh có khó khăn trong học tập, động viên để mỗi học sinh đều được phát triển năng lực học tập. 1 CỘNG 3 4.1. Tiến trình tiết dạy hợp lí, nhẹ nhàng; các hoạt động học tập diễn ra tự nhiên, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm học sinh tiểu học. 1 IV.HIỆU QUẢ 4.2. Học sinh tích cực chủ động tiếp thu bài học, có tình cảm, thái độ đúng. 1 (5 điểm) 4.3. Học sinh nắm được kiến thức, kó năng cơ bản của bài học và biết vận dụng vào các bài luyện tập, thực hành sau tiết học. 3 CỘNG 5 XẾP LOẠI TIẾT DẠY: CỘNG: / 20  Loại TỐT : 18 -> 20 ( Các tiêu chí 1.2, 2.1, 3.2, 4.3 không bò điểm 0 )  Loại KHÁ :14 ->17.5 ( Các tiêu chí 1.2, 2.1, 3.2 và 4.3 không bò điểm 0 ) XẾP LOẠI :  Loại TRUNG BÌNH : 10 ->13.5 (Các tiêu chí 1.2, 2.1, 3.2 và 4.3 không bò điểm 0 )  Loại CHƯA ĐẠT : dưới 10 ( Hoặc một trong các tiêu chí 1.2, 2.1, 3.2 và 4.3 bò điểm 0 ) Ý kiến và chữ kí của GV Ghi chú Trang 10 [...]... PHIẾU DỰ GIỜ Họ và tên người dạy: Ngày dạy: / /201 .Mơn: .Tiết (PPCT) Lớp: Trang 11 Sổ thăm lớp, dự giờ - Mùng Đức Tài - Trường Tiểu học Nghiên Loan I, Pác Nặm, Bắc Kạn Tên bài dạy: Họ tên những người khác cùng dự: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Trang 12 Sổ thăm lớp, dự giờ -.. .Sổ thăm lớp, dự giờ - Mùng Đức Tài - Trường Tiểu học Nghiên Loan I, Pác Nặm, Bắc Kạn  Thang điểm của từng tiêu chí là 0; 0.5; 1 (Riêng tiêu chí 2.2 là 0; 0.5; 1; 1,5; 2 – tiêu chí 4 .3 là 0; 1; 2; 3)  Điểm về hiệu quả tiết dạy ( tiêu chí 4 .3) có thể thay bằng kết quả khảo sát tiết dạy :  Đạt yêu cầu 90% trở lên (3 điểm); đạt yêu cầu 70% trở lên (2 điểm) ... dự giờ - Mùng Đức Tài - Trường Tiểu học Nghiên Loan I, Pác Nặm, Bắc Kạn NHẬN XÉT GIỜ DẠY 1 Nội dung kiến thức, kỹ năng cơ bản, giáo dục, thái độ, tình cảm: 2 Phương pháp dạy học: 3 Nề nếp dạy và học: 4 Sử dụng SGK, đồ... 6 Kết quả khảo sát học sinh (Ghi rõ từng loại điểm): Điểm Kiến thức Kỹ năng sư phạm Thái độ sư phạm Hiệu quả Cộng 7 Xếp loại giờ dạy: Trang 13 . 2.1, 3. 2, 4 .3 không bò điểm 0 )  Loại KHÁ :14 ->17.5 ( Các tiêu chí 1.2, 2.1, 3. 2 và 4 .3 không bò điểm 0 ) XẾP LOẠI :  Loại TRUNG BÌNH : 10 -> 13. 5 (Các tiêu chí 1.2, 2.1, 3. 2 và 4 .3 không. giáo viên đạt xuất sắc trong cùng lónh vực. PHIẾU DỰ GIỜ Họ và tên người dạy: Ngày dạy: / /201 Mơn: Tiết (PPCT) Lớp: Trang 11 Sổ thăm lớp, dự giờ - Mùng Đức Tài - Trường Tiểu học Nghiên Loan. Sổ thăm lớp, dự giờ - Mùng Đức Tài - Trường Tiểu học Nghiên Loan I, Pác Nặm, Bắc Kạn KIỂM TRA GIÁO VIÊN 1. Dự giờ: 1.1. Kiểm tra trình độ nghiệp vụ sư

Ngày đăng: 25/04/2015, 22:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan