BÁO CÁO TỔNG HỢP TIÊU THỤ PHẦN MỀM TIN HỌC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán bán hàng tại Công ty Cổ phần sản xuất thương mại dịch vụ Thiên Cơ (Trang 51)

THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THIÊN CƠ

BÁO CÁO TỔNG HỢP TIÊU THỤ PHẦN MỀM TIN HỌC

Đại lý phần mềm tin học Hưng Yên

TT Dịch vụ Tổng doanh thu Khoản

giảm trừ DT thuần Ghi chú 511 512 tổng

BÁO CÁO TỔNG HỢP TIÊU THỤ PHẦN MỀM TIN HỌC

Đại lý phần mềm tin học Hải Dương

1 Dịch vụ thu thuầnDoanh CK 521 chiết khấuDT sau Đơn giá Tổng DT VAT

3.2.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng

Về công tác quản lý: cần có sự giám sát chặt chẽ hơn việc thi hành của cấp dưới với chỉ thị của cấp trên, tăng cường đốc thúc hoàn thành công việc đối với các phòng ban, tránh sự ì trệ, kỷ luật, khiển trách với những trường hợp không tuân thủ nội quy, quy chế của công ty.

Hoàn thiện hệ thống tài khoản sử dụng: Kế toán cần phản ánh các nghiệp vụ phát sinh vào đúng tài khoản kế toán liên quan, đồng thời định khoản và hạch toán các nghiệp vụ một cách chính xác, kịp thời. Bổ sung tài khoản dự phòng cho công ty vì vấn đề dự phòng là rất cần thiết. Có thể mở thêm các tài khoản cấp 2. cấp 3... để tăng cường tính chủ động, linh hoạt cho các đơn vị hạch toán cơ sở. Ví dụ: tài khoản cấp 2 (1311), tài khoản cấp 3 (13111)...

Ngoài ra kế toán cũng cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán hiện hành để đáp ứng yêu cầu mới trong quá trình hội nhập.

Hoàn thiện qui trình luân chuyển chứng từ: Theo em Công ty nên quy định kỳ thanh toán chứng từ thống nhất dưới các công ty thành viên để giúp cho việc hạch toán kế toán được kịp thời và chính xác. Đồng thời, có quy định phạt cụ thể đối với trường hợp nộp chứng từ muộn làm ảnh hưởng tới tiến độ công tác kế toán tại Công ty. Bên cạnh đó cũng cần đơn giản hóa nội dung chứng từ cũng như thủ tục lập và luân chuyển chứng từ để giảm bớt thời gian xét duyệt chứng từ, cố gắng giảm bớt số lượng chứng từ theo hướng sử dụng những chứng từ liên hợp (Ví dụ như: Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho) và những chứng từ sử dụng nhiều lần (như: phiếu lĩnh vật tư theo định mức)...

Kế toán tại công ty cần tuân thủ tính kịp thời khi phản ánh các nghiệp vụ kinh tế. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, dù trong nội bộ hay bên ngoài kế toán cũng phải lập chứng từ ngay tại thời điểm kinh tế phát sinh theo đúng thứ tự thời gian. Việc này hạn chế sự bỏ sót hay nhầm lẫn số liệu.

Hóa đơn GTGT cần phải được lập ngay khi có sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, các thông tin trên hóa đơn phải được ghi đầy đủ.

Về việc phân bổ chi phí bán hàng,: Kế toán nên tiến hành phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng (hoặc nhóm hàng) để biết được mặt hàng nào có lãi, mặt hàng nào lỗ. Từ đó có những chiến lược kinh doanh kịp thời, đúng đắn, tập trung chủ lực vào những mặt hàng mang lại lợi nhuận cao. Doanh nghiệp có thể áp dụng tiêu thức phân bổ sau: CPBH, QLDN phân bổ cho mặt hàng X DTBH mặt hàng X Tổng doanh thu Tổng CPBH, CPQLDN = X

Kế toán hàng mua đang đi đường: Để theo dõi hàng mua đang đi đường chưa về nhập kho, kế toán ghi thẳng vào tài khoản 156 là không đúng bản chất như đã trình bày ở trên. Theo em nên cho vào tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường” là hợp lý. Phương pháp hạch toán như sau:

Trường hợp hàng mua chưa về mà chứng từ mua hàng về trước, kế toán lưu các chứng từ này vào. Cuối kỳ nếu hàng mua vẫn chưa nhập về thì kế toán ghi bút toán:

Nợ TK 151: hàng mua đang đi đường Nợ TK 133:

Có TK111, 112...

Sau khi hàng về nhập kho, tùy từng trường hợp cụ thể lúc đó mà kế toán ghi: Nợ TK 156: hàng về nhập kho

Nợ TK 632: hàng mua giao bán thẳng trực tiếp Có TK 151: hàng mua đang đi đường

Về việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Với dự phòng phải thu khó đòi: Cuối niên độ, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc để xác nhận các khoản nợ của khách hàng. Kế toán cần theo dõi thường xuyên tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng để xác định các khoản nợ phải thu có khả năng thất thu. Từ đó lập dự phòng phải thu khó đòi. Mức lập dự phòng được xác định theo một trong hai cách sau:

Cách 1: Mức dp cần lập = Doanh số phải thu X Tỷ lệ ước tính

Tỷ lệ ước tính ở đây được xác định theo kinh nghiệm của kế toán viên hoặc dựa vào tỷ lệ của những năm trước đó.

Cách 2: Mức dp cần lập = Số nợ thực tế X Số % có khả năng mất nợ Số % mất nợ được quy định như sau:

Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dp như sau: 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm. 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng khách hàng đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, hoặc người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố...thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

Kế toán sử dụng TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”. Các khoản dự phòng này được lập cho từng loại hàng hóa và được tập hợp vào bảng kê chi tiết sau đó sẽ hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Phương pháp hạch toán như sau:

Khi đã lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi: Nợ TK 642: (mức dự phòng cần lập)

Có TK 139: dự phòng phải thu khó đòi

Nếu mức dự phòng phải thu khó đòi cuối niên độ sau cao hơn mức dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập năm trước thì kế toán sẽ lập thêm khoản dự phòng chênh lệch đó.

Nợ TK 642: (số chênh lệch dự phòng) Có TK 139: dự phòng phải thu khó đòi

Nếu mức dự phòng phải thu khó đòi cuối niên độ sau cao hơn mức dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập năm trước thì kế toán sẽ hoàn nhập số chênh lệch dự phòng theo bút toán:

Nợ TK 139: dự phòng phải thu khó đòi Có TK 642: (số chênh lệch dự phòng)

Với dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Cuối niên độ, kế toán cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo các bước sau:

Bước 1: kiểm kê số lượng hàng tồn kho hiện có theo loại

Bước 2: lập bảng kê hàng tồn kho về số lượng và giá trị ghi trên sổ giá trị thị trường của mỗi loại hàng hóa vào ngày kiểm kê

Bước 3: tính mức dự phòng phải nộp cho niên độ kế toán sau theo loại hàng tồn kho nào có mức giá thị trường tại ngày kiểm kê thấp hơn giá ghi sổ tại thời điểm nhập kho. Mức lập dự phòng được xác định như sau:

Trong đó:

Kế toán sử dụng 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. Khoản dự phòng này cũng được lập cho từng loại hàng hóa và tập hợp vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào giá vốn hàng bán của công ty. Phương pháp hạch toán như sau:

Khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Nợ TK 632: (mức dự phòng cần lập)

Có TK 159: dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Sang niên độ kế toán tiếp theo, nếu số dự phòng cần lập lớn hơn số dự phòng đã lập thì kế toán sẽ lập thêm số chênh lệch dự phòng đó bằng bút toán:

Nợ TK 632: số chênh lệch dự phòng

Có TK 159: dự phòng giảm giá hàng tồn kho Mức dự phòng

cần lập =

Số lượng HTK

mỗi loại X

Mức chênh lệch giảm giá HTK mỗi loại

Mức chênh lệch giảm giá HTK mỗi loại = Giá gốc HTK theo sổ sách kế toán

_ Giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK

Nếu số dự phòng năm sau nhỏ hơn số dự phòng đã lập thì kế toán sẽ hoàn nhập dự phòng theo bút toán:

Nợ TK 159: dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632: số chênh lệch dự phòng

Lập dự phòng bảo trì, bảo dưỡng sản phẩm: Khâu bảo hành sản phẩm luôn được khách hàng quan tâm vì đây là khâu tạo niềm tin cho khách hàng. Thời gian bảo hành càng lâu càng tạo sự an toàn cho sản phẩm và vì thế càng tạo niềm tin cho khách hàng. Khi sản phẩm, hàng hoá phát sinh sự cố thuộc trách nhiệm bảo hành của công ty, công ty phải chi một khoản chi phí nhất định và đây là khoản chi phí phát sinh sau bán hàng. Hiện nay chưa có một tài khoản riêng để hạch toán theo dõi khoản chi phí này. Vì vậy, cần lập dự phòng bảo trì, bảo dưỡng sản phẩm để tạo nguồn bù đắp cho các khoản chi phí phát sinh trong thời gian bảo hành.

Hoàn thiện về xử lý chênh lệch tỷ giá: Ngoại tệ mà công ty sử dụng để thanh toán với nhà cung cấp nước ngoài là Đôla Mỹ. Hiện tại trong thời điểm này Đôla Mỹ đang biến động rất phức tạp. Chênh lệch tỷ giá hối đoái có thể tạo ra một khoản chi phí hoặc một khoản doanh thu cho công ty. Hịên nay, công ty đang hạch toán ngoại tệ theo tỷ giá thực tế, song cuối kỳ kế toán không phản ánh chênh lệch tỷ giá ngoại tệ vào doanh thu hoặc chi phí tài chính dẫn đến không phản ánh chính xác chi phí hoặc thu nhập của công ty. Vì vậy cần phản ánh chênh lệch tỷ giá vào chi phí hay doanh thu hoạt động tài chính thông qua tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” và tài khoản 635 “Chi phí hoạt động tài chính”. Hiện nay, công ty sử dụng phương thức nhập theo giá CIF và thanh toán theo thể thức trả ngay bằng thư tín dụng L/C. Phương pháp hạch toán như sau:

Nợ TK 1561: tỷ giá thực tế hàng hoá Nợ TK 635: lỗ chênh lệch tỷ giá

Có TK 331: tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh Có TK 3333: tỷ giá nộp thuế

Khi ngân hàng đối chiếu bộ chứng từ với điều kiện mở L/C, nếu phù hợp sẽ tiến hành thanh toán với người bán

Nợ TK 331: tỷ giá ghi nhận nợ Nợ TK 635 ( Có TK 515)

Có TK 11222: tiền gửi ngoại tệ (tỷ giá xuất ngoại tệ)

Cuối năm tài chính công ty chỉ còn khoản mục tiền tệ phải đánh giá lại, thường là công ty không có các khoản phải trả gốc ngoại tệ cuối kỳ.

Phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái Nợ TK 111, 112

Có TK 413

Phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái Nợ TK 413

Có TK 111, 112

Đánh giá lại chênh lệch TGHĐ cuối năm tài chính vào chi phí hoặc doanh thu tài chính

Nếu lỗ: Nợ TK 635 Có TK 413 Nếu lãi: Nợ TK 413 Có TK 515

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán bán hàng tại Công ty Cổ phần sản xuất thương mại dịch vụ Thiên Cơ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w