Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 53 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
53
Dung lượng
551 KB
Nội dung
THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa - Hà Nội 2 Tuần : Ngày soạn: Tiết : Ngày dạy : Bài 41. THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp cho HS Nhận biết Trung và Nam Mĩ là một không gian địa lí khổng lồ. Các đặc điểm tự nhiên của Trung và Nam Mĩ. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ. Một số hình ảnh về các dạng địa hình ở Trung và Nam Mĩ . III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1ph) Báo cáo sĩ số và nhận xét trực nhật. 2. Bài mới: - Giới thiệu: Với diện tích rộng lớn, địa hình đa dạng, trải dài theo phương kinh tuyến từ xích đạo đến vòng cực, Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu môi trường trên Trái Đất. Hoạt động của GV – HS Nội dung chính TG Hoạt động nhóm: ? Quan sát hình 41.1 cho biết Trung và Nam Mĩ giáp với biển và đại dương nào? 1. Khái quát tự nhiên: 35’ (Thái bình dương, Đại tây dương, và biển Caribê a. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Angti: a. - Eo đất Trung Mĩ là nơi tận cùng của hệ thống Coocđie, có các núi cao và có nhiều núi lửa hoạt động. ? Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăngti nằm trong môi trường nào? (Môi trường nhiệt đới) ? Gió thổi quanh năm ở đây là gió gì? Thổi theo hướng nào? (Gió tín phong, hướng đông nam => nên phía đông mưa nhiều hơn phía tây). b. ? Nam Mĩ có mấy khu vực địa hình? (có 3 khu vực địa hình ) - Quần đảo Ăngti gồm vô số các đảo lớn nhỏ, kéo dài từ cửa vịnh Mêhicô đến bờ đại lục Nam Mĩ, bao quanh biển Caribê. - GV cho HS so sánh địa hình Trung và Nam N.Đ.T THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa - Hà Nội 2 Mĩ với Bắc Mĩ: * Cấu trúc địa hình của Trung và Nam Mĩ cũng giống như Bắc Mĩ , chỉ khác nhau ở chổ: b. Khu vực Nam Mĩ: + Phía đông: Bắc Mĩ là núi già Apalat còn Trung và Nam Mĩ là các cao nguyên. + Hệ thống núi trẻ Anđét ở phía tây + Phía tây : Bắc Mĩ là núi trẻ Coocđie rộng, thấp; còn Trung và Nam Mĩ có núi trẻ Anđet có diện tích nhỏ nhưng cao đồ sộ. + Đồng bằng ở giữa lớn nhất là đồng bằng Amadôn. + Ở trung tâm: Bắc Mĩ là đồng bằng cao phía Bắc và thấp dần về phía Nam; còn Trung và Nam Mĩ có nhiều đồng bằng liên tục từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến Amdôn đến Pampa đều thấp, trừ đồng bằng Pampa cao lên thành 1 cao nguyên. ? Xem lược đồ 41.1 nhận xét về sự phân bố khoáng sản của Trung và Nam Mĩ? (các loại khoáng sản tập trung chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên) 4.CỦNG CỐ: (4ph) - Quan sát lược đồ 41.1 nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ? - So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ? 5. DẶN DÒ: (1ph) - Về nhà học bài, chuẩn bị bài 42. N.Đ.T THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa - Hà Nội 2 Tuần : Ngày soạn: Tiết : Ngày dạy : Bài 42. THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ (tt) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp cho HS Nắm vững vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ và kích thước Trung và Nam Mĩ để thấy được Trung và Nam Mĩ là một không gian khổng lồ. Nắm vững các kiểu môi trường của Trung và Nam Mĩ. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Trung và Nam Mĩ là một không gian địa lí khổng lồ. Một số ảnh về các môi trường ở Trung và Nam Mĩ. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1ph) Báo cáo sĩ số và nhận xét trực nhật. 2. Kiểm tra bài cũ: (4ph) - Quan sát lược đồ 41.1 nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ? - So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ? 3. Bài mới: (35ph) Giới thiệu: thiên nhiên Trung và Nam Mĩ phong phú, đa dạng; chủ yếu thuộc môi trường đới nóng. Hoạt động của GV – HS Nội dung chính TG Hoạt động 1: Hoạt động nhóm: 35’ ? Quan sát hình 42.1 cho biết Trung & Nam Mĩ có các kiểu khí hậu nào? 2. Sự phân hoá tự nhiên: (Kiểu khí hậu xích đạo, Cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới, khí hậu cận nhiệt đới, khí hậu ôn đới) Do lãnh thổ trải dài theo hướng kinh tuyến từ vùng chí tuyến Bắc đến gần vòng cực Nam, lại có hệ thống núi cao đồ sộ ở phía tây, Trung và Nam Mĩ có gần đủ các loại khí hậu trên Trái Đất. Hoạt động 2: lớp. - Gió ở đây chủ yếu là gió mậu dịch đông bắc nửa cầu Bắc & gió mậu dịch đông nam nửa cầu Nam. - Vì rìa phía đông sơn nguyên Braxin cao nên gió mậu dịch thổi từ biển vào bị chặn lại và trút hết mưa ở sườn đông , khi vào bên trong hết mưa nên khô khan chỉ có rừng thưa và xavan. N.Đ.T THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa - Hà Nội 2 - Từ 40 o trở xuống có gió Tây từ Thái Bình Dương thổi vào trút hết mưa ở ở đồng bằng duyên hải và tây Anđét, còn ở phía đông Anđét thuộc Ac-hen-ti-na là thảo nguyên khô. - Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ phong phú đa dạng, Phần lớn diện tích khu vực nằm trong môi trường xích đạo ẩm và môi trường nhiệt đới. * GV giải thích môi trường tự nhiên thay đổi theo 3 chiều: + Từ tây sang đông: phân biệt thành khu đông và khu tây của Nam Mĩ. + Từ Bắc xuống Nam: rõ nhất là khu đông của Nam Mĩ. + Từ thấp lên cao: rõ nhất là khu tây của Nam Mĩ gọi là vùng Anđét . - Giải thích ảnh hưởng của dòng biển nóng & lạnh đến khí hậu. - Giải thích ảnh hưởng của hướng sườn về khí hậu và thực vật. - Lên cao khí hậu thay đổi: lên 100 mét nhiệt độ giảm 0,6 o C 4.CỦNG CỐ: (4ph) - Quan sát hình 41.1 & 42.1 Nêu tên các kiểu khí hậu Trung & Nam Mĩ? - Trình bày các kiểu môi trường chính ở Trung & Nam Mĩ? 5. DẶN DÒ: (1ph) - Về nhà học bài, làm bài tập 3 trang 130, chuẩn bị bài 43. N.Đ.T THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa - Hà Nội 2 Tuần : Ngày soạn: Tiết : Ngày dạy : Bài 43: DÂN CƯ, XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MĨ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp cho HS - Nắm được quá trình thuộc địa trong quá khứ ở Trung và Nam Mĩ. - Nắm vững đặc điểm dân cư Trung và Nam Mĩ. - Hiểu rõ Trung và Nam Mĩ nằm trong sự kiểm soát của Hoa Kì và sự độc lập của Cu ba. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Lược đồ Trung và Nam Mĩ trước năm 1990. - Bản đồ các nước Trung và Nam Mĩ. - Bản đồ dân cư Trung và Nam Mĩ . - Một số hình ảnh về văn hoá và tôn giáo của các nước Trung và Nam Mĩ. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1.Ổn định lớp: (1ph) Báo cáo sĩ số và nhận xét trực nhật . 2. Kiểm tra bài cũ: (4ph) - Nêu sự phân hoá tự nhiên của Trung và Nam Mĩ ? Nêu tên các kiểu khí hậu ở đây? - Giải thích tại sao duyên hải tây Anđét có hoang mạc? 3. Bài mới:(35ph) - Giới thiệu: các nước Trung và Nam Mĩ đều trải qua quá trình đấu tranh lâu dài giành độc lập chủ quyền. Sự hợp huyết giữa người Âu, người Phi và người Anh Điêng đã làm cho Trung và Nam Mĩ có thành phần người lai khá đông và xuất hiện nền văn hoá Mĩ Latinh độc đáo. Hoạt động của GV – HS Nội dung chính TG Hoạt động lớp: ? Trước năm 1492 Trung & Nam Mĩ có loại người nào sinh sống? (người Anh điêng) ? Từ 1492 - thế kỉ XVI tình hình Trung & Nam Mĩ như thế nào? (thực dân Tây ban nha, Bồ đào nha xâm lược Trung & Nam Mĩ). - Đến thế kỉ XIX nhiều nước Trung & Nam Mĩ giành được độc lập. 1. Sơ lược lịch sử: 10’ - Các nước Trung và Nam Mĩ đều trải qua quá trình đấu tranh lâu dài để giành độc lập và hiện đang cố gắng thoát khỏi sự lệ thuộc vào Hoa Kì. Hoạt động nhóm: 2. Dân cư: 10’ N.Đ.T THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa - Hà Nội 2 ? Dân cư Trung & Nam Mĩ chủ yếu là loại người nào? (người lai : Âu; Phi; Anh điêng) ? Sự phân bố dân cư Trung & Nam Mĩ như thế nào? (không đồng đều ) & gia tăng dân số tự nhiên còn cao 1,7% Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố không đều chủ yếu tập trung ở ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên; thưa thớt ở các vùng nằm sâu trong nội địa. ? Dân cư tập trung đông ở nơi nào? ( tập trung đông ở các cửa sông, ven biển hoặc trên các cao nguyên có khí hậu mát mẻ) Hoạt động nhóm: ? Quan sát hình 43.1 Cho biết sự phân bố dân cư Trung & Nam Mĩ có gì khác với Bắc Mĩ ? Chú ý ở đồng bằng và miền núi. - Trung và Nam Mĩ có nền văn hoá Mĩ Latinh độc đáo, do sự kết hợp từ ba dòng văn hoá: Âu, Phi và Anh điêng. (Dân cư Trung & Nam Mĩ có nhiều đô thị ở vùng núi Anđét ; trong khi đó ở núi Coocđie lại thưa thớt) (dân cư Trung & Nam Mĩ phân bố thưa thớt ở đồng bằng Amadôn; còn ở Bắc Mĩ rất đông đúc ở đồng bằng trung tâm ) ? Quan sát hình 43.1, giải thích sự thưa thớt dân cư ở một số vùng của châu Mĩ ? (khí hậu hàn đới khắc nghiệt chỉ có người Anh điêng & Exkimô sinh sống; là vùng núi Coocđie khí hậu hoang mạc rất khắc nghiệt; là đồng bằng Amadôn nhiều rừng rậm chưa được khai thác hợp lí nên ít dân cư; là hoang mạc trên núi cao phía nam Anđét khí hậu khô khan) 3. Đô thị hoá: 15’ - Quá trình đô thị hoá ở Trung & Nam Mĩ diễn ra với tốc độ nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển nên dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. ? Hãy nêu tên các đô thị trên 5 Tr dân ở Trung & Nam Mĩ ? (Ri-ô-đê Gia-nê-rô, Xao-pao-lô, Bu-ê-nôt Ai-ret , Xan-ti-a-gô, Li-ma, Bô-gô-ta) ? Quá trình đô thị hoá ở Trung & Nam Mĩ N.Đ.T THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa - Hà Nội 2 khác với ở Bắc Mĩ như thế nào? (ở Bắc Mĩ đô thị hoá gắn liền với phát triển công nghiệp hoa nên đô thị trở nên hiện đại; còn đô thị hoá ở Trung & Nam Mĩ diễn ra với tốc độ nhanh trong khi đó kinh tế còn chậm phát triển dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng). - Các đô thị lớn nhất là Xa Pao-Lô , Ri-ô-đê Gia- nê-rô, Bu-ê-nôt Ai-ret. ? Vậy em hãy nêu những vấn đề nảy sinh trong xã hội do đô thị hoá tự phát ở Trung & Nam Mĩ? (ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, xuất hiện những khu nhà ổ chuột, số người vô gia cư, nạn thất nghiệp, trộm cướp, rượu chè, hút chích …) 4. CỦNG CỐ: (4ph) - Quan sát hình 43.1, giải thích sự thưa thớt dân cư ở một số vùng của châu Mĩ? - Quá trình đô thị hoá ở Trung & Nam Mĩ khác với ở Bắc Mĩ như thế nào? 5. DẶN DÒ: (1ph) - Về nhà học bài, làm bài tập 1 & 2 trang 133, chuẩn bị bài 44. N.Đ.T THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa - Hà Nội 2 Tuần : Ngày soạn: Tiết : Ngày dạy : Bài 44: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp cho HS - Hiểu rõ sự phân chia đất đai ở Trung và Nam Mĩ không đồng đều với hai hình thức sản xuất nông nghiệp mi-ni-fun-đi-a và la-ti-fun-đi-a; cải cách ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ít thành công. - Nắm vững sự phân bố nông nghiệp Trung và Nam Mĩ. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ. - Một số hình ảnh về mi-ni-fun-đi-a (tiểu điền trang) và la-ti-fun-đi-a (đại điền trang). III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1ph) Báo cáo sĩ số và nhận xét trực nhật. 2. Kiểm tra bài cũ: (4ph) - Quan sát hình 43.1, giải thích sự thưa thớt dân cư ở một số vùng của châu Mĩ? - Quá trình đô thị hoá ở Trung & Nam Mĩ khác với ở Bắc Mĩ như thế nào? 3. Bài mới: (35ph) - Giới thiệu: trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ còn tồn tại sự phân chia ruộng đất không công bằng, biểu hiện qua hai hình thức sở hữu nông nghiệp và đại điền trang, tiểu điền tang. Một số quốc gia Trung và Nam Mĩ đã tiến hành cải cách ruộng đất, nhưng kết quả thu được rất hạn chế. 4 .CỦNG CỐ: (4ph) - Hãy nêu lên sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất ở Trung & Nam Mĩ ? - Quan sát hình 44.4, Trung & Nam Mĩ có các loại cây trồng nào chủ yếu? Phân bố ở đâu? 5. DẶN DÒ: (1ph) - Về nhà học bài, làm bài tập 1 trang 136, chuẩn bị bài 45. N.Đ.T THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa - Hà Nội 2 Tuần : Ngày soạn: Tiết : Ngày dạy : Bài 45: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ (tt) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp cho HS - Nắm vững sự khai thác vùng Amadôn của các nước Trung và Nam Mĩ. - Hiểu rõ vấn đề siêu đô thị ở Nam Mĩ. - Nắm vững sự phân bố công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ đô thị ở Trung và Nam Mĩ. - Lược đồ khai thác vùng Amadôn của Braxin. - Vấn đề siêu đô thị ở Trung và Nam Mĩ. - Một số hình ảnh về khu nhà ổ chuột, siêu đô thị ở Trung và Nam Mĩ và hình ảnh về khai thác vùng Amadôn của Braxin. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1ph) Báo cáo sĩ số và nhận xét trực nhật. 2. Kiểm tra bài cũ: (4ph) - Cho biết tình hình nông nghiệp ở Trung & Nam Mĩ? - Hãy nêu lên sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất ở Trung & Nam Mĩ? 3. Bài mới: (35ph) Hoạt động của GV – HS Nội dung chính TG Hoạt động nhóm: ? Dựa vào hình 45.1 trình bày sự phân bố sản xuất của các ngành công nghiệp chủ yếu ở Trung & Nam Mĩ? 2. Công nghiệp. 15’ (Braxin, Achentina, Chilê, Vênêxuêla, là những nước có nền công nghiệp mới phát triển nhất, các ngành chủ yếu là: cơ khí chế tạo, lọc dầu, hoá chất, dệt, thực phẩm) - Hoạt động kinh tế chủ yếu của các nước Trung & Nam Mĩ là sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu. ? Ngành công nghiệp khai khoáng phát triển mạnh ở khu vực nào? (các nước vùng Anđét, các nước vùng eo đất Trung Mĩ). ? Tại sao ở đó phát triển mạnh công nghiệp khai khoáng? (do tài nguyên khoáng sản có nhiều ở đó là vùng núi) - Bốn nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực là: Braxin, Achentina, Chilê, Vê-nê-xuê-la. 15' ? Các nước trong vùng biển Caribê phát triển công nghiệp gì? (phát triển công nghiệp thực phẩm và sơ chế nông sản) Hoạt động lớp: N.Đ.T THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa - Hà Nội 2 - Chia ra làm 2 giai đoạn: + Trước đây các bộ lạc người Anh điêng sống trong rừng Amadôn khai thác tự nhiên bằng hình thức hái lượm và săn bắn => Không ảnh hưởng nhiều đến tài nguyên. 3. Vấn đề khai thác rừng Amadôn: 5’ + Hiện nay nhà nước cho phép nhân dân khai thác rừng Amadôn và trao đất lại cho các công ty TB Braxin & Công ty TB nước ngoài nhằm để phát triển kinh tế & đời sống vùng Amadôn => Rừng bị huỷ hoại dần , ảnh hưởng khí hậu đến khu vực và toàn cầu . - Việc khai thác rừng Amadôn nhằm mục đích phát triển kinh tế , nhưng đồng thời cũng có tác động xấu tới môi trường của khu vực và thế giới. - Ta có câu nói Amadôn là " lá Phổi xanh của thế giới " Hoạt động lớp: 4. Khối thị trường chung Mec-cô-xua: * Cho HS thảo luận: ? Mục đích của việc thành lập Mec cô xua? (Tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối, thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì, tháo dỡ hàng rào hải quan giữa các nước). - Nhằm để thoát khỏi lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì, tháo dỡ hàng rào hải quan , một số nước Trung và Nam Mĩ cùng nhau hình thành Khối thị trường chung Mec-cô-xua. 4. CỦNG CỐ: (4ph) - Xem 45.1 nêu sự phân bố của các ngành công nghiệp chủ yếu ở Trung & Nam Mĩ? - Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amadôn? 5. DẶN DÒ: (1ph) Về nhà học bài, làm bài tập 2 trang 138, chuẩn bị 3 câu hỏi bài thực hành 46. N.Đ.T . tháng 1 & 7 của 2 trạm và nhận xét. (Trạm Gu-am: nhiệt độ thấp tháng1: 26 o C; nhiệt độ cao nhất tháng 7: 28 o C) (Trạm Nu-mê-a: nhiệt độ cao nhất tháng 1: 28 o C; nhiệt độ thấp nhất tháng. tơn A-me-ri-can: (Cao nhất tháng 1= -10 o C; Thấp nhất tháng 9 = - 42 o C. - Nhóm 2: xác định nhiệt độ của trạm Vôxtốc: (Cao nhất tháng 1= -38 o C; Thấp nhất tháng 10 = -73 o C) => Nơi nào. bố khoáng sản của Trung và Nam Mĩ? (các loại khoáng sản tập trung chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên) 4.CỦNG CỐ: (4ph) - Quan sát lược đồ 41.1 nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ? - So sánh