Vay nợ và khủng hoảng ở các nước đang phát triển

50 779 2
Vay nợ và khủng hoảng ở các nước đang phát triển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH  BÀI TIỂU LUẬN VAY NỢ VÀ KHỦNG HOẢNG Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Nhóm 7: 1. Lê Thị Vân Anh 18.01 2. Hoàng Ngọc Dung 18.01 3. Đặng Thùy Linh 18.01 4. Nguyễn Thị Thanh 18.01 5. Mai Thị Lan 18.02 6. Phan Thị Thu Thủy 18.02 Hà Nội, tháng 9/2014 1 Mục lục A. Khái quát về các nước đang phát triển I. Khái quát về các nước đang phát triển 1. Khái niệm về các nước đang phát triển Có nhiều quan điểm nói về các quốc gia đang phát triển, Nước đang phát triển là quốc gia có mức sống còn khiêm tốn, có nền công nghiệp kém phát triển và có chỉ số phát triển con người (HDI) không cao. Ở các nước này, thu nhập đầu người ít ỏi, nghèo nàn phổ biến và cơ cấu tư bản thấp. “Nước đang phát triển” gần nghĩa với Thế giới thứ ba thường dung trong Chiến Tranh Lạnh. Mức độ phát triển của một xã hội bao hàm cơ sở hạ tầng hiện đại (cả về mặt vật chất và thể chế) và sợ chuyển ra khỏi lĩnh vực tạo ra giá trị gia tăng thấp như nông nghiệp và khai thác các tài nguyên tự nhiên. Ở các quốc gia phát triển. hệ thống kinh tế dựa trên sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững ở những lĩnh vực dịch vị, nghiên cứu phát triển, thông tin … 2. Những đặc điểm chung của những nước đang phát triển: Mặc dù các nước đang phát triển có sự tương đồng nhất định về điều kiện lịch sử, địa lý, chính trị và kinh tế, nhưng giữa các nước cũng có sự khác biệt cơ 2 bản tạo nên tính đa dạng cho các nước này. Những khác biệt này chi phối đến việc xác định lợi thế của tường nước:  Quy mô dân số và kinh tế  Vị trí địa lý  Văn hóa và lịch sử phát triển  Vai trò của nhà nước và tư nhân  Sự phụ thuộc bên ngoài … Bên cạnh đó, các nước đang phát triển có những đặc điểm chung cơ bản:  Mức sống thấp  Tỷ lệ tích lũy thấp  Trình độ kỹ thuật của sản xuất thấp:  Năng suất lao động thấp II. Nợ công và khủng hoảng : 1. Nợ công Một cách khái quát nhất, có thể hiểu nợ chính phủ, nợ công hoặc nợ quốc gia là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách, vì thế, nợ chính phủ, nói cách khác, là thâm hụt ngân sách luỹ kế tính đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nợ chính phủ thường được phân thành: Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước). Việc đi vay của chính phủ có thể được thực hiện thông qua phát hành trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân.Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì chính phủ vì có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. So với trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ, trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh 3 có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán, thêm vào đó còn có thể xảy ra rủi ro về tỷ giá hối đoái. Ngoài việc vay bằng cách phát hành trái phiếu nói trên, chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế tài chính quốc tế, chẳng hạn Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)… Hình thức vay này thường được chính phủ của các nước có độ tín cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao. Khi nợ công tăng cao, vượt quá xa giới hạn được coi là an toàn, nền kinh tế rất dễ bị tổn thương và chịu nhiều sức ép cả bên trong và bên ngoài. Trong một số trường hợp, những khoản nợ này bị dồn ứ lại và tích lũy tới mức độ không thể quản lý được vì một số nguyên nhân nào đó, cụ thể như khủng hoảng kinh tế, chiến tranh Kết quả là, khủng hoảng nợ nổ ra. Các chỉ tiêu xác định và ngưỡng an toàn nợ công: - Các chỉ tiêu giám sát về nợ công: nợ công so với GDP( chủ yếu), nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP , nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. - Ngưỡng an toàn nợ công: Theo Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER), khi tỷ lệ nợ/GDP vượt ngưỡng 90% thì nó tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế và làm giảm đi 4% trong tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó. Theo quy định của Khối sử dụng đồng tiền chung Châu Âu, tỷ lệ nợ công tối đa đối với một quốc gia thành viên là 60% GDP, thâm hụt ngân sách hàng năm không được vượt quá 3% GDP.nhưng để đánh giá một cách chính xác ngưỡng an toàn nợ công của từng quóc gia cần phải chú ý đến các nhân tố: tốc độ chất lượng tăng trưởng kinh tế, hiệu quả sửu dụng vốn, cơ cấu nợ công, tỷ trọng các loại nợ, cơ cấu lãi suất, thời gian trả nợ…. 2. Khủng hoảng nợ công 4 Khái niệm: Là tình trạng nợ công tăng cao (vỡ nợ), làm chao đảo nền kinh tế do sự mất cân đối giữa thu và chi ngân sách quốc gia.Khủng hoảng nợ là một loại khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình.Khủng hoảng tài chính xảy ra khi nhu cầu tiền vượt quá so với nguồn cung. Có nhiều khả năng đánh giá khả năng thanh toán nguồn vay nước ngoài của một quốc gia, trong đó chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ lệ thanh toán nợ nước ngoài tức là tỷ lệ giữa nguồn vay nước ngoài cả gốc và lãi mà quốc gia đó trả trong một năm trên tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia đó trong năm đó hoặc trong năm trước đó. Bình thường chỉ tiêu này nằm dưới 20%, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 20% chứng tỏ lượng vốn vay nước ngoài của quốc gia đó quá lớn và có thể dẫn đến khủng hoảng. 3. Tổng quan về tình hình khủng hoảng của các nước đang phát triển Trong suốt thập niên từ 50 cho đến 70, khủng hoảng tài chính (financial crisis) ở các nước đang phát triển (đặc biệt là ở châu Mỹ Latinh) đều xoay quanh hệ thống tài chính bị áp chế, thâm hụt ngân sách gia tăng và tỷ giá hối đoái cố định. Trong một hệ thống tài chính bị áp chế, lãi suất được kiểm soát ở dưới mức cân bằng để giảm chi phí cho vay. Chính phủ đồng thời duy trì một mức thâm hụt ngân sách lớn, thường được tài trợ bởi vay nước ngoài, hoặc trong điều kiện không thể làm như vậy thì bằng thuế lạm phát hay bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao áp đặt lên các ngân hàng thương mại. Thâm hụt ngân sách cao, lạm phát gia tăng nhưng tỷ giá hối đoái lại được cố định. Điều đó có nghĩa là chính phủ phải sử dụng dự trữ ngoại tệ để bảo vệ tỷ giá hối đoái. Một cú sốc, ví dụ như tỷ giá ngoại thương thay đổi theo chiều hướng xấu làm tăng thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu, có thể dẫn tới một cuộc tấn công mang tính đầu cơ vào đồng nội tệ và làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối. 5 Chính phủ lúc đó buộc phải từ bỏ tỷ giá hối đoái cố định và để đồng nội tệ phá giá. Đây là diễn biến điển hình của một cuộc khủng hoảng tiền tệ (currency crisis). Một khía cạnh khác của khủng hoảng tài chính là khủng hoảng ngân hàng (banking crisis). Khi người dân mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng, thì họ thường rút tiền một cách ồ ạt. Với lượng dự trữ hạn hẹp, các ngân hàng có thể nhanh chóng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Khủng hoảng trở nên nghiêm trọng hơn khi các ngân hàng đổ vốn cho vay vào các dự án rủi ro cao, không hiệu quả. Trục trặc thường nảy sinh khi các quy định kinh doanh tài chính thận trọng không có hoặc không được thực thi và các khoản cho vay được ngầm bảo đảm. Do vậy, tâm lý ỷ lại xuất hiện và làm các ngân hàng cho vay bất cẩn. Kết cục là tỷ lệ nợ xấu gia tăng, ngân hàng mất vốn và rơi vào tình trạng phá sản. Khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng có thể đi liền với nhau, cái nọ dẫn tới cái kia và tạo nên cái gọi là khủng hoảng kép (twin crisis). Khi đó, khủng hoảng tài chính trở nên rất trầm trọng và có thể dẫn tới khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Như trường hợp Đông Á cho thấy, các đợt tấn công đầu cơ vào đồng baht xảy ra vào tháng 7 năm 1997 đã làm chính phủ Thái Lan phải bảo vệ đồng tiền của mình bằng cách sử dụng dự trữ ngoại tệ. Khi dự trữ ngoại tệ gần cạn kiệt, Thái Lan buộc phải thả nổi tỷ giá. Khủng hoảng nhanh chóng lan ra các nước Đông Á khác. Đồng nội tệ của Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia và Philippines đều chịu sức ép. Sự phá giá đồng nội tệ ở các nước này cùng với lãi suất gia tăng đã làm nhiều doanh nghiệp trước đây vay nợ bằng ngoại tệ không còn khả năng chi trả. Khó khăn của doanh nghiệp nhanh chóng trở thành khó khăn của các tổ chức tài chính và khủng hoảng ngân hàng xảy ra. Một cách giải thích phổ biến nhất về khủng hoảng tập trung vào những trục trặc trong nội tại các nền kinh tế, đặc biệt là trong hệ thống tài chính. Cơ chế phân bổ tín dụng theo chỉ định (với các khoản vay được chính phủ ngầm bảo đảm, việc 6 chính phủ can thiệp trong phân bổ tín dụng vẫn tồn tại ở nhiều nước như Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan. Khi tín dụng được chỉ định thì cơ chế giám sát và các quy định về hoạt động thận trọng thường được coi nhẹ. Hơn thế nữa, khi các ngân hàng cho vay theo chỉ đạo của chính phủ thì luôn tồn tại một giả định ngầm rằng chính phủ sẽ bảo lãnh và cứu giúp nếu khoản vay đó không đòi được. Thậm chí ngay cả ở một số nền kinh tế như Thái Lan, nơi chính phủ ít có can thiệp hơn vào phân bổ tín dụng, thì những người cấp vốn cho các công ty tài chính vẫn tin rằng mình sẽ được bảo đảm khi tính tới những mối quan hệ chính trị mà chủ sở hữu của các tổ chức tài chính này có được. Krugman (1998) đưa ra quan điểm cho rằng cuộc khủng hoảng ở các nước đang phát triển bắt nguồn chính từ tâm lý ỷ lại trong hệ thống tài chính: các tổ chức tài chính được bảo lãnh ngầm “có động cơ không chỉ thực hiện các hoạt động đầu tư rủi ro, mà còn theo đuổi tất cả các dự án có suất sinh lợi kỳ vọng thấp nếu các dự án này được lợi lớn trong trường hợp thành công” vì thế dù tỏ ra thành công trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, đã dẫn tới đầu tư quá mức, tham nhũng và hiệu quả sử dụng vốn ngày càng xuống thấp. Các dòng vốn quốc tế đã tăng 68% lên mức 1.100 tỉ USD trong năm 2010, tương đương với mức trước khủng hoảng 2007. Các dòng vốn nợ vay từ các chủ nợ tư nhân đã tăng gần gấp 5 lần so với mức năm 2009, do chủ yếu là sự gia tăng nhanh chóng của các khoản nợ ngắn hạn và sự phục hồi mạnh mẽ trong việc phát hành trái phiếu của các chủ nợ thuộc khu vực công lẫn khu vực tư nhân. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư gián tiếp (FPI) đã tăng tương ứng 27% và 18%, đưa tổng giá trị các dòng vốn chủ sở hữu tư nhân lên mức 635 tỉ USD trong năm 2010, chỉ thấp hơn đôi chút so với mức cao nhất từng đạt được là 667 tỉ USD của năm 2007. Dòng vốn nợ vay ròng được tài trợ từ các chủ nợ chính thức (không bao gồm khoản viện trợ) đã giảm 11%, riêng đối với chủ nợ là IMF thì mức 7 giảm đã lên đến gần 50% so với năm 2009. Ngược lại, dòng vốn chảy vào ròng từ các khoản hỗ trợ của IBRD vẫn tiếp tục quỹ đạo đi lên với mức tăng 45% trong năm 2010. Dòng vốn vào ròng từ các chủ nợ chính thức khác trong năm 2010 vẫn được duy trì ổn định ở mức năm. Bảng 1. Dòng vốn ròng chảy vào các nước đang phát triển, 2001 – 2010 (Tỉ USD) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Dòng vốn chính thức và tư nhân 212,6 16,4 261,7 347,3 519,7 686,5 1.133,2 835,2 674,9 1.129,7 Phần trăm so với GNI 3,7 2,9 3,9 4,4 5,5 6,1 8,1 5,0 4,1 5,8 Dòng vốn chủ sở hữu 165,5 163,3 179,2 245,5 382,0 495,5 667,1 570,7 508,7 634,5 Vốn FDI ròng 158,9 155,0 152,8 208,5 314,5 387,5 534,1 624,1 400,0 506,1 Vốn FPI ròng 6,7 8,3 26,3 36,9 67,5 107,7 133,0 (53,4) 108,8 128,4 Dòng vốn nợ vay ròng 47,1 5,1 82,5 101,9 137,7 191,2 466,1 264,4 166,2 495,2 Chủ nợ chính thức 30,9 6,9 (12,0) (24,3) (64,3) (69,0) 1,5 29,5 80,5 71,2 WB 7,4 (0,5) (2,6) 2,4 2,6 (0,3) 5,2 7,2 18,3 11,4 IMF 19,5 14,2 2,4 (14,7) (40,2) (26,7) (5,1) 10,8 26,8 13,8 Chủ nợ chính thức khác 4,1 (6,7) (11,7) (11,9) (26,8) (42,0) 1,5 11,5 35,4 35,0 Chủ nợ tư nhân 16,1 (1,8) 94,5 126,1 202,0 206,2 464,6 234,9 85,7 424,0 Dòng vốn nợ trung và dài hạn ròng (3,5) (3,8) 36,3 73,2 120,4 164,9 239,3 239,3 70,9 155,5 Trái phiếu 15,7 11,1 23,1 33,9 49,4 34,4 91,7 26,7 51,1 111,4 Ngân hàng và chủ nợ tư nhân khác (19,2) (15,0) 13,2 39,3 71,1 130,6 204,7 212,5 19,8 44,1 Dòng vốn nợ ngắn hạn ròng 19,6 2,0 28,2 52,9 81,6 95,3 168,3 (4,4) 14,7 268,5 Thay đối dự trữ (- =tăng) (81,8) (165,4) (288,4) (395,7) (405,1) (636,9) (1.085,3) (425,5) (681,9) (752,0) Các khoản mục ghi nhớ Viện trợ chính thức từ hợp tác kỹ thuật 28,4 33,9 44,5 52,2 57,1 107,2 76,4 85,8 87,5 90,0 Chuyển tiền của người lao động 90,1 108,2 134,6 155,6 187,0 221,6 267,4 322,9 306,3 319,6 Nguồn: Hệ thống Báo cáo Nợ của Ngân hàng Thế giới; IMF; Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS); và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Dữ liệu viện trợ năm 2010 là ước tính của WB 8 Trong năm 2010, dòng vốn ròng đổ vào 10 nước vay nợ hàng đầu tăng trung bình gần 80% so với mức tăng chỉ 44% của tất cả các nước đang phát triển khác cộng lại. Dòng vốn nợ vay ròng chảy vào 10 nước này đã tăng lên 359 tỉ USD, gần gấp đôi mức nợ ròng đổ vào 119 nước đang phát triển khác. Tương tự, dòng vốn chủ sở hữu đổ vào 10 nước này cũng tăng 30% so với mức 16% của các nước đang phát triển khác. Riêng Trung Quốc đã thu hút được 30% tổng lượng vốn ròng chảy vào tất cả các nước đang phát triển trong năm 2010, trong khi đó, đối với nhóm nước gọi là BRICs (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc) là 58%. Tương tự vào thời điểm cuối năm 2010, nhóm nước BRICs cũng chiếm gần 40% và nhóm 10 nước vay nợ nhiều nhất là 64% gánh nặng nợ nước ngoài của tất cả các nước đang phát triển (bảng 3). Ở cấp độ khu vực, như Đông Á và Thái Bình Dương cho thấy sự gia tăng rõ rệt nhất của dòng vốn vào ròng trong năm 2010: gộp cả nợ và vốn chủ sở hữu đã tăng 90%, đạt mức 447 tỉ USD, chủ yếu là do dòng vốn đổ vào Trung Quốc tăng lên, trong đó dòng vốn chủ sở hữu tăng 52% và vốn nợ vay tăng 178%. Ở châu Mỹ Latin và vùng Ca-ri-bê, dòng vốn vào ròng đã tăng 83% so với mức năm 2009 do sự phục hồi của dòng vốn FDI và mức tăng gấp ba lần của vốn nợ vay; trong đó, dòng vốn nợ vay tăng lên được kích hoạt bởi mức tăng 20% trong dòng vốn vào ròng từ các chủ nợ chính thức mà chủ yếu là chủ nợ đa phương, và sự gia tăng nhanh chóng của nguồn tài trợ ngắn hạn và trung hạn từ các chủ nợ tư nhân dành cho Brazil và Mê-hi-cô. Hơn nữa, 10 nước này cũng đã nhận được một tỷ phần lớn hơn nhiều trong dòng vốn chủ sở hữu ròng so với các nước đang phát triển khác (hình 2). 9 . Tự do hóa tài chính được đẩy mạnh, bắt đầu từ việc nâng lãi suất nội địa, rồi tiến đến xóa bỏ kiểm soát trong khi không tăng cường cơ chế giám sát, và mở cửa tài khoản vốn. Những chính sách này, cùng với chính sách duy trì tỷ giá hối đoái cố định, đã khuyến khích dòng vốn nước ngoài chảy vào, mà chủ yếu là vốn ngắn hạn.Các ngân hàng trong nước, nhận được vốn từ nước ngoài một cách dễ dàng, tiếp tục đẩy mạnh cho các doanh nghiệp trong nước vay vốn. Kết quả là hàng loạt doanh nghiệp vay nợ với tỷ lệ cao, kỳ hạn ngắn, nhưng lại đầu tư vào các dự án dài hạn nhiều rủi ro. Hệ thống tài chính ngày càng trở nên dễ bị tổn thương. Dòng vốn chảy vào đã tạo nên sự bùng nổ tín dụng trong khu vực. Tổng trữ lượng nợ nước ngoài của các nước đang phát triển đã tăng 437 tỉ USD lên mức 4.000 tỉ USD vào cuối năm 2010 trong đó nợ ngắn hạn là thành phần có mức tăng nhanh nhất, tăng 34% trong năm 2010 so với mức tăng 6% của trữ lượng nợ nước 10 [...]... đó, các khoản nợ vay của chính phủ các nước lại chủ yếu là ngắn hạn và các nước gặp khó khăn trong thanh toán nợ khi các tổ chức cho vay từ chối gia hạn các khoản vay Hàng tỷ USD nhanh chóng đến hạn thanh toán và các dòng vốn bắt đầu thoái lui khỏi các quốc gia trong khu vực và các nước không còn có thể vay thêm 12 Cuộc khủng hoảng nợ tại đây bắt đầu vào tháng 8/1982 khi Mexico tuyên bố vỡ nợ Tiếp đó... 17,2 Nợ nước ngoài ngắn hạn Các hệ số Nợ nước ngoài đang lưu hành trên GNI (%) Trữ lượng nợ nước ngoài so với xuất khẩu (%) Dự trữ so với nợ nước ngoài đang lưu hành (%) Nợ ngắn hạn so với nhập khẩu(%) Bảng 2 Trữ lượng nợ nước ngoài của các nước đang phát triển và các hệ số chọn lọc,2005-2010 Nguồn: Hệ thống Báo cáo Nợ của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế Một điểm đáng lưu ý nữa là hàng loạt các. .. kinh tế các nước đang phát triển, giống như các ngân hàng, không còn khả năng thanh toán  Khi nó diễn ra trên diện rộng dẫn đến khủng hoảng kinh tế VD: Khủng hoảng nợ Mỹ Latin thập niên 80 được gọi là "Thập kỷ mất mát" và đã manh nha từ những năm 1970 Trong giai đoạn đó, Brazil, Argentina và Mexico phát triển khá mạnh, chủ yếu do vay nước ngoài quy mô lớn để nâng cấp công nghiệp trong nước và cải... Argentina và Bolivia.Trong suốt những năm đầu của khủng hoảng, tăng trưởng GDP các nước trong khu vực chỉ còn hơn 2% Tại Đông Á và Đông Nam Á, khủng hoảng đến ngay sau thời kỳ tăng trưởng kinh tế ấn tượng Nguyên nhân cũng là bùng nổ tín dụng từ các nguồn vốn nước ngoài được sử dụng thiếu kiểm soát khi phần lớn đổ vào bất động sản và chứng khoán Một tỷ trọng lớn vốn cho vay của ngân hàng và các tổ chức... thiện cơ sở hạ tầng Tuy nhiên, đến đầu thập niên 80, các nước Mỹ Latin bắt đầu gặp khó khăn trong việc trả nợ. Kinh tế thế giới suy thoái những năm 1979, 1980 đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng và xuất khẩu của các nước này Một nguyên nhân khác là các khoản vay bị sử dụng thiếu thận trọng và có liên quan đến tham nhũng Từ giữa năm 1975-1982, các khoản nợ công của các nước Latin đối với các tổ chức... Lan và Malaysia cũng giảm xấp xỉ 10%, trong khi Hàn Quốc giảm 3,8% trong quý đầu của năm 1998  Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ công ở các nước đang phát triển chủ yếu là do chính phủ đã vay nợ quá mức để chi tiêu, kể cả đầu tư, trong giai đoạn phát triển mạnh nhất của nền kinh tế Đến khi nền kinh tế gặp trục trặc tại một nước nào đó, đã xảy ra phản ứng dây chuyền gây đổ vỡ hàng hoạt Quá trình khủng. .. lượt bị phá giá Hàng loạt tập đoàn và công ty, đặc biệt về bất động sản, vỡ nợ Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất Khủng hoảng tài chính nhanh chóng chuyển sang suy thoái kinh tế trầm trọng Đồng tiền các quốc gia bị phá giá, lạm phát gia tăng, các tổ chức tài chính và công ty phá sản, nợ xấu lên kỷ lục, tăng trưởng kinh tế suy giảm và thất nghiệp gia tăng GDP của... để gán nợ hoặc bán lấy tiền trả nợ Vì thế, xu hướng tái cấu trúc nợ trở nên phổ biến: quốc gia vỡ nợ sẽ đổi những khoản nợ cũ không trả được bằng những khoản nợ mới, nhằm giảm giá trị các khoản nợ và có thêm thời hạn để chi trả Rốt cuộc, một quốc gia không thể đóng cửa mãi mãi 16 I Khái quát chung về Argentina Một số vấn đề chung về Argentina Argentina nằm ở cực nam Nam Mỹ, là nước lớn thứ hai ở Mỹ Latinh... nước ở địa phương và bán một ít các tổ chức tài chính trung bình và lớn cho nước ngoài Tự do hóa hoàn toàn việc luân chuyển tư bản - cả tài chính lẫn đầu tư trực tiếp mà không có bất kỳ hạn chế nào Tư nhân hóa các công ty nhà nước từ công ty hàng không đến công ty điện và Bưu điện, trong khi nước này chưa hề có một hệ thống luật lệ mạnh và đầy đủ Loại bỏ gần như tất cả các hàng rào phi thuế quan, và. .. 2,1% và đầu tư giảm 12,8% Tháng 12 năm 1999, chính phủ đã tăng thuế và cắt giảm chi tiêu để giảm thâm hụt, làm GDP ở mức 2,5% năm 1999 Argentine Fiscal Surplus/Deficit 1995 - 2009 Tăng trưởng năm 2000 càng trở nên tồi tệ ở mức 0,8% Cả các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều hoài nghi về khả năng trả nợ của chính phủ và giữ tỷ giá cố định theo đồng USD Ngày 10/3/2000, IMF đồng ý một thỏa thuận cho vay . khẩu (%) 75 ,9 66,1 65,6 59,3 77 ,0 68 ,7 Dự trữ so với nợ nước ngoài đang lưu hành (%) 78 ,7 97, 8 114,9 118 ,7 132,9 1 37, 1 Nợ ngắn hạn so với nhập khẩu(%) 15,3 15,2 16,0 13,0 16,2 17, 2 Bảng 2. Trữ. 155,0 152,8 208,5 314,5 3 87, 5 534,1 624,1 400,0 506,1 Vốn FPI ròng 6 ,7 8,3 26,3 36,9 67, 5 1 07, 7 133,0 (53,4) 108,8 128,4 Dòng vốn nợ vay ròng 47, 1 5,1 82,5 101,9 1 37, 7 191,2 466,1 264,4 166,2. 519 ,7 686,5 1.133,2 835,2 674 ,9 1.129 ,7 Phần trăm so với GNI 3 ,7 2,9 3,9 4,4 5,5 6,1 8,1 5,0 4,1 5,8 Dòng vốn chủ sở hữu 165,5 163,3 179 ,2 245,5 382,0 495,5 6 67, 1 570 ,7 508 ,7 634,5 Vốn FDI ròng 158,9

Ngày đăng: 25/04/2015, 14:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Khái quát chung về Argentina

    • 3. Nguyên nhân xảy ra khủng hoảng

    • 4. Tác động

    • 5 . Biện pháp

    • 6. Kết quả đạt được

    • 7. Những bài học kinh nghiệm cho các nước rút ra từ cuộc khủng hoảng ở Argentina

    • 8. Giải pháp phòng ngừa rủi ro khủng hoảng nợ công ở các quốc gia đang phát triển

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan