1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tuyển tập các đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia năm 2015 môn Ngữ Văn

250 11,4K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 250
Dung lượng 4,72 MB

Nội dung

SỞ GD ĐT NINH BÌNHTRƯỜNG THPT YÊN MÔ AĐỀ THI THỬ LẦN THỨ NHẤTKÌ THI THPT QUỐC GIA CHUNG NĂM 2015Môn : Ngữ văn 12Thời gian: 180 phút(không kể thời gian giao đề)(Đề thi gồm 10 câu, 02 trang)Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi. Lá đỏ Nguyễn Đình Thi Gặp em trên cao lộng gióRừng lạ ào ào lá đỏEm đứng bên đường như quê hươngVai áo bạc quàng súng trường.Đoàn quân vẫn đi vội vãBụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.Chào em, em gái tiền phươngHẹn gặp nhé giữa Sài Gòn. Em vẫy tay cười đôi mắt trong. (Trường Sơn, 121974)1) Dựa vào những thông tin trong tác phẩm, hãy nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của bài thơ. (0,25đ)2) Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,25đ)3) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quê hương? (0,25đ)4) Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào? (0,5đ)5) Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua hình ảnh nào? Từ hình ảnh này, anhchị có thể liên tưởng đến hình ảnh nào trong một bài thơ đã học? (0,5đ)6) Hình ảnh “em gái tiền phương” được khắc họa như thế nào? Hình ảnh đó gợi lên cho anhchị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc? (0,5đ)7) Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc. Theo anh chị điều đó được thể hiện qua câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào? (0,25đ)8) Nêu những biểu hiện của không khí sử thi và lãng mạn được thể hiện trong bài thơ (0,5đ)Phần II Viết (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm)M. Gorki từng nói: “ Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Còn dân gian Việt Nam lại nhắc nhở rằng: “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.Trình bày ý kiến của anh (chị) trong bài viết khoảng 600 từ.Câu 2 (5,0 điểm)Đến với các tác phẩm văn học, bạn được đến mọi miền quê hương đất nước. Nêu những cảm nhận sâu sắc về cảnh vật, con người của một vùng đất nào đó trong một tác phẩm anh (chị) đã được học. I. Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)1. Về hình thức và kỹ năng: Thí sinh bám sát vào văn bản, vận dụng những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. Các câu trả lời phải thể hiện ở dạng văn bản (đoạn văn ngắn). Nội dung các câu hỏi được trả lời độc lập.2. Về nội dung:Câu 1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: tháng 121974. Đó là thời điểm cuộc chiến tranh chống Mĩ ở giai đoạn gấp rút. Tất cả quân và dân đang dồn sức cho tiền tuyến, tiến về Sài Gòn. Bài thơ được tác giả viết giữa rừng Trường Sơn. (0,25đ)Câu 2. Bài thơ viết theo thể thơ tự do (0,25đ) Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: so sánh (em (đứng bên đường) quê hương) (0,25đ) Câu 4. Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh trường Sơn lộng gió, rừng lạ ào ào lá đỏ. (0,25đ). Các hình ảnh vẽ lên khung cảnh rừng Trường Sơn khoáng đạt, đầy ấn tượng với những vẻ đẹp lạ lùng của rừng lá đỏ, những trận mưa lá đổ ào ào trong gió... (0,25đ) Câu 5. Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua hình ảnh đoàn quân đi vội vã; bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa (0,25đ) Thí sinh có thể liên hệ với hình ảnh trong bài thơ khác nhau, ví dụ bài Việt Bắc (quân đi điệp điệp trùng trùng. Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan) (0,25đ) Câu 6. Hình ảnh “em gái tiền phương”: nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn, lộng gió nhưng lại mang đến cảm giác thân thương, gần gũi vai áo bạc, quàng súng trường như quê hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làm nhiệm vụ (0,25đ) Hình ảnh ấy là một biểu tượng về cuộc chiến tranh nhân dân –“em gái tiền phương”, nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong. Sự có mặt của cô gái trên đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc chiến đấu toàn dân tham gia, trong đó có sự đóng góp những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai nhưng vô cùng dũng cảm, gan dạ. (0,25đ) Câu 7.Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc. điều đó được thể hiện qua câu thơ chào em, em gái tiền phương. Hẹn gặp nhé, giữa Sài gòn. (0,25đ)Câu 8. Không khí sử thi: Khung cảnh cuộc hành quân hào hùng, thần tốc. Trên nền của bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, và những đoàn quân hành quân vội vã kéo dài không dứt là hình ảnh của em gái tiền phương gan dạ, dũng cảm (0,25đ) Cảm hứng lãng mạn: vẻ đẹp của thiên nhiên rừng Trường Sơn; vẻ đẹp của người con gái trẻ trung, tươi tắn; niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến (0,25đ) II. Phần II Viết (7,0 điểm)Câu 1. (2,0 điểm)1. Yêu cầu về kĩ năngThí sinh vận dụng phương pháp làm bài nghị luận xã hội; vận dụng tốt các thao tác lập luận. Bài làm không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Khuyến khích những bài viết sáng tạo.2. Yêu cầu về kiến thứcTrên cơ sở hiểu biết về đời sống và hai ý kiến cho sẵn, thí sinh bộc lộ quan điểm của mình. Tôn trọng những ý kiến chủ quan, độc lập nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý: Ý kiến của M. Gorki: đề cao ý nghĩa của việc đọc sách. Sách mang lại nhiều tri thức khác nhau về cuộc sống, mở mang sự hiểu biết cho con người. Câu tục ngữ VN: đề cao ý nghĩa của việc “đi”, của sự trải nghiệm thực tế. Cả hai ý kiến đều đúng, đều có thể coi là kinh nghiệm sống hữu ích. Nhưng nếu chỉ thực hiện theo một phương châm thì sẽ không đầy đủ mà nên áp dụng cả hai cách: học tập từ sách vở và cả trong thực tế. Rút kinh nghiệm lối sống của một số người: hoặc chỉ coi trọng sách vở xa rời thực tế, hoặc chỉ coi trọng thực tế mà bỏ qua việc tích lũy tri thức từ sách vở, hoặc thậm chí không đọc sách cũng không có thực tế...3. Cách cho điểm Điểm 2: Bài làm hoàn chỉnh, nội dung đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo, có giọng điệu riêng. Điểm 1: Bài làm đáp ứng được 12 yêu cầu nêu trên. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; còn một số lỗi chính tả, diễn đạt Điểm 0,5: Bài làm sơ sài, sai lạc nhiều về nội dung kiến thức, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.Câu 2 (5,0 điểm) Thí sinh có thể làm bài thành hai phần độc lập hoặc thể hiện cả hai yêu cầu trong một bài làm hoàn chỉnh. Giám khảo linh hoạt khi chấm và cho điểm. Dưới đây là một số yêu cầu cơ bản1. Yêu cầu về kĩ năngThí sinh vận dụng phương pháp làm bài nghị luận văn học; vận dụng tốt các thao tác lập luận. Bài làm không mắc lỗi chính tả, lỗi diến đạt. Khuyến khích những bài làm sáng tạo. 2. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh tự do lựa chọn tác phẩm để trình bày cảm nhận của mình, nhưng qua cách lựa chọn tác phẩm, GK có thể đánh giá được năng lực của thí sinh trong việc xác định vấn đề. Tác phẩm được lựa chọn nên là một tác phẩm tự sự. Ví dụ: Vợ chồng A Phủ, Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình Thí sinh tự xác định nội dung trình bày nhưng cần làm nổi bật được những vẻ đẹp đặc trưng mang tính chất vùng miền: Khung cảnh thiên nhiên, phong tục, văn hóa (Tây Bắc, Tây Nguyên hoặc Nam Bộ) Vẻ đẹp của tính cách, phẩm chất đặc trưng của con người sống nơi vùng đất đó. Từ những đặc sắc đó, đánh giá về sức hấp dẫn, sự thành công của tác phẩm3. Cách cho điểm+ Điểm 5: Bài làm hoàn chỉnh, nội dung đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản nêu trên. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo, có giọng điệu riêng. + Điểm 34: Bài làm đáp ứng được 23 yêu cầu nêu trên. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ.+ Điểm 2: Bài làm đạt được 1 2 yêu cầu nêu trên; nội dung viết chưa sâu; còn nhiều lỗi về chính tả, diễn đạt.+ Điểm 1: Bài làm sơ sài, sai lạc nhiều về nội dung kiến thức, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.+ Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề. SỞ GD ĐT PHÚ THỌĐỀ THI THỬ LẦN THỨ NHẤTKÌ THI THPT QUỐC GIA CHUNG NĂM 2015Môn : Ngữ văn 12Thời gian: 180 phút(không kể thời gian giao đề)(Đề thi gồm 10 câu, 02 trang)I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.(Trích Tuyên ngôn Độc lập Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 39 40)Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.2. Nêu các dạng phép điệp của văn bản và hiệu quả nghệ thuật của chúng?3. Nội dung chính của văn bản là gì?II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Trong đoạn thơ Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm có đoạn:Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồngHọ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúiHọ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Trang 1

Liên hệ bộ môn: Cung c

Trang 2

Liên hệ bộ môn: Cung c

2) Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,25đ)

3) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quê hương?

(0,25đ)

4) Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường

Sơn như thế nào? (0,5đ)

Trang 3

Liên hệ bộ môn: Cung c

5) Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua hình ảnh nào? Từ hình ảnh này,

anh/chị có thể liên tưởng đến hình ảnh nào trong một bài thơ đã học? (0,5đ)

6) Hình ảnh “em gái tiền phương” được khắc họa như thế nào? Hình ảnh đó gợi lên cho

anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ tổ

quốc? (0,5đ)

7) Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc Theo

anh/ chị điều đó được thể hiện qua câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào? (0,25đ)

8) Nêu những biểu hiện của không khí sử thi và lãng mạn được thể hiện trong bài thơ (0,5đ)

Phần II - Viết (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

M Gorki từng nói: “ Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới” Còn dân gian Việt

Nam lại nhắc nhở rằng: “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

Trình bày ý kiến của anh (chị) trong bài viết khoảng 600 từ

Câu 2 (5,0 điểm)

Đến với các tác phẩm văn học, bạn được đến mọi miền quê hương đất nước

Nêu những cảm nhận sâu sắc về cảnh vật, con người của một vùng đất nào đó trong một tác

phẩm anh (chị) đã được học

Trang 4

Liên hệ bộ môn: Cung c

- Thí sinh bám sát vào văn bản, vận dụng những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi

- Các câu trả lời phải thể hiện ở dạng văn bản (đoạn văn ngắn) Nội dung các câu hỏi được

trả lời độc lập

2 Về nội dung:

Câu 1 Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: tháng 12/1974 Đó là thời điểm cuộc chiến tranh chống

Mĩ ở giai đoạn gấp rút Tất cả quân và dân đang dồn sức cho tiền tuyến, tiến về Sài Gòn Bài

thơ được tác giả viết giữa rừng Trường Sơn (0,25đ)

- Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh trường Sơn lộng gió, rừng lạ ào ào lá đỏ

(0,25đ) Các hình ảnh vẽ lên khung cảnh rừng Trường Sơn khoáng đạt, đầy ấn tượng với

những vẻ đẹp lạ lùng của rừng lá đỏ, những trận mưa lá đổ ào ào trong gió (0,25đ)

Câu 5

Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua hình ảnh đoàn quân đi vội

vã; bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa (0,25đ)

Thí sinh có thể liên hệ với hình ảnh trong bài thơ khác nhau, ví dụ bài Việt Bắc (quân

đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan) (0,25đ)

Câu 6

- Hình ảnh “em gái tiền phương”: nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn, lộng gió

nhưng lại mang đến cảm giác thân thương, gần gũi vai áo bạc, quàng súng trường - như quê

hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làm nhiệm vụ (0,25đ)

- Hình ảnh ấy là một biểu tượng về cuộc chiến tranh nhân dân –“em gái tiền

phương”, nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong Sự có mặt của cô gái trên

đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc chiến đấu toàn dân

tham gia, trong đó có sự đóng góp những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai nhưng

vô cùng dũng cảm, gan dạ (0,25đ)

Câu 7

Trang 5

Liên hệ bộ môn: Cung c

Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc điều đó

được thể hiện qua câu thơ chào em, em gái tiền phương Hẹn gặp nhé, giữa Sài gòn (0,25đ)

Câu 8

- Không khí sử thi: Khung cảnh cuộc hành quân hào hùng, thần tốc Trên nền của bức tranh

thiên nhiên hùng vĩ, và những đoàn quân hành quân vội vã kéo dài không dứt là hình ảnh của

em gái tiền phương gan dạ, dũng cảm (0,25đ)

- Cảm hứng lãng mạn: vẻ đẹp của thiên nhiên rừng Trường Sơn; vẻ đẹp của người con gái trẻ

trung, tươi tắn; niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến (0,25đ)

II Phần II - Viết (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

1 Yêu cầu về kĩ năng

Thí sinh vận dụng phương pháp làm bài nghị luận xã hội; vận dụng tốt các thao tác lập luận

Bài làm không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp Khuyến khích những bài viết sáng tạo

2 Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở hiểu biết về đời sống và hai ý kiến cho sẵn, thí sinh bộc lộ quan điểm của mình

Tôn trọng những ý kiến chủ quan, độc lập nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục Sau đây là

một số gợi ý:

- Ý kiến của M Gorki: đề cao ý nghĩa của việc đọc sách Sách mang lại nhiều tri thức khác

nhau về cuộc sống, mở mang sự hiểu biết cho con người

- Câu tục ngữ VN: đề cao ý nghĩa của việc “đi”, của sự trải nghiệm thực tế

- Cả hai ý kiến đều đúng, đều có thể coi là kinh nghiệm sống hữu ích Nhưng nếu chỉ thực

hiện theo một phương châm thì sẽ không đầy đủ mà nên áp dụng cả hai cách: học tập từ sách

vở và cả trong thực tế

- Rút kinh nghiệm lối sống của một số người: hoặc chỉ coi trọng sách vở xa rời thực tế, hoặc

chỉ coi trọng thực tế mà bỏ qua việc tích lũy tri thức từ sách vở, hoặc thậm chí không đọc

sách cũng không có thực tế

3 Cách cho điểm

- Điểm 2: Bài làm hoàn chỉnh, nội dung đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên Bố cục rõ

ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo, có giọng điệu riêng

- Điểm 1: Bài làm đáp ứng được 1/2 yêu cầu nêu trên Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ;

còn một số lỗi chính tả, diễn đạt

- Điểm 0,5: Bài làm sơ sài, sai lạc nhiều về nội dung kiến thức, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt

- Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề

Câu 2 (5,0 điểm)

Trang 6

Liên hệ bộ môn: Cung c

Thí sinh có thể làm bài thành hai phần độc lập hoặc thể hiện cả hai yêu cầu trong một

bài làm hoàn chỉnh Giám khảo linh hoạt khi chấm và cho điểm Dưới đây là một số yêu cầu

cơ bản

1 Yêu cầu về kĩ năng

Thí sinh vận dụng phương pháp làm bài nghị luận văn học; vận dụng tốt các thao tác lập

luận Bài làm không mắc lỗi chính tả, lỗi diến đạt Khuyến khích những bài làm sáng tạo

2 Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh tự do lựa chọn tác phẩm để trình bày cảm nhận của mình, nhưng qua cách

lựa chọn tác phẩm, GK có thể đánh giá được năng lực của thí sinh trong việc xác định vấn

đề Tác phẩm được lựa chọn nên là một tác phẩm tự sự Ví dụ: Vợ chồng A Phủ

, Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình

Thí sinh tự xác định nội dung trình bày nhưng cần làm nổi bật được những vẻ đẹp

đặc trưng mang tính chất vùng miền:

- Khung cảnh thiên nhiên, phong tục, văn hóa (Tây Bắc, Tây Nguyên hoặc Nam Bộ)

- Vẻ đẹp của tính cách, phẩm chất đặc trưng của con người sống nơi vùng đất đó

- Từ những đặc sắc đó, đánh giá về sức hấp dẫn, sự thành công của tác phẩm

3 Cách cho điểm

+ Điểm 5: Bài làm hoàn chỉnh, nội dung đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản nêu trên Bố cục

rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo, có giọng điệu riêng

+ Điểm 3-4: Bài làm đáp ứng được 2/3 yêu cầu nêu trên Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ

+ Điểm 2: Bài làm đạt được 1/ 2 yêu cầu nêu trên; nội dung viết chưa sâu; còn nhiều lỗi về

chính tả, diễn đạt

+ Điểm 1: Bài làm sơ sài, sai lạc nhiều về nội dung kiến thức, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt

+ Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề

Trang 7

Liên hệ bộ môn: Cung c

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước

ta xơ xác, tiêu điều Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu

Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng

Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn

(Trích Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr

39 - 40)

Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1 Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản

2 Nêu các dạng phép điệp của văn bản và hiệu quả nghệ thuật của chúng?

3 Nội dung chính của văn bản là gì?

II LÀM VĂN (7,0 điểm)

Trong đoạn thơ Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm có đoạn:

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Trang 8

Liên hệ bộ môn: Cung c

Trang 9

Liên hệ bộ môn: Cung c

1 Yêu cầu về kĩ năng

- Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;

- Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

2 Yêu cầu về kiến thức

Câu 1 (0,5 điểm)

Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận

Câu 2 (1,5 điểm)

- Các dạng phép điệp: điệp từ, điệp cú pháp

- Tác dụng: Nhấn mạnh, tạo giọng điệu đanh thép, hùng hồn cho văn bản khi tố cáo những tội ác của thực dân Pháp

Câu 3 (1,0 điểm)

Nội dung chính của văn bản: Vạch trần những tội ác về kinh tế của thực dân Pháp đối với nhân dân ta

II Làm văn (7,0 điểm)

1 Yêu cầu về kĩ năng

- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, từ đó trình bày suy nghĩ về một vấn đề của đời sống xã hội

- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;

- Khuyến khích những bài viết sáng tạo

2 Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích Đất Nước, thí sinh

có thể phân tích đoạn thơ và trình bày suy nghĩ của bản thân theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục Sau đây là một số gợi ý:

2.1 Phân tích đoạn thơ

* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

Trang 10

Liên hệ bộ môn: Cung c

- Về nội dung: Triển khai tư tưởng Đất Nước của Nhân dân từ bản sắc văn hóa

+ Nhân dân là người sáng tạo, giữ gìn và truyền lại cho thế hệ sau những giá trị văn hóa vật

chất và tinh thần (hạt lúa, lửa, giọng điệu, đắp đập, be bờ, tên xã, tên làng, …)

+ Nhân dân là những người không tiếc máu xương sẵn sàng đứng lên chống thù trong, giặc

ngoài (có ngoại xâm…có nội thù…)

=> Từ đó, khơi dậy lòng biết ơn, niềm tự hào về những đóng góp của nhân dân và thức tỉnh ý

thức trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước

- Về nghệ thuật:

Thể thơ tự do; ngôn từ, hình ảnh vừa giản dị, gần gũi vừa mang tính khái quát; các biện pháp

tu từ được sử dụng linh hoạt; có sự hòa quyện giữa chất chính luận và chất trữ tình

2.2 Phần liên hệ, bày tỏ suy nghĩ

Thí sinh trình bày được ý kiến của mình về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong

giới trẻ hiện nay, trong đó cần nêu được: Thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt? Thực trạng

sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay? Làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng

Việt? …

3 Cách cho điểm

- Điểm 6 - 7: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ một cách thuyết phục, bày

tỏ được suy nghĩ sâu sắc của bản thân về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giới

trẻ hiện nay Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ; có cảm xúc và sáng tạo; có

thể còn mắc một vài sai sót không đáng kể về chính tả, dùng từ

- Điểm 4 - 5: Cơ bản phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bày tỏ được

suy nghĩ của bản thân về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giới trẻ hiện nay Bố

cục rõ ràng, diễn đạt tương đối trôi chảy, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi về

chính tả, dùng từ, ngữ pháp

- Điểm 2 - 3: Phân tích được một phần những giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ;

phần bày tỏ suy nghĩ của bản thân về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giới trẻ

hiện nay còn sơ sài Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

- Điểm 1: Chưa hiểu đề; sai lạc kiến thức; mắc rất nhiều lỗi diễn đạt

- Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề

Trang 11

Liên hệ bộ môn: Cung c

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 1 NĂM 2015

MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm

bài: 180 phút) (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 10 câu, 02 trang)

Câu I (3 điểm)

1) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

“Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu Nhưng càng đi sâu

càng lạnh Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư,

ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu Nhưng động tiên

đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ Ta ngơ ngẩn buồn trở

về hồn ta cùng Huy Cận”

a) Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? Viết trong thời gian nào?

(0,25 điểm)

b) Đoạn văn nói về vấn đề gì? Cách diễn đạt của tác giả có gì đặc sắc? (0,5 điểm)

c) Anh (chị) hiểu như thế nào về bề rộng và bề sâu mà tác giả nói đến ở đây? (0,25 điểm)

d) Nội dung của đoạn văn giúp gì cho anh (chị) trong việc đọc — hiểu các bài thơ mới trong

chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông? (0,5 điểm)

2) Đọc văn bản:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012,

trang 144)

Trả lời các câu hỏi:

a) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản (0,25 điểm)

b) Văn bản sử dụng biện pháp tu từ gì? Cách sử dụng biện pháp tu từ ấy ở đây có gì đặc sắc?

(0,5 điểm)

c) Anh (chị) hiểu thế nào về cụm từ “con gặp lại nhân dân” ở văn bản? (0,25 điểm)

d) Hãy nói rõ niềm hạnh phúc của nhà thơ Chế Lan Viên thể hiện trong văn bản (0,5 điểm)

Trang 12

Liên hệ bộ môn: Cung c

Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên

Câu III (4 điểm)

Anh (chị) hãy phát biểu điều tâm đắc nhất của mình về đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất

Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm:

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất Nước vẹn tròn, to lớn

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang Đất Nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời…

(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr 119 — 120

Trang 13

Liên hệ bộ môn: Cung c

a 1 Đoạn văn được trích từ bài Một thời đại trong thi ca, là bài

tổng luận cuốn Thi nhân Việt Namcủa Hoài Thanh và Hoài

Chân, được viết năm 1942

0,25

b Đoạn văn đề cập đến cái tôi cá nhân — một nhân tố quan

trọng trong tư tưởng và nội dung của thơ mới (1932 — 1945),

đồng thời, nêu ngắn gọn những biểu hiện của cái tôi cá nhân ở

một số nhà thơ tiêu biểu

Tác giả đã có cách diễn đạt khá đặc sắc, thể hiện ở:

- Cách dùng từ ngữ giàu hình ảnh (mất bề rộng, tìm bề sâu, càng đi sâu càng lạnh, phiêu lưu trong trường tình, động tiên

đã khép, ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta )

- Câu văn ngắn dài linh hoạt, nhịp nhàng, thể hiện cảm xúc của người viết Hình thức điệp cú pháp thể hiện ở một loạt vế câu

(ta thoát lên tiên ta phiêu lưu trong trường tình ta điên cuồng ta đắm say ) tạo nên ấn tượng mạnh ở người đọc

- Nghệ thuật hô ứng: ta thoát lên tiên — động tiên đã khép; ta phiêu lưu trong trường tình — tình yêu không bền; ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử — điên cuồng rồi tỉnh; ta đắm say cùng Xuân Diệu — say đắm vẫn bơ vơ Nghệ thuật hô ứng làm

cho các ý quấn bện vào nhau rất chặt chẽ

0,5

c - Bề rộng mà tác giả nói đến ở đây là cái ta Nói đến cái ta là

nói đến đoàn thể, cộng đồng, dân tộc, quốc gia Thế giới

của cái ta hết sức rộng lớn

- Bề sâu là cái tôi cá nhân Thế giới của cái tôi là thế giới riêng tư, nhỏ hẹp, sâu kín Thơ mới từ bỏ cái ta, đi vào cái tôi cá nhân bằng nhiều cách khác nhau

0,25

d

Trước hết, đoạn văn nhắc ta một điều quan trọng: Thơ mới là

tiếng nói trữ tình của cái tôi cá nhân Không nắm vững điều

này, khó mà hiểu sâu sắc một bài thơ lãng mạn Cũng qua đoạn văn trên, ta sẽ biết rõ hơn về nét nổi bật của một số nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới như Thế Lữ, Lưu

Trang 14

Liên hệ bộ môn: Cung c

Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận,

từ đó, có định hướng đúng trong việc đọc hiểu một số bài thơ của các tác giả ấy có mặt trong chương trình

0,5

a Phương thức biểu đạt mà văn bản sử dụng là phương thức biểu

cảm

0,25

b Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so

sánh Nét đặc sắc ở đây là tác giả đã đưa ra một loạt hình ảnh

so sánh (nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng gặp cánh tay đưa) để làm nổi bật một yếu tố được so sánh (con gặp lại nhân dân) Đây là kiểu so sánh phức hợp, ít gặp trong thơ

0,5

c Cụm từ “con gặp lại nhân dân” được hiểu: trước cách mạng,

nhà thơ sống xa rời nhân dân, bó hẹp trong cái tôi cá nhân Sau cách mạng, nhà thơ được hòa mình vào cuộc đời rộng lớn, cảm thấy thân thiết, gắn bó, gần gũi máu thịt với nhân dân

0,25

d Bốn câu thơ trên đã thể hiện cảm xúc mãnh liệt của Chế Lan

Viên khi trở về với nhân dân Một loạt hình ảnh so sánh được đưa ra nhằm diễn tả sự hồi sinh của một hồn thơ Đối với một người nghệ sĩ, đó là niềm hạnh phúc lớn lao, vô bờ

0,5

II Nghị luận xã hội: Biết tự khẳng định mình là một đòi hỏi

bức thiết đối với mỗi con người trong cuộc sống hôm nay

0,5

là những nguyên nhân quan trọng khiến ý thức khẳng định

1,0

Trang 15

Liên hệ bộ môn: Cung c

1,0

0,5

Chú ý: Bài viết cần đưa ra các dẫn chứng tiêu biểu để tăng

thêm sức thuyết phục

III Nghị luận văn học: Phát biểu điều tâm đắc nhất của mình

về đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm: Trong anh

và em hôm nay Làm nên Đất Nước muôn đời

4,0

1 Đất Nước là chương V của trường ca Mặt đường khát

vọng được sáng tác vào cuối năm 1971 (đoạn trích trong SGK

chỉ là một phần của chương này) Có thể nói đây là chương hay nhất, thể hiện sâu sắc một trong những tư tưởng cơ bản nhất của bản trường ca - tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”

0,5

2 Trong đoạn thơ, đất nước được nhìn ở tầm gần và hiện hình

qua lời tâm sự của anh và em Bởi thế, “khuôn mặt” đất nước

trở nên vô cùng bình dị, thân thiết Tình cảm dành cho đất nước vô cùng chân thật, được nói ra từ chiêm nghiệm, trải nghiệm của một con người cá nhân nên có khả năng làm lay động thấm thía tâm hồn người đọc

0,5

Sáu câu đầu của đoạn thơ như muốn trả lời cho câu hỏi: Đất

nước là gì? Đất nước ở đâu? Lời đáp thật giản dị nhưng cũng hàm chứa những bất ngờ: Đất nước không tồn tại ở đâu xa mà

có trong mỗi một con người; mỗi người đều mang một phần đất nước; tổng thể đất nước sẽ được hình dung trọn vẹn

0,5

Trang 16

Liên hệ bộ môn: Cung c

khi anh và em biết “cầm tay” nhau, “cầm tay mọi người”…

3 Hàm ngôn của các câu thơ thật phong phú: sự tồn tại của đất

nước cũng là sự tồn tại của ta và chính sự hiện hữu của tất

cả chúng ta làm nên sự hiện hữu của đất nước Hành động

“cầm tay” là một hành động mang tính biểu tượng Nhờ hành động đó, đất nước mới có được sự “hài hoà nồng thắm”, mới trở nên “vẹn tròn to lớn”

0,5

4 Ba câu tiếp theo của đoạn thơ vừa đẩy tới những nhận thức -

tình cảm đã được triển khai ở phần trên, vừa đưa ra những ý

tưởng có phần “lạ lẫm”: Mai này con ta lớn lên / Con sẽ mang Đất Nước đi xa / Đến những tháng ngày mơ mộng Thực chất,

đây là một cách biểu đạt đầy hình ảnh về vấn đề: chính thế hệ tương lai sẽ đưa đất nước lên một tầm cao mới, có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu” Như vậy, quá trình hình thành và phát triển của đất nước luôn gắn với nỗ lực vun đắp đầy trách nhiệm cho cộng đồng của rất nhiều thế hệ nối tiếp

nhau, mà thế hệ của chúng ta chỉ là một mắt xích trong đó

0,5

Trong bốn câu thơ cuối, cảm xúc được đẩy tới cao trào Nhân

vật trữ tình thốt lên với niềm xúc động không nén nổi: Em ơi

em Đất Nước là máu xương của mình / Phải biết gắn bó và san sẻ / Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở / Làm nên Đất Nước muôn đời… Đoạn thơ có những câu mang sắc thái mệnh

lệnh với sự lặp lại cụm từ “phải biết”, nhưng đây là mệnh lệnh của trái tim, của tình cảm gắn bó thiết tha với đất nước

1,0

Cách bày tỏ tình yêu nước của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn

thơ này thật độc đáo, nhưng quan trọng hơn là vô cùng chân thật Điều đó đã khiến cho cả đoạn thơ, cũng như toàn bộ chương thơ đã được bao nhiêu người đồng cảm, chia sẻ, xem

là tiếng lòng sâu thẳm nhất của chính mình Đọc đoạn thơ, ta vừa được bồi đắp thêm những nhận thức về lịch sử, vừa được thuyết phục về tình cảm để từ đó biết suy nghĩ nghiêm túc về trách nhiệm của mình đối với đất nước

0,5

Trang 17

Liên hệ bộ môn: Cung c

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG

Trường THPT Hưng Đạo ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM HỌC 2014-2015

Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 180 phút

(không kể thời gian giao đề)

Đề thi gồm có 03 câu, 02 trang

Câu 1 (2 điểm):

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“ Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm

chứa hiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại Vì thế, nó cực kì

nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức … và nhiều mặt của đời

sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân Do được sáng tạo trong

môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều “ngôn ngữ mạng” trở nên vô trách nhiệm, vô

văn hóa… Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu,

đả kích, thóa mạ người khác Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí

hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống

chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt…”

(Trích “Bàn về Facebook với học sinh”, Lomonoxop Edu.vn)

a Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

b Nội dung khái quát của văn bản trên?

c Yếu tố nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên? Tác dụng?

Câu 2 (3 điểm):

Nhà văn Pháp nổi tiếng Đi-đơ-rô có nói:

“Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả Anh cũng không làm được

cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường.”

Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói trên của Đi-đơ-rô Câu nói đã gợi cho anh (chị) điều

gì về quan niệm sống của bản thân hiện nay

Câu 3 (5 điểm):

Về đoạn thơ:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Trang 18

Liên hệ bộ môn: Cung c

Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”

(Trích Tây Tiến – Quang Dũng – SGK Ngữ Văn 12, tập 1 – Trang 88)

Có ý kiến cho rằng: Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song

cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt Ý kiến khác lại khẳng định: Đoạn thơ vẽ nên bức tượng đài

về người chiến sĩ Tây Tiến gian khổ, hi sinh song cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa

Từ cảm nhận của mình về đoạn thơ, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hai ý kiến trên

Trang 19

Liên hệ bộ môn: Cung c

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“ Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung,

Facebook nói riêng hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm

chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại Vì thế, nó cực kì nguy

hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức

… và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia,

tập thể hay các cá nhân Do được sáng tạo trong môi trường ảo,

thậm chí nặc danh nên nhiều “ngôn ngữ mạng” trở nên vô trách

nhiệm, vô văn hóa… Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn

ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác

Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí

hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn

không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong

sáng của tiếng Việt…”

(Trích “Bàn về Facebook với học sinh”,

Lomonoxop Edu.vn)

a Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

b Nội dung khái quát của văn bản trên?

c Yếu tố nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản? Tác

dụng?

2.0 đ

a Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận 0,5đ

b Đoạn văn bản đề cập đến những tác hại của mạng xã hội

Facebook:

- Facebook chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự

thật gây nguy hại đến nhiều mặt đời sống của quốc gia, tập thể

hoặc cá nhân

- Gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sự trong sáng của ngôn ngữ tiếng

Việt

0,5đ

c - Nghệ thuật: liệt kê các tác hại của mạng xã hội Facebook đến

nhiều mặt đời sống của quốc gia, tập thể hoặc cá nhân và ngôn

ngữ dân tộc

0,5đ 0,5đ

Trang 20

Liên hệ bộ môn: Cung c

+ Nhấn mạnh đến tác hại khó lường của mạng xã hội Facebook

+ Mạnh mẽ cảnh tỉnh, nhắc nhở với những người đang tham gia

trang mạng này để tránh gây ra tác hại tương tự

2 Nhà văn Pháp nổi tiếng Đi-đơ-rô có nói:

“Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả Anh cũng

không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường.”

Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói trên của Đi-đơ-rô Câu

nói đã gợi cho anh (chị) điều gì về quan niệm sống của bản thân

hiện nay

3.0 đ

- Về kĩ năng:

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Kết cấu chặt chẽ, diễn

đạt lưu loát, luận điểm rõ ràng, lý lẽ và dẫn chứng hợp lí, lời văn

trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

- Về kiến thức:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải

bám sát yêu cầu của đề bài, cần làm rõ được các ý sau:

- Mục đích: là yêu cầu cần đặt ra trước khi thực hiện một công

việc; là cái ta cần phấn đấu để đạt được trong quá trình thực hiện

công việc

- Mục đích tầm thường: yêu cầu cần đạt được ở mức độ thấp, có

thể chỉ phục vụ cho lợi ích ở phạm vi hẹp với bản thân

- Cái vĩ đại: cái lớn lao, cao cả, có ý nghĩa với nhiều người, với

tập thể

- Câu nói: Đi-đơ-rô đề cập đến tính mục đích trong mọi công

việc, hoạt động của con người và mỗi người cần xác định cho

mình một mục đích sống cao đẹp

0,5đ

Trang 21

Liên hệ bộ môn: Cung c

- Vai trò của mục đích sống với con người:

+ Hành động có mục đích là hành động của con người có trí tuệ

soi sáng, khác hẳn với hành động bản năng tự nhiên của loài thú

+ Mục đích mở ra phương hướng, dẫn dắt mọi hành động của

con người, giúp hành động của con người đạt kết quả

+ Sống không có mục đích, con người sẽ trở nên vô dụng, cuộc

đời mất hết ý nghĩa

- Khẳng định tính chất đúng đắn của câu nói:

+ Mục đích cao thượng, tốt đẹp là động lực thúc đẩy con người

không ngừng vươn lên trong cuộc sống Và khi cần, sẵn sàng hi

sinh cả bản thân mình để thực hiện mục đích cao thượng

+ Sống có mục đích cao thượng, con người sẽ trở nên hữu ích

cho gia đình, xã hội Có mục đích, lí tưởng tốt đẹp, con người sẽ

giàu ý chí, nghị lực, sẽ đạt được những ước mơ cao đẹp

- HS lấy dẫn chứng trong lịch sử và thực tế để chứng minh

0,5đ 0,5đ 0,25đ

4 Phê phán những kẻ sống không có mục đích hoặc mục đích sống

tầm thường Bởi nó khiến con người ta trở nên thụ động, bạc

nhược, vô dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa

0,25đ

5 Suy nghĩ về quan niệm sống của bản thân:

- Ngay từ tuổi học sinh, chúng ta phải xác định cho mình một

mục đích, lí tưởng sống cao đẹp: Mình vì mọi người, mọi người

vì mình

- Trước mắt, xác định động cơ, mục đích học tập đúng đắn: học

để nắm được kiến thức vững vàng; làm chủ khoa học, kĩ thuật,

làm chủ cuộc đời mình; đóng góp được nhiều hơn, tốt hơn cho

Trang 22

Liên hệ bộ môn: Cung c

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”

(Trích Tây Tiến – Quang Dũng – SGK Ngữ Văn 12, tập 1

– Trang 88)

Có ý kiến cho rằng: Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây

Bắc hùng vĩ, thơ mộng song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt Ý

kiến khác lại khẳng định: Đoạn thơ vẽ nên bức tượng đài về

người chiến sĩ Tây Tiến gian khổ, hi sinh song cũng rất đỗi

lãng mạn, hào hoa

Từ cảm nhận của mình về đoạn thơ, anh (chị) suy nghĩ như thế

nào về hai ý kiến trên

- Về kĩ năng:

Biết cách làm bài văn nghị luận văn học về bài thơ (đoạn thơ),

biết vận dụng linh hoạt các thao tác Bố cục chặt chẽ, diễn đạt

lưu loát, lời văn trong sáng, không mắc lỗi trong diễn đạt

- Về kiến thức:

Trên cơ sở kiến thức về nhà văn, về tác phẩm, thí sinh có thể

trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản nêu được các

ý sau:

1 - Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm

- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ và ý kiến nhận định

0,25đ

2 Nhận định thứ nhất: Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc

hùng vĩ, thơ mộng song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt:

- TN Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng:

+ Các hình ảnh sương mờ bao phủ cả vùng Tây Bắc rộng lớn,

hoa về trong đêm hơi, những ngôi nhà bồng bềnh trong biển

Trang 23

Liên hệ bộ môn: Cung c

Luông, Mường Hịch, Mai Châu

+ Các hình ảnh miêu tả: núi cao, vực sâu, đèo dốc, sương rừng,

mưa núi, thác gầm, cọp dữ

+ Những câu thơ nhiều thanh trắc, nghệ thuật đối, lặp từ, lặp cấu

trúc, ngắt nhịp câu thơ,

3 Nhận định thứ hai: Đoạn thơ vẽ nên bức tượng đài về người

chiến sĩ Tây Tiến gian khổ, hi sinh song cũng rất đỗi lãng

mạn, hào hoa

* Họ phải đối mặt với bao khó khăn, thử thách, mất mát, hi sinh:

- Ấn tượng đầu tiên của QD về người lính TT trên đường hành

quân là những bước đi mệt mỏi lẩn khuất như chìm đi trong

sương dày đặc

- Người lính TT phải đối mặt, vượt qua những dốc núi vô cùng

hiểm trở với bao gian lao, vất vả: những dốc núi cao như chạm

trời xanh, những vực sâu thăm thẳm, những sườn đèo dốc

- Cái hoang dại, dữ dội của núi rừng thường trực, đeo bám người

lính TT như một định mệnh, luôn hiện hình để hù doạ và hành hạ

họ

- Dù can trường trong dãi dầu nhưng có khi gian khổ đã quá sức

chịu đựng đã khiến cho người lính gục ngã Họ hi sinh trong tư

thế vẫn hành quân, vẫn chắc tay súng, vẫn ôm lấy và gục lên

quân trang

* Tâm hồn vẫn rất lãng mạn, hào hoa:

- Vẻ tinh nghịch, tếu táo, chất lính ngang tàng như thách thách

cùng hiểm nguy, gian khổ của người lính TT

- Trên đường hành quân vất vả, họ thả hồn mình vào TN, để trút

bỏ hết mọi nhọc nhằn khỏi thân xác, phục tâm, phục sức

- Có lúc họ được dừng chân ở một bản giữa rừng sâu, quây quần

bên những bữa cơm thắm tình quân dân cá nước Tình cảm đầm

ấm xua tan đi vẻ mệt mỏi trên gương mặt, khiến họ tươi tỉnh hẳn

lên

- Cái nhìn lãng mạn đã nâng đỡ cho ngòi bút QD, tạo nên màu

sắc bi tráng khi nói tới sự hi sinh của người lính TT

- Nét đẹp trong tâm hồn lãng mạn, hào hoa của những chàng lính

thủ đô giúp họ vượt qua được khó khăn, thử thách để tiếp bước

trên đường hành quân, hoàn thành nvụ

2,0đ

Trang 24

Liên hệ bộ môn: Cung c

- Cả hai đã cho thấy cái nhìn đầy đủ, rõ nét về TN TB và người

lính Tây Tiến hiện về trong nỗi “nhớ chơi vơi” của nhà thơ khi

ông đã rời xa Tây Tiến, rời xa con sông Mã

- Đoạn thơ không chỉ là TN TB, người chiến sĩ Tây Tiến mà còn

là tình yêu, sự gắn bó máu thịt của nhà thơ với Tây Bắc, với Tây

Tiến

- Đoạn thơ là sự phối hợp hài hoà giữa yếu tố hiện thực và bút

pháp lãng mạn Cả đoạn thơ như một bức tranh thuỷ mặc cổ điển

được phác thảo theo lối tạo hình phương đông (so sánh với bút

pháp miêu tả người lính trong các sáng tác khác)

0,5đ

5 Khái quát lại vấn đề và đánh giá về thành công của tác giả, tác

phẩm trong VHVN giai đoạn 1945 – 1954 0,25đ

Trang 25

Liên hệ bộ môn: Cung c

(không kể thời gian giao đề)

Đề thi gồm có 03 câu, 02 trang

Phần I ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)

- Tnú không cứu được vợ được con Tối đó Mai chết Còn đứa con thì đã chết rồi Thằng lính

to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó

Nhớ không Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày Còn mày thì chúng nó bắt mày,

trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại Còn tau thì lúc đó đứng đằng

sau gốc cây vả Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng Tau không nhảy ra cứu mày

Tau cũng chỉ có hai bàn tay không Tau không ra, tau quay đi vào rừng, tau đi tìm bọn thanh

niên Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúng nó đi tìm giáo mác Nghe rõ chưa, các

con, rõ chưa Nhớ lấy, ghi lấy Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói cho con cháu:

Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!…

Câu 1: Đoạn văn trên là lời ai? Nói với ai? Trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: Người kể chuyện nhắc đi nhắc lại những chi tiết: Tnú không cứu được vợ được con,

chỉ có hai bàn tay trắng nhằm mục đích gì?

Câu 3: Từ câu chuyện cuộc đời Tnú và đoạn đời đau thương của làng Xô Man, người kể

chuyện rút ra chân lí lịch sử nào? Viết một đoạn văn (từ 5-7 câu) nêu suy nghĩ của anh/ chị

về chân lí đó

Phần II Làm văn (8 điểm)

Câu 4: (3 điểm) Viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau:

Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản

lĩnh

Câu 5: (5 điểm)

Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Trang 26

Liên hệ bộ môn: Cung c

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXBGDVN, 2012, Tr.89)

Từ đó, anh/chị suy nghĩ gì về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay?

Trang 27

Liên hệ bộ môn: Cung c

1 Đoạn văn trên là lời của cụ Mết nói với dân làng Xô Man trong

hoàn cảnh: Tnú sau ba năm đi lực lượng được cấp trên cho về

thăm làng một đêm Đêm đó, tại nàh cụ Mết, cụ đã kể lại câu

chuyện cuộc đời Tnú và đoạn đời đau thương của làng Xô Man

cho cả làng nghe

0.5

2 Người kể chuyện nhắc đi nhắc lại những chi tiết: Tnú không

cứu được vợ được con, chỉ có hai bàn tay trắng nhằm mục

đích: khắc sâu bị kịch, nỗi đau của T nú và cũng như của làng

Xô Man, nhấn mạnh việc muốn đấu tranh, bảo vệ những người

yêu thương thì phải có vũ khí

0,5

3 chân lí lịch sử:Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!

một đoạn văn cần nêu được: đây là một chân lí lịch sử được rút

ra từ máu xương của những người thân yêu nhất Đây cũng là

quy luật tất yếu, một bài học đúng với cách mạng Việt

Namkhông chỉ ở thời chống Mĩ

0.5 0.5

4 Câu 4: Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm

mà còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh

I Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết kết hợp các thao tác nghị luận để làm bài văn nghị luận

xã hội

- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, lưu loát

II Yêu cầu về nội dung:

1 Giới thiệu và giải thích vấn đề:

- Nghịch cảnh là hoàn cảnh trớ trêu, nghịch lí, éo le mà con

người không mong muốn trong cuộc sống Ví dụ: ốm đau, tai

nan, chiến tranh, xung đột,…

- Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn

0,5

Trang 28

Liên hệ bộ môn: Cung c

là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh: nghĩa là qua nghịch cảnh,

con người không chỉ hiểu thêm về tâm hồn, tình cảm của mình

và của người mà quan trọng hơn, thấy được trí tuệ và bản lĩnh

trong cuộc sống

=> Khẳng định ý nghĩa của nghịch cảnh trong quá trình nhận

thức và tự nhận thức cảu con người

2

Phân tích, bình luận ý kiến:

- Nghịch cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống

- Qua nghịch cảnh, ta hiểu thêm về trái tim mình và trái tim

người, thất được tình cảm của tập thể và cả dân tộc

- Đối diện và vượt qua nghịch cảnh, mỗi người và cả dân tộc sẽ

chứng tỏ được tầm vóc của trí tuệ và bản lĩnh của mình

- Phê phán quan niệm và hành động sai lầm: chạy trốn hay đầu

hàng nghịch cảnh, thiếu tỉnh táo, sáng suốt khi gặp hoàn cảnh

éo le, ngang trái, dễ thất bại trong công việc, thậm chí bị kẻ thù

lợi dụng

1,5

0,5 0,5 0,5

5 1 Về kỹ năng:

- Biết vận dụng hợp lý các thao tác lập luận phân tích, so sánh,

bình luận để viết bài nghị luận văn học về một đoạn thơ

- Bài viết có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, ngôn

ngữ trong sáng có cảm xúc

2 Về kiến thức:

- Bài viết cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

a Giới thiệu về tác giả, tác phâm, đoạn trích

b Cảm nhận về đoạn thơ:

* Nội dung:

- Đây là đoạn thơ thứ 3 trong bài thơ Tây Tiến, khắc họa chân

thật, sâu sắc về hình tượng người lính Tây Tiến bằng bút pháp

0,5 1.5

Trang 29

Liên hệ bộ môn: Cung c

- Chân dung người lính được khắc họa qua những nét vẽ về

ngoại hình (toát lên vẻ oai phong, dữ dằn) và vẻ đẹp tâm hồn

(lãng mạn, mơ mộng, khát khao yêu)qua cái nhìn lãng mạn của

QD

- Những người lính với ý chí, khát vọng cống hiến ,… đã lên

đường và họ đã phải đối diện với những khó khăn, hi sinh mất

mát nhưng vẫn luôn kiên cường, bền gan vững chí

- Hình ảnh về sự hi sinh lặp lại ở khổ 1, nhưng được nâng lên

tầm khái quát mang tầm vóc sử thi, thần thoại

- Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã tạo nên một cái

nhìn trọn vẹn về hình tượng người lính trong kháng chiến

chống Pháp

- Bài thơ thể hiện rõ phong cách thơ Quang Dũng và khẳng

định sự đóng góp của nhà thơ trong phong trào thơ ca cách

mạng

d Liên hệ: Lý tưởng sống của thanh niên hiện nay:

- Có nhiều điểm khác so với thế hệ cha anh

- Hiện nay, nhiệm vụ chính của thanh niên là học tập, lao động

để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc

- Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều thanh niên phai nhạt lý tưởng,

sống không xác định được mục tiêu, phương hướng, không có

trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội,…

1.5 0.5 1.0

Trang 30

Liên hệ bộ môn: Cung c

(không kể thời gian giao đề)

Đề thi gồm có 03 câu, 02 trang

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa…”

(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)

Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1 Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả?

2 Xác định những phương thức biểu đạt chủ yếu trong đoạn thơ?

3 Hình ảnh “Mẹ yêu thương” được tác giả sử dụng để chỉ ai? Vì sao?

4 Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu hiệu quả biểu

đạt của chúng?

Câu 2 (3,0 điểm)

Coi trọng tình nghĩa nên cha ông ta quan niệm: “Dĩ hoà vi quý” và “Một trăm cái lí

không bằng một tí cái tình” (Tục ngữ)

Từ nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ

quan điểm sống của chính mình (bài viết khoảng 600 từ)

Câu 3 (5,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: ở truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân chú tâm miêu tả kĩ lưỡng hiện thực tàn

khốc trong nạn đói thê thảm mùa xuân 1945 Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Ở tác phẩm này,

nhà văn chủ yếu hướng vào thể hiện vẻ đẹp tiềm ẩn của những người dân nghèo sau cái bề

ngoài đói khát, xác xơ của họ

Từ cảm nhận của mình về tác phẩm, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên

Trang 31

Liên hệ bộ môn: Cung c

1 Đọc đoạn thơ trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên và

thực hiện các yêu cầu

2,0

1 Tác giả ngợi ca ý nghĩa to lớn của cuộc kháng chiến chống Pháp,

đồng thời bộc lộ niềm vui sướng, hạnh phúc lớn lao khi hình dung

ra cảnh được trở về Tây Bắc, gặp lại nhân dân

0,5

2 Những phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn

thơ: biểu cảm, miêu tả

0,5

3 Hình ảnh “Mẹ yêu thương” được sử dụng để chỉ: 0,5

- Tây Bắc Vì: Chế Lan Viên đã khẳng định “Tây Bắc ơi, người là

mẹ của hồn thơ”

- Nhân dân Tây Bắc Vì: ngay sau câu thơ “Cho con về gặp lại

Mẹ yêu thương”, nhà thơ đã viết “Con gặp lại nhân dân như nai

về suối cũ…”

4 Các biện pháp tu từ được sử dụng và hiệu quả biểu đạt của chúng: 0,5

- So sánh:

+ kháng chiến như ngọn lửa: giúp người đọc hình dung được ý

nghĩa to lớn của cuộc kháng chiến chống Pháp

+ con gặp lại nhân dân được ví như: nai về suối cũ; cỏ đón giêng

hai; chim én gặp mùa; đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa; chiếc nôi

ngừng bỗng gặp cánh tay đưa: giúp người đọc hình dung được

niềm vui vô hạn, niềm hạnh phúc lớn lao của nhà thơ khi về gặp

Tây Bắc yêu thương

Ngoài ra, những hình ảnh so sánh trên cũng giúp cho lời thơ hàm

súc, giàu hình ảnh và gợi cảm hơn, ý nghĩa sâu xa hơn, tạo nên

được chiều sâu trí tuệ - nét nổi bật trong phong cách thơ Chế Lan

Viên

- Điệp từ “con” kết hợp với ẩn dụ “Mẹ yêu thương” diễn tả tình

cảm thiết tha sâu nặng, cùng lòng thành kính, sự gắn bó và tình

cảm thiêng liêng mà Chế Lan Viên dành cho nhân dân Tây Bắc

Trang 32

Liên hệ bộ môn: Cung c

2 Nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống coi

trọng tình nghĩa theo quan niệm: “Dĩ hoà vi quý” và “Một

trăm cái lí không bằng một tí cái tình”, từ đó, bày tỏ quan điểm

sống của chính mình

3,0

- Thí sinh biết huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ

năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng của

mình để làm bài văn nghị luận xã hội

- Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau,

nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được bày tỏ quan điểm

của mình, nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp

với chuẩn mực đạo đức xã hội

- “lí”: lẽ phải, lí lẽ; nguyên tắc ứng xử giữa người với người được

xác định từ truyền thống, phong tục, đặc biệt là được quy định

+ Tạo nên môi trường sống hoà thuận, giàu tình cảm, tình nghĩa,

thân thiện giữa người với người

+ Tạo nên những quan hệ tốt đẹp, bền vững

- Mặt tiêu cực của quan niệm sống coi trọng tình nghĩa và sự hoà

thuận:

+ Dễ khiến con người trở nên nhu nhược, thậm chí là hèn nhát

Trang 33

Liên hệ bộ môn: Cung c

+ Dễ dẫn đến việc vi phạm các quy định của pháp luật

(Thí sinh cần lấy dẫn chứng minh hoạ cho các ý trong quá trình

bàn luận)

- Từ nhận thức về mặt tích cực và hạn chế của lối sống coi trọng

tình nghĩa và sự hoà thuận của cha ông, thí sinh cần bày tỏ quan

điểm sống của chính mình và đề ra được phương hướng để thực

hiện quan điểm sống ấy

- Thí sinh được tự do bày tỏ quan điểm sống của mình nhưng cần

có thái độ chân thành, đúng mực, phù hợp chuẩn mực đạo đức xã

- Thí sinh biết huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận

văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm nhận văn

chương của mình để làm bài nghị luận văn học

- Thí sinh có thể cảm nhận và lí giải theo những cách khác nhau,

nhưng phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng và bám sát văn bản tác

phẩm

- Vài nét về tác giả Kim Lân

- Vài nét về tác phẩm “Vợ nhặt”

- Giới thiệu hai ý kiến

- “Hiện thực tàn khốc” là toàn bộ hiện thực đời sống vô cùng

khắc nghiệt, gây hậu quả nghiêm trọng, đau xót Ý kiến thứ nhất

coi việc tái hiện không khí bi thảm trong nạn đói mùa xuân 1945

là cảm hứng chủ đạo của nhà văn Kim Lân khi viết “Vợ nhặt”

Trang 34

Liên hệ bộ môn: Cung c

- “Vẻ đẹp tiềm ẩn” là vẻ đẹp của đời sống nội tâm, vẻ đẹp tâm

hồn, vẻ đẹp của đạo lí, tình nghĩa,…còn ẩn giấu bên trong cái vẻ

ngoài tầm thường, xấu xí Ý kiến thứ hai coi việc phát hiện, ngợi

ca, trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp tâm hồn con người mới là

cảm hứng chủ đạo của nhà văn trong tác phẩm “Vợ nhặt”

- Trong “Vợ nhặt”, Kim Lân chú tâm miêu tả hiện thực tàn khốc

khi nạn đói thê thảm mùa xuân 1945 diễn ra:

+ Hiện thực đói khát tàn khốc khiến ranh giới của sự sống và cái

chết trở nên hết sức mong manh

+ Hiện thực đói khát tàn khốc hiện diện qua cả hình ảnh, âm

thanh, mùi vị

+ Hiện thực tàn khốc khiến giá trị con người trở nên rẻ rúng

+ Hiện thực tàn khốc khiến con người sống cuộc sống không ra

người

- Ở “Vợ nhặt”, Kim Lân càng chú tâm thể hiện vẻ đẹp tiềm ẩn ở

những người dân nghèo sau cái bề ngoài đói khát, xác xơ của họ

+ Vẻ đẹp của đạo lí, của tình người

+ Vẻ đẹp ở ý thức, trách nhiệm đối với gia đình

+ Vẻ đẹp ở niềm tin mãnh liệt vào tương lai, tin vào sự sống

- Trong “Vợ nhặt”, quả thực Kim Lân có miêu tả hiện thực tàn

khốc trong nạn đói 1945, nhưng nhà văn vẫn chủ yếu hướng vào

thể hiện những vẻ đẹp tiềm ẩn của người lao động Chính nhiệt

tình ngợi ca, trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp

nhân phẩm và đạo lí của người dân xóm ngụ cư mới là cảm hứng

chủ đạo của nhà văn và từ đó tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc cho

tác phẩm

- Hai nhận định trên về truyện ngắn “Vợ nhặt” tuy có điểm khác

nhau nhưng không hề đối lập Trái lại, hai ý kiến cùng làm nổi bật

giá trị của tác phẩm cũng như tư tưởng của Kim Lân qua truyện

ngắn này

Trang 35

Liên hệ bộ môn: Cung c

NGUYỄN QUANG DIÊU

MÔN : NGỮ VĂN; khối C,D

Ngày 08 tháng 3 năm 2015

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu I (2,0 điểm)

“Bà lão cúi đầu nín lặng Bà lão hiểu rồi Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra

biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình Chao ôi, người ta

dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở

mặt sau này Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt

Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”

(Trích Vợ nhặt - Kim Lân)

Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1 Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn (0,5 điểm)

2 Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? (0,5 điểm)

3 Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của

các thành ngữ đó (1,0 điểm)

Câu II (3,0 điểm)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi là một mất mát lớn cho dân tộc Việt Nam và bạn bè

quốc tế Hàng triệu trái tim đã thổn thức khi đại tướng từ trần, đất nước chìm ngập trong

nước mắt của nhân dân Trong đó có không ít những học sinh, sinh viên, chưa từng được gặp

ông ngoài đời, cũng nức nở khóc ông

Trang 36

Liên hệ bộ môn: Cung c

Anh/chị suy nghĩ gì về những giọt nước mắt của các bạn trẻ khi có ý kiến từng cho

rằng: “Thế hệ trẻ không phải sống trong bom đạn hiểm nguy, chỉ biết hưởng thụ trong đời

sống hiện đại, xô bồ nên trái tim thường thờ ơ, vô cảm với xung quanh”

Câu III (5,0 điểm)

Sách Ngữ văn 12 có viết: “Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của

một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một hạnh

Trang 37

Liên hệ bộ môn: Cung c

I Đọc đoạn trích trong truyện ngắn Vợ nhặt và thực hiện các yêu cầu 2,0

Yêu cầu chung

- Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh; đòi hỏi thí

sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn học

thuộc thể loại truyện ngắn để làm bài

- Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của đoạn trích, chỉ kiểm

tra một số khía cạnh Cảm nhận của thí sinh có thể phong phú nhưng

cần nắm bắt được nội dung chính của văn bản, nhận ra các phương

thức biểu đạt trong đoạn trích và nghệ thuật sử dụng thành ngữ của nhà

2 Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản diễn tả tâm trạng bà cụ Tứ khi biết

con trai (nhân vật Tràng) dẫn người đàn bà xa lạ về

0,5

3 - Các thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn: dựng vợ gả

chồng, sinh con đẻ cái, ăn nên làm nổi

- Hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ: các thành ngữ dân gian quen

thuộc trong lời ăn tiếng nói nhân dân được sử dụng một cách sáng tạo,

qua đó dòng tâm tư của người kể hòa vào với dòng suy nghĩ của nhân

vật bà cụ Tứ; suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật trở nên thật gần gũi, được

thể hiện rất tự nhiên; nỗi lòng, tâm trạng cùa người mẹ thương con thật

1,0

Trang 38

Liên hệ bộ môn: Cung c

được diễn tả thật chân thực

II Suy nghĩ về những giọt nước mắt của các bạn trẻ khóc Đại tướng Võ

Nguyên Giáp khi có ý kiến từng cho rằng: “Thế hệ trẻ không phải sống

trong bom đạn hiểm nguy, chỉ biết hưởng thụ trong đời sống hiện đại, xô

bồ nên trái tim thường thờ ơ, vô cảm với xung quanh”

3,0

Yêu cầu chung

- - Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi

thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn

bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng của mình để làm bài

- Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải

có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ quan điểm của mình, nhưng

phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã

hội và luật pháp quốc tế

- Giọt nước mắt của các bạn trẻ trong đám tang đại tướng Võ Nguyên Giáp thể hiện

những tình cảm chân thành, sâu sắc đối với vị tướng của nhân dân

- Giọt nước mắt ấy khác với nhận định: “Thế hệ trẻ không phải sống trong bom đạn

hiểm nguy, chỉ biết hưởng thụ trong đời sống hiện đại, xô bồ nên trái tim thường thờ

ơ, vô cảm với xung quanh.”, cho rằng những người trẻ trong cuộc sống hòa bình của

thời hiện đại nặng về cuộc sống vật chất mà coi nhẹ những giá trị tinh thần

Trang 39

Liên hệ bộ môn: Cung c

- Giọt nước mắt bộc lộ tình cảm chân thành, tự nhiên, thực sự: Các bạn trẻ không

có khoảng cách thế hệ mà rất gần gũi thân quen, ruột thịt với Đại tướng; sự đau đớn,

tiếc thương vô hạn, xúc động mãnh liệt trước sự ra đi của Đại tướng Nỗi đau của

giới trẻ hòa chung đau thương của cả dân tộc

- Giọt nước mắt xuất phát những tình cảm đẹp đẽ của các bạn trẻ thể hiện: Sự tôn

thờ, ngưỡng mộ một nhân cách vĩ đại, trí tuệ, tài năng; lòng biết ơn, tri ân người anh

hùng có công với đất nước, với dân tộc

- Giọt nước mắt thể hiện tâm hồn trong sáng, hướng thiện: luôn hướng đến những

giá trị tốt đẹp, những chuẩn mực cao quý trong cuộc đời; lòng yêu nước thường trực,

giàu tinh thần dân tộc với niềm tự hào về thế hệ cha anh; biết quan tâm trăn trở tới

những vấn đề xã hội…

* Về nhận định trái chiều

- Từ lâu, trong xã hội đã có những lời chê trách với thế hệ trẻ, cho rằng họ sống

“thờ ơ, vô cảm” Đó là những ý nghĩ sai lệch thể hiện cái nhìn phiến diện khi chỉ

nhắm đế một bộ phận nhỏ giới trẻ, chưa thực sự hiểu hết về thế hệ trẻ Sau đám tang

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một con người với công lao to lớn với dân tộc, trí tuệ,

tài năng, và đặc biệt là nhân cách cao đẹp suốt đời cống hiến cho đất nước - chắc hẳn

nhiều người sẽ có cái nhìn khác về các bạn trẻ khi chứng kiến những giọt nước mắt

của họ

- Thường ngày, với sự trẻ trung, sôi nổi, các bạn trẻ luôn đề cao cái tôi cá nhân của

mình nên dễ bị lầm tưởng là vô tâm, thờ ơ với xung quanh Nhưng trong hoàn cảnh

Trang 40

Liên hệ bộ môn: Cung c

trọng đại có ý nghĩa, liên quan đến dân tộc cộng đồng, giới trẻ đã bộc lộ tình cảm và

phẩm chất đẹp đẽ của con người Việt Nam Không chỉ có giọt nước mắt rơi, các bạn

trẻ còn có rất nhiều hành động thiết thực, có ý nghĩa trong đám tang đại tướng

III Cảm nhận về bài thơ Sóng và trình bày ý kiến về các nhận xét 5,0

Yêu cầu chung

- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh; đòi hỏi

thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, về phong cách nghệ

thuật tác giả, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương của

mình để làm bài

- Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng

phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, không được thoát ly văn bản tác phẩm

Yêu cầu cụ thể

Giải thích các ý kiến

- Ý kiến thứ nhất:

+ vẻ đẹp nữ tính: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng, là tiếng nói tâm hồn của

người phụ nữ khi yêu với những nét đẹp đằm thắm, dịu dàng, đôn hậu, vị

tha, sâu lắng…

+ tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da

0,5

Ngày đăng: 25/04/2015, 12:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w