1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đồ án công nghệ thông tin Xây dựng hệ thống kế toán vốn bằng tiền ở Tổng công ty Thép Việt Nam

90 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

Học viện Tài Chính Đồ án tốt nghiệpNgày nay, chúng ta đang sống trong thế giới của công nghệ thông tin.Tin học đã đi vào tất cả các “ngõ ngách” của đời sống xã hội, từ những côngviệc đơ

Trang 1

Học viện Tài Chính Đồ án tốt nghiệp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Kế toán vốn bằng tiền 5

1.1.1 Kế toán vốn bằng tiền 5

1.1.1.1 Khái niệm kế toán vốn bằng tiền 5

1.1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền 5

1.1.1.3 Các nguyên tắc của kế toán vốn bằng tiền 5

1.1.2 Kế toán tiền mặt 6

1.1.2.1 Khái niệm 6

1.1.2.2 Chứng từ sử dụng trong kế toán tiền mặt 7

1.1.2.3 Tài khoản sử dụng 7

1.1.2.4 Trình tự kế toán tiền mặt 8

1.1.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng 12

1.1.3.1 Khái niệm 12

1.1.3.2 Tài khoản sử dụng 13

1.1.3.3 Trình tự kế toán tiền gửi ngân hàng 14

1.2 Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp 18

1.2.1 Khái niệm hệ thống và hệ thống thông tin 18

1.2.1.1 Hệ thống 18

1.2.1.2 Hệ thống thông tin 19

1.2.2 Các bước phát triển hệ thống thông tin 21

1.2.3 Các mô hình hệ thống 23

1.2.3.1 Mô hình nghiệp vụ của hệ thống 23

1.2.3.2 Mô hình hoá quá trình xử lý 24

1.2.3.3 Mô hình thực thể – quan hệ ERM 24

1.2.3.4 Mô hình dữ liệu – quan hệ 24

1.3 Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu 25

1.3.1 Khái niệm cơ cở dữ liệu và hệ quản trị cơ cở dữ liệu 25

1.3.1.1 Cơ sở dữ liệu 25

1.3.1.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 26

1.3.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Mirosoft Visual Foxpro 26

CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 28

2.1 Giới thiệu về Tổng công ty Thép Việt Nam 28

2.2 Tổ chức bộ máy kế toán của Tổng công ty Thép Việt Nam 32

Trang 2

Học viện Tài Chính Đồ án tốt nghiệp

2.2.1 Chức năng của Phòng tài chính kế toán 33

2.2.2 Nhiệm vụ chủ yếu của Phòng tài chính kế toán 33

2.2.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự của Phòng tài chính kế toán gồm có: 34

2.3 Hạch toán kế toán ở Tổng công ty Thép Việt Nam 34

2.3.1 Hình thức kế toán 34

2.3.2 Nguyên tắc hạch toán kế toán 38

2.3.3 Hệ thống phân hành kế toán tại Tổng công ty 39

2.4 Kế toán vốn bằng tiền tại Tổng công ty Thép Việt Nam 40

2.4.1 Kế toán tiền mặt 40

2.4.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng 41

2.4.3 Các mẫu chứng từ sử dụng trong hạch toán 42

2.5 Đánh giá tình hình ứng dụng CNTT vào công tác kế toán tại Tổng công ty 49

3.1 Phân tích hệ thống thông tin kế toán vốn bằng tiền 52

3.1.1 Khảo sát yêu cầu của hệ thống 52

3.1.2 Phạm vi triển khai 52

3.1.3 Mô tả hoạt động của hệ thống 53

3.1.4 Mô hình chức năng của hệ thống 56

3.1.4.1 Biểu đồ ngữ cảnh 56

3.1.4.2 Biểu đồ phân cấp chức năng 56

3.1.4.5 Ma trận thực thể chức năng 57

3.1.4.4 Tài liệu đặc tả chức năng 57

3.1.4.5 Biểu đồ luồng dữ liệu của hệ thống 60

3.1.5 Mô hình dữ liệu của hệ thống 63

3.1.5.1 Mô hình thực thể liên kết 63

3.1.5.2 Mô hình quan hệ 66

3.2 Thiết kế hệ thống thông tin kế toán vốn bằng tiền 68

3.2.1 Thiết kế cơ cở dữ liệu 68

3.2.1.2 Mối quan hệ giữa các bảng 72

3.2.2 Thiết kế các Module của hệ thống 73

3.2.3 Thiết kế giao diện hệ thống 74

3.2.3.1 Thiết kế thực đơn hệ thống 74

3.2.3.2 Thiết kế các form giao diện 76

KẾT LUẬN 88

Trang 3

Học viện Tài Chính Đồ án tốt nghiệp

Ngày nay, chúng ta đang sống trong thế giới của công nghệ thông tin.Tin học đã đi vào tất cả các “ngõ ngách” của đời sống xã hội, từ những côngviệc đơn giản như giải một bài toán thuần tuý đến những vấn đề phức tạpnhư việc áp dụng tin học trong công nghệ viễn thông hay trong nghiên cứu vũtrụ…Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đã và đang đem lạinhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp từ việc lưu trữ dữ liệu đến việc tìmkiếm thông tin, lên các báo cáo…giúp cho công tác quản lý được thực hiệnmột cách dễ dàng hơn Tin học hóa công tác kế toán là việc làm rất thiết thựcgiúp cho công việc kế toán tại doanh nghiệp nhanh chóng, kịp thời, chính xáchơn tăng hiệu suất làm việc của nhân viên kế toán nói riêng và công tác quản

lý nói chung

Bởi tầm quan trọng và tính cấp thiết cần phải hoàn thiện việc tin học hóacông tác kế toán trong doanh nghiệp với quá trình tìm hiểu lý luận cũng nhưthực tiễn công tác kế toán tại Tổng công ty Thép Việt Nam, em đã lựa chọn

đề tài: “Xây dựng hệ thống kế toán vốn bằng tiền ở Tổng công ty Thép Việt Nam” để trình bày trong bài viết này với mong muốn sẽ góp phần hoàn

Trang 4

Học viện Tài Chính Đồ án tốt nghiệp

thiện hơn tổ chức kế toán nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Tổngcông ty

Nội dung chính của đồ án gồm có 3 chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung của đề tài

Chương 2: Công tác kế toán tại Tổng công ty Thép Việt Nam

Chương 3: Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kế toán vốn bằng tiền

Để hoàn thành đồ án, em nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình củathầy Nguyễn Hữu Xuân Trường, các thầy giáo, cô giáo trong trường cùng vớicác anh chị trong phòng tài chính kế toán của Tổng công ty Thép Việt Nam

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Kế toán vốn bằng tiền

1.1.1 Kế toán vốn bằng tiền

1.1.1.1 Khái niệm kế toán vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp thuộc tài sản lưu động được hình thành chủ yếu trong quá trình bánhàng và trong các quan hệ thanh toán

Vốn bằng tiền trong doanh nghiệp bao gồm: Tiền mặt tồn quỹ, tiền gửingân hàng và tiền đang chuyển (kể cả ngoại tệ, vàng bạc đá quý, kim khíquý)

1.1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền vận động không ngừng, phức tạp và có tính lưu chuyển rấtcao Quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền là điều kiện tăng hiệu quả vốn lưu động,bảo vệ chặt chẽ tài sản, ngăn ngừa các hiện tượng lãng phí, tham ô tài sản củađơn vị

Để góp phần quản lý tốt tài sản của doanh nghiệp, kế toán vốn bằng tiềncần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

1 – Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình biến độngcủa các loại vốn bằng tiền

2 – Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành các chế độ, quy định, các thủtục quản lý vốn bằng tiền

1.1.1.3 Các nguyên tắc của kế toán vốn bằng tiền

Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ theo các nguyên tắc, chế độ quản lýtiền tệ của Nhà nước sau đây:

Trang 6

- Sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam.

- Các loại ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định và đượctheo dõi chi tiết riêng từng nguyên tệ trên TK 007 “Ngoại tệ các loại”

- Các loại vàng bạc, đá quý, kim khí quý phải được đánh giá bằng tiền tệtại thời điểm phát sinh theo giá thực tế (nhập, xuất) ngoài ra phải theo dõi chitiết số lượng, trọng lượng, quy cách và phẩm chất của từng loại

- Vào cuối mỗi kì, kế toán phải điều chỉnh lại các loại ngoại tệ theo tỷgiá thực tế

1.1.2 Kế toán tiền mặt

1.1.2.1 Khái niệm

Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ (két) của doanhnghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, tínphiếu và ngân phiếu

Trong mỗi doanh nghiệp đều có một lượng tiền mặt nhất định tại quỹ đểphục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của mình Số tiềnthường xuyên tồn quỹ phải được tính toán định mức hợp lý, mức tồn quỹ nàytùy thuộc vào quy mô, tích chất hoạt động , ngoài số tiền trên doanh nghiệpphải gửi vào ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác

Mọi khoản thu chi, bảo quản tiền mạt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệmthực hiện Thủ quỹ không được trực tiếp mua bán vật tư, hàng hóa, tiếp liệuhoặc không được kiêm nhiệm công tác kế toán Tất cả các khoản thu, chi tiềnmặt đều phải có chứng từ hợp lệ chứng minh và phải có chữ kí của Kế toántrưởng và thủ trưởng đơn vị Sau khi thực hiện thu chi tiền, thủ quỹ giữ lại cácchứng từ để cuối ngày ghi vào sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ Sổ quỹ kiêm báo cáoquỹ được lập thành 2 liên, một liên lưu lại làm sổ quỹ, một liên làm báo cáo

Trang 7

quỹ kèm theo các chứng từ thu, chi gửi cho kế toán quỹ Số tồn quỹ cuối ngàyphải khớp đúng với số dư cuối ngày trên sổ quỹ.

1.1.2.2 Chứng từ sử dụng trong kế toán tiền mặt

- Phiếu thu – mẫu 01 – TT (BB)

- Phiếu chi – mẫu số 02 – TT (BB)

- Bảng kê vàng bạc, đá quý – mẫu số 07 – TT (HD)

- Bảng kiểm kê quỹ – mẫu số 08a – TT, 08b – TT (HD)

Các chứng từ sau khi đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ được ghi chép,phản ánh vào các sổ kế toán liên quan bao gồm:

- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc… nhập quỹ

- Số tiền thừa phát hiện khi kiểm kê

- Chênh lệch tăng tỉ giá hối đoái do đánh giá lại cuối kỳ

Bên Có:

- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc… xuất quỹ

- Số tiền thiếu phát hiện khi kiểm kê

- Chênh lệch tỉ giá hối đoái giảm do đánh giá lại cuối kỳ

Số dư bên Nợ: Số tiền mặt tồn quỹ hiện có.

Tài khoản 111 có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam

Trang 8

- Tài khoản 1112 – Ngoại tệ

- Tài khoản 1113 – Vàng bạc, kim khí quý, đá quý

Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như TK 112,

TK 113, TK 331, TK 152, TK 211, TK 133…

1.1.2.4 Trình tự kế toán tiền mặt

 Kế toán các khoản thu chi bằng tiền Việt Nam

- Các nghiệp vụ thu tiền:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 511, 512, 515 – DT bán hàng ra ngoài, nội bộ và tài chính

Có TK 711 – Thu nhập khác

Có TK 131, 138, 141 – Thu hồi các khoản nợ phải thu

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 128, 221, 222 – Thu hồi tiền đầu tư

Có TK 144, 244 – Thu hồi các khoản kí cược, kí quỹ

- Các nghiệp vụ chi tiền mặt:

Nợ TK 152, 153, 156, 211 – Chi tiền mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ

Nợ TK 331, 311, 315 – Chi tiền trả nợ cho người bán, vay ngắn hạn

Nợ TK 333, 334, 336 – Chi tiền thanh toán với NN, với CNV, vớinội bộ

Nợ TK 112, 113 – Chi tiền gửi vào ngân hàng, gửi qua bưu điện…

Nợ TK 121, 221, 128, 222, 228 – Chi tiền đầu tư

Nợ TK 144, 244 – Chi tiền kí cược, kí quỹ

Nợ TK 621, 627, 641, 642, 635, 241…

Có TK 111 – Tiền mặt

 Kế toán các khoản thu chi bằng ngoại tệ

Trang 9

- Việc hạch toán ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam hoặc đơn vịtiền tệ chính thức được sử dụng trong kế toán (nếu được chấp thuận) vềnguyên tắc doanh nghiệp phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trườngngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phátsinh nghiệp vụ kinh tế (gọi tắt là tỉ giá giao dịch) để ghi sổ kế toán.

- Đối với các tài khoản thuộc loại chi phí, doanh thu, thu nhập, vật tư,hàng hóa, tài sản cố định, bên Nợ các tài khoản vốn bằng tiền, các tài khoản

Nợ phải thu hoặc bên Có các tài khoản Nợ phải trả… Khi có các nghiệp vụkinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch

- Đối với bên Có của các tài khoản vốn bằng tiền, các khoản Nợ phải thu

và bên Nợ của các tài khoản Nợ phải trả khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinhbằng ngoại tệ phải ghi sổ kế toán theo tỷ giá trên ghi sổ kế toán (tỷ giá xuấtquỹ theo 1 trong các phương pháp bình quân gia quyền; nhập trước xuấttrước; nhập sau xuất trước…, tỷ giá nhận nợ…)

- Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền

tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liênngân hàng do NHNN Việt Nam công bố tại thời điểm lập bảng cân đối kếtoán

- Trường hợp mua bán ngoại tệ bằng đồng Việt Nam thì hạch toán theo

tỷ giá thực tế mua, bán

 Kế toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến ngoại tệ là tiền mặt tronggiai đoạn sản xuất kinh doanh (kể cả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bảncủa doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản)

Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác thu tiền bằng ngoại tệ nhậpquỹ, kế toán quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái ngày giaodịch, tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng, ghi:

Trang 10

Nợ TK 111(1112) – Tiền mặt (theo tỷ giá giao dịch BQLNH)

Có TK 511, 711 – Doanh thu bán hàng (theo tỷ giá giao dịchBQLNH)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộpĐồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK 007 – Ngoại tệ các loại

Khi thanh toán nợ phải thu bằng ngoại tệ, nhập quỹ tiền mặt:

+ Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch thì ghi:

Nợ TK 111(1112) – Tiền mặt (theo tỷ giá giao dịch BQLNH)

Có TK 131, 136, 138 (Tỷ giá ghi trên sổ kế toán)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (số chênh lệch tỷ giágiao dịch BQLNH lớn hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán TK 131, 136, 138)

+ Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong giao dịch thanh toán nợ phải trả(tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ kế toán cáckhoản phải thu) thì số chênh lệch được ghi:

Nợ TK 111(1112) – Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch (Tỷ giá BQLNH)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có TK 131, 136, 138 (Tỷ giá hói đoái ghi trên sổ kế toán)Đồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK 007 – Ngoại tệ các loại

Khi xuất quỹ ngoại tệ để mua tài sản, vật tư, hàng hóa và chi trả cáckhoản chi phí bằng ngoại tệ:

+ Trường hợp phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thì ghi:

Nợ TK 152, 153, 156, 211, 611, 623, 627, 642… (theo tỷ giá giaodịch BQLNH)

Có TK 111(1112) – Tiền mặt (Tỷ giá ghi trên sổ kế toán)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (số chênh lệch tỷ giágiao dịch BQLNH lớn hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán)

+ Trường hợp phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thì ghi:

Trang 11

Nợ TK 111(1112) – Tỷ giá giao dịch

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Số lỗ tỷ giá hối đoái)

Có TK 111(1112) (Tỷ giá hối đoái ghi trên sổ kế toán)Đồng thời ghi đơn vào bên Có TK 007 – Ngoại tệ các loại

Khi xuất quỹ tiền mặt bằng ngoại tệ để trả nợ cho người bán, nợ vay…+ Nếu phát sinh lãi trong giao dịch thanh toán nợ phải trả ghi:

Nợ TK 311, 315, 331, 336…(Tỷ giá ghi sổ kế toán các TK Nợ phảitrả)

Có TK 111(1112) – Tiền mặt (tỷ giá ghi trên sổ kế toán TK1112)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Số chênh lệch tỷgiá ghi trên sổ kế toán TK 331 lớn hơn tỷ giá hối trên sổ kế toán Tk 1112) + Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:

Nợ TK 331, 315, 331, 336 (tỷ giá ghi trên sổ kế toán)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có TK 111(1112) – (tỷ giá ghi trên sổ kế toán)Đồng thời ghi đơn vào bên Có TK 007 – Ngoại tệ các loại

 Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong thời kỳ của hoạtđộng đầu tư xây dựng cơ bản (Giai đoạn trước hoạt động)

- Khi mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định, thiết kế xây dựng cơ bản,khối lượng xây dựng lắp đặt do người bán hoạc người nhận thầu bàn giao,bằng ngoại tệ

- Khi thanh toán Nợ phải trả bằng ngoại tệ (người bán, nợ vay, nội bộ…)

- Nếu phát sinh lãi tỷ giá thì phản ánh số chênh lệch vào bên Có TK 413

- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá thì phản ánh số chênh lệch vào bên Nợ TK 413

- Hàng năm chênh lệch tỷ giá được phản ánh lũy kế trên TK 413 cho đếnkhi hoàn thành giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản

Trang 12

- Khi kết thúc giai đoạn đầu tư thì kết chuyển tỷ giá hối đoái thực hiện(bù trừ số phát sinh bên Nơ và bên Có TK 413) Số chênh lẹch tỷ giá đượctính ngay vào chi phí hoặc doanh thu của hoạt động tài chính hoặc kết chuyểnsang TK 242 (nếu bị lỗ) hoặc kết chuyển vào TK 3387 (nếu lãi) để phân bổtrong thời gian tối đa không quá 5 năm.

 Cuối kỳ kế toán, đánh giá lại số dư tiền mặt có gốc ngoại tệ theo giágiao dịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm lập báo cáo tài chính

- Trường hợp có lãi (tỷ giá hối đoái tăng) thì số chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ TK 111 (1112) – Tiền mặt

Có TK 413 (4131, 4132) – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

- Trường hợp bị lỗ (tỷ giá hối đoái giảm) thì số chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ TK 413 (4131, 4132) – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 111 (1112) – Tiền mặt

 Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm

+ Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái vào cuối năm tài chính:

Trang 13

Căn cứ để ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi của các doanhnghiệp là các giấy báo Có, giấy báo Nợ hoặc các bảng sao kê của ngân hàngkèm theo các chứng từ gốc như ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc chuyểnkhoản… Khi nhận được các chứng từ do ngân hàng gửi đến, kế toán phải tiếnhành kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo Trường hợp có sự chênhlệch giữa số liệu kế toán của đơn vị với ngân hàng thì vẫn phải ghi theo chứng

từ của ngân hàng, số chênh lệch được theo dõi riêng ở tài khoản phải thu hoặcphải trả khác và thông báo cho ngân hàng đối chiếu xác minh lại

Đối với những doanh nghiệp có những tổ chức, bộ phận trực thuộc, cóthể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi, thanh toán phù hợp để thuận tiệncho việc giao dịch, thanh toán Kế toán phải tổ chức kế toán chi tiết cho từngngân hàng, kho bạc, công ty tài chính để tiện cho việc kiểm tra đối chiếu.1.1.3.2 Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng” để phản ánh tínhhình tăng giảm và số hiện có về các khoản tiền gửi của doanh nghiệp Tàikhoản 112 có kết cấu như sau:

Bên Nợ: Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc… đã gửi vào ngân

hàng và chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại

Bên Có: Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc… rút ra từ ngân

hàng và chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái

Số dư bên Nợ: Số tiền gửi hiện còn gửi ở các ngân hàng

Tài khoản 112 được mở 3 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 1121 – Tiền Việt Nam

Tài khoản 1122 – Ngoại tệ

Tài khoản 1123 – Vàng bạc, kim khí quý, đá quý

Ngoài ra kế toán còn sử dụng nhiều tài khoản liên quan khác

Trang 14

1.1.3.3 Trình tự kế toán tiền gửi ngân hàng

 Các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi Việt Nam

- Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại ngân hàng, ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 111 – Tiền mặt

- Nhận được tiền do khách hàng trả nợ hoặc ứng trước bằng chuyểnkhoản, căn cứ vào giấy báo Có của ngân hàng, ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng

- Thu hồi các khoản tiền ký quỹ, ký cược bằng tiền gửi ngân hàng:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 144, 244

- Nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn, dài hạn bằng tiền gửi ngân hàng:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 338, 344

- Nhận vốn góp liên doanh, vốn góp cổ phần… bằng chuyển khoản:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh

- Thu hồi các khoản đầu tư ngắn hạn và nợ ngắn hạn bằng chuyển khoản:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Giá vốn)

Có TK 136 – Phải thu nội bộ (1368)

Có TK 138 – Phải thu khách (1388)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

- Thu tiền bán hàng, thu từ các hoạt động tài chính và hoạt động khácbằng chuyển khoản, ghi:

Trang 15

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 511, 515 – Doanh thu bán hàng và doanh thu tài chính

Có TK 711 – Thu nhập khác

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

- Thu lãi tiền gửi ngân hàng, ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 515 – Doanh thu tài chính

- Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

- Chuyển tiền gửi ngân hàng đi cầm cố, ký cược, ký quỹ, đầu tư ngắnhạn, ghi:

Nợ TK 144, 244 – Ký cược, ký quỹ ngắn hạn, dài hạn

Nợ TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

- Trả tiền mua vật liệu, công cụ, hàng hóa đã nhập kho, hoặc gửi bánthẳng bằng chuyển khoản, ủy nhiệm chi, bằng séc, ghi:

Nợ TK 152, 153, 156 – Giá mua chưa có thuế GTGT

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

- Trả tiền mua TSCĐ, đầu tư dài hạn, chi phí đầu tư XDCB bằng chuyểnkhoản, ghi:

Nợ TK 211, 213 – Tài sản cố định hữu hình, vô hình

Nợ TK 221, 222, 228 – Đầu tư tài chính dài hạn

Nợ TK 241 – XDCB dở dang

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Trang 16

- Thanh toán các khoản Nợ phải trả bằng chuyển khoản:

Nợ các TK 311, 315, 331, 333, 334, 336, 338, 341, 342

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

- Các khoản chiết khấu thanh toán cho người mua bằng chuyển khoản:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

- Thanh toán các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả tại cho ngườimua bằng chuyển khoản, ghi:

Nợ TK 531 – Hàng bán bị trả lại

Nợ TK 635, 811 – Chi phí tài chính, hoạt động khác

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

- Chi bằng tiền gửi ngân hàng liên quan đến các khoản chi phí sử dụngmáy thi công, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanhnghiệp, chi phí hoạt động tài chính, hoạt động bất thường, ghi:

Nợ TK 623, 627, 641, 642

Nợ TK 532 – Giảm giá hàng bán

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

 Các nghiệp vụ liên quan đên ngoại tệ

- Khi bán hàng (sản phẩm xây lắp, công nghiệp, dịch vụ) thu tiền gửi vàongân hàng bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịchbình quân liên ngân hàng

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (Tỷ giá giao dịch)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng (Tỷ giá giao dịch)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

- Khi thu hồi nợ phải thu bằng ngoại tệ

Trang 17

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (Tỷ giá giao dịch)

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (Tỷ giá ghi trên sổ kếtoán)

Có TK 515 – Chênh lệch tỷ giá (số chênh lệch tỷ giá giao dịchlớn hơn tỷ giá ghi sổ kế toán TK 131)

Trường hợp số chênh lệch tỷ giá giao dịch nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ kế toán

TK 131 thì số chênh lệch được ghi vào bên Nợ tài khoản 635 – Chi phí tàichính

- Chuyển khoản ngoại tệ mua tài sản cố định, vật tư và các khoản chi phí,ghi:

Nợ TK 211, 152, 153, 623, 627, 641, 642…(Tỷ giá giao dịch)

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (Tỷ giá ghi trên sổ kế toán)

Có TK 515 – Chênh lệch tỷ giá (số chênh lệch tăng)Trường hợp số chênh lệch tỷ giá giao dịch nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ kế toánthì số chênh lệch được ghi vào bên Nợ tài khoản 635 – Chi phí tài chính

- Trả nợ bằng chuyển khoản ngoại tệ

Nợ TK 311, 331, 341…(Tỷ giá ghi trên sổ kế toán TK nợ phải trảliên quan)

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (Tỷ giá ghi trên sổ kế toán TK112)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (số chênh lệch tỷ giághi trên sổ kế toán các tài khoản phải trả lớn hơn tỷ giá ghi trên sổ kê toán tàikhoản 112)

Trường hợp tỷ giá ghi trên sổ kế toán các tài khoản phải trả nhỏ hơn tỷgiá ghi trên sổ kê toán tài khoản 112 thì số chênh lệch nhỏ hơn được ghi vàobên Nợ tài khoản 635 – Chi phí tài chính

Trang 18

- Cuối kỳ kế toán theo quy định, đánh giá lại số dư ngoại tệ trên tàikhoản 112 theo tỷ giá giao dịch BQLNH do Ngân hàng Nhà nước Việt Namcông bố.

+ Nếu tỷ giá tăng thì số chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái+ Nếu tỷ giá giảm thì số chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

- Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đnáh giá lại cuối năm vào chi phí hoạtđộng tài chính (nếu bị lỗ) và doanh thu hoạt động tài chính (nếu có lãi)

1.2 Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm hệ thống và hệ thống thông tin

1.2.1.1 Hệ thống

 Khái niệm:

Hệ thống là một tập hợp các phần tử có các mối quan hệ hữu cơ với nhau

và cùng hoạt động hướng tới một mục đích chung

Trang 19

- Tính điều khiển: Mỗi hệ thống đều có cơ chế điều khiển tác động lên

các phần tử của hệ thống để hệ thống tiến tới mục tiêu xác định

 Mục tiêu nghiên cứu của hệ thống

Để giải quyết một vấn đề trong thực tế, dẫn đến giải quyết những vấn đềcủa hệ thống nào đó Mục tiêu của nghiên cứu hệ thống là: Hiểu hệ thống, tácđộng lên hệ thống theo cách có hiệu quả, phát triển hệ thống

1.2.1.2 Hệ thống thông tin

 Khái niệm về hệ thống thông tin

Là một hệ thống được tổ chức để thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối,…nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho quá trình ra quyết định để quản lý, điềuhành hoạt động của tổ chức, xí nghiệp, doanh nghiệp…

Các thành phần cơ bản của hệ thống thông tin gồm:

(1) Con người: là yếu tố quyết định trong hệ thống, thực hiện các thủ tục

để biến đổi dữ liệu nhằm tạo ra thông tin

(2) Phần cứng (Máy tính điện tử): là một thiết bị điện tử có khả năng tổchức và lưu trữ thông tin với khối lượng lớn, xử lý dữ liệu tự động với tốc độnhanh, chính xác thành các thông tin có ích cho người dùng

(3) Chương trình: gồm một tập hợp các lệnh được viết bằng ngôn ngữ màmáy hiểu được để thông báo cho máy biết phải thực hiện các thao tác cầnthiết theo thuật toán đã chỉ ra

(4) Dữ liệu: bao gồm toàn bộ các số liệu, các thông tin phục vụ cho việc

xử lý trong hệ thống, trợ giúp các quyết định cho nhà quản lý

(5) Thủ tục là những chỉ dẫn của con người

Hệ thống thông tin mang các đặc điểm: Các phần tử của hệ thống thôngtin là các đối tượng xử lý thông tin Mối liên hệ giữa các phần tử của hệ thống

Trang 20

thông tin là mối liên hệ thông tin Trạng thái của hệ thống thông tin cũng nhưtrạng thái của các phần tử của nó phụ thuộc vào dữ liệu cần xử lý.

 Phân loại hệ thống thông tin

Dựa vào mục đích phục vụ của thông tin đầu ra để phân loại thì hệ thốngthông tin được chia thành các loại chính sau:

- Hệ thống thông tin xử lý giao dịch (TPS – Transaction Processing

Ví dụ: Hệ thống thanh toán tiền lương, Hệ thống kế toán máy, Hệ thốngquản lý sinh viên, Hệ thống quản lý thư viện…

- Hệ thống thông tin quản lý (MIS – Management Infomation System)

Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống trợ giúp các hoạt động quản lý của

tổ chức Chúng làm giảm nhẹ công việc quản lý bằng cách đưa ra những báocáo tóm tắt có cấu trúc dựa trên cơ sở hoạt động có tính lặp đi lặp lại và quychuẩn Hệ thống thông tin quản lý ở mức cao hơn là những ứng dụng xử lýgiao dịch

Ví dụ: Hệ thống quản lý đại lý bán vé của ngành hàng không

- Hệ thống hỗ trợ quyết định (DSS – Decision Support System)

Hệ thống hỗ trợ quyết định được thiết kế với mục đích là trợ giúp cáchoạt động ra quyết định Hệ thống là những công cụ giúp giải quyết nhữngtình huống ít cấu trúc DSS thường được tạo ra để giải quyết những vấn đềriêng hoặc cơ sở xử lý đặc biệt và để nghiên cứu những vấn đề cùng một loạihoặc có cùng khả năng

Trang 21

Ví dụ: Chương trình hỗ trợ quyết định trong ngành hàng không.

- Hệ thống chuyên gia (ES – Expert System)

Hệ thống chuyên gia là các hệ thống thông tin đặc biệt, cung cấp lờikhuyên và sự giúp đỡ về những vấn đề bán cấu trúc Hệ chuyên gia sử dụngnhững lập luận của mình để đáp lại những yêu cầu và để tạo ra những khuyếncáo hoặc dự báo cho những vấn đề nhất định Trong hầu hết các hệ chuyêngia ngày nay cơ sở hiểu biết gồm một bộ các quy tắc

Ví dụ: Hệ thống cố vấn việc gửi hàng hóa

- Hệ thống tự động văn phòng (OAS – Office Automation Systems)

Hệ thống tự động văn phòng là những hệ thống tạo ra, lưu trữ, biến đổi

và xử lý những thông tin liên lạc giữa các cá nhân bằng chữ viết, bằng lời nóihoặc bằng hình ảnh Tính không cấu trúc của hệ thống tự động văn phòng:Những ứng dụng OAS thay đổi rất nhiều nhưng lại không thể hiện cấu trúcđặc trưng như những ứng dụng của TPS, MIS hoặc DSS

- Hệ thống hỗ trợ quản trị (ESS – Executive Support Systems)

Hệ thống hỗ trợ thông tin cần thiết cho những nhà quản trị cấp cao bằngcách tóm tắt và trình bày dữ liệu có mức tập hợp cao nhất

Mục đích của ESS là nhằm thu được dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhaurồi tích hợp dữ liệu đó lại và hiển thị thông tin kết quả trong dạng dễ sử dụng,

dễ hiểu

1.2.2 Các bước phát triển hệ thống thông tin

Quá trình phát triển một hệ thống thông tin được triển khai tuần tự quacác bước:

Trang 22

 Phân tích

- Xây dựng biểu đồ ngữ cảnh

- Xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng

- Xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu

- Xây dựng ma trận thực thể chức năng

- Xây dựng mô hình thực thể liên kết

- Đánh giá khả thi và viết tài liệu phân tích

 Thiết kế

- Thiết kế kiến trúc hệ thống

- Thiết kế các mô đun chương trình

- Thiết kế giao diện chương trình

- Thiết kế cơ sở dữ liệu

- Thiết kế các báo cáo

- Lập tài liệu thiết kế hệ thống

 Thực hiện

- Lựa chọn môi trường cài đặt

- Lựa chọn công cụ cài đặt dữ liệu và chức năng

- Lựa chọn công cụ tạo giao diện và báo cáo

- Xây dựng hệ thống

Trang 23

- Viết tài liệu sử dụng

 Kiểm thử

- Lựa chọn công cụ kiểm thử

- Kiểm chứng các mô đun chức năng của hệ thống thông tin

- Thử nghiệm hệ thống thông tin

- Khắc phục các lỗi nếu có

 Triển khai và bảo trì

- Cài đặt, đào tạo,… người dùng hệ thống thông tin

- Phát hiện các sai sót, khuyết điểm của hệ thống thông tin

- Cải tiến và chỉnh sửa hệ thống thông tin

- Viết báo cáo nghiệm thu

1.2.3 Các mô hình hệ thống

1.2.3.1 Mô hình nghiệp vụ của hệ thống

Mô hình nghiệp vụ là một mô tả các chức năng nghiệp vụ của một tổchức (hay một phạm vi được nghiên cứu của tổ chức) và những mối quan hệbên trong giữa các chức năng đó cũng như các mối quan hệ của chúng vớimôi trường bên ngoài

Một mô hình nghiệp vụ gồm có các thành phần sau:

Trang 24

1.2.3.2 Mô hình hoá quá trình xử lý

Mô hình hoá tiến trình nghiệp vụ là sự biểu diễn đồ thị các chức năng củaquá trình để thu thập, thao tác, lưu trữ và phân phối dữ liệu giữa các bộ phậntrong một hệ thống nghiệp vụ cũng như giữa hệ thống và môi trường của nó

- Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0

- Phát triển biểu đồ luồng dữ liệu các mức i

- Cấu trúc biểu đồ luồng dữ liệu logic các mức sơ cấp

1.2.3.3 Mô hình thực thể – liên kết ERM

Ba phần tử chính của ERM là: thực thể, thuộc tính và các mối quan hệgiữa các thành phần đó Cụ thể:

- Thực thể: là khái niệm để chỉ một lớp các đối tượng cụ thể hay các kháiniệm độc lập có cùng những đặc trưng chung mà ta quan tâm Bản thể là mộtđối tượng tụ thể của thực thể

- Thuộc tính: là các đặc trưng của thực thể Mỗi thực thể có một tập cácthuộc tính gắn kết với nó

- Mối quan hệ giữa các thực thể là một khái niệm mô tả mối quan hệ vốn

có giữa các bản thể của các thực thể

1.2.3.4 Mô hình dữ liệu – quan hệ

- Quan hệ: Là một bảng dữ liệu hai chiều có các cột có tên, gọi là các

thuộc tính, có các dòng không có tên, gọi là những bộ dữ liệu (bản ghi)

- Các thuộc tính của quan hệ: chính là tên của các cột:

+ Thuộc tính lặp: là các thuộc tính mà giá trị của nó trên một số dòngkhác nhau, còn các giá trị còn lại của nó trên các dòng này như nhau

+ Khóa dự tuyển: Là các thuộc tính mà các giá trị của nó xác định duynhất mỗi dòng, và nếu có nhiều hơn một thuộc tính thì khi bỏ đi một thuộctính trong số đó thì giá trị không xác định duy nhất dòng

Trang 25

- Các chuẩn của các quan hệ: Là các đặc trưng cấu trúc mà cho phép ta

nhận biết được cấu trúc đó Có 3 chuẩn cơ bản:

+ Chuẩn 1 (1NF): Một quan hệ ở dạng chuẩn 1NF nếu nó không chứa cácthuộc tính lặp

+ Chuẩn 2 (2NF): Một quan hệ ở dạng chuẩn 2NF nếu nó thỏa mãn dạng1NF và không chứa các thuộc tính phụ thuộc vào khóa

+ Chuẩn 3 (3NF): Một quan hệ ở dạng chuẩn 3 nếu nó thỏa mãn chuẩn 2

và không có thuộc tính phụ thuộc bắc cầu vào khóa

1.3 Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu

1.3.1 Khái niệm cơ cở dữ liệu và hệ quản trị cơ cở dữ liệu

1.3.1.1 Cơ sở dữ liệu

 Định nghĩa: Một cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu có liên quan đếnnhau chứa thông tin về một tổ chức nào đó, được lưu trữ trên các thiết bị nhớthứ cấp để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người sử dụng vớinhững mục đích khác nhau

 Phân loại:

Cơ sở dữ liệu được phần làm nhiều loại khác nhau:

- Cơ sở dữ liệu dạng file: Dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các file có thể

là text, ascii, *.dbf Tiêu biểu cho cơ sở dữ liệu dạng file là Foxpro

- Cơ sở dữ liệu quan hệ: Dữ liệu được lưu trữ trong các bảng dữ liệu gọi

là các thực thể, giữa các thực thể này có mối liên hệ với nhau gọi là các quan

hệ, mỗi quan hệ có các thuộc tính, trong đó có một thuộc tính là khóa chính.Các hệ quản trị hỗ trợ cơ sở dữ liệu quan hệ như: MS SQL server, Oracle,MySQL

Trang 26

- Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng: Dữ liệu cũng được lưu trữ trong cácbản dữ liệu nhưng các bảng có bổ sung thêm các tính năng hướng đối tượngnhư lưu trữ thêm các hành vi, nhằm thể hiện hành vi của đối tượng Mỗi bảngxem như một lớp dữ liệu, một dòng dữ liệu trong bảng là một đối tượng Các

hệ quản trị có hỗ trợ cơ sở dữ liệu quan hệ như: MS SQL server, Oracle,Postgres

- Cơ sở dữ liệu bán cấu trúc: Dữ liệu được lưu dưới dạng XML, với địnhdạng này thông tin mô tả về đối tượng thể hiện trong các tag Đây là cơ sở dữliệu có nhiều ưu điểm do lưu trữ được hầu hết các loại dữ liệu khác nhau nên

cơ sở dữ liệu bán cấu trúc là hướng mới trong nghiên cứu và ứng dụng

1.3.1.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Định nghĩa: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một hệ thống phần mềm chophép tạo lập cơ sở dữ liệu và điều khiển mọi truy nhập đối với cơ sở dữ liệuđó

Các thao tác truy nhập chủ yếu:

- Tìm kiếm dữ liệu theo chỉ tiêu nào đó

- Bổ sung dữ liệu vào cơ sở dữ liệu

- Loại bỏ dữ liệu ra khỏi cơ sở dữ liệu

- Sửa chữa dữ liệu trong cơ sở dữ liệu

Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu thường dùng:

+ Quy mô lớn: Oracle (chạy trên 100 cấu hình khác nhau), DB/2của IBM, Sybase

+ Quy mô vừa và nhỏ: Microsoft access, Visual Foxpro, Paradox

1.3.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Mirosoft Visual Foxpro

Visual FoxPro được phát triển từ FoxPro (Có nguồn gốc từ FoxBASE –bắt đầu phát triển từ 1984 bởi Fox Technologies, sử dụng cách lập trình theo

Trang 27

thủ tục) Phiên bản cuối cùng của FoxPro 2.6 làm việc trên Mac OS, DOS, Windows và Unix Visual FoxPro 3.0 là phiên bản "Visual" đầu tiên, cóthể chạy trong Mac và Windows, các phiên bản sau chỉ dùng trong Windows.Visual FoxPro, ký hiệu vắn tắt là VFP, là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu(Database Management System – DBMS) kiểu quan hệ của Microsoft VisualFoxPro 9.0 là phiên bản mới nhất cho đến thời điểm này của VFP.

MS-Visual Foxpro mang các đặc điểm sử dụng sau:

- Trong VFP tích hợp cả chức năng quản trị cơ sở dữ liệu, cả chức năngcủa ngôn ngữ lập hướng đối tượng Microsoft Sự tích hợp này đã mang lạicho VFP khả năng ứng dụng vừa tiện lợi, vừa dễ dùng

- Tính bảo mật của Visual Foxpro không cao

- Có thể phát triển ứng dụng bằng Visual Foxpro trong môi trường mạng

và cho nhiều người dùng

- Visual Foxpro đang được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam và nhiềunước trên thế giới, để phát triển các ứng dụng trong quản lý (quản lý tài chính,

kế toán, nhân sự, vật tư…)

Trang 28

CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu về Tổng công ty Thép Việt Nam

Tên công ty: Tổng công ty thép Việt Nam (VSC)

Địa chỉ: 91 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3.8561767 Fax: (84-4) 3.8561815E-mail: tctythepvn@fpt.vn

Website: http://www.vnsteel.vn/

Tổng Công ty Thép Việt Nam hiện nay được hình thành trên những nềntảng và nguồn lực hợp nhất của 2 Tổng Công ty: Tổng Công ty Thép và TổngCông ty Kim khí Trong đó:

- Tổng Công ty Thép chuyên sản xuất gang thép với các cơ sở chủ lực làCông ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty Thép Miền Nam và Công ty Thép

Đà Nẵng

- Tổng Công ty Kim khí chuyên tổ chức kinh doanh kim khí với hệthống tiêu thụ rộng khắp tại các khu công nghiệp tập trung, các tỉnh, thànhphố và vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước

- Từ năm 1996 – 2006, Tổng Công ty Thép Việt Nam được tổ chức vàhoạt động theo mô hình Tổng Công ty 91 Đến ngày 1/7/2007, Tổng Công ty

đã hoàn tất các thủ tục pháp lý và các quy chế vận hành nội bộ chuyển sanghoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con theo Quyết định của Thủtướng Chính phủ

Tổng Công ty đang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con, Công

ty mẹ – Tổng Công ty hiện có 02 trụ sở cơ quan:

+ Trụ sở chính: Số 91 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

+ Trụ sở phía Nam: Số 56 Thủ Khoa Huân, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh

Trang 29

 Cơ cấu bộ máy quản lý, điều hành bao gồm:

- Hội đồng quản trị: 05 thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định

bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật

Trong đó có: Chủ tịch Hội đồng quản trị, 01 Uỷ viên kiêm Tổng Giám đốcTổng Công ty, 01 Uỷ viên kiêm trưởng Ban kiểm soát Tổng Công ty

- Ban Kiểm soát: Do Hội đồng quản trị Tổng Công ty quyết định thànhlập và bổ nhiệm các thành viên

- Các đơn vị trực thuộc Công ty mẹ – Tổng Công ty : 10 đơn vị (Trong

đó có 03 Công ty, 03 Chi nhánh, 01 Trung tâm, 01 Khách sạn và 02 đơn vị sựnghiệp)

Trang 30

- Các Công ty con : 10 Công ty (Trong đó có 4 Công ty sản xuất luyệncán thép, 1 Công ty sản xuất vật liệu chịu lửa và vật liệu xây dựng, 4 Công tykinh doanh xuất nhập khẩu và tổ chức tiêu thụ)

- Các Công ty liên kết: 24 Công ty (Trong đó có 09 Công ty cổ phần và

15 Công ty TNHH, Liên doanh đang lựa chọn các hình thức chuyển đổi theoquy định của Luật Doanh nghiệp 2005)

 Các Công ty mới thành lập có cổ phần vốn góp của Tổng công ty:

+ Công ty CP.Thép Tấm lá Thống Nhất

+ Công ty CP Đầu tư Cảng Container

+ Công ty CP Tài chính Xi măng

 Các Công ty liên kết tự nguyện:

Tổng công ty đã hoàn thiện “Quy chế tiếp nhận các Công ty con, Công tyliên kết tự nguyện” và đang xúc tiến các thủ tục cần thiết để tiếp nhận một sốCông ty theo đề nghị của doanh nghiệp nhằm khai thác và phát huy tối đa sứcmạnh của hệ thống, của từng doanh nghiệp

 Cơ chế hoạt động hiện tại:

Công ty mẹ – Tổng Công ty là doanh nghiệp nhà nước, thực hiện chứcnăng trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh và đầu tư tài chính Tổ chức vàhoạt động theo Điều lệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định

số 91/2007/QĐ –TTg ngày 21/6/2007 và các văn bản pháp quy hướng dẫn,chỉ đạo thực hiện của Bộ Công thương, các Bộ ngành chức năng nhà nước.Công ty mẹ – Tổng Công ty ban hành các Quy chế quản lý, vận hành trongtừng lĩnh vực để triển khai các mặt hoạt động trong toàn Tổng Công ty

Trừ Công ty gang thép Thái nguyên – hiện còn là doanh nghiệp 100%vốn nhà nước, đang tổ chức – hoạt động theo Luật DNNN và Điều lệ do TổngCông ty phê duyệt, đã và đang triển khai cổ phần hoá trong năm 2008 – 2009.Còn lại, các Công ty con, Công ty liên kết của Tổng Công ty được tổ chức và

Trang 31

hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty Người đại diện TổngCông ty tại các Công ty này, thực hiện trách nhiệm theo “Quy chế thực hiệnquyền và nghĩa vụ của Công ty mẹ – Tổng Công ty Thép Việt nam tại cácCông ty con, Công ty liên kết”.

 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu

- Sản xuất thép và các kim loại khác, vật liệu chịu lửa, thiết bị phụ tùngluyện kim và sản phẩm thép sau cán

- Khai thác quặng sắt, than mỡ và các nguyên liệu trợ dung cho côngnghiệp sản xuất thép

- Xuất nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm thép và nguyên nhiên liệuluyện, cán thép; phế liệu kim loại; cao su, xăng, dầu, mỡ, ga và các loại vật

tư, phụ tùng, thiết bị phục vụ cho sản xuất thép, xây dựng, giao thông, cơ khí

và các ngành công nghiệp khác

- Thiết kế, tư vấn thiết kế, chế tạo, thi công xây lắp các công trình sảnxuất thép, các công trình công nghiệp và dân dụng; sản xuất và kinh doanhvật liệu xây dựng

- Đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo nghềcho ngành sản xuất thép và sản xuất vật liệu kim loại

- Kinh doanh, khai thác cảng và dịch vụ giao nhận, kho bãi, nhà xưởng,nhà văn phòng, nhà ở; đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu

đô thị và bất động sản khác

- Kinh doanh khí ôxy, nitơ, argon (kể cả dạng lỏng); cung cấp, lắp đặt hệthống thiết bị dẫn khí

- Kinh doanh tài chính

- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, dịch vụ du lịch, lữ hành

- Xuất khẩu lao động

- Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật

Trang 32

 Năng lực thực tế của Tổng Công ty:

- Tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ trực tiếp quản lý, khai thác và sửdụng trên 2.700 tỷ đồng với tổng tài sản tại Công ty mẹ là 10.660 tỷ đồng.Trong đó:

- Tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ đầu tư tại các Công ty con trên :

988 tỷ đồng, ước tổng tài sản là 4.500 tỷ đồng

- Tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ đầu tư tại các Công ty liên kết(bao gồm các Công ty liên doanh, Công ty cổ phần) là gần 1.000 tỷ đồng, ướctổng tài sản gần 20.000 tỷ đồng

- Năng lực luyện phôi thép bình quân đạt gần 1.500.000 T/năm Trong

đó luyện từ quặng là 300.000 T/năm

- Năng lực sản xuất thép cán và sản phẩm sau cán bình quân đạt trên 2,5triệu T/năm

- Sản lượng tiêu thụ bình quân gần 3 triệu T/năm

- Tổng số lao động bình quân: trên 17.000 người Trong đó lao động cótrình độ từ Đại học trở lên là trên 3.100 người (nam 2.300, nữ 800), chiếmtrên 18% và lao động có trình độ tay nghề cao trên 3.300 người, chiếm gần20% tổng số lao động của toàn Tổng Công ty

 Định hướng phát triển:

Tổng Công ty đã và đang nghiên cứu xây dựng dự thảo Đề án thành lậpTập đoàn Thép Việt nam để trình Chính phủ, đồng thời đang thực hiện việcxây dựng chiến lược phát triển dài hạn của Tổng Công ty

2.2 Tổ chức bộ máy kế toán của Tổng công ty Thép Việt Nam

Hiện nay, Tổng Công ty đang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ –Công ty con theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ do vậy việc hạch toán

Trang 33

tại Tổng công ty và các đơn vị thành viên được tiến hành độc lập với nhau.Việc hạch toán ở Tổng công ty được thực hiện bởi Phòng tài chính kế toán.

2.2.1 Chức năng của Phòng tài chính kế toán

Phòng tài chính kế toán là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúpTổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty quản lý điều hành lĩnh vựctài chính, kế toán của Tổng công ty theo các quy định của pháp luật hiện hành

và của Tổng công ty

2.2.2 Nhiệm vụ chủ yếu của Phòng tài chính kế toán

- Nghiên cứu chính sách, chế độ và các quy định của pháp luật hiện hành

về quản lý tài chính, kế toán, thuế của nhà nước để đề xuất biện pháp và tổchức thực hiện trong Tổng công ty

- Xây dựng chiến lược tài chính, kế hoạch tài chính và các phương ánhuy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đầu tư của Tổng công ty

- Tham gia công tác chuẩn bị đầu tư, thẩm định tài chính kinh tế, dựtoán, quyết toán các dự án đầu tư Kiểm soát hiệu quả sử dụng các nguồn vốncủa Tổng công ty

- Lập báo cáo tài chính của Tổng công ty theo chuẩn mực và chế độ kếtoán.Xây dựng chính sách, kế hoạch phân phối lợi nhuận của Tổng công ty,chính sách cổ tức tại các đơn vị có vốn góp của Tổng công ty

- Giám sát các khoản thu, chi tài chính; thanh toán nợ và việc quản lý, sửdụng tài sản, nguồn hình thành tài sản

- Hướng dẫn tổ chức công tác kế toán và thu thập, xử lý thông tin tàichính, kế toán của Tổng công ty Phân tích hoạt động kinh tế định kỳ hoặc độtxuất theo yêu cầu của Tổng giám đốc

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác kế toán, thống kê,hạch toán, sử dụng vốn, tài sản và quản lý công nợ trong nội bộ Tổng công ty

Trang 34

- Thực hiện kiểm toán nội bộ theo qui định.

- Đề xuất biện pháp quản lý tài chính tại các đơn vị có vốn góp của Tổngcông ty

- Là đầu mối tiếp nhận sự chỉ đạo và phối hợp của các Bộ, ngành và địaphương để giải quyết các vấn đề có liên quan

2.2.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự của Phòng tài chính kế toán gồm có:

kí – Chứng từ ghi vào Sổ cái các tài khoản

- Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong hình thức Nhật kí – chứng từ gồm:

Sổ Nhật ký – Chứng từ, sổ cái các tài khoản, sổ kế toán chi tiết Ngoài ra còn

sử dụng các bảng phân bổ, bảng kê để tính toán, tổng hợp, phân loại, hệ thốnghóa số liệu phục vụ cho việc ghi sổ Nhật ký – Chứng từ

- Sổ Nhật ký – Chứng từ là sổ kế toán được sử dụng để ghi chép các hoạtđộng kinh tế tài chính theo số phát sinh bên có của từng tài khoản kế toán cóquan hệ đối ứng với bên Nợ của các tài khoản khác có liên quan Sổ Nhật ký– Chứng từ được xây dựng chủ theo 2 loại mẫu sổ:

Trang 35

Sổ Nhật ký – Chứng từ xây dựng theo mẫu sổ kiểu nhiều cột được sửdụng để ghi hàng ngày các hoạt động kinh tế tài chính theo số phát sinh bên

Có của tài khoản có quan hệ đối ứng với bên Nợ các tài khoản liên quan khác

Sổ Nhật ký – Chứng từ xây dựng theo mẫu sổ kiểu bàn cờ được sử dụng

để ghi vào cuối tháng các hoạt động kinh tế tài chính đã được hệ thống hóatrên các bảng kê theo số phát sinh bên Có của nhiều tài khoản đối ứng với bên

Nợ các tài khoản có liên quan

Ngoài ra Sổ Nhật ký – Chứng từ còn có phần số dư đầu tháng, số dư cuốitháng

- Sổ cái các tài khoản là sổ kế toán tổng hợp được xây dựng theo mẫu sổkiểu bàn cờ theo từng tài khoản kế toán tổng hợp được sử dụng cho cả năm đểghi vao cuối tháng các hoạt động kinh tế tài chính đã được hệ thống hóa trêncác sổ Nhật ký – Chứng từ theo quan hệ đối ứng: ghi Nợ tài khoản đối ứngvới ghi Có các tài khoản liên quan, còn phần ghi Có tài khoản được ghi theotổng số

- Sổ kế toán chi tiết là sổ kế toán sử dụng để ghi chép các hoạt động kinh

tế tài chính một cách chi tiết, cụ thể theo yêu cầu quản lý cụ thể, chi tiết đốivới các hoạt động kinh tế tài chính đó mà trên sổ Nhật ký – Chứng từ chưakết hợp được kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết

- Trình tự và phương pháp ghi sổ kế toán trong hình thức Nhật ký –Chứng từ:

(1) Căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ, hợp phápcủa chứng từ, tiến hành phân loại, lập định khoản và ghi vào Nhật ký – Chứng

từ ghi Có tài khoản đối ứng với ghi Nợ các tài khoản liên quan

Đối với các chứng từ gốc phản ánh các hoạt động kinh tế tài chính cầnđược tập hợp, hệ thống hóa theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính phục vụ yêu cầu

Trang 36

quản lý riêng thì căn cứ vào chứng từ gốc tiến hành ghi vào bảng kê phù hợp,cuối tháng sử dụng số liệu ở bảng kê ghi vào Nhật ký – Chứng từ liên quan.(2) Đối với các chứng từ gốc phản ánh các hoạt động kinh tế tài chínhliên quan đến chi phí sản xuất (vật liệu, tiền lương, khấu hao) cần tính toánphân bổ cho các đối tượng chịu chi phí (các loại sản phẩm…) thì căn cứchứng từ gốc tiến hành tập hợp, phân loại, tính toán ghi vào các bảng phân bổ,cuối tháng sử dụng số liệu ở các bảng phân bổ để ghi Nhật ký – Chứng từhoặc bảng kê phụ.

(3) Các chứng từ gốc liên quan đến tiền mặt thủ quỹ ghi vào sổ quỹ, cuốingày chuyển sổ quỹ kèm các chứng từ thu chi cho kế toán, kế toán tổng hợp

số liệu từ sổ quỹ ghi vào Nhật ký – Chứng từ và bảng kê liên quan

(4) Cuối tháng căn cứ vào yêu cầu tổng hợp số liệu hoặc tính toán các chỉtiêu phục vụ việc ghi sổ kế toán và quản lý, kế toán ghi chuyển số liệu từ cácbảng kê sang Nhật ký – Chứng từ sang bảng kê có liên quan

(5) Các chứng từ phản ánh các hoạt động kinh tế tài chính cần quản lý chitiết cụ thể, chưa được kết hợp trên sổ Nhật ký – Chứng từ, thì căn cứ chứng từgốc ghi vào sổ kế toán chi tiết liên quan

(6) Cuối tháng tiến hành đối chiếu kiểm tra số liệu ghi trong từ bảng,từng Nhật ký – Chứng từ và giữa bảng kê với Nhật ký – Chứng từ liên quan,đảm bảo số liệu ghi trên bảng kê, Nhật ký – Chứng từ được đúng đắn, đầy đủ

(9) Sau đó đối chiếu kiểm tra số liệu ở các bảng chi tiết số phát sinh với

số liệu ở sổ cái tài khoản tổng hợp tương ứng

Trang 37

(10) Cuối cùng căn cứ số liệu ở các bảng kê, các Nhật ký – Chứng từ, sổcái các tài khoản và các bảng chi tiết số phát sinh lập bảng cân đối kế toán vàcác báo cáo kế toán khác.

Trình tự ghi Sổ kế toán trong hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ đượcthể hiện theo sơ đồ sau:

Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu

(2a)(3)

(9)(6)

(10)

(10)(7)

Chứng từ gốcBảng tổng hợp chứng từ

chi tiết

Sổ cái

(6)Nhật ký chứng từ

Bảng cân đối kế toán và báo cáo

kế toán khác

Bảng chi tiết số phát sinh

(6)Bảng kê

(10)

(8)

SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH

THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ – CHỨNG TỪ

Trang 38

2.3.2 Nguyên tắc hạch toán kế toán

Quá trình hạch toán tại Tổng công ty phải tuân thủ theo các nguyên tăc:

- Nguyên tắc lập mã ngân hàng

Tổng công ty đang thiết lập hệ thống ngân hàng có giao dịch thườngxuyên thống nhất trên tất cả các đơn vị nhằm mục tiêu quản lý dòng tiền củatổng công ty cũng như giảm thiểu các chi phí liên quan tới các giao dịch tiền

tệ Tất cả các đơn vị mở mã ngân hàng thống nhất như trong bảng mã đối vớicác ngân hàng thường xuyên giao dịch (Từ mã B001 đến B012)

+ Trong trường hợp đơn vị có giao dịch với các ngân hàng khác cần xin

ý kiến của Tổng công ty để thống nhất mã trước khi khai báo trên hệ thống.+ Đơn vị nào có giao dịch với hai chi nhánh của cùng 1 hệ thống ngânhàng trở nên có thể tùy chọn mở mã chi tiết nhưng mã tổng hợp vẫn phảiđảm bảo tuân thủ quy định nay

Ví dụ: Văn phòng công ty giao dịch với Vietinbank – Hội sở chính vàVietinbank – sở giao dịch 1 có thể mở mã chi tiết nhưng mã tổng hợp vẫnphải đảm bảo tuân thủ theo quy định này

Vietinbank – Hội sở chính: B001.01

Vietinbank – sở giao dịch 1: B001.02

Trang 39

Các đơn vị là công ty liên kết (công ty mẹ đang ghi nhận là khoản gópvốn liên kết trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ) được mở mã bắt đầubằng số 4.

Các đối tượng công nợ còn lại được mở mã bắt đầu bằng số 5 Các đơn vịtrực thuộc được tùy chọn mã cho các đối tượng công nợ khác của mình.Trong trường hợp phục vụ cho mục tiêu quản trị của tổng công ty, phòng kếtoán sẽ thông báo tất cả các đơn vị thống nhất mở mã công nợ loại này vớimột số khách hàng lớn, khách hàng có giao dịch thường xuyên để theo dõi

2.3.3 Hệ thống phân hành kế toán tại Tổng công ty

Các phân hành kế toán được áp dụng tại Tổng công ty gồm:

- Kế toán tiền mặt

- Kế toán tiền gửi ngân hàng

- Kế toán các khoản phải thu

Trang 40

- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

- Kế toán giá vốn hàng bán và xác định kết quả kinh doanh

 Đối với thu tiền

Khi có người nộp tiền cho kế toán thanh toán, kế toán thanh toán thu thậpcác thông tin cần thiết cho việc lập phiếu thu từ người nộp tiền Sau đó, kếtoán thanh toán thu tiền kiểm tra số lượng chủng loại, lập phiếu thu giao phiếucho thủ quỹ

 Đối với chi tiền

Khi có người đưa hóa đơn đỏ, phiếu đề nghị thanh toán hoặc nộp cho kếtoán thanh toán, kế toán thanh toán thu thập các thông tin cần thiết cho việclập phiếu chi từ người nhận Sau đó, kế toán thanh toán lập phiếu chi giaophiếu chi cho thủ quỹ

Các phiếu thu, phiếu chi nhân viên kế toán tập hợp lại cập nhật dữ liêuvào phần mềm kế toán, từ đó phần mềm kế toán tổng hợp thành sổ quỹ, bảng

kê chứng từ…

Đối với ngoại tệ, Tổng công ty tiến hành hạch toán tiền mặt theo phươngpháp bình quân gia quyền Những ngoại tệ thường xuyên giao dịch đượcTổng công ty lập bảng mã tiền tệ để quản lý chi tiết từng ngoại tệ:

Ngày đăng: 24/04/2015, 22:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w