1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần lương thực thái nguyên – chi nhánh đại từ

73 400 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 2,56 MB

Nội dung

Do đó, doanh nghiệp phải chú trọng đến công tác tổ chức kế toán Vốn bằng tiền vì nếu làm tốt công tác kế toán này sẽ giúp cho quản lý nắm được vốn của doanh nghiệp nói chung, vốn bằng ti

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn khoa Hệ thống thông tin Kinh tế, trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Nguyễn Văn Giáp và cô giáo Nguyễn Thị Thanh Thủy – giảng viên khoa Hệ thống thông tin Kinh tế trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thế các thầy cô , những người đã giảng dậy, trang bị cho em những kiến thức quý báu trong những năm học vừa qua

Em cũng xin gửi lời chân thành cảm ơn quý Công ty Cổ phần lương thực Thái Nguyên – Chi nhánh Đại Từ đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận

Em xin cảm ơn các anh chị khóa trước đã thảo luận, giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này

Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng do kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi các sai sót, em rất mong nhận được sự cảm thông, đóng góp của quý thầy cô

và các bạn!

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu bằng sự nỗ lực của bản thân, có

sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn là ThS Nguyễn Thị Thanh Thủy và ThS Nguyễn Văn Giáp Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài là trung thực Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, thiết kế được chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo và tại đơn

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1.TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 3

1.1 Lý thuyết chung về kế toán vốn bằng tiền 3

1.1.1 Đối tượng, nhiệm vụ, nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền 3

1.1.2 Kế toán tổng hợp tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng 4

1.2 Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình C# và hệ quản trị CSDL SQL 10

1.2.1 Ngôn ngữ lập trình C# 10

1.2.2 Hệ quản trị SQL Server 2005 16

1.3 Khái quát chung về Công ty Cổ phần Lương Thực Thái Nguyên – Chi nhánh Đại Từ 19

1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh 19

1.3.2 Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý 22

Chương 2 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THÁI NGUYÊN – CHI NHÁNH ĐẠI TỪ 23

2.1 Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại CTCP Lương Thực Thái Nguyên – Chi nhánh Đại Từ 23

2.1.1 Công tác kế toán tại doanh nghiệp 23

2.1.2 Thực trạng kế toán vốn bằng tiền của doanh nghiệp và giải pháp khắc phục 25

thực trạng kế toán vốn bằng tiền 25

2.2 Mô hình hóa hoạt động kế toán vốn bằng tiền tại công ty 34

2.2.1 Quy trình thu tiền mặt 34

2.2.2 Quy trình chi tiền mặt 35

2.2.3 Quy trình thu tiền gửi 36

2.2.4 Quy trình chi tiền gửi 37

2.3 Phân tích thiết kế hệ thống 40

2.3.1 Biểu đồ phân cấp chức năng 40

2.3.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh 41

2.3.3 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 42

2.3.4 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh 43

Trang 4

2.4 Mô hình thực thể liên kết 46

2.5 Mô tả các bảng cơ sở dữ liệu 47

Chương 3 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THÁI NGUYÊN - CHI NHÁNH ĐẠI TỪ 52 3.1 Đặt vấn đề 52

3.2 Một số chức năng chính 52

3.2.1 Chức năng đăng nhập 52

3.2.2 Giao diện chính của chương trình 53

3.2.3 Danh mục khách hàng 54

3.2.4 Danh mục nhà cung cấp 54

3.2.5 Danh mục tài khoản 55

3.2.6 Danh mục loại chứng từ 55

3.2.7 Danh mục Ngân hàng 56

3.2.8.Danh mục ngoại tệ 56

3.2.9 Danh mục nhân viên 57

3.2.10 Danh mục thuế 57

3.2.11 Phiếu thu 58

3.2.12 Phiếu chi 58

3.2.13 Giấy báo nợ 59

3.2.14 Giấy báo có 59

3.2.15 Sổ quỹ tiền mặt 60

3.2.16 Sổ quỹ tiền gửi 60

3.2.17 Nhật ký thu tiền 61

3.2.18 Nhật ký chi tiền 62

KẾT LUẬN 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Sơ đồ hạch toán tiền mặt 9

Hình 1.2: Sơ đồ hạch toán tiền gửi ngân hàng 10

Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp 22

Hình 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán của Chi nhánh 23

Hình 2.2 : Trình tự ghi sổ kế toán tiền mặt 27

Hình 2.3 : Phiếu thu 28

Hình 2.4: Phiếu chi 29

Hình 2.5: Sổ cái TK 111 30

Hình 2.6: Trình tự ghi sổ kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty 32

Hình 2.7: Giấy báo có 33

Hình 2.8: Giấy báo nợ 34

Hình 2.9: Quy trình thu tiền mặt 35

Hình 2.10: Quy trình chi tiền mặt 36

Hình 2.11: Quy trình thu tiền gửi 37

Hình 2.12: Quy trình chi tiền gửi 38

Hình 2.13: Biểu đồ phân cấp chức năng 40

Hình 2.14: Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh 41

Hình 2.15: Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 42

Hình 2.16: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng “cập nhật” 43

Hình 2.17: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng “lập phiếu” 44

Hình 2.18: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng “Báo cáo - Thống kê” 45 Hình 2.19: Mô hình thực thể liên kết 46

Hình 3.1: Giao diện chức năng đăng nhập 53

Hình 3.2: Giao diện chính của chương trình 53

Hình 3.3: Danh mục khách hàng 54

Hình 3.4: Danh mục nhà cung cấp 54

Hình 3.5: Danh mục tài khoản 55

Hình 3.6: Danh mục loại chứng từ 55

Hình 3.7: Danh mục Ngân hàng 56

Trang 6

Hình 3.8: Danh mục ngoại tệ 56

Hình 3.9: Danh mục nhân viên 57

Hình 3.10: Danh mục thuế 57

Hình 3.11: Phiếu thu 58

Hình 3.12: Phiếu chi 58

Hình 3.13: Giấy báo nợ 59

Hình 3.14: Giấy báo Có 59

Hình 3.15: Sổ quỹ tiền mặt 60

Hình 3.16: Sổ quỹ tiền gửi 60

Hình 3.17: Sổ nhật ký thu tiền 61

Hình 3.18: Sổ nhật ký chi tiền 62

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Các thuộc tính của Control 12

Bảng 1.2: Bảng trình bày các phương thức xử lý chuỗi 12

Bảng 1.3: Bảng trình bày các sự kiện 13

Bảng 1.4: Bảng cơ sở dữ liệu hệ thống 19

Bảng 1.5: Tình hình lao động của chi nhánh trong 3 năm 2013 – 2015 21

Bảng 2.1: Bảng đăng nhập 47

Bảng 2.2: Bảng danh mục nhân viên 47

Bảng 2.3: Danh mục tài khoản 47

Bảng 2.4: Danh mục nhà cung cấp 47

Bảng 2.5: Danh mục khách hàng 48

Bảng 2.6: Danh mục chứng từ 48

Bảng 2.7: Bảng phiếu thu 48

Bảng 2.7: Bảng phiếu chi 49

Bảng 2.8: Bảng giấy báo nợ Error! Bookmark not defined Bảng 2.9: Bảng giấy báo có 51

Trang 8

DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

 Lý do chọn đề tài:

Vốn bằng tiền giữ một vị trí hết sức quan trọng trong doanh nghiệp, nó là cơ sở,

là tiền đề cho một doanh nghiệp hình thành và tồn tại Hạch toán vốn bằng tiền cho biết số hiện có, tình hình biến động tăng giảm các loại Vốn bằng tiền của doanh nghiệp Do đó, doanh nghiệp phải chú trọng đến công tác tổ chức kế toán Vốn bằng tiền vì nếu làm tốt công tác kế toán này sẽ giúp cho quản lý nắm được vốn của doanh nghiệp nói chung, vốn bằng tiền nói riêng của đơn vị mình, để có biện pháp sử dụng vốn phù hợp nhằm tiết kiệm tối đa chi phí vốn để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Cùng với đó, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp gặp phải không ít những khó khăn trong công tác tổ chức và quản lý nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của máy vi tính, công nghệ thông tin đã được áp dụng rộng rãi trong kinh tế, nó giúp các doanh nghiệp giải quyết các bài toán quản lý, công tác kế toán, kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh….Bởi vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý là vô cùng quan trọng và cấp thiết

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn này với lượng kiến thức còn hạn chế , lượng thời

gian cho phép vì vậy em lựa chọn đề tài: Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần lương thực Thái Nguyên – Chi nhánh Đại Từ để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp

 Mục đích nghiên cứu:

- Phân tích, đánh giá và ứng dụng tính mạnh mẽ và mềm dẻo của ngôn ngữ lập

trình C# vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội

- Áp dụng những kiến thức được trang bị ở trường học vào thực tiễn để hiểu biết sâu sắc hơn về công tác kế toán cũng như tầm quan trọng của nó

- Củng cố thêm vốn kiến thức và kinh nghiệm thục tiễn làm nền tảng phục vụ cho công tác chuyên môn sau này

Qua đó xây dựng một chương trình demo về kế toán vốn bằng tiền sử dụng ngôn ngữ C# và hệ quản trị CSDL SQL ứng dụng tại Công Ty Cổ Phần Lương Thực Thái Nguyên - Chi nhánh Đại Từ

Trang 10

 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại Công Ty Cổ Phần Lương Thực Thái Nguyên – Chi nhánh Đại Từ

- Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu những khái niệm cơ bản và những ứng dụng của ngôn ngữ C# cùng hệ quản trị CSDL SQL vào việc xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền

- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:với kết quả đạt được, đề tài có thể làm nền tảng phát triển tư duy khoa học của sinh viên công nghệ thông tin nói chung

và sinh viên khoa tin học kinh tế nói riêng Ngoài ra, đề tài còn được áp dụng vào thực tiễn để giải quyết các bài toán quản lý

 Kết cấu:

Chương 1: Tổng quan về kế toán vốn bằng tiền

Chương 2: Phân tích và thiết kế hệ thống kế toán vốn bằng tiền cho Công ty Cổ phần Thái Nguyên – Chi nhánh Đại Từ

Chương 3: Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần

lương thực Thái Nguyên – Chi nhánh Đại Từ

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, em đã gặp không ít khó khăn về kiến thức liên quan đến các nghiệp vụ kế toán cũng như các khó khăn trong phân tích, thiết kế và lập trình nên không tránh khỏi thiếu sót Vậy em mong thầy cô góp ý đề đề tài của em hoàn thiện hơn

Cuối cùng em chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế - trường đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên ngày 25 tháng 03 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Vi

Trang 11

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN

1.1 Lý thuyết chung về kế toán vốn bằng tiền

1.1.1 Đối tượng, nhiệm vụ, nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền

1) Khái niệm kế toán vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh nghiệp, tồn tại trực tiếp dưới hình thức tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất, bao gồm tiền mặt tại quỹ doanh nghiệp, tiền gửi tại ngân hàng, và các khoản tiền đang chuyển Do đó, kế toán vốn bằng tiền là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các tài khoản sau:

- Tiền mặt(TK111)

- Tiền gửi ngân hàng (TK112)

- Tiền đang chuyển (TK113)

Khi đó kế toán sẽ có nhiệm vụ lập chứng từ phát sinh của nghiệp vụ này (gồm phiếu thu, phiếu chi, viết séc, lập uỷ nhiệm chi), từ những chứng từ này, kế toán tiến hành ghi sổ, và theo dõi những biến động trên tài khoản này

2) Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền

Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có, tình hình biến động và sử dụng quỹ tiền mặt, kiểm tra chặt chẽ và tiến hành thu, chi và quản lý tiền mặt

Phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời tình hình tiền gửi, giám sát chặt chẽ và chấp hành các chế độ quy định về quản lý tiền và các chế độ thanh toán không dùng tiền mặt

3) Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền bao gồm :

- Hạch toán kế toán phải sử dụng thống nhất một đơn vị giá trị là “đồng Việt nam” để phản ánh tổng hợp các loại vốn bằng tiền

- Nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra “đồng Việt Nam” để ghi sổ kế toán

- Đối với vàng bạc, kim khí quý đá quý phản ánh ở tài khoản vốn bằng tiền chỉ

áp dụng cho doanh nghiệp không kinh doanh vàng bạc, kim khí quý đá quý phải theo dõi số lượng trọng lượng, quy cách phẩm chất và giá trị của từng loại, từng thứ Giá

Trang 12

nhập vào trong kỳ được tính theo giá thực tế, còn giá xuất có thể được tính theo một trong các phương pháp: bình quân gia quyền; nhập trước, xuất trước; nhập sau, xuất trước

- Phải mở sổ chi tiết cho từng loại ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý theo đối tượng, chất lượng Cuối kỳ hạch toán phải điều chỉnh lại giá trị ngoại tệ vàng bạc, kim khí quý, đá quý theo giá vào thời điểm tính toán để có được giá trị thực tế và chính xác

1.1.2 Kế toán tổng hợp tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng

Tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp Việt Nam gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ,

vàng, bạc, kim khí quý, đá quý

a Chứng từ hạch toán

 Đối với tiền mặt tại quỹ

- Phiếu thu, mẫu số 01_TT

- Phiếu chi, mẫu số 02_TT

- Biên lai thu tiền, mẫu số 05_TT

- Bảng kê vàng, bạc, đá quý, mẫu số 06_TT

- Bảng kiểm kê quỹ, mẫu số 07a_TT và mẫu số 07b_TT

- Chứng từ khác có liên quan

 Đối với tiền gửi Ngân hàng

- Giấy báo nợ

- Giấy báo có

- Bảng sao kê ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc như ủy nhiệm thu, ủy

nhiệm chi hay séc… Để ghi chép vào các sổ kế toán có liên quan

Trang 13

 Các tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 1111_Tiền Việt Nam

+ Tài khoản 1112_Ngoại tệ

+ Tài khoản 1113_Vàng bạc, kim khí quý, đá quý

 Tài khoản: 112”Tiền gửi ngân hàng”

Bên nợ: Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý gửi vào Ngân hàng và chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại

tệ cuối kỳ

Bên có: Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tê, vàng bạc, kim khí quý, đá quý rút

ra từ ngân hàng và chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại

tệ cuối kỳ

Số dư bên nợ: - Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý hiện còn gửi lại ngân hàng

- Các tài khoản cấp 2:

+Tài khoản 1121 - Tiền Việt Nam

+ Tài khoản 1122 - Ngoại tệ

+Tài khoản 1123 - Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý

c Phương pháp hạch toán

1- Thu tiền bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bằng tiền mặt, chuyển khoản, căn cứ vào phiếu thu, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp NN

Có TK 511 – DT BH & cung cấp DV

2- Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập

khác bằng tiền mặt, chuyển khoản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, căn cứ vào phiếu thu, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112- Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng

Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 711- Thu nhập khác

Trang 14

Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp(33311)

3- Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập

khác doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp bằng tiền mặt, chuyển khoản kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 711 – Thu nhập khác

4- Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt; vay dài hạn, ngắn hạn, vay

khác bằng tiền mặt, căn cứ vào Phiếu thu và các chứng từ khác có liên quan đến ngân hàng kế toán ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính

5- Thu hồi các khoản nợ phải thu, cho vay, ký cược, ký quỹ bằng tiền mặt,

chuyển khoản; Nhận ký quỹ, ký cược của các doanh nghiệp khác bằng tiền mặt, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng

Có TK 128, 131, 136, 138, 141, 244, 344

6- Nhận vốn góp của chủ sở hữu bằng tiền mặt, chuyển khoản, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng

Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu

7- Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, căn cứ vào phiếu thu và biên bản kiểm kê quỹ, kế toán ghi:

Trang 15

Có TK 111 – Tiền mặt

9- Xuất quỹ tiền mặt, chuyển khoản mua chứng khoán cho vay hoặc đầu tư vào

công ty con, đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, căn cứ vào phiếu chi và hợp đồng liên quan, kế toán ghi:

Nợ TK 121, 128, 221, 222, 228

Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng

10- Xuất quỹ tiền mặt, chuyển khoản mua sắm TSCĐ, hàng hóa, vật tư về nhập

kho dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, căn cứ vào phiếu chi và hóa đơn tài chính, kế toán ghi:

Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213, 241

Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng

11- Nếu xuất quỹ tiền mặt, chuyển khoản mua hàng tồn kho(theo phương pháp kiểm kê định kỳ), kế toán ghi:

Nợ TK 611 – Mua hàng (6111, 6112)

Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng

12- Khi mua nguyên vật liệu thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản sử dụng ngay vào sản xuất kinh doanh, kế toán ghi:

Nợ TK 621, 623, 627, 641, 642

Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng

13- Xuất quỹ tiền mặt, chuyển khoản thanh toán các khoản vay, nợ phải trả, kế toán ghi:

Nợ TK 331, 333, 334, 335, 336, 338, 341

Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng

14- Xuất quỹ tiền mặt, chuyển khoản sử dụng cho hoạt động tài chính, hoạt

động khác, căn cứ vào phiếu chi và hóa đơn tài chính (nếu có), kế toán ghi như sau:

Nợ TK 635, 811,…

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Trang 16

Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng

15- Các khoản thiếu quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ

nguyên nhân, căn cứ vào biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt, kế toán ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381)

Có TK 111 – Tiền mặt

16- Nhận tiền ứng trước của khách hàng bằng tiền mặt, chuyển khoản, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng

17- Khi nhận được tiền của Ngân sách Nhà nước thanh toán các khoản trợ cấp, trợ giá bằng tiền mặt, chuyển khoản, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt, chuyển khoản

Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp NN

18- Trả lại vốn góp, trả cổ tức cho các cổ đông, chi các quỹ bằng tiền mặt, chuyển khoản, kế toán ghi:

Nợ TK 411, 421, 414, 418, 353, 356…

Có TK 111, 112 – Tiền mặt, chuyển khoản

19- Thu lãi tiền gửi Ngân hàng, kế toán ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

20- Cuối kỳ, kế toán đánh giá lại số dư tiền gửi Ngân hàng bằng ngoại tệ theo quy định của chế độ tài chính, kế toán ghi:

+ Trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm:

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng

+ Trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Trang 17

2) Sơ đồ hạch toán tiền mặt

Hình 1.1: Sơ đồ hạch toán tiền mặt

Trang 18

4) Sơ đồ hạch toán tiền gửi Ngân hàng

Hình 1.2: Sơ đồ hạch toán tiền gửi ngân hàng

1.2 Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình C# và hệ quản trị CSDL SQL

1.2.1 Ngôn ngữ lập trình C#

 Tại sao nên sử dụng ngôn ngữ lập trình C#

Ngôn ngữ C# khá đơn giản, chỉ khoảng hơn 80 từ khóa và hơn mười mấykiểu

dữ liệuđược dựng sẵn Tuy nhiên, ngôn ngữ C# có ý nghĩa to lớn khi nó thực thi những

Trang 19

khái niệmlập trình hiện đại C# bao gồm tất cả những hỗ trợ cho cấu trúc, thành phần component, lậptrình hướng đối tượng Những tính chất đó hiện diện trong một ngôn

ngữ lập trình hiện đại

Hơn nữa ngôn ngữ C# được xây dựng trên nền tảng hai ngôn ngữ mạnh nhất là C++ và Java

Tóm lại, C# có các đặc trưng sau đây:

- C# là ngôn ngữ đơn giản

- C# là ngôn ngữ hiện đại

- C# là ngôn ngữ hướng đối tượng

Csharp (C#) là ngôn ngữ mới nhưng trong nó tích hợp những tinh hoa của ba thập kỉ phát triển ngôn ngữ lập trình Ta có thể thấy trong C# có những đặc trưng quen thuộc của Java, C++, Visual Basic, …

 Lập trình trên Windows Form Application

- Các thuộc tính của control

Thuộc tính là những thông tin mà ta có thể thay đổi nội dung, cách thức trình bày phù hợp với nội dung cần thiết kế

Mỗi lớp có nhiều thuộc tính khác nhau Tuy nhiên vẫn có một số thuộc tính giống nhau

Trang 20

Bảng 1.1: Các thuộc tính của Control

Dock Có 4 hướng được định nghĩa là :top, bottom, left, right để cố định Khi

control chứa nó thay đổi kích thước thì nó sẽ bị thay đổi kích thước BackColor Màu nền của Control

anchor Giống như dock nhưng việc cố định này theo 1 cạnh nào đó của

control enabled Control được phép tương tác(true) hoặc không được phép tương tác

với người dùng foreColor Màu chữ của control

TabIndex Thứ tự focus khi nhấn phím Tab của control so với các control khác

cùng nằm trên control chứa nó Tag Là nhãn phân biệt giữa các control giống nhau trong cùng form

Name Tên của control

Text Nội dung hiện trong control

TapStop Chỉ định control được phép “bắt”(True)/ không được phép “bắt”(False)

phím Tab Nếu không dược phép thì TabIndex cũng không dùng được Top Là khoảng cách theo chiều dọc từ cạnh trên của control đến cạnh trên

của control chứa nó Visible Cho phép control hiện(True) hoặc không hiện (False) khi chạy ứng

dụng width Là chiều rộng của control tính từ cạnh trái của control đến cạnh phải

Trim() Cắt bỏ khoảng trống thừa hai bên chuỗi

Trang 21

Click Gọi đến khi control bị click Trong 1 vài control, sự kiện này cũng

xảy ra khi người dùng nhấn phím Enter

DoubleClick Gọi đến khi control doubleCick Trong 1 vài control sự kiện này

không bao giờ được gọi DragDrop Gọi đến khi việc Drag and Drop được hoàn tất

DragEnter Gọi đến khi đối tượng vừa được Drag đến biên của control

DragLeave Gọi đến khi đối tượng vừa được Drag ra ngoài biên của control DragOver Gọi đến khi đối tượng được Drag bên trong Control

Keydown Gọi đến khi vừa bấm 1 phím bất kỳ từ 1 control đang focus Sự

kiện này luôn được gọi trước sự kiện KeyUp GotFocus Gọi đến khi control được focus

LotstFocus Gọi đến khi control bị mất focus

MouseDown Gọi đến khi con trỏ chuột nằm trên 1 control và nút chuột được

nhắp nhưng chưa thả ra MouseMove Gọi đến khi con trỏ chuột đi qua 1 control

KeyUp Goi đến khi vừa bấm 1 phím bất kỳ rồi thả ra từ 1 control đang

focus Sự kiện này luôn được gọi sau sự kiện KeyDown Paint Gọi đến khi Control được vẽ

Validated Gọi đến khi control focus, property CaucesValidation được đặt là

True và sau khi được gọi việc kiểm tra bằng Validating Validating Gọi đến khi control mất focus, property CaucesValidation được đặt

Trang 22

 Thuộc tính Text thể hiện nội dung trong Button

 Thuộc tính Name dùng để thể hiện tên của Button

 Khi người dùng nhắp chuột lên Button , chương trình nhận được tín hiệu

Click và lệnh được thi hành

TextBox

Sử dụng để người dùng nhập dữ liệu dạng văn bản và số trên hộp thoại

 Thuộc tính Text: Nội dung của TextBox

 Sự kiện TextChanged: Phát sinh khi có người dùng nhập hoặc sửa đổi văn

bản trên TextBox

 Sự kiện Validating: Phát sinh khi người dùng dời khỏi ô nhập dữ liệu sự

kiện này dùng để kiểm tra tính hợp lệ của các giá trị nhập trên ô TextBox

Label

Hiển thị chuỗi ký tự không thay đổi trên Form

 Thuộc tính Text:Hiển thị nội dung trên Label

 Sự kiện Click: Người dùng click chuột để tác động lên Label

CheckBox

Sử dụng để người dùng đưa ra lựa chọn có hoặc không

 Thuộc tính Text: thể hiện nội dung trong CheckBox

 Thuộc tính Checked: Là True nếu CheckBox đang được đánh dấu hoặc

ngược lại là False

 Sự kiện Checkchanged: phát sinh khi người dùng chuyển đổi trạng thái lựa

chọn của CheckBox

RadioButton

Dùng để chọn một trong các lựa chọn trong danh sách

 Thuộc tính Text: Nội dung hiển thị trong RadioButton

 Thuộc tính Checked: Là True nếu RadioButton đang được đánh dấu và

ngược lại là False

 Sự kiện CheckChanged: phát sinh khi người dùng chuyển trạng thái lựa

chọn của RadioButton

ComboBox

Trang 23

Sử dụng để nhập giá trị nhưng có hỗ trợ người dùng lựa chọn nhanh các giá trị

thường gặp trong danh sách

Sử dụng để người dùng lụa chọn một trong nhiều giá trị khác nhau

 DisplayMember: gán nội dung thể hiện trên ComboBox

 Items: liệt kê các mục giá trị trong ComboBox

 SelectedItems: lấy Items được chọn

 SelectedText:lấy nội dung thể hiện trên ComboBox từ DisplayMember

 SelectedValue: lấy giá trị từ ValueMember

 Valuemember: gán giá trị cho ComboBox

PictureBox

Khung chứa hình ảnh

 Thuộc tính Image: hình chứa trong PictureBox

 Tạo kết nối cơ sở dữ liệu

Using Sytem Data.SqlClient;

Khai báo ở mức Class

String strConnectionString = “Data Source = SERVERNAME;Initial Catalog = DATABASENAME;Intergrated Security = True”;

SqlConnection conn = null;

SqlDataAdapter daTABLENAME = null;

dataTable dtTABLENAME = null;

Chuyển Form về chế độ Design View

ở cửa sổ Properties của Form đang chọn, Click Events

Trang 24

nhắp đúp chuột lên sự kiện FormClosing

viết code cho sự kiện này như sau:

 Giới thiệu hệ quản trị SQL Server 2005

SQL Server 2005 là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (Relational Database Management System - RDBMS) sử dụng Transact-SQL để trao đổi dữ liệu giữa Client

Computer và SQL Server Computer

Một RDBMS bao gồm databases, database engine và các ứng dụng dùng để quản lý dữ liệu và các bộ phận khác nhau trong RDBMS

SQL Server 2005 được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu rất lớn, lên đến Tera-byte và có thể phục vụ cùng lúc cho hàng ngàn user

SQL Server 2005 có thể kết hợp tốt với các server khác nhau như: Microsoft Internet Information Server (IIS), E-Commerce Server, Proxy Server, …

SQL Server 2005 là hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ hiện nay cho các ứng dụng dữ liệu của doanh nghiệp

SQL Server 2005 hỗ trợ các loại cơ sở dữ liệu dưới đây:

Cơ sở dữ liệu hệ thống:

 Tạo ra bởi SQL Server để lưu trữ thông tin về SQL Server

 Để quản lý cơ sở dữ liệu người dùng

Cơ sở dữ liệu người dùng:

 Do người dùng tạo ra

 Lưu trữ dữ liệu người dùng

 Cơ sở dữ liệu mẫu: SQL Server phân phối kèm theo một số cơ sở dữ liệu mẫu: AdventureWorks là cơ sở dữ liệu mẫu mới được giới thiệu trong SQL Server 2005

Các tính năng của SQL Server 2005

Tính năng cơ bản:

- Dễ cài đặt

Trang 25

- Cải tiến của Database Engine

Dịch vụ thông báo là một nền tảng cho phép phát triển ứng dụng gửi nhận thông báo với tính khả cỡ cao

Cơ chế xử lý cơ sở dữ liệu của SQL Server 2005 được bổ sung tính năng mới cũng như nâng cao những khã năng về lập trình như bổ sung kiểu dữ liệu mới, kiểu dữ liệu XML và khác nữa

Các phiên bản của SQL Server 2005

 Enterprise Edition

 Hỗ trợ: 32-bit and 64-bit

 Không hạn chế kích thước cơ sở dữ liệu

 Hỗ trợ Xử lý giao dịch trực tuyến (OLTP)

 Khả dụng và khả cỡ cao

 Standard Edition

 Đủ cho các công ty vừa và nhỏ

 Gồm các tính năng cơ bản như: thương mại điện tử, nhà kho dữ liệu, giải pháp ứng dụng doanh nghiệp

Trang 26

 Developer Edition: Có các chức năng để xây dựng và kiểm thửứng dụng trên phiên bản SQL Server Expression

 Express Edition

 Phiên bản nhỏ gọn có thể download từ Internet

 Chỉ có phần dịch vụ cơ sở dữ liệu, không hỗ trợ những công cụ quản lý

Ưu điểm của SQL Server 2005

 Nâng cao quản lý dữ liệu doanh nghiệp

 Nâng cao hiệu suất cho người lập trình

Cơ sở dữ liệu hệ thống:Trong SQL Server 2005, tất cả thông tin hệ thống được

lưu trong cơ sở dữ liệu hệ thống; tất cả cơ sở dữ liệu người dùng được quản lý bởi cơ

sở dữ liệu hệ thống

Trang 27

Bảng 1.4: Bảng cơ sở dữ liệu hệ thống

1.3 Khái quát chung về Công ty Cổ phần Lương Thực Thái Nguyên – Chi nhánh Đại Từ

1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh

 Tên gọi, địa chỉ của Chi Nhánh

- Tên đơn vị: Chi nhánh CTCP Lương thực Thái Nguyên tại Đại Từ

- Địa chỉ trụ sở: phố Cầu Thông, thị trấn Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

- Số điện thoại: 02803 824230 – Fax: 02803 824230

- Giám đốc : Lê Văn Đường

 Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng trong quá trình hình

thành và phát triển của Chi nhánh

Chi nhánh công ty cổ phần lương thực Thái Nguyên tại Đại Từ ( Trước đây gọi

là cửa hàng lương thực Đại Từ) là một đơn vị trực thuộc công ty cổ phần lương thực miền Bắc Từ khi xóa bỏ chế độ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, lãnh đạo chi nhánh đã tìm một hướng đi là chuyển sang kinh doanh đa nghành, nghề, tìm kiếm thị trường ngay từ những bước đi đầu tiên

Chi nhánh công ty cổ phần lương thực Thái Nguyên tại Đại Từ là chi nhánh được cổ phần hơn hai năm nay, chuyên kinh doanh vật tư phân bón, vật liệu xây dựng

và vận chuyển hàng hóa… Từ khi chuyển đổi cơ chế và bao lần thay đổi tên đơn vị, sát

Master Lưu trữ tất cả thông tin hệ thống của Sql Server

Msdb Cơ sở dữ liệu được sử dụng bởi SQL Server Agent: để lập lịch hoặc

một số công việc thường nhật Model Cơ sở dữ liệu mẫu để tạo ra các cơ sở dữ liệu người dùng

Resource Cơ sở dữ liệu chỉ đọc Chứa các đối tượng hệ thống trong SQL

Server 2005

Tempdb Cơ sở dữ liệu lưu trữ các đối tượng tạm thời

Trang 28

nhập công ty thì Chi nhánh đã đi sâu vào ổn định và đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài huyện

Tuy phạm vi hoạt động kinh doanh của Chi nhánh chủ yếu là trong huyện nhưng thời gian tới hướng phát triển của chi nhánh là mở rộng thị trường ra các huyện khác trong tỉnh lân cận như: Tuyên Quang, Bắc Kạn… Là thị trường đầy tiềm năng nên cần khai thác và thâm nhập sâu hơn nữa

Trong thời gian hoạt động của Chi nhánh có những khó khăn và thuận lợi như sau:

- Thuận lợi:

+ Là một trong những doanh nghiệp chuyên cung cấp lương thực, vật tư phân bón, vật liệu xây dựng từ nhiều năm trước đây nên cũng tạo được nhiều mối quan hệ cũng như sự tin cậy, sự ủng hộ của nhiều khách hàng

+ Biết biến những khó khăn thành những thuận lợi cho mình

- Khó khăn;

+ Có rất nhiều doanh nghiệp và thành phần kinh tế cá thể kinh doanh được mở

ra trên địa bàn, vì vậy tạo nên sự canh tranh rất lớn đối với chi nhánh

+ Do vị trí kinh doanh không thuận lợi nên thị phần Chi nhánh có sự san sẻ rất nhiều

Để khắc phục những khó khăn ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên Chi nhánh đã bàn bạc, tiến hành đồng bộ các biện pháp tiếp cận thị trường, tìm bạn hàng mới, tranh thủ sự giúp đỡ của khách hàng để từ đó có những chính sách đầu tư từng bước chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài huyện

 Tình hình lao động của Chi nhánh

- Lao động là một trong những nhân tố không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động nào Do sự thay đổi về cơ chế vì vậy mà đến năm 2004 số lao động trong Chi nhánh chỉ còn 21 lao động Đặc biệt là từ tháng 10 năm 2005 công ty chuyển sang công ty cổ phần do vậy một số lao động đã được nghỉ theo chế độ 41/CP của Chính phủ Hiện nay

số lao động của Chi nhánh là 8 người có trình độ từ trung cấp trở lên, có chuyên môn nghiệp vụ tốt Dù là còn ít lao động nhưng Chi nhánh có một đội ngũ lãnh đạo quản lý mạnh, năng động, có năng lực vì vậy đã giúp đỡ cho Chi nhánh hoạt động thuận lợi và đạt hiệu quả

Trang 29

Bảng 1.5: Tình hình lao động của chi nhánh trong 3 năm 2013 – 2015

Năm

Chỉ tiêu

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

(Nguồn:phòng Tài chính - kế toán)

Đặc thù là một Chi nhánh công ty thương mại và là một doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ nên ta nhận thấy số lượng lao động gián tiếp ít hơn so với lao động trực tiếp (đối với Chi nhánh lao động gián tiếp là lao động làm việc tại các phòng ban: Phòng kinh doanh, phòng kế toán và ban giám đốc, còn lao động trực tiếp là những nhân viên bán hàng, lái xe…) Qua bảng số liệu trên ta thấy:

- Về cơ cấu lao động: Giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp là phù hợp

Do đó qua 3 năm có sự thay đổi về đặc tính của doanh nghiệp do đó lao động trong doanh nghiệp cũng phải thay đổi theo đó là điều kiện hợp lý trong công tác quản lý

- Trình độ lao động của Chi nhánh là chưa cao, tỷ lệ trình độ trung cấp vẫn chiếm tỷ lệ cao, qua các năm Chi nhánh cần có sự quan tâm hơn nữa trong việc đào tạo nguồn lao động để nâng cao về trình độ, chuyên môn

 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần lương thực Thái Nguyên tại Đại Từ

Trang 30

Do đặc điểm tự nhiên trên địa bàn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, do đó sau khi chuyển từ cơ chế bao cấp tập trung sang cơ chế thị trường kinh doanh Chi nhánh

đã lựa chọn phương hướng kinh doanh là cung cấp vật tư phân bón phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó không ngừng cải thiện đời sống cho công nhân viên Chi nhánh còn kinh doanh các mặt hàng khác như vật liệu xây dựng và vận chuyển hàng hóa Với nhiệm vụ chính trị được giao Chi nhánh luôn chuẩn bị mọi phương án kinh doanh phục vụ đáp ứng mọi nhu cầu của bà con nông dân, rất linh hoạt trong việc kinh doanh, chủ động tìm các nguồn hàng mới, không ngừng mở rộng thị trường đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa trong huyện Từ khi cổ phần công ty đến nay Chi nhánh luôn giữ được chữ tín trong kinh doanh đối với nghành nông nghiệp cụ thể là đối với người nông dân, do đó Chi nhánh luôn ổn định và phát triển hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, chủ động trong mọi phương án kinh doanh đáp ứng đầy đủ kịp thời mọi nhu cầu của khách hàng

1.3.2 Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý

 Tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh

Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ Chi nhánh công ty cổ phần lương thực Thái

Nguyên tại Đại Từ có một mạng lưới cửa hàng, đại lý rộng khắp trên địa bàn để phục

vụ cho khách hàng ở các xã cho thuận tiện Mặc dù số lượng nhân viên bán hàng có hạn song chi nhánh luôn đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của bà con nông dân trên địa bàn Hiện nay bộ máy quản lý của chi nhánh được bố trí như sau:

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp

Trang 31

Chương 2

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG

KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN

LƯƠNG THỰC THÁI NGUYÊN – CHI NHÁNH ĐẠI TỪ

2.1 Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại CTCP Lương Thực Thái Nguyên – Chi nhánh Đại Từ

2.1.1 Công tác kế toán tại doanh nghiệp

 Cơ cấu bộ máy kế toán của Chi Nhánh

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) Hình 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán của Chi nhánh

- Kế toán tổng hợp: Là người phụ trách toàn bộ công tác của Chi nhánh, chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm dựa trên kế hoạch tài chính của công ty giao cho, phụ trách chung bộ phận kế toán tổng hợp, lương, TSCĐ, tập hợp chi phí, đôn đốc các nhân viên kế toán khác Thực hiện chỉ tiêu tài chính và nghĩa vụ đóng góp với công ty trên cơ sở bảo toàn vốn của các cổ đông và có hiệu quả tốt nhất

- Kế toán thanh toán: Theo dõi việc chi tiêu các quỹ của đơn vị, thanh toán tiền lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ, thanh toán với người mua và người bán

- Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt của Chi nhánh, kiểm tra chặt chẽ các chứng từ trước khi chi tiền, kiểm kê quỹ tiền mặt hàng ngày, hàng tháng để xác định mức tồn quỹ

KẾ TOÁN TỔNG HỢP

Trang 32

 Hình thức kế toán tại Chi nhánh công ty

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu thực tế, bộ máy kế toán của Chi nhánh được tổ chức theo hình thức tập trung Với hình thức này, mọi phần hành của hoạt động kế toán được xử lý một cách thường xuyên, liên tục, kịp thời ngay tại phòng kế toán Hình thức kế toán tập trung có ưu điểm đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, tập trung đối với công tác kế toán Tuy nhiên, hình thức này vẫn có điểm hạn chế về việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh ở đơn vị phụ thuộc, luân chuyển chứng

từ và ghi sổ kế toán thường bị chậm

Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, sử dụng phần mềm kế toán Excel

- Sổ sách và các báo cáo tài chính

+ Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng:

- TK 111 – Tiền mặt ( TK 1111- tiền Việt Nam)

- TK 112 – Tiền gửi ngân hàng ( TK 1121 – tiền Việt Nam)

- TK 131 – Phải thu của khách hàng

- TK 156 – Hàng hóa

- TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Trang 33

- TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh …

+ Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ

Thuế GTGT

phải nộp

= Thuế GTGT đầu ra

- Thuế GTGT đầu vào

- Thuế GTGT đầu ra là số thuế tính trên tổng giá bán hàng hóa và căn cứ vào thuế suất thuế GTGT của hàng hóa bán ra theo quy định của nhà nước

Thuế GTGT của=Trị giá hàng hóax Thuế suất tương ứng hàng hóa dịch vụ bán racủa hàng hóa, dịch vụ

- Thuế GTGT đầu vào là số thuế GTGT ghi trên hóa đơn của vật tư hàng hóa

2.1.2 Thực trạng kế toán vốn bằng tiền của doanh nghiệp và giải pháp khắc phục thực trạng kế toán vốn bằng tiền

 Kế toán tiền mặt

* Đặc điểm

- Hạch toán vốn bằng tiền mặt do thủ quỹ thực hiện và được theo dõi theo từng ngày (tiền mặt của Chi nhánh tồn tại chủ yếu dưới dạng đồng nội tệ và không có đồng ngoại tệ)

Tháng 12/2014, tại Chi nhánh có tài liệu về quỹ tiền mặt như sau:

+ Số quỹ tiền mặt còn đầu kỳ là: 321.570.000 (đồng)

+ Số tiền mặt thu về quỹ là: 6.770.476.000 (đồng)

Trang 34

- Sổ chi tiết quỹ tiền mặt

Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, quỹ tiền mặt và tính số tồn quỹ vào cuối ngày

Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập xuất quỹ tiền mặt Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt Nếu chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý

chênh lệch

 Trình tự ghi sổ kế toán tiền mặt:: Hàng ngày, căn cứ vào các phiếu thu,

phiếu chi… đã được kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, kế toán nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm Excel Theo quy trình, các thông tin được tự động cập nhật vào chứng từ ghi sổ và sổ chi tiết quỹ tiền mặt Từ các chứng từ và sổ chi tiết, thông tin được tự động cập nhật vào sổ đăng ký chứng từ ghi

sổ và sổ cái TK 111 Cuối tháng, kế toán khoá sổ và lập Báo cáo

Trang 35

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) Hình 2.2 : Trình tự ghi sổ kế toán tiền mặt

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu

Trang 36

Sau đây là một số chứng từ minh họa

(Nguồn: Phòng kế toán - tài chính) Hình 2.3 : Phiếu thu

Ngày đăng: 23/03/2017, 11:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguyễn Văn Công (2006), Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính
Tác giả: Nguyễn Văn Công
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2006
[3]. Võ Văn Nhị (2008), Kế toán tài chính, Nhà xuất bản Tài chính – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán tài chính
Tác giả: Võ Văn Nhị
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính – Hà Nội
Năm: 2008
[4]. Hồ Quang (2007), Tự học kế toán tiền mặt, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự học kế toán tiền mặt
Tác giả: Hồ Quang
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin
Năm: 2007
[5]. Dương Quang Thiện (2005), Lập trình visual C# như thế nào? Tập 1-2-3, NXB tổng hợp TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập trình visual C# như thế nào? Tập 1-2-3
Tác giả: Dương Quang Thiện
Nhà XB: NXB tổng hợp TP. HCM
Năm: 2005
[6].Nguyễn Ngọc Bình Phương, Thái Thanh Long (2006), Các giải pháp lập trình Csharp, NXB giao thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp lập trình Csharp
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bình Phương, Thái Thanh Long
Nhà XB: NXB giao thông vận tải
Năm: 2006

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w