- Địa chỉ:
4.2 TỶ LỆ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ CHỈNH NHA THEO CHỈ SỐ IOTN
4.2.1 Tỷ lệ nhu cầu điều trị về sức khoẻ răng
Bảng 4.1 Tỷ lệ nhu cầu điều trị SKR ở một số nghiên cứu trên thế giới theo IOTN
Nghiên cứu Nhóm dân chúng n Tuổi IOTN(%) SKR Hoa kỳ [58] Mỹ trắng 12-17 56.3% Nesliha Ucsunai [44] Esra Ertuga (2000) Thổ Nhĩ Kỳ 250 11-14 63% Ahmad M. amdan (1989) [24] Jordanian 320 14-17 50% Wang G, HaggU
Ling L (1999) [57] Hồng Kông 765 12 88%
Holmes (1992 ) [49] Anh 995 11 64%
Birkeland K, Boe OE,
(1996) [30] Na uy 395 11 46.8%
Đồng Thị Mai Hƣơng Việt Nam 300 20 88,7%
Qua bảng 4.1 ta thấy nhu cầu điều trị ở vùng châu Á cao hơn châu Âu cụ thể trong nghiên cứu của chúng tôi tại Việt Nam 88.7% và sau đó là tại Hồng Kông (Trung Quốc) 88%. Thấp nhất tại Na Uy 46.8%. Tỷ lệ này có
phải do sự chăm sóc răng miệng tại c c nƣớc phát triển tốt hơn ở c c nƣớc đang ph t triển? Điều này có phần hợp lý vì chăm sóc răng tốt làm cho răng sữa không bị mất sớm hay không bị sâu răng làm giảm kích thƣớc gần xa của răng chính là một biện pháp phòng ngừa không phải dùng khí cụ giữ khoảng cho răng vĩnh viễn.
Theo bảng 3.13 và bảng 3.14 ta thấy số trƣờng hợp điều trị ở mức 4 chiếm 39.7% là cao nhất, thấp nhất là mức 5 chiếm 0.6%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05.
Bảng 4.2. So sánh các mức điều trị SKR trong một số nghiên cứu
Mức Nghiên cứu Chủng tộc Mức 1 % Mức 2 % Mức 3 % Mức 4 % Mức 5 % USPHS [58] (1989-1991) Mỹ 43.7 16.5 25.3 14.5 Wang G, HaggU, Ling J (1999)[57] Hồng Kông 12 18 33 33 4 NeslihaU và cs (2000) [44] Thổ Nhĩ Kỳ 37.2 24 38.8 Adman và cs (1998) [24] Jordanian 50 22 28 Hoàng Anh (2005) [1] Việt Nam 22 25 21 30 2 Đồng Thị Mai Hƣơng (2012) Việt Nam 11.3 17.7 30.7 39.7 0.6
Theo bảng đ nh gi c c mức điều trị thì mức 4-5 tại nghiên cứu này là cao nhất với 40.3 % thấp nhất tại Mỹ chỉ 14.5%.
Mức độ điều trị ở mức 4 về sức khoẻ răng là mức nặng/cần điều trị bao gồm một hay nhiều triệu chứng sau: độ cắn chìa > 6mm và ≤ 9mm, cắn ngƣợc > 3,5mm nhƣng không ảnh hƣởng đến ăn nhai và ph t âm, thay đổi vị trí răng > 4mm, cắn hở răng trƣớc hoặc răng sau nặng > 4mm, cắn phủ tăng và toàn bộ gây tổn thƣơng lợi và hàm ếch, thiếu một răng trên bất kỳ phần hàm nào, cắn chéo răng sau phía lƣỡi không có tiếp xúc khớp cắn chức năng của một hoặc nhiều đoạn phía má, răng mọc một phần, nghiêng, kẹt so với răng bên cạnh, tồn tại răng thừa. Tuỳ theo nguyên nhân và triệu chứng để chẩn đo n SKR ở mức 4 của từng hàm răng thì khi có kế hoạch điều trị chúng ta phải điều trị theo nguyên nhân và triệu chứng. Nếu c c em sinh viên đƣợc chẩn đo n là mức 4 về sức khoẻ răng với các triệu chứng nhƣ thay đổi vị trí răng >4mm, c c răng chen chúc thiếu khoảng nhiều, độ cắn chìa lớn 6 mm thì chúng ta phải điều trị có nhổ bớt răng sắp đều c c răng và làm giảm độ cắn chìa. Nếu có một răng thừa thì cũng đƣợc chẩn đo n là mức 4 về SKR lúc này điều trị can thiệp nhổ răng thừa sắp xếp lại c c răng về đúng vị trí của nó. Nếu hàm răng thiếu một răng có thể là răng nanh hoặc răng cửa dƣới chúng ta cần phải khám phân tích kỹ trên miệng và trên mẫu hàm xem có thể thay thế răng đó bằng răng kh c không hay là chúng ta phải tạo khoảng để phục hình lại răng đó bằng cấy Implant hay một phƣơng ph p phục hình khác. Nếu trƣờng hợp có độ cắn ngƣợc 1-3.5mm không ảnh hƣởng đến chức năng thì chúng ta phải chẩn đo n thêm trƣờng hợp đó do kém ph t trƣởng xƣơng hàm trên hay qu ph t xƣơng hàm dƣới nếu là nguyên nhân gì thì chúng ta điều trị theo nguyên nhân đó. Trƣờng hợp cắn ngƣợc >3,5mm có ảnh hƣởng đến chức năng và cắn hở lớn do xƣơng thì khi điều trị phần lớn là phẫu thuật chỉnh hình xƣơng hàm thì mới đem lại kết quả tốt về chức năng và thẩm mỹ.
4.2.2 Tỷ lệ nhu cầu về thẩm mỹ răng
3-4 (ít cần điều trị): 27.3%, mức 5-7 (cần điều trị trung bình): 11.4%, mức 8- 10 (cần điều trị): 10%. Sở dĩ tỷ lệ không cần điều trị về TMR lại cao hơn tỷ lệ cần điều trị về thẩm mỹ răng là vì c c trƣờng hợp này nhóm răng cửa hàm trên và hàm dƣới sắp xếp đều đặn nhƣng c c răng phía sau nhƣ răng hàm nhỏ và răng hàm lớn lại bị xoay, kẹt, nghiêng gần xa, lệch trong ngoài, cắn chéo ngoài, chéo trong nên nhìn từ phía trƣớc thì những sinh viên này có một hàm răng rất đẹp, đều không cần điều trị về thẩm mỹ răng nhƣng xét về sức khoẻ răng thì lại rất cần phải điều trị.
Vậy khi đ nh gi về thẩm mỹ răng có 48.7% (từ mức 3-10) số sinh viên có nhu cầu điều trị CHRM. Nhu cầu điều trị thẩm mỹ răng ít hơn khi đ nh gi trên SKR. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Ahmad và cs(1998) [24].
Trong các mức phải điều trị thì số sinh viên phải điều trị CHRM vì lý do TMR ở mức 3-4 là cao nhất (27.3%) rồi đến mức 5-7 và thấp nhất là 8-10.
Không có sự khác biệt về nhu cầu điều trị CHRM giữa nam và nữ khi đ nh gi về TMR.
So với tác giả trong nƣớc Nguyễn Thị Ngân Hà [3] thì mức 3-4 và mức 5-7 của chúng tôi thấp hơn nhƣng mức 8-10 của chung tôi cao hơn có thể do vùng nghiên cứu và tuổi nghiên cứu khác nhau.
4.2.3 Sự liên quan giữa sức khoẻ răng và thẩm mỹ răng
Theo bảng 3.15 cho thấy: số em không cần phải điều trị về SKR và TMR chiếm tỷ lệ thấp 34 em, số em phải điều trị vì lý do SKR chiếm tỷ lệ cao nhất là 266 em, số em phải điều trị vì lý do TMR chiếm tỷ lệ cao là 146 em
Sự khác biệt giữa sức khoẻ răng và thẩm mỹ răng có ý nghĩa thống kê với p < 0.05
Trong 300 đối tƣợng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 266 em phải điều trị về sức khoẻ răng con số này tƣơng đối lớn nhƣ vậy số lƣợng sinh
viên cần đƣợc nắn chỉnh do sai khớp cắn nhiều. Tuy nhiên mối quan tâm chăm sóc cho một hàm răng khoẻ mạnh lại chƣa đƣợc c c em để ý đến có thể là do c c em chƣa đƣợc trang bị những kiến thức về sức khoẻ răng miệng ảnh hƣởng đến chức năng ăn nhai cũng nhƣ bệnh toàn thân nhƣ thế nào?
Nhu cầu điều trị khi đ nh gi trên TMR ít hơn SKR, kết quả này tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngân Hà [3] và một số nghiên cứu trên thế giới theo chỉ số IOTN [24],[57].
Nhƣ vậy 300 sinh viên 20 tuổi tại trƣờng Đại học Y Hải Phòng phải điều trị CHRM theo IOTN là 74.7%. Con số này tƣơng đối cao, chứng tỏ sự chăm sóc răng miệng ban đầu chƣa đƣợc tốt.
Chỉ số IOTN đ nh gi hai mặt sức khoẻ răng và thẩm mỹ răng đƣa ra thông tin giá trị làm cơ sở để giải thích cho bệnh nhân vấn đề răng miệng của họ. Hai phần này bổ xung cho nhau, sức khoẻ răng cần cho chức năng nhai và đƣợc xem là quan trọng thì thẩm mỹ răng góp phần làm đẹp khuôn mặt tạo sự tự tin cho bản thân khi giao tiếp giúp thành công trong nghề nghiệp và cuộc sống.
4.2.4 Nguyên nhân thƣờng gặp khi xếp loại sức khoẻ răng theo IOTN
Khi phân loại các mức về SKR chúng tôi nhận thấy có rất nhiều đặc điểm đ nh gi trên một cá nhân. Một số biểu hiện không gặp trong nghiên cứu này nhƣ: Khe hở môi, vòm miệng, các dị thƣờng sọ mặt, cắn ngƣợc > 3,5mm, cắn hở trƣớc hay bên > 4mm…
Một số nguyên nhân gặp trong các mức điều trị:
- Mức 5 (cần điều trị ngay): có 2 trƣờng hợp trong 300 do độ cắn chìa lớn >9mm. Trƣờng hợp cắn chìa nặng có thể do di truyền nhƣng nếu đƣợc khám, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ làm giảm sai lệch hai hàm giúp điều trị sau này sẽ đỡ phức tạp hơn.
- Mức 4 (cần điều trị): có 119 /300 trƣờng hợp trong 119 em phải điều trị ở mức 4 có 53 em có độ căn phủ >3,5 mm và 62 em có độ cắn chìa
>3,5 mm, thay đổi vị trí răng lớn >4mm có 76 trƣờng hợp. Còn lại là do c c nguyên nhân kh c ít hơn.
Thay đổi vị trí răng lớn là nguyên nhân hay gặp. Răng thay đổi vị trí thƣờng là do thiếu chỗ mọc:
+ Thiếu chỗ có thể do kích thƣớc răng vĩnh viễn thay thế lớn hơn răng sữa. + Răng sữa mất sớm khoảng mất răng hẹp lại vì sự di gần của răng kế cận ở phía xa.
+ Do sâu răng mặt bên làm giảm kích thƣớc gần- xa của răng sữa dẫn đến thiếu chỗ của răng thay thế …
Cần phòng ngừa bằng cách giữ chỗ cho răng vĩnh viễn: + Nhổ răng đúng tuổi để không bị mất khoảng.
+ Răng sâu cần bảo tồn tối đa, đặc biệt tái tạo đúng kích thƣớc gần xa của răng, vì nó là phƣơng tiện giữ khoảng cách tốt nhất cho răng vĩnh viễn (điều trị tuỷ răng sữa nên chú trọng hơn là nhổ răng sớm).
+ Nếu cần phải nhổ răng sữa sớm vì bệnh lý thì nên chỉ định một bộ giữ khoảng thích hợp…
+ Nhiều trƣờng hợp nhiều răng thay đổi vị trí, chen chúc do răng to so với hàm thì trong một số trƣờng hợp có thể nhổ răng có hƣớng dẫn để làm giảm nhẹ sai hình răng.
+ Đối với việc phòng ngừa thay đổi vị trí răng không phải lúc nào cũng đạt kết quả, tuy nhiên nên lƣu ý tránh các nguyên nhân có thể dẫn đến thay đổi vị trí răng khi chăm sóc răng cho trẻ.
- Mức 3(cần điều trị trung bình): có 92/ 306 trƣờng hợp
Nguyên nhân hay gặp nhất là độ cắn chìa và độ cắn phủ >3,5 mm và thay đổi vị trí răng >2mm. Còn lại một số nguyên nhân ít gặp nhƣ: cắn ngƣợc, cắn hở, cắn chéo, thiếu răng, còn răng sữa.
theo IOTN cần lƣu ý phòng ngừa hoặc can thiệp đúng lúc. - Mức 2 (ít cần điều trị): có 53/306 trƣờng hợp
Nguyên nhân hay gặp là thay đổi vị trí răng lớn hơn hay bằng 1mm và nhỏ hơn hay bằng 2mm.
4.2.5 Sự phân bố khớp cắn theo Angle trong các mức nhu cầu điều trị theo chỉ số IOTN theo chỉ số IOTN
Theo biểu đồ 3.5 và 3.6 cho thấy có 19/300 em ở nhóm khớp cắn trung tính không phải điều trị CHRM, còn các loại sai khớp cắn kh c đều phải điều trị CHRM với các tỷ lệ khác nhau. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0.05.
Khớp cắn trung tính đƣợc coi là mối quan hệ khớp cắn vững bền nhất. Bất kể điều trị nắn chỉnh nào đƣa quan hệ răng s u và răng nanh về quan hệ trung tính đều là lý tƣởng. Vì thế nếu nói về quan điểm điều trị thì loại trung tính càng cao bao nhiêu thì việc chăm sóc răng sữa càng tốt bấy nhiêu.
Chúng ta biết rằng một hàm răng vĩnh viễn muốn có khớp cắn loại 1 vùng răng hàm thì hàm răng sữa phải thoả mãn điều kiện: quan hệ răng 5 sữa phải là đƣờng thẳng, răng sữa thay đúng kỳ hạn và theo trật tự 4,3,5 ở hàm trên và 3,4,5 ở hàm dƣới.
Trong mối quan hệ răng 5 từ răng hàm sữa để đạt khớp cắn loại 1 ở vùng răng hàm vĩnh viễn nó trải qua sự phát triển của hai yếu tố: sự dịch chuyển răng số 6, sự lớn lên của xƣơng hàm.
Để hai yếu tố này xảy ra một c ch bình thƣờng thì việc chăm sóc cho một hàm răng sữa đƣợc tốt là yếu tố quyết định bởi vì nếu hàm răng sữa chăm sóc không tốt, răng sâu không đƣợc điều trị hoặc điều trị không đúng sẽ dẫn tới ảnh hƣởng tổ chức xung quanh (xƣơng, mầm răng vĩnh viễn thay thế nó…) thậm chí gây mất răng sớm (đặc biệt răng 5 sâu mặt xa, biến chứng gây mất răng sớm) sẽ dẫn tới sự di của răng gần kề nó, điển hình nhất là sự di gần
của răng số 6 chiếm khoảng “Leeway space” và dẫn tới sự lệch lạc răng sau này ở hàm răng vĩnh viễn.
Răng thay qu sớm hoặc quá muộn so với thời điểm thay răng cũng góp phần gây nên sự lệch lạc của hàm răng vĩnh viễn thay thế nó. Hiện tƣợng này hay gặp ở vùng răng cửa, răng hàm nhỏ, răng nanh. Răng sữa chậm thay làm răng vĩnh viễn mọc sai vị trí bình thƣờng của nó (mọc vào trong, ra phía ngoài hoặc thậm chí mọc vào vị trí răng kh c cạnh nó).
Bàn luận về nguyên nhân góp phần tích cực gây ra dạng lệch lạc của khớp cắn loại 1 chúng ta không thể bỏ qua yếu tố thói quen xấu nhƣ: nuốt kiểu trẻ em, đẩy lƣỡi gây nên hở răng phía trƣớc, mút môi, mút ngón tay gây hẹp hàm trên hàm dƣới tụt lùi…
Để làm mất thói quen xấu của bệnh nhân có nhiều cách từ giải pháp nhẹ là giáo dục, nhắc nhở … tới giải pháp tích cực hơn dùng c c khí cụ chống thói quen xấu nhƣ hàm chống thói quen mút môi, hàm chống thói quen đẩy lƣỡi.
Ở Việt Nam chƣa có nhiều nghiên cứu khảo s t đ nh gi về nhu cầu điều trị nắn chỉnh song trên thực tế có rất nhiều loại lệch lạc khớp cắn mà chúng ta có thể phòng tr nh đƣợc ngay từ ban đầu nhƣ:
- Nhổ răng sữa lung lay đúng tuổi tránh mọc lệch lạc răng vĩnh viễn thay thế nó (rất hay gặp ở trẻ em 6 đến 8 tuổi).
- Điều trị răng số 5 sữa sâu (đặc biệt là sâu mặt xa) giữ răng số 5 đến tuổi thay để tránh di gần của răng số 6.
- Làm hàm giữ chỗ cho răng số 5 sữa trong trƣờng hợp răng số 5 sữa mất sớm. - Cần loại bỏ các thói quen xấu của trẻ (mút tay, cắn môi, nuốt kiểu trẻ
em…).
Bằng các biện ph p chăm sóc răng miệng ban đầu chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát một số lƣợng lớn tỷ lệ lệch lạc khớp cắn của hàm răng sữa. Vai trò của công t c chăm sóc răng miệng ban đầu là vô cùng quan trọng. Ở
c c nƣớc phát triển hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu nói chung và hệ thống chăm sóc răng miệng ban đầu nói riêng rất quy mô, đồng nhất từ tuyến trung ƣơng đến địa phƣơng (quy mô về đào tạo, trang thiết bị), tính phổ cập rất cao. Mỗi công dân đƣợc mạng lƣới chăm sóc sức khoẻ quan tâm chu đ o.
Chữa trị bệnh răng miệng rất quan trọng nhƣng gi o dục kiến thức y học nói chung và nha khoa nói riêng cho nhân dân cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Hình thức này tiết kiệm sức ngƣời, sức của mang lợi ích kinh tế, xã hội lớn lao.
Giáo dục cho c c đối tƣợng:
- Bà mẹ có thai và cho con bú: ăn uống đủ chất, đảm bảo nguồn sữa mẹ cho trẻ, vệ sinh miệng cho trẻ em giai đoạn bú sữa …
- Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo: dạy vệ sinh răng miệng, c ch đ nh răng. - Trẻ em cấp tiểu học: dạy cách vệ sinh răng miệng, ý thức bảo vệ răng
hỗn hợp, răng vĩnh viễn, giáo dục kiến thức nha khoa thông thƣờng, cách phòng bệnh sâu răng viêm lợi.
- Học sinh trung học: khám chữa bệnh định kì ít nhất 6 tháng một lần , cách phòng bệnh sâu răng, viêm lợi và lệch lạc răng. Hàn răng sâu, chữa viêm lợi, phát hiện sớm những bất thƣờng về răng nhƣ: răng thừa, răng khấp khểnh, thói quen xấu ảnh hƣởng tới răng.
KẾT LUẬN
Qua điều tra về tình trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh nha của sinh viên trƣờng Đại học Y Hải Phòng lứa tuổi 20 chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây: