1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đồ án công nghệ thông tin Xây dựng phần mềm kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Sơn

88 683 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 4,44 MB

Nội dung

 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong đồ án là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả đồ án   !" #$%#  1  LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian dài học tập, nghiên cứu tại trường Học Viện Tài Chính em đã được các Thầy giáo, Cô giáo tận tình chỉ bảo, trang bị cho những kiến thức thực sự cần thiết để làm hành trang bước vào cuộc sống sau này. Để có được như ngày hôm nay, ngoài việc nỗ lực học tập, cố gắng của bản thân, em còn được các Thầy giáo, Cô giáo của học viện dạy dỗ, dìu dắt, hướng dẫn tận tình. Em sẽ luôn ghi nhớ công ơn của các thầy các cô! Em xin chân thành cảm ơn tới các Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Hệ thống thông tin Kinh tế, những người đã truyền dạy cho em những kiến thức chuyên ngành để cho em có được nghề nghiệp vững chắc trong tương lai. Đặc biệt em xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo Th.s Nguyễn Hữu Xuân Trường, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đồ án tốt nghiệp trong thời gian thực tập tốt nghiệp. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các nhân viên trong Công ty TNHH Bình Sơn đã tạo điều kiện cho em được thực tập và hướng dẫn em trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại công ty. Hà nội, Ngày 30 tháng 4 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Thị Thư  !" #$%#  2  DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp NVL Nguyên vật liệu NCTT Nhân công trực tiếp SXC Sản xuất chung BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ Kinh phí công đoàn TSCĐ Tài sản cố định CPSX Chi phí sản xuất SP Sản phẩm SPDD Sản phẩm dở dang NXT Nhập, xuất, tồn HTTT Hệ thống thông tin TNHH Trách nhiệm hữu hạn  !" #$%#  3  LỜI MỞ ĐẦU I.Sự cần thiết của đề tài: Quá trình sản xuất kinh doanh trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là một quá trình kết hợp và tiêu hao các yếu tố sản xuất để thu hút được sản phẩm. Tổng hợp toàn bộ các hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo nên chỉ tiêu chi phí sản xuất. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào doanh nghiệp có đảm bảo tự bù đắp chi phí mình đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và bảo đảm có lãi hay không. Vì vậy, việc hạch toán đầy đủ chính xác chi phí sản xuất vào giá thành của sản phẩm là việc làm cấp thiết, khách quan và có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Nhiệm vụ cơ bản của kế toán là không những phải hạch toán đầy đủ chi phí sản xuất, mà còn phải làm thế nào để kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất phục vụ tốt cho việc hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của chế độ hạch toán kinh doanh. Đồng thời cung cấp thông tin hữu ích, kịp thời cho việc ra quyết định. Để giải quyết được vấn đề đó phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công việc này không những mang ý nghĩa về mặt lý luận, mà còn mang ý nghĩa thực tiễn to lớn cấp bách trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của các doanh nghiệp sản xuất ở nước ta nói chung và Công ty TNHH BÌNH SƠN nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, cùng sự giúp đỡ tận tình của Thầy cô trong khoa, trong thời gian thời gian thực tập, em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Xây dựng phần mềm kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Sơn" làm đồ án thực tập. II. Mục tiêu đề tài: Với mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm trong công ty đạt hiệu quả cao hơn, đề tài đã nghiên cứu công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong điều kiện ứng dụng của công nghệ tin học. Do công việc tương đối lớn cùng với nhận thức chưa thấu đáo được hết các vấn đề đặt ra, đồ án chỉ tập trung vào phân tích, thiết kế  !" #$%#  4  hệ thống thông tin kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành SP và thực hiện một số chức năng của chương trình đối với một số sản phẩm chủ yếu của công ty. III. Phạm vi nghiên cứu đề tài Trong phạm vi về đề tài, Hệ thống thông tin kế toán chỉ nghiên cứu về tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và các báo cáo giá thành trong công ty. IV. Đối tượng nghiên cứu của đề tài * Hệ thống kế toán chi phí giá thành của Công ty. * Hệ thống kho của công ty. V. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. * Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý. * Phương pháp phỏng vấn nà thu thập thông tin. VI. Kết cấu của đồ án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, đồ án có kết cấu bao gồm 3chương: &'()**+,+-**(.*/ 01234/-0156$ &''7*89**(.*/01234/- 0156+-:/*9*;<&$ &'''+-2:=7>6,6(.*/+-/ -01569*;<&$ Để hoàn thành đồ án với thời gian sớm nhất cùng với chất lượng cao, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong phòng kế toán của Công ty TNHH Bình Sơn, sự dạy dỗ, chỉ bảo rất tận tình của các thầy giáo cô giáo trong cả quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đồ án, đặc biệt là Thầy giáo – Th.s Nguyễn Hữu Xuân Trường đã hướng dẫn em rất chu đáo, nhiệt tình trong thời gian qua  !" #$%#  5  CHƯƠNG I: NHẬN THỨC CHUNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN 1.1.1 Hệ thống thông tin( HTTT). # #$#$#$#6$ HTTT là tập hợp có tổ chức những con người, các thiết bị phần mềm, dữ liệu, để thực hiện hoạt động thu nhận, lưu trữ, xử lý, truyền tin trong một tập hợp các ràng buộc gọi là môi trường. Mỗi HTTT đều có 4 bộ phận: bộ phận đưa dữ liệu vào, bộ phận xử lý, kho dữ liệu và bộ phận đưa thông tin đầu ra. Đầu vào (Inputs) của HTTT được lấy từ các nguồn (source) và được xử lý bởi hệ thống sử dụng nó cùng các dữ liệu đã được lưu trữ từ trước. Kết quả chưa xử lý được chuyển đến các đích (destination) hoặc kho dữ liệu (Store). ? #$#$#$?8@*A6B$ Như chúng ta đã biết từ trước, quản lý có hiệu quả của một tổ chức dựa phần lớn vào chất lượng thông tin do hệ thống thông tin chính thức sản sinh ra. Dễ thấy rằng từ sự hoạt động kém chất lượng của một hệ thống thông tin sẽ là nguồn gốc gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Một hệ thông tin tốt hay xấu được đánh giá thông qua chất lượng thông tin mà nó cung cấp. Tiêu chuẩn chất lượng như sau: Độ tin cậy: Thể hiện qua độ chính xác và độ xác thực. Thông tin ít độ tin cậy sẽ gây cho tổ chức những hậu quả xấu. Các hậu quả đó sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề khác của tổ chức như uy tín, hình ảnh tổ chức… trước các đối tác.  !" #$%#  6  Tính đầy đủ: Thể hiện sự bao quát các vấn đề để đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý. Nhà quản lý sử dụng thông tin không đầy đủ có thể dẫn tới các quyết định hành động không đáp ứng đòi hỏi của tình hình thực tế. Điều này sẽ gây tổn hại lớn cho tổ chức. Tính thích hợp và dễ hiểu: Một hệ thống thông tin không thích hợp hoặc khó hiểu do có quá nhiều thông tin không thích ứng với người nhận, thiếu sự sáng sủa, dùng nhiều từ viết tắt hoặc đa nghĩa, do các phần tử thông tin bố trí chưa hợp lý. Một HTTT như vậy sẽ dẫn đến hoặc làm hao tổn chi phí cho việc tạo ra các thông tin không cần thiết hoặc ra các quyết định sai do thiếu thông tin cần thiết. Tính được bảo vệ: Thông tin vốn là nguồn lực quý giá của tổ chức. Vì vậy không thể để cho bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận thông tin. Do vậy, thông tin cần được bảo vệ và chỉ những người có quyền mới được phép tiếp cận thông tin. Sự thiếu an toàn về thông tin có thể cũng gây thiệt hại lớn cho tổ chức. Tính kịp thời: Thông tin có thể là đáng tin cậy, dễ hiểu, thích ứng và được bảo vệ an toàn nhưng nó sẽ vẫn không có ích gì khi nó không được gửi tới người sử dụng lúc cần thiết. Để có được một hệ thống thông tin hoạt động tốt, có hiệu quả cao là một trong những công việc của bất kỳ nhà quản lý nào. Để giải quyết được vấn đề đó cần xem xét kỹ cơ sở kỹ thuật cho các hệ thống thông tin, phương pháp phân tích thiết kế và cài đặt một HTTT. C #$#$#$CD&8E6B$ Một phương pháp được định nghĩa như là một tập hợp các bước và các công cụ cho phép tiến hành một quá trình phát triển hệ thống thông tin chặt chẽ và dễ quản lý . Có rất nhiều phương pháp phân tích thiết kế hệ thống như: - Phương pháp SADT (Structured Analysis and Design Techniquet) - Phương pháp MERISE (Méthode Pour Rassembler les Ideés Sans Effort) - Phương pháp GALACSI (Groupe d’ Animation et de Liaison pour d’Analyse et la Conception de Systeme d’ Information)  !" #$%#  7  Phương pháp SADT là phương pháp được sử dụng tương đối phổ biến hiện nay trong phát triển các hệ thống thông tin, phương pháp này tiếp cận hệ thống từ trừu tượng đến cụ thể, từ trên xuống dưới. Theo đó, hệ thống sẽ được nghiên cứu từ mức cao nhất, sau đó phân rã thành các mô đun ở mức tiếp theo để nghiên cứu. Trong đó, việc nghiên cứu chức năng của hệ thống và dữ liệu sử dụng cho hệ thống là tương đối độc lập. Một số phương pháp phân tích và thiết kế có cấu trúc như: SA (phân tích hệ thống về chức năng), E/A (phân tích hệ thống về dữ liệu), SD (Thiết kế hệ thống). Các đặc điểm của phương pháp phân tích và thiết kế hướng cấu trúc: - Đi từ tổng quát đến chi tiết. - Sử dụng mô hình, công cụ trực quan để biểu diễn. Phương pháp phát triển một HTTT được đề nghị ở đây dựa vào nguyên tắc cơ bản chung của nhiều phương pháp hiện đại có cấu trúc để phát triển HTTT. Ba nguyên tắc đó là: Nguyên tắc 1: Sử dụng các mô hình. Đó là sử dụng các mô hình logic, mô hình vật lý trong và mô hình vật lý ngoài. Nguyên tắc 2: Chuyển từ cái chung sang cái riêng. Đây là nguyên tắc của sự đơn giản hóa. Thực tế chứng minh rằng để hiểu tốt một hệ thống trước hết phải hiểu các mặt chung sau đó mới xem xét các chi tiết. Nguyên tắc 3: Chuyển từ mô hình logic sang mô hình vật lý khi thiết kế, chuyển từ mô hình vật lý sang mô hình logic khi phân tích. 1.1.2 Qúa trình phân tích thiết kế HTTT. Quá trình phân tích HTTT gồm 4 giai đoạn: Khảo sát hiện trạng của hệ thống. Xác định mô hình nghiệp vụ. Phân tích hệ thống và đặc tả yêu cầu. Thiết kế hệ thống.  !" #$%#  8  #$#$?$#1089$ Trong phần này sẽ trình bày các bước thực hiện quá trình khảo sát các công cụ được sử dụng để thu thập thông tin. Về nguyên tắc việc khảo sát hệ thống được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn khảo sát sơ bộ: Nhằm hình thành dự án phát triển hệ thống thông tin. Giai đoạn khảo sát chi tiết: Nhằm thu thập các thông tin chi tiết của hệ thống phục vụ phân tích yêu cầu thông tin làm cơ sở cho bước thiết kế sau này. Các bước khảo sát thu thập thông tin: Quá trình khảo sát hệ thống cần trải qua các bước sau: Tiến hành thu thập thông tin bằng các phương pháp khác nhau. Củng cố, bổ sung và hoàn thiện kết quả khảo sát. Tổng hợp kết quả khảo sát. Hợp thức hóa kết quả khảo sát. F #$#$?$?G*H6<+I*A$ Trong phần này tiến hành mô tả các thông tin dữ liệu của tổ chức dạng trực quan và có tính hệ thống hơn. Nhờ vậy, khách hàng có thể hiểu được và qua đó có thể bổ sung và làm chính xác hóa hoạt động nghiệp vụ của tổ chức hiện thời. Các thành phần của một mô hình nghiệp vụ: Biểu đồ ngữ cảnh Biểu đồ phân rã chức năng. Danh sách các hồ sơ dữ liệu sử dụng. Ma trận thực thể chức năng. Mô tả chi tiết chức năng lá trong biểu đồ phân rã chức năng. Các công cụ này giúp làm rõ hơn thực trạng của tổ chức, xác định phạm vi nghiên cứu phát triển hệ thống. Từ đó đi đến quyết định xây dựng một dự án về phát triển hệ thống thông tin, đưa ra yêu cầu cho hệ thống cần xây dựng.  !" #$%#  9  ! #$#$?$CD:/*J-68KL*>+-HM*1L*>NO<PQ 8<2RJST Phần này làm rõ yêu cầu bằng cách sử dụng các mô hình và công cụ hình thức hóa hơn, như các biểu đồ luồng dữ liệu để mô tả các tiến trình xử lý. Đến đây ta được mô hình khái niệm của hệ thống. Với mô hình này, một lần nữa chúng ta có thể bổ sung làm đầy đủ hơn các yêu cầu về HTTT cần xây dựng. Mô hình hóa tiến trình nghiệp vụ (modeling businees process) là sự biểu diễn đồ thị các chức năng của quá trình để thu thập, thao tác, lưu trữ và phân phối dữ liệu giữa các bộ phận trong hệ thống nghiệp vụ cũng như giữa hệ thống và môi trường của nó. U #$#$?$ J*+-+(JS$ Trong bước này cần tìm giải pháp công nghệ cho các yêu cầu đã được xác định ở bước phân tích. Các công cụ ở đây mang tính hình thức hóa cao cho phép đặc tả các bản thiết kế để có thể ánh xạ thành cấu trúc chương trình, các chương trình, các cấu trúc dữ liệu và các giao diện tương tác. Các công cụ ở đây bao gồm: Mô hình dữ liệu quan hệ E_R, mô hình luồng dữ liệu hệ thống, các phương pháp đặc tả nội dung xử lý của mỗi tiến trình, các hướng dẫn thiết kế cụ thể. Thiết kế logic: Mô hình thực thể mối quan hệ E_R (Entity- Relationship model). Mô hình E_R là mô hình mô tả dữ liệu của thế giới thực, không quan tâm đến cách thức tổ chức và khai thác dữ liệu mục tiêu chủ yếu là mô tả thế giới thực đúng như nó tồn tại. Mô hình E_R gồm 3 thành phần: Thực thể dữ liệu, mối quan hệ giữa các thực thể, các thuộc tính của thực thể và mối quan hệ. Các bước phát triển mô hình E_R từ các hồ sơ dữ liệu. Bước 1: Liệt kê, chính xác chọn lọc mục tin. Liệt kê đầy đủ mục tin, không liệt kê dữ liệu. Chính xác hóa: Thêm từ cho mục tin đủ nghĩa, 2 mục tin chỉ cùng một đối tượng thì cùng tên, 2 mục tin chỉ 2 đối tượng khác nhau thì tên khác nhau.  !" #$%#  10 [...]... tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Cuối kì kế toán, sau khi đã tập hợp chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng trên các TK621, TK622, TK627, kế toán sẽ tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ các loại chi phí này để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất cho từng đối tượng chịu chi phí, tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ, thực hiện tính giá thành. .. đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị 1.2.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tập hợp, phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ theo các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định Nội dung cơ bản của phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ vào các đối tượng tập. .. phù hợp với quá trình sản xuất – tiêu thụ sản phẩm 1.2.2 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất theo các phạm vi và giới hạn đó Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là: - Từng loại sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, ... nổi bật những thông tin phù hợp với tiêu chuẩn đề ra mà không làm ảnh hưởng đến dữ liệu gốc nguồn II NHẬN THỨC CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.2.1 Khái niệm, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1 1.2.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các hao phí về lao động... sản phẩm Kế toán doanh nghiệp cần phải xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm như sau: - Trước hết cần nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận có liên quan, trong đó kế toán các yếu tố chi phí là tiền đề cho kế toán chi phí và. .. thống thông tin kinh tế Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Đồ án tốt nghiệp Chi phí sản = Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất dở dang + phát sinh trong  xuất dở dang đầu kỳ kỳ cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành Số lượng sản phẩm hoàn thành Trên cơ sở, giá thành sản xuất của sản phẩm công việc lao vụ đã hoàn thành, kế toán kết chuyển các tài khoản liên quan tùy theo phương pháp hạch toán. .. chính trực tiếp - Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương - Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức Căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm dở dang và chi phí sản xuất đã tập hợp được Kế toán tổ chức tính giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành bằng phương pháp kĩ thuật phù hợp, trên cơ sở công thức tính giá thành cơ bản sau: SV:Nguyễn Thị... không có số dư SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP  Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất Chi phí sản xuất chung, bao gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh chi phí liên quan phải trả cho nhân viên phân xưởng - Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu dùng... giảm chi phí sản xuất chung ( nếu có) - Chi phí sản xuất chung được phân bổ, kết chuyển vào chi phí chế biến cho các đối tượng chịu chi phí - Chi phí sản xuất chung không đượcc phân bổ, kết chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong trong kỳ TK627 không có số dư SV:Nguyễn Thị Thư 25 CQ46/41.01 Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế Đồ án tốt nghiệp SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG  Kế toán tổng... THIẾT KẾ HTTT KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH BÌNH SƠN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH BÌNH SƠN 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH BÌNH SƠN 1 2.1.1.1 Sự hình thành và phát triển Cùng với những chính sách phát triển nền kinh tế công nghiệp hóa hiện đại hóa của Nhà nước, ngày 02/02/2008 công ty TNHH Bình Sơn chính thức được thành lập và đi vào hoàn thiện quá trình xây dựng cở sở hoạt động sản xuất . " ;Xây dựng phần mềm kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Sơn& quot; làm đồ án thực tập. II. Mục tiêu đề tài: Với mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin. thông tin kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm trong công ty đạt hiệu quả cao hơn, đề tài đã nghiên cứu công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong. nguồn. II. NHẬN THỨC CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.2.1 Khái niệm, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. # #$?$#$#6*/0123+--0156 Chi

Ngày đăng: 30/04/2015, 14:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguyễn Văn Ba.“Phân tích và thiết kế hướng cấu trúc và hướng đối tượng”, NXB Thống kê, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích và thiết kế hướng cấu trúc và hướng đối tượng”
Nhà XB: NXB Thống kê
[2]. GS. TS. Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thủy.“Giáo trình Kế toán tài chính”, NXB Tài chính, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình Kế toán tài chính”
Nhà XB: NXB Tài chính
[3]. PGS. TS. Đoàn Xuân Tiên. “Giáo trình Kế toán quản trị”, NXB Tài chính, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình Kế toán quản trị”
Nhà XB: NXB Tài chính
[4]. Nguyễn Văn Ba.“Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin”
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
[5]. Ths. Vũ Bá Anh.“Giáo trình Cơ sở dữ liệu HP2”, Học viện Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình Cơ sở dữ liệu HP2”
[6]. Ths. Vũ Bá Anh – Phan Phước Long. “Giáo trình Cơ sở dữ liệu HP1”, Học viện Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình Cơ sở dữ liệu HP1”
[7]. Nguyễn Ngọc Minh – Lê Thanh Tùng – Hoàng Đức Hải.“Sử dụng và khai thác Visual FoxPro”, NXB Giáo dục, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sử dụng và khai thác Visual FoxPro”
Nhà XB: NXB Giáo dục
[8]. VN-GUIDE - Đinh Xuân Lâm. “Những bài thực hành Visual FoxPro”, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Những bài thực hành Visual FoxPro”
Nhà XB: NXB Thống kê

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w