2. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NHẬP KHẨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP.
3.1. Các quan điểm về hiệu quả.
Khi đề cập đến vấn đề hiệu quả có thể đứng trên nhiều góc độ khác nhau để xem xét.
Nếu xét theo hiệu quả cuối cùng thì: Hiệu quả kinh tế là mức độ chênh lêch giữa doanh số thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Đứng trên góc độ này thì phạm trù hiệu quả đông nhất với lợi nhuận. Hiệu quả kinh doanh cao hay thấp là tuỳ thuộc vào trình độ tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh và tổ chức quản lý trong toàn doanh nghiệp.
Nếu đứng trên góc độ các yếu tố riêng lẻ để xem xét thì hiệu quả thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố đó trong quá trình sản xuất-kinh doanh. Nó phản ánh kết quả kinh tế thu được từ việc sử dụng các yếu tố tham gia vào hoạt động sản xuất-kinh doanh. Chỉ tiêu hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố tham gia quá trình sản xuất-kinh doanh. Đồng thời là phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hoá, phản ánh trình độ của nền sản xuất hàng hoá, sản xuất hàng hoá có phát triển hay không là do hiệu quả đạt được cao hay thấp,
chỉ tiêu hiệu quả phản ánh cả về mặt định lượng và cả về mặt định tính. Về mặt định lượng thì hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất-kinh doanh phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Về mặt định tính nó phản ánh ảnh hưởng của hoạt động sản xuất - kinh doanh đối với việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế, những yêu cầu và mục tiêu chính trị - xã hội.
Khi đứng trên phạm vi khác nhau để xem xét vấn đề hiệu quả thì có thể chia hiệu quả làm nhiều loaị khác nhau. Nếu đứng trên phạm vi xã hội và nền kinh tế quốc dân để xem xét thì gồm có hiệu quả KT- XH và hiệu quả chính trị. Cả hai chỉ tiêu hiệu quả này đều có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nếu đứng trên phạm vi từng yếu tố, từng doanh nghiệp riêng lẻ thì có phạm trù hiệu quả kinh tế và phạm trù hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh tế của một hoạt động sản xuất-kinh doanh nhăm đề cập tới những lợi ích kinh tế mà hoạt động đó thu được thông qua việc so sánh giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh và chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế không phản ánh quy mô, hình thức của hoat động kinh tế mà phản ánh về mặt chất lượng của nó. Trong quá trình phát triển sản xuất xã hội thì nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm và trở nên đắt hơn, người ta thấy rằng kết quả thu được từ các hoạt động đó là rất thấp. Lý luận hiệu quả kinh tế băt nguồn từ yêu cầu thự tế của quá trình sản xuất nhằm diễn giải, đánh giá chất lượng của toàn bộ quá trình hoạt động đó đồng thời tác động tích cực trở lại công tác quản lý, tổ chức kinh doanh được tốt hơn. Vấn đề hiệu quả kinh tế trở thành chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh chung của quốc tế khi đưa ra thảo luận năm 1878 do Sapodơnicop cùng các nhà kinh tế và khoa học khác trình bày. Nhưng mãi tới năm 1910 thì hiệu quả kinh tế mới chính thức được thống nhất và
được công nhận băng văn bản. Từ đó tới nay, khái niệm về hiệu quả kinh tê luôn được quan tâm nghiên cứu, hoàn thiện và trở thành bộ phân quan trọng của kinh tế học trong nền kinh tế thị trường. Quan điểm về hiệu quả kinh tế được chia thành ba hệ thống quan điểm sau:
* Hệ thống quan điểm thứ nhất: Cho răng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế được đánh giá theo công thức:
Q H= --- H= --- C
Trong đó: Q : Là kết quả đạt được. C : Là chi phí bỏ ra.
Theo cách đánh giá hiệu quả kinh tế của quan điểm này thì số lần đạt được kết quả so với chi phí ngày càng lớn
thì hiệu quả kinh tế càng cao. Đại diện cho quan điểm này là Colicop phát biểu: “Hiệu quả sản xuất là tính hiệu quả của một nền sản xuất nhất định. Chúng ta sẽ so sánh kết quả với chi phí cần thiết để đạt kết quả đó. Khi lấy tổng sản phẩm chia cho vốn sản xuất chúng ta được hiệu suất vật tư, tổng sản phẩm chia cho số vật tư ta được hiệu suất lao động ”. Trong cuốn “ Những vấn đề cơ bản về nâng cao hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội” xuất bản năm 1982, PTS Trần Văn Đức cho rằng: “Hiệu quả kinh tế được xem xét trong mối tương quan giữa một bên là kết quả thu được và một bên là chi phí bỏ ra ”. Tác giả Lê Thụ cũng đã xác định: “Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu tổng hợp nhất về chất lượng của hoạt động
SX-KD. Nội dung của nó là so sánh kết quả thu được và chi phí bỏ ra”.
* Hệ thống quan điểm thứ hai: Cho rằng hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt được và chi
phí bỏ ra đẻe đạt được kết quả đó. Theo quan điểm này hiệu quả kinh tế được xác định bằng công thức:
H = Q - C
Trong đó: Q : Là giá trị sản xuất đạt được. C : Là chi phí bỏ ra.
Có thể nói hiệu quả kinh tế được tính theo quan điểm này là phần tăng thêm về giá trị từ kết quả thu được so với chi phí bỏ ra. Theo quan điểm này, tác giả Đỗ Thịnh cho rằng: “Thông thường hiệu quả được biểu hiện như một hiệu số giữa kết quả và lượng chi phí... Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp không thực hiện được phép trừ không có ý nghĩa. Do vậy nói một cách linh hoạt hơn nên hiểu hiệu quả kinh tế theo quan điểm này là:
Qt - Qt-1 H = ---
Ct - Ct-1
Trong đó: Qt và Qt-1 : Là kết quả của hai thời kỳ liên kết. Ct và Ct-1 : Là chi phí tương ứng với Qt và Qt-1.
Quan điểm này thường được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế trong tổng thể kinh tế - xã hội. Quan điểm tổng thể của LN. Canieop cho rằng: “Hiệu quả của sản xuất xã hội được tính toán và kế hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tác chung đối với nền KTQD bằng cách so sánh kết quả của sản xuất với chi phí hoặc nguồn dự trữ đã sử dụng.
Từ hệ thống quan điểm hiệu quả kinh tế trên cho thấy khái niệm hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, nó được hình thành, bổ sung và hoàn thiện cùng với quá trình của lịch sử phát triển kinh tế. Để áp dụng khái niệm hiệu quả kinh tế cho việc phân tích một cách đầy đủ, chính xác các hình thức kinh tế, chúng ta cần kết hợp hài hoà việc sử dụng
ba hệ thống quan điểm trên. Mỗi hệ thống quan điểm hiệu quả kinh tế sẽ được áp dụng để phân tích hiện tượng kinh tế theo từng lĩnh vực với mức độ, phạm vi không gian thời gian cụ thể. Chẳng hạn khi phân tích kết quả kinh tế của một hiện tượng mà chỉ chú trọng tới hệ thông quan điểm thứ nhất thì sẽ không được hiệu quả thực của các mức đầu tư tạ các giai đoạn khác của hoạt động kinh tế đó. Điều đó dẫn tới sai sót trong việc hoạch định kết quả quản lý trong tương lai. Thường những ngành đạt tỷ suất nguồn vốn lớn là ngành sản xuất có quy mô nhỏ, có chu kỳ sống của sản phẩm ngắn, mức độ cạnh tranh và rủi ro cao nên việc so sánh hiệu quả của các quy mô sản xuất khác nhau. Xét hiệu qủa kinh tế của hoạt động kinh doanh theo tỷ số giữa gia tăng hiệu quả và gia tăng chi phí tương ứng theo thời kỳ là xét hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư ứng với nền tảng cơ sở vật chất hay nguồn lực đã có sẵn, ứng với các mức đầu tư theo các giai đoạn
khác nhau của cùng một hoạt động kinh tế ta đã thu được các mức gia tăng của kết quả là khác nhau.
Vậy, khái niệm hiệu quả kinh tế có thể được mở rộng theo ba hệ thống quan điểm trên là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế đánh giá một cách tổng quát chất lượng các hoạt động kinh tế thông qua các chỉ tiêu hiệu số, chỉ tiêu so sánh hay sự gia tăng giữa kết quả và chi phí để đạt kết quả đó theo những lĩnh vực trong những điều kiện cụ thể.
Ngoài các công thức tổng quát trên thì hiệu quả kinh tế của một hoạt động kinh doanh được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau, trong đó chủ yếu là:
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (TLN):
Q - C TLN = --- TLN = --- C
C : Là chi phí bỏ ra.
Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá cơ hội đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác nhau, nó còn dùng để so sánh cơ hội và lãi suất, lạm phát, mức tăng giảm của tỷ giá hối đoái... để có chính sách đúng cho đầu tư tương lai.
- Suất chi phí ( HC):
HC = C/Q.
Chỉ tiêu này biểu hiện tỷ trọng chi phí cần thiết để có được một đơn vị kết quả hay còn gọi là suất tiêu hao. Nó thường được để định giá các sản phẩm trước khi tung ra thị trường.
- Tỷ suất doanh lợi ( Rb):
B + A Rb = --- x % Rb = --- x %
S
Trong đó: B : Lãi.
A : Khấu hao.
S : Tổng số tiền bỏ ra để kinh doanh. - Thời gian hoàn vốn: ( T ):
S
T = --- B + A + I B + A + I
Trong đó: I : Là khoản trả tiền lợi tức và tiền vay. - Doanh lợi hoà vốn ( S0).
d S0 = --- V 1 - ---- S
Trong đó: d : Những chi phí cố định. V : Tổng chi phí khả biến. S : Tổng doanh thu bán hàng. LN
- Mức sinh lời của vốn lưu động = ---
VLĐ Trong đó: LN : Lợi nhuận trong kỳ.
VLĐ : Vốn lưu động.
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ ra SX - KD thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Số lần chu chuyển vốn lưu động ( L ).
M L = --- L = --- VLĐ
Trong đó: M : Tổng doanh thu.
LN PLĐ = --- PLĐ = --- T
Trong đó: T: Tổng số lao động bình quân.
Chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận mà một lao động làm ra trong kỳ, chỉ tiêu này càng lớn phản ánh hiệu quả sử dụng lao động càng cao.
Zt
- Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu = --- C
Trong đó: Zt : Là giá bán buôn trong nước. C : Tổng chi phí bỏ ra.
Chỉ tiêu này phản ánh số lượng bản tệ bỏ ra để thu được một đơn vị ngoại tệ.
Như vậy, các chỉ tiêu tổng quát phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình SX-KD của toàn doanh nghiệp. Nó là kết
quả của sự nỗ lực nhằm nâng cao hiệu hiệu quả SX-KD của doanh nghiệp. Vì thế các chỉ tiêu này càng lớn thì phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các yếu tố thì phản ánh hiệu quả dụng từng yếu tố tham gia vào quá trình SX-KD của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này càng lớn phản ánh hiệu quả sử dụng các yếu tố càng cao, tất cả đều góp phần vào việc nâng cao hiệu quả SX-KD của toàn doanh nghiệp, đồng thời nó cũng phản ánh một khía cạnh nào đóhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua hoạt động nhập khẩu vật tư, thiết bị.