1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận Nhân vật Đông Du Trung Kỳ

17 178 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 67,5 KB

Nội dung

Nhân vật Đông Du Trung Kỳ . Khái quát chung Số người Việt Nam tham gia phong trào Đông Du (bao gồm cả lưu học sinh và người quản lí) cho đến cuối năm 1908 đã lên tới trên dưới 200 người, đông nhất là Nam Kỳ khoảng trên 100 người, Trung Kỳ 50 người và Bắc Kỳ 40 người. 2.2 Ngay từ đầu mảnh đất Nghệ Tĩnh đã có những thanh niên ra đi cùng Phan Bội Châu nh: Nguyễn Thức Canh (tức Trần Hữu Công hay Trần Trọng Khắc) người Nghệ An, Lê Khiết người Thanh Hoá đến Yokohama vào tháng 10 năm 1905. - Trần Trọng Khắc sinh năm 1884, bố nguyên là sơn phòng xứ Nghệ Tĩnh, khi chính biến năm 1885 thì từ quan về làng dạy học tư, dạy các học trò như: Phan Bội Châu, Đặng Thái Thân. Tháng 3 năm 1906, khi vào dạy ở trường Chấn Võ, đổi tên thành Trần Hữu Công. Cuối năm 1908 tốt nghiệp trường này. Khi phong trào Đông du bị giải tán, ông vào học trong trường Trung học Thành Thành (seijo ở Tôkyô), đồng thời đi học thêm tiếng Anh và tiềng Đức vào buổi tối, đổi tên thành Trần Trọng Khắc, ông tham gia thành lập Việt Nam Quang Phục hội ở Quảng Châu năm 1912. Năm 1913, được Trung Quốc chi học phí, ông vào học tại trường Cao đẳng sư phạm Tôkyô, đến năm 1922 ông sang du học tại Đức. 2.3 Thế hệ trẻ Trung Kỳ đến với Đông Du Chỗ dùa vững chắc và cũng là nơi những người khai lập đặt niềm kỳ vọng là thế hệ trẻ sinh ra vào khoảng thập kỷ 80, 90 của thế kỷ XIX. Trên phạm vi cả nước, khi thế hệ này ra đời thì người Pháp đã cơ bản bình định xong Việt Nam. Các hàng ước mà triểu Nguyễn ký với người Pháp đã có hiệu lực, Bắc và Trung Kỳ llà xứ bảo hộ, còn Nam Kỳ là thuộc địa. Tuy không được tận mắt chứng kiến những thất bại của líp cha anh trước đó nhưng họ cảm nhận rõ khí thế chống Pháp bùng cháy rừng rực trong hàng ngò các sĩ phu yêu nước. a. Xuất thân từ các gia đình nhà Nho yêu nước, họ là những người con đại diện tiêu biểu của Trung Kỳ. - Phan Bá Ngọc là con của Phan Đình Phùng, sinh ra tại làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Khi cuộc khởi nghĩa Cần Vương do thân phụ ông lãnh đạo nổ ra, Phan Bá Ngọc vẫn còn là một cậu bé thiếu niên, chưa hiểu gì nhiều về việc đời nhưng rất ham mê tập luyện quân sự. Người cha đã truyền cho ông nhiệt huyết cách mạng từ rất sớm. Không phải ngẫu nhiên mà trong trường Đồng văn thư viện ông cùng với Đàm Quốc Khí, Đặng Tử Mẫn đựơc đánh giá cao là những nhân vật trung tâm, có chí khí, nhiệt thành, các động tác huấn luyện quân sự chuyên nghiệp. Tiếc là sau này do cơ sự không thành ông trở thành kẻ hợp tác vói chính quyền Đông Dương, ông bị chính một nhà cách mạng Việt Nam ám sát năm 1922 tại Hàng Châu. - Chí sĩ Hồ Ngọc Lãm (thời niên thiếu có tên là Hồ Xuân Lan) là cháu ruột của án sát Hồ Bá Ôn đã tử thương năm 1883, cha cũng tử trân năm 1885. Năm 1906, được mẹ đích thân đưa đường tới Quảng Ninh để vựơt biên sang Hồng Kông theo Phan Bội Châu trên đường Đông Du. Anh là một trong ba thanh niên đầu tiên cùng với Cường Để vào Chấn võ học hiệu. Khi Công Hiến Hội được thành lập, anh hoạt động nh mét trợ lý thân cận của Phan Bội Châu, quán xuyến hầu hết mọi công việc quan trọng. Khi phong trào Đông Du có nguy cơ tan rã, Phan Bội Châu đã hướng dẫn Hồ Ngọc Lãm sang Trung Quốc, vào học ở Bảo Định quân sự học hiệu gần Bắc Kinh. Sống ở Trung Quốc anh có nhiều đóng góp, giúp đỡ cho cách mạng Việt Nam. Gia đình anh đã cưu mang, đùm bọc các nhà cách mạng đang lưu trú tại Nam Kinh. Nhiều lúc căn nhà của anh đã trở thành nơi sinh hoạt của hàng chục khách nh: Hà Huy Tập, Từ Chí Kiên, Hoàng Ngọc Ân… và hai đồng chí cộng sản người Thái Lan. Đặc biệt trong thời gian Hồ Chủ Tịch bị Tưỏng Giới Thạch bắt giam taij Quảng Tây, chính Hồ Học Lãm đã gửi nhiều thư tới Tưởng yêu cầu can thiệp, trả tự do cho lãnh tụ Việt Nam. Khi Bác về tới Pắc Bó cuối tháng 10 năm 1944 mới biết tin Hồ Học Lãm đã qua đới tại Quế Lâm ngày 11 tháng 4 năm 1943. Anh ra đi mang theo hoài bão của sự nghiệp cứu nứơc, đồng thời để lại không Ýt những tác phẩm bất hủ, đó chính là những bài thơ, những luận văn quân sự mà học giả, nhà nghiên cứu Chương Thâu đã dày công sưu tầm. - Lê Cầu Tinh: sinh năm 1982, người Nghệ An. Ông là người thông minh, khéo léo. Năm 1908, sang Nhật cùng với Hồ Trọng Mậu, Trần Hữu Lực, vào học trong Đồng văn thư viện được 1 năm thì ốm. Sau lúc giải học, chuyên tập làm nhà chế tạo binh khí, kiểu súng Nhật Bản thời Minh Trị năm thứ 30 rất giồng. Lê Cầu Tinh đã giúp Phan Bội Châu bí mật vận chuyển khí giới qua Xiêm trở về nước, Năm 1913, Lê Cầu Tinh cùng Đặng Tử Kính về Xiêm mưu việc dinh điền. Sau ông bị chết vì bệnh dịch. Trước lúc hy sinh, Lê Cầu Tinh vẫn nêu cao ý chí tấm gương của một nhà cách mạng yêu nước, động viên anh em chờ đợi thời cơ, quyết tâm sống mái với kẻ thù. - Hoàng Trọng Mậu (Nguyễn Đức Công), người Nghệ An, thông hiều chữ Hán, giỏi về văn khoa cử. Lóc phong tràp bắt đầu anh liền bỏ lối học cử nghiệp, đem hết của cải xuất dương. Vào trường học ở Đông Kinh hơn nửa năm, anh chăm chỉ nghiên cứu các môn khoa học, chữ Nhật và đặc biệt là quân sự. Sau khi phong trào Đông Du tan rã trên đất Nhật, anh vẫn không nản lòng, tiếp tục đi theo chí hướng mà Duy tân hội đã lùa chọn – con đường vũ trang bạo động. Vào năm 1912, Việt Nam Quang Phục Hội thành lập, anh phô trách việc quân vụ cùng với Phan Bội Châu soạn thảo cuốn Việt Nam Quang Phục Quân phương lựơc, bày mưu tính kế chuẩn bị vũ khí, lực lượng trở về giải phóng đất nước. Dù định chưa có cơ hội để thực hiện thành công, anh bị địch bắt ở Hương Cảng, giải về Hà Nội tống giam. Giặc Pháp bảo anh thó tội thì sẽ được tha nhưng anh kiên quyết không khuất phục và cuối cùng bị bắn chết. - Trần Hữu Lực (Nguyễn Thức Đường), em ruột của Nguyễn Thức Canh, con cụ Nguyễn Thức Tự (thầy dạy học của Phan Bội Châu), quê ở Nghi Léc, Nghệ An. Có năng khiếu quân sự, vốn đã ngưỡng mộ Phan từ nhỏ nên khi Phan Bội Châu khởi sự Đông Du, Trần Hữu Lực hăng hái xuất dương. Ông trở thành một trong những lưu học sinh đạt kết quả tốt nhất trên đất Nhật Bản. Khi tổ chức Đông Du bị giải tán, ông ở lại ở Nhật Bản àm thuê để học tiếp, rồi về Trung Quốc học trường cán bộ Lục quân Quảng Tây, tốt nghiệp được phong cấp Thiếu uý chỉ huy một tiểu đội. Sau này khi Việt Nam Quang Phục hội được thành lập, ông được phái về Xiêm vận động thanh niên tham gia Quang phục quân, mưu sự bạo động, ám sát. Ông bị bắt đưa về Hà Nội, bị thực dân Pháp kết tội tử hình và bị hành quyết cùng với Hoàng Trọng Mậu năm 1916. Tấm gương Trần Hữu Lực đã khiến cho hậu thế phải ngưỡng mộ, đền thờ ông nơi quê hương Nghi Léc ngày ngày khói hương Êm áp vẫn toả hương. - Trần Đông Phong: khi xuất dương Đông Du ông mới chỉ tròn 21 tuổi nhưng đó là một thanh niên sớm trưởng thành với nhiệt tình cách mạng cháy bỏng. Đông Phong quê ở Nghệ An, con trai của một gia đình giàu có, khi Phan Bội Châu về nước năm 1905 đã hiến một khoản tiến lớn. Năm 1907, ông bị bắt do ủng hộ Đông Du, nhưng mua chuộc được cai tù đã vượt ngục thành công. Năm 1908, ông quyết định sang Nhật, được một thời gian ngắn thấy hoàn cảnh túng quẫn của các đồng chí nên viết thư mong muốn gia đình gửi tiền sang ủng hộ, không thấy hồi âm, Đông Phong đã tù tử ở Tôkyô, để lại bc thư đầy cảm động: Tuyệt mệnh Thời giữ thế dịch Sự giữ tâm vi Hư sinh đồ nhuế Hà dĩ sinh vi Thời và thế đổi Việc trái với lòng Sống thừa chán sống Một chết cho xong! Mộ của liệt sĩ Trần Đông Phong được xây dựng tại Tôkyô - nơi chính anh đã hy sinh. Ngày nay những người Việt Nam sang Nhật Bản đều tìm đến địa điểm này để dâng hương, tỏ lòng thành kính và khâm phục. - Phạm Đương Nhân: sinh năm 1886, người Hà Tĩnh, từ nhỏ rất chịu khó học Hán học. Anh trai của Phạm Đương Nhân là Phạm Ngôn đã đỗ thi Hương và khuyên em trai nên sang Nhật học. Đương Nhân được vào học trong Đồng văn thư viện, khi phong trào Đông Du tan rã ông tiếp tục cống hiến ở Xiêm. Năm 1912, ông trở lại Trung Quốc. Xuân năm 1914 vào học trong trường sĩ quan Bảo Định ở Bắc Kinh. Anh ốm mất khi vừa tốt nghiệp vào mùa thu năm 1916, lúc vừa đầy 30 tuổi. - Hoàng Xuân Hành: sinh năm 1870 tại làng Hoàng Trù, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông sinh trưởng trong mét gia đình nông dân. Bè ông tuy chỉ là nông dân nhưng đã chắt chiu cho con học chữ Hán khá dài. Thầy học của ông là Hoàng Xuân Hành là cụ Hoàng Đường, ông ngóại của chủ tịch Hồ Chí Minh. Lòng yêu nước sớm nảy nở nên ông đã trở thành bạn tâm đắc với Phan Bội Châu. Năm 1904, ông tham gia hội Duy Tân, sau đó ông được Phan Bội Châu cử ra Yên Thế xây dựng căn cứ trên một qủa đồi trong Phồn Xương, thường gọi là đồn “Tú Nghệ”. Ýt lâu sau ông lại trở về Nghệ An cùng với Đội Quyên, Đội Phấn và Thần Sơn… xây dựng căn cứ ở Bố Lư, Thanh Chương và Tân Kỳ. Ông cùng các đồng chí của mình tích cực tham gia phong trào Đông Du bằng cách vận động quyên góp tài chính, ủng hộ thanh niên xuất dương, Ông khao khát sớm được sang Nhật để mở rộng tầm nhìn, thế nhưng đó cũng chính là thời điểm Đông Du gặp nhiều khó khăn. Phan Bội Châu rất khâm phục khẩu khí của Hoàng Xuân Hành, nhưng Phan đã khuyên ông chưa vội xuất dương sang Nhật. Năm 1915, ông bị bắt, mãi đến năm 1926 mới được thoát khỏi nhà tù. Khi Phan Bội Châu trở về với hình ảnh “Ông già Bến Ngự”, Hoàng Xuân Hành đã tình nguyện ở lại chăm sóc như một người nghĩa bộc trọn đời chung thuỷ cho đến ngày Phan từ biệt thế giới (29/10/1940). b. Giới thương nhân, đồng bào lương giáo Trung Kỳ đoàn kết ủng hộ sự nghiệp Đông Du. Chịu ảnh hưởng sâu sắc dưới tác động của công cuộc tư sản hoá do người Pháp tiến hành, đặc biệt là sự trỗi dậy của ý thức dân téc mạnh mẽ, một số trí thức Nho Học đã mạnh dạn đứng ra mở các hiệu buôn. Mục đích kinh doanh không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn tiến đến những mục tiêu cao cả hơn chính là phá vỡ rào cản về ý thức hệ phong kiến đang ràng buộc họ. Những nhà Nho đi buôn lại rất tâm huyết, tận tâm với công cuộc canh tân đất nước và tận tình với phong trào Đông Du. Động cơ nào khiến họ tận tình và tận tâm với phong trào Đông Du? Đó chính là chủ nghĩa yêu nước và những nhận thức mới của thời đại. Họ không trực tiếp đến Nhật Bản nhưng tham gia phong trào Đông Du qua nhiều hình thức: họ có thể gửi con em mình sang Nhật du học, quảng bá hình ảnh phong trào Đông Du ở trong nước qua việc tuyên truyền sách báo cổ động của các chí sĩ Đông Du, hình thức [...]... đầu phong trào Đông Du đã có được một số cơ sở kinh tế để đảm bảo một phần kinh tế cho học sinh sang Nhật ăn học và hoạt động Cùng với giới thương nhân, chức sắc, đồng bào công giáo đóng một vai trò to lớn trong sự nghiệp Đông Du Sù gia nhập của những người công giáo và phong trào chống thực dân trên đất Trung Kỳ đã được Khâm sứ Trung Kỳ E Groleau nói tới trong bản phóc trình cuối nhiệm kỳ (số 107 ngày... kinh tài của hội Đông Du - Ngô Quảng: sinh tại huyện Nghi Léc, tỉnh Nghệ An đã từng tham gia phong trào Cần Vương ở Nghệ An, sau đó cũng gia nhập và chiến đấu tích cực trong đội quân của Phan Đình Phùng Khi cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng thất bại, ông vẫn cùng Lê Quyên kiên cường bám trụ trong nhân dân để hoạt động trước khi tham gia ban kinh tài của hội Đông Du Chính nhờ những hoạt đông tích cực... gia cùng nhiều đồng chí khác và ông bị bắt khi cuộc chiếm thành thất bại Sau đó ông tiếp tục sự nghiệp cách mạng của mình bằng cách tích cực ủng hộ phong trào Đông Du Nhiều lần bị địch bắt nhưng ông vẫn giữ khí tiết cách mạng Khi phong trào Đông Du tan rã, Nguyễn Hộ trở lại công việc của một giáo dân tốt, xây dựng quê hương mong chờ thời cơ - Lê Khánh, thường được dân gọi với cái tên gần gũi “thầy Già... phong trào Đông Du tại Nhật Bản tan rã, Lê Khánh bị địch truy nã gắt gao nhưng ông vẫn cố sức hoạt động để xây dựng lại cơ sở, sau đó Lê Khánh bị bắt và bị giam ở nhà lao Vinh - Còng từ xã Đoài ra đi có người học thành tài, điển hình là trưòng hợp Lưu Văn Quế (tức Yừn Đan hoặc Yến Đơn), khi được sang Nhật du học đổi họ tên là Lý Trọng Bá (có sách còn chép là Lưu Song Tử), vì nhập quốc tịch Trung Quốc... chính giúp các học sinh xuất dương du học Trong những năm 1906-1909, các hội viên của Duy tân hội và một số giáo dân đã mở khá nhiều hội buôn, hiệu buôn, vừa làm tài chính cho hội, vừa là nơi liên lạc giữa những người cách mệnh: Triều Dương thương quán (của Đặng Nguyên Cấn, Ngô Đức Kế… ở Vinh), hiệu Mộng Hanh (của Lê Văn Huân ở chợ Trổ), hội buôn Tiên Long và cửa hàng Đông Thái ở Đức Thọ, hội buôn Thuận... đồng bào lương giáo quyên góp ủng hộ học sinh ngày càng tăng Thứ ba: tuyển chọn, gửi thanh niên công giáo xuất dương du học cũng là việc lớn của Duy tân Giáo hội đồ Năm 1908, Ban lãnh đạo hội cử Mai Lão Bạng sang Nhật “tham gia việc ngoài”, để giới thiệu những người công giáo gia nhập Duy tân hội - Mai Lão Bạng: - Nguyễn Hộ cũng là giáo dân sinh ra và lớn lên ở Vinh (Nghệ An) Ông tham gia hoạt động... những món tiền không nhỏ mà họ đóng góp đã làm giảm bớt được phần nào những khó khăn về tài chính ở nơi đất khách quê người Trong Duy Tân hội, Phan Bội Châu đã thành lập một “ban kinh tài” Họ vừa làm nhiệm vụ vận động kinh phí, vừa tuyển mọo học sinh Phần đông những yếu nhân trong ban này là những thủ lĩnh cũ của phong trào Cần Vương (Đội Quyên, Đội Quảng, Tán Quýnh) hoặc một số đồng chí mới của Phan... thì tương lai sẽ tuyên giáo cái gì?” Sau khi ra khỏi chủng viện ông được tự do giao thiệp với bên ngoài Nhờ đó ông được Trần Văn Bỉnh giới thiệu với những người phụ trách Duy tân hội và ông đã tích cực hoạt động cho phong trào Đông Du Hồi Êy tổ chức thường lấy xã Đoài làm nơi liên lạc đi về Sau nhiều lần trao đổi họ đã nhất trí với chủ trương của Phan Bội Châu và thấy việc cấp thiết trước mắt là phải... Đặng Thái Thân, Trần Văn Bỉnh) Hầu hết những người trong ban kinh tài đều tán thành chủ trương “bạo động” của hội Duy Tân nên trong quá trình hoạt động khuyên góp họ còn mua sắm súng đạn, xây dựng các căn cứ để khi có điều kiện sẽ làm cuộc bạo động toàn dân giải phóng đất nước Hai nhân vật tiêu biểu trong ban kinh tài là Đội Quyên và Đội Quảng - Đội Quyên (tên thật là Lê Quyên) sinh ra ở huyện Đức... người huyện Nghi Léc (Nghệ An), thời thanh niên được theo học trong các chủng viện (Tiểu chủng viện rồi Đại chủng viện) Cụ thân sinh hy vọng sau này ông sẽ trở thành linh mục Nhưng rồi vì cảm thấy nỗi nhục của người dân mất nước, nên ông đã xuất tu, bỏ chủng viện ra đi tìm đường cứu nước.Ông đã rất dau xót khi thấy nhân dân trong cảnh lầm than cực khoỏ dưới ách thống trị của bọn thực dân Ông thường . Nhân vật Đông Du Trung Kỳ . Khái quát chung Số người Việt Nam tham gia phong trào Đông Du (bao gồm cả lưu học sinh và người quản lí) cho đến cuối năm 1908 đã lên tới trên dưới 200 người, đông. trào Đông Du qua nhiều hình thức: họ có thể gửi con em mình sang Nhật du học, quảng bá hình ảnh phong trào Đông Du ở trong nước qua việc tuyên truyền sách báo cổ động của các chí sĩ Đông Du, hình. sự nghiệp Đông Du. Sù gia nhập của những người công giáo và phong trào chống thực dân trên đất Trung Kỳ đã được Khâm sứ Trung Kỳ E. Groleau nói tới trong bản phóc trình cuối nhiệm kỳ (số 107

Ngày đăng: 24/04/2015, 16:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w