1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiểu luận Nhân vật ông Bụt trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hóa

30 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 275,17 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài Văn học dân gian là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, là nơi lưu giữ những nét đẹp của đời sống tinh thần dân tộc. Văn học dân gian là lời ăn tiếng nói, là cội nguồn của văn hóa. Tuổi thơ ta lớn lên trong những câu chuyện cổ tích của bà của mẹ. Hình ảnh những ông Bụt, bà Tiên, con Cò trong những câu chuyện cổ tích đã nuôi dưỡng tâm hồn ta từ thuở nhỏ, đã rất quen thuộc với mọi người dân Việt Nam.Trong kho tàng văn học dân gian, truyện cổ tích là một bộ phận quan trọng nhất trong các thể loại tự sự dân gian. Truyện cổ tích phản ánh chân thực nhất xã hội nước ta thời xưa, nói lên nội dung phong phú của đời sống dân tộc, của đời sống nhân dân, bởi do chính bản thân nó đã nảy sinh ra từ cuộc sống. Văn học và văn hóa là hai bộ phận không thể tách rời, văn học dân gian không nằm ngoài mối quan hệ đó. Bởi văn học dân gian là bộ phận văn học ra đời sớm nhất, phản ánh tư duy nguyên thủy của con người. Vì vậy có thể coi văn học dân gian phản ánh văn hóa của một dân tộc đó, nó biểu hiện sức sống, sức sáng tạo, sức mạnh tiềm tàng và vị thế, tầm vóc dân tộc. Nghiên cứu văn học từ góc độ văn hóa giúp chúng ta hiểu biết thêm về nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán, về con người Việt Nam.Chức năng của văn học là phản ánh hiện thực của cuộc sống, đời sống tinh thần của con người nhất là đời sống tinh thần có đức tin là một mảng trong hiện thực cuộc sống. Chính vì thế mà văn học dân gian cũng đề cập đến nội dung tôn giáo, phản ánh tôn giáo qua các nhân vật chức năng. Phật giáo Việt Nam là một thực thể tinh thần đã hiện diện, tồn tại hàng ngàn năm cùng dân tộc, trở thành một phần trọng yếu trong văn hóa tâm linh. Phật giáo bắt đầu du nhập vào nước ta thời Bắc thuộc qua hai con đường: qua Trung Quốc và qua đường biển phương Nam. Phật giáo ở Giao Châu vào khoảng cuối thế kỉ II sau Công nguyên thịnh hơn bên nước Ngô (một trong ba nước ở Trung Quốc vào thời Tam Quốc). Phật giáo không chỉ xâm nhập vào quần chúng nhân dân mà còn thâm nhập vào các tầng lớp trên trong đó có trí thức phong kiến. Hai tên gọi khác nhau là Bụt và Phật phản ánh hai con đường du nhập của đạo Phật, một đằng thì trực tiếp từ Ấn Độ sang (Bụt là phiên âm thẳng từ Buddha trong Ấn Độ, một đằng thông qua Trung Quốc (Phật, Phật đà âm Hán Việt của tiếng Trung Quốc), Bụt là từ ngữ dân gian, Phật là từ ngữ bác học. Các tăng lữ thường dùng phương thức kể chuyện để truyền giáo nhưng khi những truyện do đạo Phật truyền tải thâm nhập vào dân ta thì phần giáo lý bị mờ nhạt, trái lại những yếu tố dân gian đậm nét hơn. Có thể thấy điều này ảnh hưởng đến nội dung truyện cổ tích, những tư tưởng triết lý Phật giáo được đơn giản hóa, vì thế mà trong dân gian có sự khúc xạ nhân vật ông Bụt. Tuy nhiên trong quá trình giao lưu văn hóa nhân dân ta tiếp nhận nhiều tư tưởng triết học tôn giáo đan xen, ảnh hưởng lẫn nhau, bởi vậy nội dưng văn học ảnh hưởng tôn giáo không thuần nhất, đôi khi mang nhiều yếu tố, khi thì mang yếu tố của tôn giáo này khi thì mang yếu tố tôn giáo khác. Như nhân vật ông Bụt trong truyện cổ tích người Việt có mang ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo (truyện Tấm Cám), cũng có mang ảnh hưởng của văn hóa Đạo giáo (truyện Cây tre trăm đốt), ta cũng có thể thấy nhân vật này mang chút ít văn hóa Nho giáo. Qua khảo sát về nhân vật ông Bụt trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của tác giả Nguyễn Đổng Chi, tôi nhận thấy nhân vật ông Bụt trong các câu truyện chỉ là nhân vật chức năng, ít được nhắc tới, nhưng nhân vật này mang ảnh hưởng sâu sắc từ nhiều yếu tố văn hóa dân gian. Đó là những quan niệm tôn giáo, những ảnh hưởng văn hóa về nhân vật ông Bụt. Vì vậy, nghiên cứu “Nhân vật ông Bụt trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hóa” là một hướng đi hứa hẹn nhiều kết quả tốt đẹp trên phương diện văn hóa lẫn văn học. Việc nghiên cứu “Nhân vật ông Bụt trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hóa” ngoài ý nghĩa về mặt khoa học còn mang ý nghĩa thực tiễn thiết thực. Bởi từ những kết quả thu được từ việc nghiên cứu một nhân vật chức năng trong truyện cổ tích giúp tôi có điều kiện nhìn nhận lại các nhân vật trong truyện cổ tích trong sự liên kết với văn hóa dân gian.

Ngày đăng: 23/01/2021, 00:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Bích Hà (2014), Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa dân gian, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa dângian
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hà
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2014
2. Nguyễn Đổng Chi (2001), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, (2 quyển gồm: tập 1, 2, 3, 4, 5), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, (2 quyển gồm: tập1, 2, 3, 4, 5)
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
4. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Thêm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
5. Đinh Gia Khánh(chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2013), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn họcdân gian Việt Nam
Tác giả: Đinh Gia Khánh(chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2013
6. Vũ Anh Tuấn (2014), Giáo trình văn học dân gian, Tái bản lần 1, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình văn học dân gian
Tác giả: Vũ Anh Tuấn
Nhà XB: Nxb Giáo dụcViệt Nam
Năm: 2014
3. Hồ Chí Minh toàn tập – tập 3 (2002), Nxb CTQG Hà Nội Khác
7. Hoàng Tiến Tựu (1992), Văn học dân gian Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w