1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác tại Ngôi nhà bình yên” thuộc Trung tâm phụ nữ và phát triển.

17 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 90,5 KB

Nội dung

Ngày càng xuất hiện nhiều vụ bạo lực gia đình thế nhưng vẫn chưa có sự can thiệp giúp đỡ kịp thời đến những người phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình.. Bạo lực gia đình hiện nay đang

Trang 1

Lời cảm ơn

Trong quá trình thực tập môn học “Thực hành công tác xã hội cá nhân”, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên của gia đình, của thầy cô và bạn bè

Để hoàn thành đợt thực tập này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành

và sâu sắc tới các thành viên trong “Ngôi nhà bình yên”, đặc biệt là các nhân viên

xã hội, đã hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực tập

Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới cô Ngô Thị Thanh Mai - giảng

viên môn “Thực hành công tác xã hội cá nhân”, đã ủng hộ, động viên tôi cũng như

tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành đợt thực tập này

Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên trong quá trình thực tập không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhân viên xã hội tại cơ sở, của thầy cô và các bạn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2009

Sinh viên

Trang 2

Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, bên cạnh sự biến đổi của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của công nghệ và thông tin, sự nâng cao về đời sống văn hóa thì con người gặp phải hàng loạt những vấn đề như ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội… Con người ngày càng sống theo chủ nghĩa cá nhân nhiều hơn là theo chủ nghĩa tập thể, sự ích kỷ dẫn đến rất nhiều hành vi sai lệch làm tổn thương đến những người xung quanh

Gia đình – nơi được gọi là tổ ấm của mỗi cá nhân, dần dần cũng đang bị mất

đi giá trị của nó Ngày càng xảy ra nhiều mối xung đột trong gia đình, giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng

Trong gia đình, mối quan hệ giữa các cá nhân trong gia đình cũng có những biến đổi, quan hệ vợ chồng không chỉ chịu sự chi phối của quan điểm phụ quyền

mà còn chịu ảnh hưởng của vấn đề kinh tế và các vấn đề tiêu cực khác Tình cảm gia đình bị giảm sút, người chồng luôn luôn coi mình là người có quyền lực, địa vị cao nhất trong gia đình Điều này đã làm mất đi sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới Từ những thành kiến giới, những tác động tiêu cực từ nhiều phía, mối quan hệ

vợ chồng rạn nứt, dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình mà nạn nhân ở đây chủ yếu là người phụ nữ Có rất nhiều dạng bạo lực: bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, bạo lực thể xác… Hầu hết, bạo lực gia đình đều xảy ra đánh đập, hành hạ tàn ác khiến cho người phụ nữ tổn thương nặng nề về cả thể xác lẫn tinh thần Ngày càng xuất hiện nhiều vụ bạo lực gia đình thế nhưng vẫn chưa có sự can thiệp giúp đỡ kịp thời đến những người phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình hiện nay đang là vấn đề bức xúc không chỉ đối với những người phụ nữ đang là nạn nhân của bạo lực gia đình mà còn là vấn đề cấp thiết của toàn xã hội

Ngôi nhà Bình yên – Trung tâm Phụ nữ và Phát triển chính là nơi hỗ trợ cho

họ - những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình Họ được hỗ trợ bởi một đội ngũ nhân viên xã hội tâm huyết và có nhiều chia sẻ, cảm thông trong công việc Ngôi nhà Bình yên thực sự là một điểm đến an toàn với họ khi mà sức khỏe, tính mạng của họ đang bị đe dọa nghiêm trọng

I Giới thiệu về cơ sở thực tập.

1 Lịch sử hình thành và phát triển

Trang 3

Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD) là đơn vị trực thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam(WWU), được đặt tại 20 Thuỵ Khuê – Hà Nội Trung tâm có chức năng phục vụ các nhiệm vụ chính trị - xã hội của Hội LHPN Việt Nam theo sự chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội nhằm hỗ trợ sự phát triển toàn diện về năng lực, trình độ mọi mặt, kỹ năng nghề nghiệp, thể lực và thẩm mỹ của Phụ nữ Việt Nam và được phép khai thác, cung cấp các dịch vụ phụ trợ để tận thu, hỗ trợ các hoạt động chính trị - xã hội và các chi phí khác của trung tâm

Vào tháng 3/2007, CWD đã mở nhà tạm lánh dành cho phụ nữ là nạn nhân của Bạo lực gia đình ở Hà Nội và các tỉnh, lấy tên là Ngôi nhà Bình yên (NNBY)

Hai năm đầu hoạt động, Ngôi nhà Bình yên đã nhận được sự hỗ trợ của rất nhiều các đối tác và nhà tài trợ như: các Hội Phụ nữ và chính quyền địa phương; công an phường sở tại; bệnh viện đa khoa Đức Giang; phòng tư vấn bệnh viện Gia Lâm; Quỹ nhi đồng Anh; Quỹ Ford; MCNV …

Trong năm 2007, nhà tạm lánh đã hỗ trợ được 21 phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của BLGĐ Đầu năm 2008, dự án đã có một số khó khăn, số lượng nạn nhân đến tạm trú tại NNBY ít hơn mức trung bình Sau khi thực hiện các giải pháp tuyên truyền, số lượng nạn nhân cần được hỗ trợ tìm đến nhà tạm lánh đạt con số 27 người bao gồm cả phụ nữ và trẻ em và duy trì số lượng người tạm trú ở con số 8 –

10 người

2 Vai trò và chức năng

Cùng với các mô hình can thiệp đã có tại Việt Nam: các mô hình phòng chống BLGĐ, can thiệp khẩn cấp như: hòa giải, đường dây nóng, địa chỉ tin cậy, chính quyền địa phương… Nhà tạm lánh dành cho nạn nhân Bạo lực gia đình có những hoạt động hỗ trợ, cung cấp cho nạn nhân và con cái của họ khả năng tìm nơi

ở khẩn cấp ngoài gia đình của họ

Chị em phụ nữ và trẻ em bị bạo hành bất kể thời gian nào cũng có thể đến với NNBY Ở đó họ sẽ nhận được sự cung cấp nơi ăn, ở an toàn hoàn toàn miễn phí, được chăm sóc và hỗ trợ về y tế, được tham vấn tâm lý, tư vấn và hỗ trợ các thủ tục pháp lý

Ngoài ra NNBY cũng tổ chức giáo dục không chính quy, liệu pháp nhóm và hướng dẫn kỹ năng sống; tham gia các hoạt động vui chơi giải trí; hỗ trợ giúp quá trình tái hoà nhập cộng đồng Khi ở trong NNBY, các thành viên được hỗ trợ việc làm, nhân viên xã hội hướng dẫn thành viên làm một số sản phẩm như đan len, làm

Trang 4

thiếp… tạo điều kiện cho các thành viên trong nhà gần nhau hơn, tâm sự với nhau nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi và chữa lành các vết thương tâm lý

3 Nhân viên

Để đảm bảo hỗ trợ có hiệu quả và thực sự là điểm đến an toàn cho những phụ nữ và trẻ em đang tạm trú tại NNBY, trung tâm đã bố trí 3 cán bộ xã hội, 2 bảo

vệ và 1 quản gia thay phiên nhau trực 24/24 giờ

Hiện nay, đội ngũ nhân viên CTXH tại đây là những người có nhiều kinh nghiệm sống thực tế, nhiệt tình, tâm huyết, có nhiều sự chia sẻ và cảm thông trong công việc

4 Đối tượng tiếp nhận

Các nạn nhân đến với NNBY đều là những phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của BLGĐ Sức khỏe, tính mạng, danh dự và tài sản của họ bị đe dọa nghiêm trọng và họ cần nơi ở an toàn, tạm thời để kịp hồi phục sức khỏe và củng cố kỹ năng, vốn sống

Phòng tham vấn là nơi sàng lọc những thông tin thông qua hồ sơ và lời kể của thân chủ, sau khi sàng lọc hồ sơ và xác minh thông tin, các nhân viên sẽ hoàn tất thủ tục tiếp nhận những người đủ tiêu chuẩn và có nhu cầu cần được hỗ trợ vào nhà tạm lánh

Dưới đây là 7 tiêu chí đánh giá, lựa chọn thành viên trong NNBY:

- Phụ nữ và trẻ em là người Việt Nam

- Có năng lực hành vi theo quy định của pháp luật

- Có môi trường không an toàn

- Bị tổn thương nặng nề về sức khỏe và tâm lý do bạo lực gia đình

- Mong muốn được hỗ trợ để tái hòa nhập cộng đồng

- Nạn nhân tự liên hệ trực tiếp hoặc được giới thiệu thông qua Hội Phụ nữ các cấp

và do tổ chức khác

- Thân nhân được xác minh rõ ràng

5 Quy trình tiếp nhận nạn nhân

Trước hết, thân chủ là những người trực tiếp tìm đến để tư vấn và mong được hỗ trợ hoặc với những trường hợp đã đưa lên báo chí, truyền thông thì nhân viên xã hội tìm đến giúp đỡ họ

Phòng tham vấn là nơi đầu tiên tiếp đón nạn nhân, cùng nạn nhân chuyện trò, phân tích và làm sáng tỏ vấn đề của họ Đồng thời, phòng tham vấn cũng là nơi

Trang 5

sàng lọc và xác minh thông tin, hoàn tất thủ tục tiếp nhận những người đủ tiêu chuẩn, có nhu cầu cần thiết được hỗ trợ tại NNBY

Xác định thương tật: Nếu thương tật của nạn nhân được xác định là do bạo lực, họ sẽ hoàn toàn được hỗ trợ miễn phí tiền thuốc, khám chữa bệnh

Có lẽ mỗi nạn nhân khi đến với NNBY, điều đầu tiên họ cần chính là một nơi ở an toàn Bởi trước đây, họ phải sống trong sự nguy hiểm luôn rình rập, hàng ngày họ phải sống dưới những trận đòn roi, những câu mắng mỏ, chửi rủa của chồng, của con Với việc bảo mật thông tin địa chỉ về NNBY và với sự túc trực 24/24 giờ của hai bảo vệ, quản gia và các nhân viên xã hội, các nạn nhân luôn cảm thấy được an toàn

Mỗi phụ nữ là nạn nhân của BLGĐ đều được tạm trú tại NNBY với thời gian là 3 tháng Trong thời gian 3 tháng ở đây, họ sẽ nhận được sự hỗ trợ như: ăn,

ở, sinh hoạt, giải trí …Chẳng hạn, các thành viên trong nhà được đi dã ngoại một tháng hai lần, được tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, những buổi nâng cao kỹ năng sống nhằm giúp cho các thành viên nâng cao nhận thức của mình về sức khỏe sinh sản, hôn nhân gia đình…

Đối với những nạn nhân mới đến NNBY, họ sẽ được tham vấn tâm lý thường xuyên Cô Thanh – chuyên gia tâm lý sẽ cùng chuyện trò, giúp họ thoát khỏi những nỗi lo sợ, ổn định tâm lý trong thời gian ở đây

Đặc biệt, các nhân viên CTXH cũng luôn theo dõi sát sao sự thay đổi cũng như sức khỏe thể chất và tâm lý của từng thành viên trong nhà để có những can thiệp kịp thời trong hỗ trợ nạn nhân

Các vấn đề về pháp lý cũng là điều mà các nạn nhân quan tâm Họ mong lấy lại được sự công bằng cho bản thân và cho con cái của họ NVXH đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết nối các nguồn lực như y tế, pháp lý, chính quyền địa phương…

Các hoạt động như vui chơi giải trí (kể chuyện, hát, dã ngoại, thi nấu ăn…), nâng cao kỹ năng sống được tổ chức thường xuyên với mục đích gắn kết các thành viên trong nhà lại với nhau, để họ có thể hiểu, thông cảm và chia sẻ những tâm tư, tình cảm của mình với những người cùng cảnh ngộ

Sau thời gian 3 tháng tạm lánh tại NNBY, những nạn nhân sẽ được hồi gia Nếu trong trường hợp môi trường trở về của nạn nhân chưa an toàn thì họ có thể ở nhiều hơn 3 thang Tuy nhiên, NVXH vẫn phải kết hợp với Hội Phụ nữ và chính quyền địa phương trong việc xác minh thông tin ban đầu của phụ nữ bị bạo lực và

Trang 6

theo dõi quá trình hồi gia của họ và người gây bạo lực trong vòng 2 năm để nắm bắt tình hình của người tạm trú và kẻ gây bạo hành để sẵn sàng hợp tác với chính quyền địa phương hỗ trợ người tạm trú hồi gia khi họ cần giúp đỡ

Mỗi nạn nhân sau khi ra khỏi NNBY, họ còn được các nhân viên xã hội hỗ trợ giới thiệu việc làm nếu như công việc của họ không ổn định

Trang 7

Mô hình hoạt động của NNBY

Phòng tham vấn:

-Đánh giá nhu cầu

- Lựa chọn người tạm trú

Nhà tạm lánh

Chỗ ở an toàn Đăng ký tạm trú Chăm sóc sức khỏe

Hỗ trợ tâm lý

Nâng cao nhận thức Vui chơi, giải trí Trường học cho trẻ

Dạy nghề và hỗ trợ vốn

Tái hòa nhập

Cơ hộ việc làm

Nhà ở có bảo vệ Cảnh sát Bệnh viện Bác sỹ tâm lý Trợ giúp pháp lý Trường mẫu giáo

Trung tâm dạy nghề Các cơ sở KD CWD Hội PN, chính quyền ddianj phương qqqqqquy quyền

Vui chơi, dã ngoại ngnngaoij Chuyên gia, nvxh NVXHnhNVCTXH

Nạn

nhân

Nâng cao nhận thức

và phát triển mạng lưới

Hỗ trợ pháp lý

Trang 8

I Những suy nghĩ trước đợt thực tập.

Trước khi thực tập tại NNBY, tôi đã làm tình nguyện viên tại đây từ tháng 9/2008 Tuy nhiên, với thời gian thực tập chỉ trong vòng hai tháng là thời gian quá ngắn để tôi có đủ thời gian tiếp cận với thân chủ

Những phụ nữ là nạn nhân của bạo hành gia đình khi đến đây họ đều ở trọng một trạng thái tâm lý khủng hoảng, có những người không giao tiếp với người khác, mất niềm tin vào mọi người xung quanh, vì vậy chỉ riêng việc tiếp cận và lấy được niềm tin của thân chủ cũng đòi hỏi mất nhiều thời gian

Bên cạnh việc thực tập, chúng tôi vẫn phải hoàn thành một lượng môn học khá lớn Chính vì vậy, tôi không thể dành tất cả thời gian trên NNBY mà hàng ngày vẫn phải đi học, một tuần chỉ lên được 2 buổi Tôi sợ rằng khó có thể tiếp cận được với thân chủ và đạt được kết quả mình mong muốn cho đợt thực tập này

Là một sinh viên năm thứ 3, do chưa được đi thực tập, thực tế nhiều Vì vậy, khi cô giáo nói chúng tôi phải xuống thực hành tại một cơ sở, thực sự tôi cảm thấy rất lo lắng vì không biết mình sẽ phải làm gì? phải tiếp cận với thân chủ như thế nào? Tôi sẽ áp dụng những điều tôi đã học như thế nào? Hơn nữa khả năng giao tiếp của tôi thực sự còn nhiều hạn chế và tôi không tự tin khi giao tiếp với người khác

Tất cả những câu hỏi đó khiến tôi không tự tin trước khi bước vào đợt thực tập này

1 Hỗ trợ y tế.

Mỗi thành viên khi đến với NNBY, họ luôn trong trạng thái tâm lý và sức khỏe bị đe dọa, có nhiều người bị thương nặng do bị bạo hành

Xác định thương tật: Nếu thương tật của nạn nhân được xác định là do bạo lực, họ sẽ hoàn toàn được hỗ trợ miễn phí tiền thuốc, khám chữa bệnh

Nếu trong thời gian ở tại NNBY, nếu họ bị ốm đau đột xuất thì cũng được hỗ trợ miễn phí tiền thuốc, khám chữa bệnh

Vì vậy, việc hỗ trợ y tế của các nhân viên xã hội là rất quan trọng Các nhân viên xã hội đưa nạn nhân đi khám và điều trị ở bệnh viện khi vết thương lành hẳn

Trang 9

2 Hỗ trợ tâm lý.

Nhân viên xã hội thường xuyên tham vấn tâm lý cho nạn nhân, giúp họ ổn định tâm lý mà tự tin hơn trong cuộc sống

Việc tổ chức các buổi tham quan, vui chơi cũng nhằm mục đích giúp các thành viên trong NNBY gắn kết lại với nhau hơn, có những đồng cảm hơn với hoàn cảnh của nhau và giúp nhau vượt qua những khó khăn về tâm lý

3 Hỗ trợ pháp luật.

Có nhiều trường hợp khi vào đây, mong muốn của các chị là được ly hôn với chồng và mong có được cuộc sống ổn định với con cái

Nhân viên xã hội kết hợp với văn phòng luật để cung cấp các kiến thức về luật pháp cho nạn nhân và hỗ trợ luật sư miến phí nếu họ có nhu cầu

Các nhân viên xã hội ở đây không chỉ hỗ trợ các thành viên ổn định về tâm

lý, y tế mà còn hỗ trợ về khía cạnh pháp luật Cụ thể, nhân viên xã hội liên kết với

cơ quan công an, chính quyền địa phương, tòa án…để giúp các thành viên lấy lại công bằng cho bản thân và cho các con của mình

4 Nâng cao kỹ năng sống.

NNBY cũng tổ chức các buổi giáo dục không chính quy, liệu pháp nhóm và hướng dẫn kỹ năng sống; tham gia các hoạt động; hỗ trợ giúp quá trình tái hoà nhập cộng đồng Khi ở trong NNBY, các thành viên được hỗ trợ việc làm, nhân viên xã hội hướng dẫn thành viên làm một số sản phẩm như đan len, làm thiếp…

Bên cạnh đó, nhân viên xã hội thường xuyên đưa các nạn nhân đến các câu lạc bộ, các buổi tập huấn dành cho phụ nữ là nạn nhân của bạo hành gia đình

III Trường hợp cụ thể và can thiệp.

1 Trường hợp.

Hai vợ chồng chị X sống tai Quảng Điền - Thừa Thiên Huế Làm ruộng và chăn nuôi lợn, gà, cuộc sống luôn thiếu thốn do đông con và chồng rượu chè Chồng chị mỗi lần uống rượu say thì về hay đánh đập vợ con Nhất là khi con gái của anh, chị (Cháu N 14 tuổi) đã phải đi làm mướn tại TP Hồ Chí Minh Anh S càng uống nhiều rượu hơn, say nhiều hơn và mức độ anh đánh đập vợ con càng tăng, vì thế mà cái nghèo cứ đeo đẳng cuộc sống của gia đình anh chị, Chị X lại hay phải nhờ sự hỗ trợ của bà con hàng xóm và gia đình bên ngoại, nhưng anh S thì

Trang 10

cứ thấy chị X mang những đồ của mọi người cho về thì anh càng tức tối và khó chịu, anh thể hiện bằng cách ném đi hoặc càng uống rượu nhiều hơn Trận đòn anh giành cho vợ thường thì có thể dìm đầu vợ vào nồi cám lợn hoặc xuống ruộng Với con nhỏ thì bằng bất cứ vật gì khi anh vớ được Có lần anh S hất cả nồi canh nóng làm bỏng cháu Đ (con trai anh) và cháu phải vào bệnh viện điều trị

Chị X đã tìm đến Công an xã, Uỷ ban và Hội Phụ nữ xã, khi anh S gây sự đánh đập chị, công an xã đến can thiệp anh S không những không nghe mà còn đánh lại công an và anh bị đi cải tạo 9 tháng Khi về anh càng uống rượu nhiều hơn, gây chuyện và đánh đập vợ con, chị X thường phải chạy sang hàng xóm để lánh nạn và ngủ nhờ Anh S còn đến gây sự với hàng xóm, mọi người cũng sợ phiền phức nên chỉ giúp chị và 2 cháu ăn uống chứ không dám để mẹ con chị ở lại

Chị được Tổ chức Bắc âu tư vấn và hỗ trợ nhưng vẫn chưa tìm ra hướng giải quyết nên đã giới thiêu chị đến với NNBY

Khi đến với NNBY, bản thân chị X thì xanh xao, buồn bã khép nép gặp ai chị cũng cúi chào với vẻ sợ sệt, con của chị (cháu Đ, cháu MS) thì nghịch nghợm, thiếu sự dạy bảo , trên cơ thể thì có nhiều vết bầm tím Chị X cho biết đấy là dấu vết từ những trận đòn của anh S

Bố đẻ của chị X thì mong muốn con gái mình ra Hà Nội và sẽ từ bỏ được anh S vì không muốn con gái mình phải chịu đựng những trận đòn do chồng nghiện ngập gây ra Ông nói nếu chị X mà quay lại sống với anh S thì ông sẽ cắn lưỡi chết

Em trai chị X hỗ trợ mẹ con chị lên tàu và hy vọng chị tìm được hướng giải quyết Anh hứa sẽ sẵn lòng hỗ trợ mẹ con chị

Em dâu chị X đồng thời cũng là cháu chồng chị, cũng muốn chị từ bỏ được anh S vì cuộc sống của mẹ con chị quá khổ

Ngày đăng: 24/04/2015, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w