Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
99,5 KB
Nội dung
BẢN NHẬN XÉT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Họ tên người nhận xét: PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi, Khoa chăn nuôi & nuôi trồng thủy sản, Trường đại học nông nghiệp Hà Nội. Nhận xét đề tài luận án: “Nghiên cứu lai de Bách Thảo với dê Lạt nuôi tại Lào” của NCS: Bounmy Phiovankham Chuyên ngành: Chăn nuôi động vật Mã số: 62 62 40 01 1. Ý nghiã khoa học, thực tiễn và tính chất cần thiết của để tài Dê là gia súc nhai lại nhỏ được nuôi ở nhiều nơi trên thế giới – từ Bắc bán cầu tới Nam Bán Cầu, từng những vùng rừng rậm rạp ẩm ướt tới những vùn khô cằn, núi đá. Bởi dê ăn tạp, thức ăn chính của dê là các loại cây cỏ, lá cây, phế phụ phẩm nông nghiệp…Mahatma Gandi, nhà lãnh đạo nổi tiếng Ấn Độ đã nói về vai trò của dê là “Con bò sữa của người nghèo”. Peacok còn cho rằng “Dê là ngân hàng của người nghèo”. Chăn nuôi dê cần ít vốn, vòng quay nhanh, tận dụng được lao động và điều kiện tự nhiên của mọi vùng sinh thái. Phát triển chăn nuôi dê là định hướng phù hợp nhất cho phát triển chăn nuôi của nông dân nghèo. Phát triển chăn nuôi dê là một định hướng phù hợp để giải quyết các vấn đề đói nghèo trong nông thôn (Devendra và McLeroy, 1982; Peacok, 2005). Nhận rõ tầm quan trọng của chăn nuôi dê trong việc phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững ở Lào và nhằm nhu cầu đáp ứng thịt dê ngày càng tăng của thị trường trong nước cũng như việc tạo công ăn việc làm, đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống của nông dân, Đảng và Nhà nước Lào đã có chủ trương khuyến khích phát triển chăn nôi dê, coi con dê là vật nuôi quan trọng thứ hai sau con lợn. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn rất ít thông tin về hiện trạng chăn nuôi dê ở Lào. Bởi vậy, việc điều tra đánh giá tình hình chăn nuôi dê trên toàn quốc, lại tạo và cải tiến chế độ nuôi dưỡng nâng cao sức sản 1 xuất thịt của dê ở Lào là cần thiết để có cơ sở định hướng đúng cho việc phát triển chăn nuôi dê ở Lào. Luận án vừa mang ý nghĩa khoa học và thực tiến lớn: + Kết quả nghiên cứu đã cung cấp cơ sở góp phần khảng định rằng việc lai tạo giống và bổ sung dinh dưỡng là hai giải pháp có hiệu quả trong việc nâng cao năng suất chăn nuôi dê tại Lào. + Đặc biệt, những kết quả mổ khảo sát về thành phần cơ thể, thành phần thân thịt cũng như các chỉ tiêu về chất lượng thịt của dê Lạt và dê lai F1 (BTxL) là hoàn toàn mới. + Kết quả của để tài bổ sung tư liệu về con dê phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở các viện, trường và người chăn nuôi dê. + Đề tài đã góp phần cho việc định hướng lai giống dê hướng thịt có năng suất cao hơn giống dê nội hiện có phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở Lào, góp phần làm tăng số lượng, đảm bảo chất lượng giống dê, đưa ngành chăn nuôi dê phát triển tương xưng với tiềm năng và thị trường trong nước. Đồng thời góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là nông dân nghèo. Luận án của NCS. Bounmy Phiovankham đã đặt đúng với yêu cầu thực tiễn và khoa học. 2. Nội dung và kết cấu luận án Luận án chính được trình bày trong 124trang đánh máy khổ A4, gồm 25 bảng số liệu, 9 hình, 2 đồ thị và 2 sơ đồ. Phần đặt vấn đề 3 trang, tổng quan:39 trang, đối tượng vật liệu và phương pháp nghiên cứu :15 trang, phần kết quả thảo luận: 40 trang, kết luận và đề nghị 2 trang và 42 tài liệu tham khảo tiếng Việt, 79 đề tài liệu tiếng Anh. Theo tôi kết cấu của luận án là hợp lý. Phần tổng quan của luận án viết cô đọng, bám sát các nội dung nghiên cứu của đề tài. Luận văn trình bày sáng sủa, nhiều hình ảnh đẹp. 2 Nội dung nghiên cứu của luận án được tiến hành một cách bài bản và chặt chẽ, từ điều tra đánh giá tình hình chăn nuôi dê trên toàn nước Lào, lai tạo giống và cải tiến chế độ nuôi dưỡng nâng cao sức sản xuất thịt của dê. Bản tóm tắt luận án phản ánh đầy đủ, trung thực nội dung bản luận văn chính. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, các giả đã công bố được 03 bài báo trên tạp chí khoa học và Phát triển, trường đại học nông nghiệp Hà Nội và 02 bài báo trên tạp chí Journal of Southem Agiculture. Như vậy số bài báo đã đăng đã vượt yêu cầu của một NCS. 3. Độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu Các thí nghiệm đã được bố trí chặt chẽ đúng và đủ các tiêu chuẩn hiện hành cho nghiên cứu về chăn nuôi. + Số liệu về được thu thập từ các nguồn tài liệu thứ cấp và điều tra trực tiếp. Những thông tin thứ cấp về số lượng đầu con và số hộ chăn nuôi trên toàn quốc được lấy từ các cơ quan thống kê trung ương và địa phương. Điều tra nhanh nông thôn (RRA) được áp dụng để mô tả các hệ thống chăn nuôi dê. Điều tra nông hộ nuôi dê bằng phiếu điều tra dựng sẵn được tiến hành tại 4 tỉnh (mỗi tỉnh chọn 2 làng đại diện), kết hợp với tham khảo sát trực tiếp trên 126 đàn dê. Số liệu thu thập được phân tích theo thống kê mô tả + Lai giống và đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản của con lai: dùng 06 đực giống Bách Thảo được nhập từ Việt Nam, cho lai với 126 dê cái địa phương (dê đạt) nuôi trong các nông hộ được phần làm 6 nhóm để ghép đôi giao phối. + Thí nghiệm về dinh dưỡng được tiến hành tại Trung tâm nghiên cứu chăn nuôi Nậm Xuống, thuộc Viện nghiên cứu khoa học Nông Nghiệp quốc gia Lào (NAFRI), trong thời gian 5 tháng (3 – 8/2010) gồm 1 tháng nuôi thích nghi và 4 tháng theo dõi thí nghiệm chính. Thí nghiệm được thiết kế theo mô hình nhân tố 2 x 2, trong đó có 2 loại dê được sử dụng là dê địa phương (dê đạt) và dê lai F1 (BTxL) là kết quả lai giữa dê đực Bách Thảo (BT) nhập từ Việt Nam và dê cái Lạt của Lào.Mỗi loại dê gồm 30 con dê đực 6-7 tháng 3 tuổi chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm đều nhau (15 con/nhóm): một nhóm nuôi theo chế độ truyền thống (chăn thả tự do kiếm ăn từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều), nhóm thứ hai nuôi theo chế độ cải tiến (bổ sung lá sắn khô và đá liếm khoáng cho ăn tự do tại chuồng ngoài chăn thả chung với nhóm kia). Dê được cân khối lượng từng con bằng cân điện từ vào buổ sáng trước lúc thả ra bãi chăn vào lúc bắt đầu nuôi thích nghi, bắt đầu theo dõi thí nghiệm và 2 tuần/lần trong quá trình thí nghiệm cho đến lúc kết thúc thí nghiệm. Lá sắn cho ăn và thừa của từng con được cân lấy mẫu đại diện trong 7 ngày liên tục vào giữa mỗi tháng thí nghiệm. Các mẫu thức ăn được xử lý và đưa về Phòng phân tích thức ăn chăn nuôi, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, để phân tích thành phần hóa học (vật chất khô, protein, xơ, mỡ, khoáng) theo các phương pháp tương ứng của AOAC (1991). Tảng đá liếm sử dụng trong thí nghiệm là loại Boslic – RED (Thái Lan) có khối lượng 2 kg với thành phần các chấ được thông báo (trong 1kg) gồm: 220g Na, 180g Ca, 50,4g P, 16g Mg, 9g S, 2g Fe, 340 mg Zn, 425 mg In, 225mg Cu, 30mg Co, 8mg Si và 13mg I. Đá hiếm được treo cố định trong từng ô chuồng cá thể và khi kết thúc thí nghiệm được cân lại sau khi đã phơi khô để tính lượng thu nhập của từng con. Cuối kỳ thí nghiệm mỗi lô được chọn ngẫu nhiên 3 con để mổ khỏa sát. Tỷ lệ thịt xẻ, các thành phần thịt và chất lượng thịt. Màu sắc thịt được xác định trên máy đo màu Minola CR – 410 (Nhật Bản) với 5 lần lặp lại. Số liệu về khối lượng, tăng trọng và kết quả mổ khảo sát được phân tích phương sai theo mô hình nhân tố 2 x 2 có tương tác. Số liệu về thu nhập thức ăn được phân tích phương sai một nhân tố (phẩm giống). So sánh cặp đôi các giá trị trung bình được thực hiện theo phương pháp Tukey. Phần mềm Minitab 16 (2010) được sử dụng cho việc phân tích thống kê số liệu thí nghiệm này, do vậy số liệu thu thập được là đáng tin cậy. 4 4.Những đóng góp và kết quả nghiên cứu của luận án 4.1 Kết quả điều tra về tình hình chăn nuôi dê tại Lào + Đã điều tra được số lượng và phân bố đàn dê nuôi ở các tỉnh trong cả nước từ năm 2000 – 2010. + Đã điều tra được số hộ chăn nuôi và sản lượng thịt dê ước tính trên cả nước Lào. + Đã điều tra được tỷ lệ số hộ nuôi dê trong làng. + Đã tính được quy mô chăn nuôi dê khác nhau và tỷ lệ của từng quy mô tai 4 tỉnh điều tra nông hộ. + Đã mô tả đặc điểm ngoại hình và màu sắc lông của dê Lạt cũng như phương pháp phối giống tự nhiên trong tập quán chăn nuôi dê tại Lào. + Đã điều tra được các loại thức ăn được các nông hộ bổ sung cho dê tại chuồng nuôi. + Đã điều tra được các kiểu chuồng nuôi dê + Đã điều tra được số lượng dê bán hàng năm của hộ chăn nuôi và thị trường tiêu thụ thịt dê ở Lào. 4.2 Kết quả về lai giống và đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản của dê lai so với dê Lạt nuôi tại nông hộ + Đã xác định được kết quả phối giống và một số chỉ tiêu về sinh lý sinh sản của dê đực Bách Thảo và dê đực lạt phối với dê cái Lạt; + Đã xác định được tỷ lệ các màu lông và mô tả đặc điểm ngoại hình của dê Lạt và dê lai F1 (BTxL); + Đã nâng cấp được khối lượng và đánh giá khả năng tăng trọng của dê ở các độ tuổi khác nhau. Kết quả cho thấy khối lượn dê lai F1 (BTxL) ở các độ tuổi khác nhau đều cao hơn dê Lạt (P<0,05) và ở dê đực luôn cao hơn dê cái; + Đã xác định được kích thước một số chiều đo cơ thể của hai loại dê trên; + Đã tính toán được động thái sinh trưởng và phân tích hồi quy, và căn cứ vào mô hình này đã xác định được khối lượng trưởng thành của dê Lạt và F1 (BTxL); 5 + Đã xác đinh được một số chỉ tiêu sinh sản của dê cái Lạt và dê lai F1 (BTxL). Kết quả nghiên cứu cho thấy, dê lai F1 (BTxL) và dê Lạt có thời gian mang thai, tuoir đẻ lứa đầu và số con đẻ ra trên lứa tương đương nhau (P>0,05). Nhưng dê lai F1 (BTxL) có thời gian động dục lại sau đẻ ngắn hơn so với dê Lạt (P<0,01) 4.3 Kết quả và sự ảnh hưởng của chế độ nuôi dưỡng đến năng suất và phẩm chất thịt của dê lai F1 (BTxL) và dê Lạt + Đã xác định được lượng thu nhận thức ăn Kết quả cho thấy cả hai loại dê đều ăn thêm lá sắn và đá liếm bổ sung tại chuồng. Lượng thu nhận lá sắn khô cũng như các thành phần dinh dưỡng của nó ở dê lai F1 (BTxL) cao hơn rất rõ so với dê Lạt (P<0,01). Lượng thu nhận đá liếm ở dê lai F1 cũng cao hơn ở dê Lạt (P<0,01). Tuy nhiên, sự chênh lệch về lượng thu nhận lá sắn và đá liếm giữa hai loại dê chỉ đúng khi tính theo đầu con. Điều này chủ yếu liên quan đến khối lượng cơ thể do dê F1 lớn hơn dê Lạt vì nếu tính cho mỗi đơn vị khối lượng cơ thể (g/kg P/ngày) thì không thấy có sự khác nhau đáng kể giữa hai loại dê (P>0,05) cả về thu nhập lá sắn cũng như đá liếm bổ sung. + Đã xác định được khối lượng và tăng trọng của đàn dê thí nghiệm Kết quả phân tích thông kê số liệu thí nghiệm cho thấy phẩm giống và chế độ nuôi dưỡng đều có ảnh hưởng đến khối lượng cuối kỳ và tăng trọng của dê (P<0,01). Tuy nhiên, không có sự tương tác rõ rệt nào giữa phẩm giống và chế độ dinh dưỡng (P>0,05), có nghĩa là cả hai loại dê đều có chiều hướng phản ứng tương tự nhau đối với việc cải thiện chế độ dinh dưỡng. Nuôi dưỡng cải tiến ( có bổ sung protein và khoáng) đều có tác dụng cải thiện tăng trọng cho cả dê lai F1 và dê Lạt. Việc lai với dê Bách Thảo đã cải tạo được tầm vóc và làm tăng tốc độ tăng trọng của dê địa phường + Đã xác định được tỷ lệ thịt xẻ và các phần thân thịt của dê thí nghiệm 6 Kết quả mổ khảo sát cho thấy không có sự khác nhau rõ rệt nào về tỷ lệ thịt xẻ giữa dê lai F1 và dê Lạt (P>0,05). Điều này có thể là do không có sự khác nhau nhiều về tỷ lệ thịt xẻ giữa dê Bách Thảo với dê Lạt. Đây là tài liệu đầu tiên ỏ cả Việt Nam và Lào, tác giả đã xác định tỷ lệ các phần trong thân thịt của dê. Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ các phần trong thân thịt có chịu ảnh hưởng của phẩm giống. Tỷ lệ đùi trước, đùi sau và ngực – sườn không có sự khác nhau rõ rệt giữa hai loại dê (P>0,05), dê lại F1 có tỷ lệ phần bụng nhỏ hơn (P<0,01) nhưng lại có tỷ lệ phần cổ lớn hơn (P<0,01) so với dê Lạt. Mức nuôi dưỡng có thể ảnh hưởng đến thể trạng và do vậy mà ảnh hưởng đến tỷ lệ các mô cũng như các phần thịt. Trong thí nghiệm này ảnh hưởng của bổ sung lá sắn kho và tảng đá liếm tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ các phần trong thân thịt không rõ rệt (P>0,05). + Đã xác định tỷ lệ các cơ quan, bộ phận trong cơ thể dê Đây là một kết quả mổ khảo sát rất chi tiết đầu tiên để xác định được khối lượng và tỷ lệ của từng cơ quan bộ phận trong cơ thể dê. Tác giả cũng đã phân tích ảnh hưởng của phẩm giống và chế độ nuôi dưỡng đến các cơ quan bộ phân trong cơ thể dê. + Đã xác định được một số chỉ tiêu đánh giá về chất lượng thịt như độ pH3, pH24, độ dai, tỷ lệ mất nước bảo quản, tỷ lên mất nước chế biến và màu sắn thịt và phân tích ảnh hưởng của phẩm giống và chế độ nuôi đến các chỉ tiêu trên. + Đã đánh giá được hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi dê Lạt và dê lai F1 (BTxL). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng lợi nhuận thu được từ chăn nuôi dê lai cao hơn dê Lạt. * Những đóng góp mới của luận án Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về con lai giữa dê Bách Thảo của Việt Nam với dê Lạt của Lào. Kết quả của đề tài đã khẳng định việc lai tạo và 7 bổ sung dinh dưỡng là hai giải pháp hiệu quả để nâng cao năng suất chăn nuôi dê tại Lào. Luận án đã phân tích được tiềm năng chăn nuôi dê tại Lào. Nhiều chỉ tiêu khảo sát về động thái sinh trưởng, thành phần cơ thể, thành phần thân thịt, chất Lào nghiên cứu. * Các bài báo đã công bố của NCS - Bài báo “Ảnh hưởng của lai giống và bổ sung dinh dưỡng đến sức sản xuất thịt của dê nuôi ở Lào:1. Thu nhận thức ăn, tăng trọng và các phần của thân thịt”, Tạp chí Khoa học và phát triển 2011, tập 9, số 2, Trường đại học nông nghiệp Hà Nội, tr 218 – 224. Nội dung của bài báo trùng khớp với các số liệu và nội dung chủ yếu của luận án ở phần 3.3 “Ảnh hưởng của chế độ nuôi dưỡng đến năng suất và phẩm chất thịt của dê lai F1 (BTxL) và dê Lạt” ( từ trang 83 đến trang 91) trong luận án chính. - Bài báo “ Hiện trạng chăn nuôi tại Lào” , Tạp chí khoa học và phát triển 2010, tập 9, số 3, Trường đại học nông nghiệp Hà Nội, tr 570 – 577. Nội dung của bài báo trùng khớp với các số liệu và nội dung chủ yếu của luận án ở phần 3.3.4 “Thành phần cơ thể và than thịt” (trang 91 – 95) đến phần 3.3.5 “ chất lượng thịt” (trang 95- 99) trong luận án chính. - Bài báo “xác định động thái sinh trưởng của dê bản địa và dê lai ở Lào” Tạp chí Nông nghiệp Phương nam, 2011, 42(1), tr 82 – 85. Các số liệu đồ thị và nội dung chủ yếu của luận án ở phần 3.2.3.3 “ Động thái sinh trưởng” (từ trang 80 đến trang 82) trong luận án chính được đăng tải ở bài báo này. - Bài báo “Ảnh hưởng của phẩm giống và chế độ nuôi đến khả năng sinh trưởng, thành phần thịt và chất lượng thịt của dê ở Lào” Tạp chí Nông nghiệp Phương nam, 2011, 42(7), tr. 786 – 790. Các số liệu, và nội dung chủ yếu của luận án ở phần 3.3.2 “Sinh trưởng tích lũy”(từ trang 85 đến trang 91) và phần 3.3.5 “Chất lượng thịt” (từ trang 95 đến trang 99) trong luận án chính được đăng tải ở bài báo này. 8 5. Những thiếu sót của luận án - Một số lỗi in ấn, chính tả ở các trang: ix, 45, 50, 84, và lỗi từ tiếng Anh ở các trang 112, 113, 114, 118 121 - Tên đề tài chưa phù hợp với nội dung luận án - Đề nghị Nhà trường cho NCS đổi tên thành “ Đanh giá tình hình chăn nuôi và một số biện pháp nâng cao năng suất chăn nuôi dê tại Lào” 6. Kêt luận Đề tài nghiên cứu hết sức bài bản. Mặc dù có các lỗi đã chỉ ra ở trên nhưng không ảnh hưởng đến giá trị của luận án. Với các kết quả đã đạt được, luận án của NCS, Bounmy Phiovankham đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một luận án tiến sĩ nông nghiệp. Sau khi NCS chỉnh sửa một số lỗi ở trên, Kính đề nghị các cấp có thẩm quyền cho phép NCS. Bounmy Phiovankham được bảo vệ luận án ở hội đồng cấp Nhà nước. Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2011 Người nhân xét PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi 9 BẢN NHÂN XÉT LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP (Đánh giá luận án cấp bộ môn) Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu lai dê Bách Thảo với dê Lạt nuôi tại Lào” Của NCS: Bounmy Phiovankham Chuyên Ngành: Chăn nuôi động vật Mã số: 62.62.41.01 Họ và tên người nhận xét: Lê Văn Thông Học vị: TS Chuyên Ngành: Chăn nuôi động vật nông nghiệp Cơ quan công tác: Viên Chăn nuôi NỘI DUNG NHÂN XÉT Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiêt của đề tài + Đề tài góp phần định hướng lai giống dê hướng thịt có năng suất cao hơn giống dê Lạt, phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở Lào, góp phần làm tăng số lượng, đảm bảo chất lượng giống dê, đưa ngành chăn nuôi dê phát triển tương xưng với tiềm năng và thị trường trong nước. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định, việc lai tạo giống và bổ sung dinh dưỡng là hai giải pháp có hiệu quả trong việc nâng cao năng suất chăn nuôi dê tại Lào. + Kết quả mổ khảo sát về thành phần cơ thể, thành phần thân thịt cũng như các chỉ tiêu về chất lượng thịt của dê Lạt và dê lai F1 ( BTxL) là hoàn toàn mới. Luận án của NCS. Bounmy Phionvankham đã đặt đúng với yêu cầu thực tiễn và khoa học. 10 [...]... trưởng thành của dê Lạt và F1(BTxL); + Đã xác định được một số chỉ tiêu sinh sản của dê cái Lạt và dê cái lai F1 (BTxL) Kết quả nghiên cứu cho thấy, dê lai F1 (BTxL) và dê Lạt có thời gian mang thai, tuổi đẻ lứa đầu và số con đẻ ra trên lứa tương đương nhau (P>0,05) Nhưng dê lai F1 (BTxL) có thời gian động dục lai sau đẻ ngắn hơn so với dê Lạt (P . Nguyễn Bá Mùi, Khoa chăn nuôi & nuôi trồng thủy sản, Trường đại học nông nghiệp Hà Nội. Nhận xét đề tài luận án: Nghiên cứu lai de Bách Thảo với dê Lạt nuôi tại Lào của NCS: Bounmy Phiovankham Chuyên. đó có 2 loại dê được sử dụng là dê địa phương (dê đạt) và dê lai F1 (BTxL) là kết quả lai giữa dê đực Bách Thảo (BT) nhập từ Việt Nam và dê cái Lạt của Lào. Mỗi loại dê gồm 30 con dê đực 6-7 tháng 3 tuổi. giá luận án cấp bộ môn) Tên đề tài luận án: Nghiên cứu lai dê Bách Thảo với dê Lạt nuôi tại Lào Của NCS: Bounmy Phiovankham Chuyên Ngành: Chăn nuôi động vật Mã số: 62.62.41.01 Họ và tên người