1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu vấn đề bảo quản tài liệu tại Thư viện huyện Định Hóa

64 351 5
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 18,35 MB

Nội dung

Nghiên cứu vấn đề bảo quản tài liệu tại Thư viện huyện Định Hóa Nghiên cứu vấn đề bảo quản tài liệu tại Thư viện huyện Định Hóa Nghiên cứu vấn đề bảo quản tài liệu tại Thư viện huyện Định Hóa Nghiên cứu vấn đề bảo quản tài liệu tại Thư viện huyện Định Hóa Nghiên cứu vấn đề bảo quản tài liệu tại Thư viện huyện Định Hóa Nghiên cứu vấn đề bảo quản tài liệu tại Thư viện huyện Định Hóa Nghiên cứu vấn đề bảo quản tài liệu tại Thư viện huyện Định Hóa Nghiên cứu vấn đề bảo quản tài liệu tại Thư viện huyện Định Hóa Nghiên cứu vấn đề bảo quản tài liệu tại Thư viện huyện Định Hóa

Trang 1

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Tri thức của dân tộc và nhân loại đã được nhiều thế hệ tích lũy và phản ánh trong suốt hàng nghìn năm lịch sử qua các vật mang tin khác nhau Tri thức và kiến thức trong sách báo cũng như chính sách báo ấy, tự nó đã là di sản văn hóa quan trọng bậc nhất của dân tộc và là một di sản văn hóa thành văn của nhân loại Bên cạnh giá trị lịch sử thì giá trị thông tin tri thức của von tài liệu cũng quan trọng không kém Nó góp phần đáng kể vào sự nghiệp văn hóa xã hội kinh tế của đất nước

Ngày nay, nhân loại đang sống trong xã hội thông tin, xã hội tri thức với sự phát triển đa ngành, đa lĩnh vực Ngành Thông tin — Thu viện dang dan khăng định vị trí của mình trong xã hội Với vai trò là nơi lưu trữ, bảo quản kho tàng tri thức của nhân loại đồng thời cũng là nơi thu thập, xử lý, phục vụ thông tin cho mọi đối tượng người dùng tin, các cơ quan Thông tin — Thư viện được coi như một thực thể không thể thiếu trong xã hội nói chung và sự nghiệp giáo dục, đào tạo cả nước nói riêng

Song song với việc thu thập tài liệu, bảo quản vốn tài liệu thư viện được coi là một khâu quan trọng trong quy trình xử lý nghiệp vụ của các cơ quan Thông tin — Thư viện

Tài liệu là những sản phẩm vật chất rất dé bị xâm hại và hư hỏng cho đù chúng có được cấu thành từ bất cứ chất liệu gì đi nữa thì các yếu tố khách

quan như: Ánh sáng, tia cực tím, nhiệt độ và độ ầm, sự xâm nhập của côn trùng, nam mốc, thảm hoạ tự nhiên, các tác nhân hoá học đều có thể gây ra gây hư hại đến tài liệu Bên cạnh đó, các yếu tố chủ quan như việc sử dụng tài liệu chưa đúng cách, di chuyên kho tàng, bảo quản tài liệu không hợp lí thì

cũng đều ảnh hưởng và làm hư hại tải liệu

Trang 2

ba nước Đông Dương Họ đã nhận định: “Điều kiện khí hậu và tình trạng bảo

quản bấp bênh có thể khiến chung tan thành bụi trong thoi gian ngăn Nếu

điều đó xảy ra, nó sẽ xóa sạch cả một mảng ký ức về Việt Nam, Lào và Campuchia cũng như một nhân chứng không thể thay thế được của lịch sử nước Pháp trong một giai đoạn lịch sử cùng chia sẻ với ba nước Đông Dương ”! (Ý kiến của ông Nicolas Wanery — Tổng lãnh sự đại sử Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh / Làm thức dậy những trang sách cô - http://www.tuoitre.com.vn)

Đó cũng là một sự cảnh báo trực tiếp đối với các cơ quan lưu trữ và cho công tác bảo tồn tài liệu Tuy nhiên, không phải cho đến hôm nay công tác bao quan tài liệu mới được nhìn nhận với một vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng Bảo quản tài liệu đã được nhận định là van dé sống còn của mỗi thư viện

Bảo tồn những di sản văn hóa quý hiếm của dân tộc đó là trách nhiệm của các thư viện và các cơ quan thông lưu trữ của cả nước Việt Nam là đất nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nóng ầm, chịu sự tàn phá khốc liệt

của chiến tranh, trình độ về kỹ thuật bảo quản còn nhiều hạn chế, dẫn tới tình

trạng vốn tài liệu nhanh chóng xuống cấp và lão hoá Nhiều năm qua, một số cơ quan, thư viện và lưu trữ đã rất cỗ găng trong việc xử lý vẫn đề này, song

do thiếu những hiểu biết và kiến thức cơ bản về bảo quản, nên còn lúng túng

và chưa tìm ra được những giải pháp thích hợp để bảo quản vốn tài liệu của mình, dẫn đến tình trạng các tài liệu bị xuống cấp nhanh hơn, kéo theo sự lãng phí cả về thời gian, công sức và tiền của nhà nước Vì vậy, vấn đề cấp thiết

đặt ra hiện nay là: Làm thế nào để bảo quản tốt và lưu trữ lâu dài các tài liệu

khác nhau

Trang 3

liệu, từ đó tìm ra các biện pháp phòng chống thích hợp nhất Đồng thời qua

kết quả nghiên cứu của mình, các trung tâm sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định các chính sách bảo quản tài liệu cho đất nước mình

Ở Việt Nam, từ sau Đại hội Đảng VI đến nay, nên kinh tế, văn hoá — xã hội, khoa học — công nghệ dang phat triển mạnh mẽ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, đã tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến sự phát triển của xã hội nói chung và ngành Thông tin — Thư viện nói riêng Thư viện đang có những bước phát triển mang tính đột phá, từ thư viện truyền thống với các

tài liệu chủ yếu là giẫy, chuyển sang thư viện hiện đại, thư viện số với các

hình thức lưu trữ tính xảo hơn như trên băng đĩa, tài liệu số hoá, cơ sở dữ liệu

Thư viện huyện Định Hóa cũng nằm trong xu hướng trên Trong nhiều năm qua thư viện đã lưu trữ nhiều tài liệu quý hiếm quan trọng cho sự phát triển của địa phương và toàn tỉnh Thư viện đã tô chức, quản lý và cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ tối đa nhu cầu tin của tất cả người dân sinh sống tại đây Trong nhiều năm qua, thư viện luôn tìm cách đổi mới phương thức phục vụ cũng như chất lượng các khâu công tác trong hoạt động Thông tin — Thư viện của mình,

Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, những điểm tôn tại và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo quản vốn tài liệu của thư viện là một vẫn đề cấp thiết

Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu vẫn đề bảo

quản tài liệu tại Thư viện huyện Định Hóa ” làm đề tài Khoá luận tốt nghiệp cua minh

2 Tình hình nghiên cứu

Bảo quản tài liệu là đề tài được một số nhà nghiên cứu lĩnh vực thư viện

Trang 4

- Các nghiên cứu ngoài nước: Bảo quản sách ở các nước nhiệt đới (Wilfred.P,1968); Cơ sở khoa học của bảo quản tài liệu (Dobrusina S.A.; Trenhia E.D 1996); Hướng dẫn kỹ thuật bảo quản tài liệu (Praciñc G.Oyler, 2005),

- Các nghiên cứu trong nước: nghiên cứu công tác bảo quản tài liệu ở Thư viện Quốc gia Việt Nam (Đặng Văn Ức, luận văn thạc sĩ 1994); Nghiên cứu công tác bảo quản tài liệu tại các thư viện tỉnh Đồng bằng song Cửu Long: thực trạng và giải pháp (Nguyễn Thị Hồng Thắm, luận văn thạc sĩ 2004)

Ngoài ra, còn một số bài nghiên cứu khác được đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành Thông tin — Thư viện, các kỷ yếu hội thảo khoa học,

Nhìn chung những công trình nghiên cứu khoa học trên đã nghiên cứu và phân tích những nhân tố chung gây huỷ hoại tài liệu đồng thời đưa ra những kinh nghiệm và phương pháp bảo quản, lưu giữ tài liệu ở một số thư viện trên

thế giới và ở Việt Nam

Dù đã có nhiễu công trình nghiên cứu về vấn đề bảo quản tài liệu ở nhiều trung tâm thông tin và các thư viện lớn trong cả nước, nhưng cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào về bảo quản tài liệu ở Thư viện huyện Định Hóa Chính vì vậy, trên cở sở kế thừa những công trình nghiên cứu về bảo quản tài liệu của các nhà nghiên cứu tôi muốn tìm hiểu công tác bảo quản tài liệu tại Thư viện huyện Định Hóa, từ đó đưa ra những đóng góp về giải pháp bảo quản tài liệu được tốt hơn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu công tác bảo quản tài liệu tại Thư viện huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 5

4 Mục tiêu và nhiệm vụ cúa Khóa luận 4.1 Mục tiêu

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác bảo quản tài liệu tại thư viện, Khoá luận đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng bảo quản tài liệu tại Thư viện huyện Định Hóa

4.2 Nhiệm vụ

- Tìm hiểu ý nghĩa, vai trò của công tác bảo quản tài liệu trong hoạt động Thông tin —Thư viện nói chung và công tác bảo quản tài liệu tại Thư viện huyện Định Hóa nói riêng

- Nghiên cứu thực trạng công tác bảo quản tài liệu tại Thư viện huyện Định Hóa

- Phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm, tìm ra các nguyên nhân và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo quản tài liệu tại Thư viện huyện Định Hóa

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Š.1 Phương pháp luận

Khoả luận vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác — Lênin và tư tưởng Hỗ Chí Minh, các quan điểm, đường lỗi, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo xem xét, đánh giá công tác bảo quản tài liệu trong hoạt động Thông tin — Thư viện

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết các vẫn đề của khoá luận, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

- Phân tích - tổng hợp tài liệu

- Thống kê, so sánh - Phỏng vẫn

Trang 6

6 Những đóng góp của Khóa luận

Về mặt lý luận: Khoá luận góp phần làm phong phú thêm lý luận về tổ

chức và bảo quản vốn tài liệu thư viện

Về mặt thực tiễn: Đề xuất những giải pháp cụ thể cho công tác bảo quản tại thư viện, nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin, tăng cường hiệu quả phục vụ thông tin người dùng tin tại thư viện

7 Bỗ cục của Khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Khoá luận

gồm 3 chương:

- Chuong 1: Vai tro của công tác bảo quản tải liệu trong hoạt động của Thư viện huyện Định Hóa

- Chương 2: Tài liệu và thực trạng công tác bảo quản tải liệu tại Thư viện huyện Định Hóa

Trang 7

Chương 1

VAI TRO CUA CONG TAC BAO QUAN TAI LIEU TRONG HOAT DONG CUA THU VIEN HUYEN DINH HOA

1.1 Thư viện huyện Định Hóa lịch sử hình thành và phát triển

1.1.1 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Thư viện huyện Dinh Hoa — tỉnh Thái Nguyên

Thư viện huyện Định Hóa được thành lập năm 1978 tại thị trần chợ Chu huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên Sau khi đất nước giành được độc lập tự do, lúc đầu Thư viện chỉ có gan 2000 bản sách và một cán bộ thư viện chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của thư viện Chủ yếu là lưu trữ những tài liệu về lịch sử văn hóa của địa phương Phục vụ cho bạn đọc trong toàn huyện nhưng do ít tài liệu nên cũng không thu hút được bạn đọc đến với thư viện nhiều Được thành lập khi đất nước còn gặp nhiều khó khăn, lại là một huyện miền núi còn nghèo về mọi mặt, nên thư viện cũng không được đầu tư nhiều,

cơ sở vật chất còn thiếu, vốn tài liệu không nhiều, cán bộ thư viện chỉ có một

người nên hoạt động của thư viện cũng còn gặp rất nhiều khó khăn và thử thách, tuy vậy thư viện vẫn duy trì hoạt động cho đến ngày nay

Trên cơ sở kế thừa kết quả của các thư viện trong toàn tỉnh, đặc biệt là các thư viện của các huyện trong tỉnh, phát huy sức mạnh của thư viện trong vị thế mới Đến nay, Thư viện huyện Định Hóa đã có quan hệ hợp tác và trao đỗi với các thư viện huyện khác trong cùng tỉnh như: Thư viện huyện Đại Từ, Thư viện huyện Phú Lương, Thư viện huyện Phú Bình, Thư viện huyện Đồng Hy

Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, chuyền rất nhiều địa điểm

Trang 8

của huyện, rồi chuyên sang cung Văn hóa thiếu nhi và đến nay thư viện đã là một bộ phận của phòng Văn hóa và Thông tin (VH& TT) huyện Định Hóa Ngoài công việc chính trong thư viện cán bộ thư viện còn tham gia rất nhiều hoạt động mà phòng VH&TT tổ chức, để đươc tiếp xúc với quần chúng nhân

dân nhiều hơn và giới thiệu được nhiều sách, báo đến với người dân hơn Phải

chuyên rất nhiều địa điểm khác nhau nên tài liệu của thư viện cũng mat mat và hư hỏng rất nhiều, nhưng thư viện vẫn duy trì hoạt động và cũng đã chú trọng vào việc giữ gìn và bảo quản nguồn tri thúc của nhân loại

Hiện nay, thư viện có gần 11.695 bản sách, với gần 9.225 đầu sách, nhưng vẫn chỉ có một cán bộ thư viện chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của thư viện từ khâu xử lý đến phục vụ bạn đọc, tuy có vất vả với rất nhiều công việc nhưng hàng năm thư viện vẫn đón khoảng 1.525 bạn đọc đến thư viện để nghiên cứu, trao đối thông tin và tìm hiểu những kiến thức mà mình cần Thư viện đã đáp ứng được 85% nhu cầu tin của độc giả Và đóng góp to lớn trong việc cung cấp và nâng cao kiến thức cho quần chúng nhân dân trong toàn huyện

Trong thời gian tới Thư viện huyện Định Hóa vẫn tham gia tất cả các hoạt động của phòng VH& TT, vẫn chú trọng vào công tác phục vụ, b6 sung tài liệu để vốn tài liệu được phong phú và đa dạng hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu tin của thế hệ ngày nay Và đặc biệt hơn nữa, đó là hư viện sẽ tập trung trong việc bảo quản tài liệu để bảo tồn những giá trị trí thức của nhân loại cho thế hệ hôm nay va mai sau

1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Thư viện huyện Dinh Hoa ® Chức năng

Thư viện huyện Định Hóa có chức năng xây dựng và tô chức việc sử

dụng chung vốn tài liệu thư viện phục vụ việc xây dựng và phát triển kinh tế,

Trang 9

Đáp ứng yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho người đọc trong việc sử dụng vốn tài liệu thư viện và tham gia các hoạt động do thư viện tô chức

Thu thập, bổ sung, xử lý tài liệu Thực hiện định kỳ việc thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu không còn có giá tri su dung, cac tài liệu hỏng nát không có khả năng phục hồi

Tổ chức phục vụ cho các đối tượng bạn đọc sử dụng vốn tải liệu thư viện, bố trí thời gian phục vụ phù hợp với điều kiện sống và làm việc, học tập của quân chúng nhân dân,

Đây mạnh các hoạt động phục vụ tài liệu ngoài thư viện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người sử dụng thư viện, không đặt ra những quy định làm hạn chế quyên sử dụng thư viện của người đọc

Bảo quản tài liệu, phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất và các tải sản khác của thư viện

Xây dựng thư viện cấp xã, thư viện, tủ sách cơ sở, tổ chức luân chuyển sách, báo xuống thư viện cấp xã, thư viện, tủ sách cơ sở, xây dựng phong trào đọc sách, bảo trong nhân dân

Hướng dẫn nghiệp vụ cho thư viện cấp xã, thư viện do các cơ quan tô chưc của địa phương thành lập

1.1.3 Cơ cấu tổ chức, hoạt động và đặc điểm tài liệu của thư viện

huyện Định Hóa

® Cơ cấu tổ chức và hoạt động

Thư viện huyện Định Hóa chỉ có duy nhất một cán bộ thư viện phụ trách toàn bộ hoạt động của thư viện, từ khâu xử lý tài liệu đến khâu phục vụ bạn đọc Cán bộ thư viện đã tốt nghiệp chuyên ngành Thư viện — Thông tin hệ đại học

Thư viện chỉ có một phòng duy nhất đề cán bộ thư viện có thể xử lý tài liệu và

Trang 10

Thư viện mở cửa từ thứ 2 đến thứ 6 hàng ngày, và mở 8 tiếng một ngày, phục vụ tất cả bạn đọc có nhu cầu sử dụng tài liệu trong thư viện Thư viện tô chức theo kho tự chọn bạn đọc có thể tìm tài liệu theo nhu cầu của mình nên thư

viện thu hút được rất nhiều độc giả đến sử dụng thư viện, với 11.695 bản sách

và 1.565 bản báo, tạp chí hiện nay thư viện cũng đã đáp img duoc phan lon nhu cầu của bạn đọc đến thư viện Đối tượng bạn đọc phong phú và đa dạng thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, từ người già, trẻ em đến học sinh, công chức nhà nước đều đến sử dụng và khai thác khai thác nhu cầu tin của thư viện

Hàng năm thư viện có tô chức các buổi triển lãm sách và đi tuyên truyền sách báo cho quan chúng nhân dân trong vùng để người dân biết đến giá trị của tri thức và đến với thư viện nhiều hơn

Chính vì thư viện có tầm quan trọng như vậy nên cơ quan VH&TT huyện Định Hóa và thủ thư trong thư viện rất coi trọng việc giữ gin tài liệu — vốn tri thức của nhân loại Và đã có những chính sách, phương pháp bảo quản tài liệu rất cần thiết và thiết thực đối với thư viện

e Đặc điểm tài liệu trong thư viện

Với khẩu hiệu “Tất cả vì bạn đọc”, “Vì chất lượng tri thức của quan chung nhân dân”, “Sách đi tìm người” và sự tận tụy trong công tác bố sung, xây dựng vốn tài liệu đảm bảo về chất lượng và số lượng, đến nay Thư viện huyện

Định Hóa đã sở hữu một khối lượng tài liệu lớn chủ yếu là tài liệu bằng sách,

báo, tạp chí và một số ít CD-ROM (Compact Disk- Read Only Memory) do các cơ quan và một số đơn vị tặng Nội dung vốn tài liệu bao gồm day đủ các lĩnh vực tri thức: Khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật ứng dụng và khoa học xã hội

Tổng kho sách trong thư viện hiện nay là 11.695 bản sách với 9.225 đầu sách Báo, tạp chí có khoảng 1.560 bản với nhiều thể loại phong phú và đa dạng CD-ROM, bang, dia chi chiếm một lượng khả nhỏ trong thư viện, vì thư viện

thuộc huyện miền núi điều kiện còn khó khăn nên chưa có máy móc dé đọc

Trang 11

hạn chế Chính vì vậy mà thư viện còn nhiều thiệt thòi khi chưa được ứng

dụng Công nghệ thông tin vào hoạt động, do đó nguồn thông tin mới không được cập nhật thường xuyên

© Dac điểm vốn tài liệu truyền thong của thư viện

Tài liệu truyền thống là tài liệu chứa các thông tin đưới dạng giấy Bao gồm văn bản, các loại tài liệu quí hiếm khác như sách lá cọ, sách đồng, sách thẻ

tre,

Thông tin lưu trữ trong tài liệu truyên thống có độ ôn định và bên vững cao hơn thông tin chứa trong các nguồn tài liệu điện tử

Bất cứ lúc nào người dùng tin cũng có thê tìm được tài liệu thông qua hệ thông phiếu mục lục Việc biên mục tài liệu dựa trên các quy tặc như ISBD, AACR2

có giới hạn dựa trên các yếu tố mô tả (hình thức, nội dung) của tài liệu

Tài liệu truyền thống được lưu giữ trên giá, bảo quản vật mang tin vật lý sách, tạp chí ở một không gian cụ thể Tuy nhiên dung lượng thông tin chứa trong các dạng tài liệu truyền thống không lớn bằng tài liệu điện tử

Thông tin dạng giẫy thường dễ bị hư hỏng do tác động của môi trường, gây khó khăn trong công tác bảo quản, kinh phí cho việc bảo quản tài liệu truyền thống thường tốn kém

Mức độ cập nhật thông tin trong tài liệu truyền thông rất chậm, không thường xuyên và không cập nhật kịp thời Thông tin trong tài liệu truyền thống chỉ có

thé lưu trữ đưới dạng thông tin tĩnh, vì vậy tài liệu truyền thống không có kha

năng truy cập từ xa, bị giới hạn về không gian và thời gian Người dùng tin muốn sử dụng tải liệu thì phải trực tiếp đến thư viện rất mắt thời gian

© Đặc điểm của tài liệu điện tử

Trang 12

- Các CSDL trực tuyến do các cơ quan thông tin xây dựng, muốn sử dụng phải đăng ký tài khoản để được quyên truy cập

- Bản tin điện tử, bảo tạp chí điện tử, được xuất bản trên mạng Internet - Các Website trên internet, chứa thông tin về cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp, các công ty, trường Đại học.,

- Mật độ thông tin trong các tài liệu điện tử rất cao Xuất phát từ công nghệ nén và lưu trữ dữ liệu trên các vật mang tin từ tính, quang học, dung lượng lưu trữ trên chúng rất lớn

- Tài liệu điện tử có khả năng đa truy cập Người dùng tin có thể truy cập tài liệu đồng thời theo những dấu hiệu khác nhau: Tác giả, nhan đề, năm xuất bản, kí hiệu phân loại

- Nguồn tài liệu điện tử cho phép người dùng tin có khả năng liên hệ, tiếp cận với tác giả thông qua kênh thông tin phản hồi giữa người dùng tin và người sáng tao ra thong tin

- Tài liệu điện tử cho phép lưu trữ thông tin dưới mọi dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh, biểu đồ, thông tin tĩnh và động trong cùng

một tài liệu Đây là điều không thể có hông tin ở dạng số, được trình bày và

lưu trữ trên các vật mang tin dién tr: CD ROM, bang dia, va dé truy cap tdi chúng phải thông qua máy tính và mạng máy tính điện tử

Nguồn tài liệu điện tử được tạo thành bởi các thông tin điện tử hay còn gọi là thông tin số hóa bao gồm:

trong các dạng tài liệu truyền thống và nó làm cho thông tin trở nên hấp

dẫn hơn, đễ truyền đạt hơn

Trang 13

- Thông tin trong nguôn tài liệu điện tử luôn có tính mới vì có khả năng cập nhật nhanh chóng, thường xuyên và kịp thời

Bên cạnh những đặc trưng tiêu biểu tài liệu điện tử cũng có một số hạn

chế cần phải lưu ý về tính ôn định và độ bền vững của thông tin trong tài liệu

điện tử không cao và không đồng nhất, có thông tin tôn tại lâu đài như trên đĩa CD — ROM, có thông tin vòng đời ngăn như các tập tin, các bài báo trên mạng Internet Ngoài ra tính chính xác của thông tin để bị vi phạm do việc sao chép thông tin từ nguồn tài liệu điện tử rất rõ ràng, nhanh chóng, thông tin trên mạng dễ bị sửa đổi, làm sai lệch thậm chí bị hủy hoại do những phạm vi vô tình hay cô ý của người sử dụng

Với rất nhiều ưu điểm vượt trội tài liệu điện tử được rất nhiều thư viện đầu tư và phát triển Tuy nhiên, nguôn tài liệu điện tử này ở Thư viện Định

Hóa lại chỉ chiếm một số lượng khá nhỏ trong thư viện, do thư viện còn thiếu cơ sở vật chất, lại là một địa phương miền núi nên chưa được đầu tư thỏa đăng

1.1.4 Công tác bỗ sung vốn tài liệu của thư viện huyện Định Hóa

Vốn tài liệu là một bộ sưu tập theo những chủ đề và nội dung nhất định được xử lý theo quy trình khoa học của nghiệp vụ thư viện nhằm phục vụ người dùng tin Xây dựng vốn sách có nghĩa là lựa chọn và thu thập để đưa ra sử dụng một cách có mục đích, có kế hoạch những an pham mà nội dung, giá trị tư tưởng, khoa học đáp ứng được nhu cầu của giáo dục, những ấn phẩm lựa chọn phải phù hợp với đặc điểm của thư viện

Trang 14

những tài liệu gì Đồng thời cần phải tham khảo ý kiến của độc giả, cán bộ

nghiên cứu khoa học để có nguồn tài liệu đúng

Thư viện huyện Định Hóa căn cử vào nhiệm vụ giáo dục, thành phần lứa tuôi, hứng thú của mọi đối tượng bạn đọc và vốn sách hiện có của thư viện để b6 sung kho sach thu vién Qua trinh bổ sung kho sách tạo cơ sở cho việc thực hiện chức năng giáo dục tư tưởng, nâng cao tri thức cho quần chúng nhân dân

Bồ sung kho sách phải tuân theo các nguyên tắc chủ đạo như: Tính Đảng cộng sản, tính kế hoạch, tính hệ thống và tính phù hợp với đặc điểm thư viện và nhu cầu hứng thú của độc giả

Phương pháp bổ sung tốt nhất là đến hiệu sách để chọn Như vậy cán bộ thư viện có điều kiện năm được nội dung và giá trị của sách để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của độc giả

1.1.5 Tổ chức kho của thư viện

Phương thức phục vụ của Thư viện huyện Định Hóa là kho tự chọn (kho mở) cho bạn đọc tự chọn sách trên giá Kho mở có tác dụng lớn trong việc giúp bạn đọc lựa chọn những cuốn sách có chứa nội dung phù hợp, không bị gò bó, không mất thời gian viết phiếu yều cầu, tiết kiệm thời gian công sức của cán bộ thư viện Tuy nhiên việc tô chức bằng kho mở sẽ làm cho tài liệu

nhanh hỏng hơn vì cán bộ thư viện khơng thể kiểm sốt được tài liệu 100%

khi bạn đọc vảo tra tìm tải liệu, khiến cho công tác bảo quản tài liệu của thư

viện gặp nhiều khó khăn hơn khi tổ chức băng kho đóng

1.2 Bảo quản tài liệu trong hoạt động của thư viện huyện Định Hóa 1.2.1 Khái niệm chung

1.2.1.1 Vốn tài liệu

Trang 15

Khái niệm tài liệu (trong tiếng anh là “documenf”) xuất phát từ một từ gốc

latin là “Docure” có nghĩa là tất cả mọi cái viết ra để làm chứng cứ cho việc chỉ dẫn, giảng dạy “Phát triển vốn tài liệu trong thư viện và cơ quan thông tin” của hai tác giả “Phạm Văn Rính — Nguyễn Viết Nghĩa”, [tr.1 1]

Hiện nay có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về tài liệu:

Ở nước Nga, theo tiêu chuẩn quốc gia đầu tiên về thuật ngữ GOST 16487-70 “Văn thư và công tác lưu trữ Các thuật ngữ và định nghĩa”, khái niệm “Tài liệu” đã được định nghĩa là “phương tiện để giữ lại các tin tức về những sự việc, sự kiện, hiện tượng của thực tiễn khách quan và hoạt động tư duy của con người” Ngày nay, khái niệm “tài liệu” được định nghĩa như sau: “Tai liéu - là thông tin được gắn trên vật mang tin với những tiêu chí cho phép nhận dạng nó” Đối với công tác quản lý, văn thư, lưu trữ, điều quan trọng là làm sao có thể nhận đạng được thông tin chứa đựng trong tài liệu, sao cho tài

liệu được trình bày theo trật tự được thiết lập với những tiêu chí nhất định

Còn theo tiêu chuẩn ISO 5127-1 của tô chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Standards Organization) thì “tài liệu là toàn bộ vật mang tin và dữ liệu ghi trên đó dưới mọi hình thức nói chung là không đổi và con người hay máy có thê đọc được”

Như vậy, từ những định nghĩa trên, có thể thấy răng, theo nghĩa chung nhất, tài liệu là những vật mang thông tin đã được ghi trên đó theo nhiều dạng khác nhau phục vụ cho những mục đích khác nhau của con người

Tài liệu trong thư viện và trung tâm thông tin là cơ sở vật chất quan trọng và thiết yếu nhất, không có thư viện và trung tâm thông tin nào lại không có tài liệu

Như vậy: Tài liệu là những vật mang tin cùng với thông tin đã được ghi trên đó theo nhiều dạng khác nhau, phục vụ cho những mục đích khác nhau của con người

Vốn tài liệu đã xuất hiện cùng với sự xuất hiện của những thư viện đầu

Trang 16

giữa vốn tài liệu và thư viện Vì vậy cho đến thế ki thứ XIX, vốn tài liệu vẫn

chưa có khái niệm riêng và vẫn được hiểu trùng với khái niệm thư viện

Khoảng giữa thế ki XX, khái niệm vốn tài liệu mới được hình thành

Người đầu tiên đã đưa ra định nghĩa về vốn tài liệu là E L Samurin, một chuyên gia thư viện Xô viết Theo ông “Vấn tài liệu là bộ sưu tập các bản thảo và các tài liệu khác có trong thư viện, tạo điểu kiện cho việc sử dụng của độc giả ”

Từ điển Thuật ngữ thư viện của Liên Xô có giải thích: “Vốn tài liệu là bộ sưu tập các xuất bản phẩm và các vật mang tin, được hình thành phù hợp với chức năng của thư viện, được sử đụng có tính xã hội, được giới thiệu về phương diện với sự giúp đỡ của hệ thông mục lục ”

Như vậy, vốn tài liệu chỉ là một bộ phận cầu thành nên thư viện

Ở Việt Nam, vốn tài liệu đã được xác nhận trong văn bản của nhà nước

Mục 3, điều 2 của Pháp lệnh thư viện Việt Nam có định nghĩa về vốn tài liệu

như sau: “Vốn tài liệu thư viện là những tải liệu được sưu tâm tập hợp theo nhiễu chủ đề, nội dung nhất định, được xử lí theo qui tắc, qui trình khoa học của nghiệp vụ thư viện để tổ chức phục vụ người đọc đạt hiệu quả cao và được bảo quản ”

Vốn tài liệu thư viện là nền tảng, là cơ sở để tô chức hoạt động của thư viện, quyết định đến sự tồn tại của mỗi thư viện Vốn tài liệu càng phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng tin thì việc t6 chức và bảo quản chúng một cách khoa học, hợp lí lại càng phải được quan tâm

1.2.1.2 Bảo quản, bảo tôn

Bảo quản tài liệu là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của cán bộ thư

viện Điều này được thể hiện rõ trong tuyên bố của Hiệp hội liên thư viện

Trang 17

IFLA) coi công tác này là một trong 7 chương trình cốt lõi của chương trình

bảo tồn và bảo quản tài liệu

Nguyên tắc IFLA 1996 đã định nghĩa các từ bảo quản, bảo tồn và khôi phục như sau:

Bảo quản: Bao gồm cả công việc về tài chính và quản lý như cung cấp phòng kho, trình độ nhân viên, chính sách, kỹ thuật và các phương pháp liên quan đến bảo quản thư viện và lưu trữ tài liệu và các thông tin tài liệu đăng tải

Có hai loại bảo quản: Bảo quản dự phòng và bảo quản phục chế “Bảo quản dự phòng chú trọng đến việc ngăn chặn sự xuống cấp của toàn bộ các tư liệu nói chung Bảo quản phục chế nhằm sửa lại tình trạng xuống cấp về mặt lý tính hoặc hoá tính của tài liệu

Báo tôn: Bao hàm cả những chính sách cụ thê và các thông lệ liên quan tới việc bảo vệ thư viện và tài liệu lưu trữ khỏi bị phá hỏng, hư hại và phân hủy, bao gồm cả các phương thức và kỹ thuật do nhân viên kỹ thuật phát minh Các kỹ thuật can thiệp được áp dụng nhằm ngăn ngừa và làm chậm lại sự hư hỏng tài liệu Nguyên tắc 1986 cho rằng phạm vi bao trùm rộng là cần thiết cho thư viện thực hiện vai trò của minh nhằm duy trÌ các sưu tập và đảm bảo việc sử dụng chúng lâu dài, vì vậy công tác bảo quản thư viện là vẫn đề thuộc về quản lý

Cùng với việc phát triển các nguyên tắc IFLA, công tác bảo quản thư viện khởi sắc vào những năm 1980 và 1990, và có những thay đổi như sau:

- Chúng ta chú ý hơn tới toàn bộ vốn tài liệu chứ không phải một vài thứ đơn lẻ

Trang 18

- Bảo quản được coi như là một vẫn dé quản lý của toàn thư viện chứ không phải là vấn đề kỹ thuật và công nghệ của công tác bảo quản

- Chúng ta nên đưa ra định nghĩa về công tác bảo quản thư viện là: “nhằm đảm bảo việc truy cập liên tục bộ sưu tập của thư viện chúng ta”

- Bảo quản nhằm đảm bảo và thúc đây việc truy cập liên tục bộ sưu tập của thư viện

(Trích dẫn trong: TỔ chức công tác bảo quản: chìa khóa cho sự phát triển thư viện/Akio Yasue: Ký yếu đại hội cản bộ thư viện các nước Đông Nam Á lân thứ 14)

Tóm lại có thể coi “Bảo quản tài liệu thư viện là những chính sách và hoạt động thực tiễn đặc thù nhằm bảo vệ nội dung và hình thức tài liệu thư viện khỏi bị làm hư hỏng, gây thiệt hại và hủy hoại, bao gồm những phương pháp và kĩ thuật do đội ngũ chuyên môn đề ra”

Việc bảo quản vốn tài liệu trong cơ quan thông tin thư viện được phân chia thành hai loại: bảo quản dự phòng và bảo quản phục chế

- Bảo quản dự phòng chú trọng đến việc ngăn chặn sự xuống cấp của toàn bộ các tư liệu nói chung

- Bảo quản phục chế nhằm sửa lại tình trạng xuống cấp về mặt lý tính hoặc hóa tính của tài liệu, đòi hỏi phải có một lượng nhân công cũng như đội ngũ chuyên gia có chuyên môn Do vậy rất tốn kém và thường chỉ giới hạn trong phạm vi chọn lọc của toàn bộ các hiện vật tư liệu sưu tập

1.2.2 Vai trò, ÿ nghĩa của công tác bảo quản tài liệu trong hoạt động Thong tin — Thư viện

Bao quan tài liệu là những biện pháp nhằm đảm bảo sự toàn vẹn và hiện trạng vật lý bình thường của các tài liệu có trong kho Nói cách khác, bảo quản tài liệu là những chính sách và hoạt động thực tiễn đặc thù nhằm kéo dài

tuôi thọ của tài liệu tránh sự mất mát hư hỏng, đảm bảo tính thông tin đầy đủ

Trang 19

Là một trong những chức năng chính của thư viện, bảo quản tài liệu là tạo điều kiện phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu, học tập của người sử dụng và cao hơn nữa là sự bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc nói riêng và của nhân loại nói chung

Hiện nay, số tài liệu trong thư viện bị hủy hoại do các nguyên nhân xã hội và môi trường đang diễn ra từng ngày từng giờ, đe dọa làm mất đi nguồn tài liệu của thế giới Đây là vẫn đề đáng báo động buộc tất cả các thư viện

phải đối mặt

So với sự tồn tại của giấy - tài liệu, vẫn đề bảo quản chúng được đặt ra sau một khoảng thời gian rất dài, vào khoảng thế kỷ 20 Lúc này việc xác định các yếu tô ảnh hưởng đến độ lâu bền của giẫy - tài liệu lưu trữ và các biện

pháp kiểm chế những ảnh hưởng đó mới trở thành đối tượng nghiên cứu của

khoa học - kỹ thuật Các nước tư bản (Pháp, Nga, Mỹ, Đức ) đã thành lập các trung tâm, phòng nghiên cứu độc lập và chuyên nghiệp để bảo dưỡng, phục chế các tài liệu Họ đã có các nghiên cứu mang tính hệ thống và liên tục đỗi với các tải liệu lưu trữ từ tất cả các thời đại Việc các nước như Nga, Pháp đặt các trung tâm bảo quản bảo quản tài liệu trực thuộc Viện hàn lâm khoa học cũng đủ nói lên tầm quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu này Do vậy, trong những năm gần đây, thư viện học hiện đại nhìn nhận van dé bao quan

không chỉ giới hạn ở các tài liệu quý hiếm, độc bản, tài liệu viết tay hoặc

những sách có giá trị cao về mặt vật chất cũng như nội dung mà nó được đặt ra cho tất cả các thư viện với mọi loại hình có trong thư viện

Liên hiệp quốc tế các hội thư viện (IFLA) đã đưa vẫn đề bảo quản thành

một trong những chương trình trọng tâm của mình Trụ sở của chương trình đặt tại Thư viện Quốc hội Mỹ, đồng thời có các trụ sở khu vực ở châu Á, châu Đại Dương chuyên nghiên cứu và đề ra các phương án giải quyết các vẫn đề bảo

tồn và bảo quản tài liệu Nhiều khóa học về lý thuyết và đi sâu vào thực hành

Trang 20

nghệ cấu tạo nên các vật mang tin (tài liệu giấy và phi giấy), những nguyên nhân và tác nhân gây ra sự hủy hoại tài liệu, các phương thức bảo quản đồng thời huấn luyện kỹ năng thực hành công tác bảo quản với mục tiêu nâng cao trình độ bảo quản theo tiêu chuẩn quốc tế như: khóa đào tạo bảo quản tài liệu trong thư viện và cơ quan lưu trữ năm 1996 ở Thái Lan nhiều cuộc hội thảo về bảo quản cũng được diễn ra giữa các nước khu vực và trên thế giới nhằm thiết lập những mỗi quan hệ hợp tác, học hỏi kinh nghiệm trong công tác bảo quản giữa các quốc gia

Cùng với công tác phát triển vốn tài liệu, xử lý nghiệp vụ và phục vụ bạn đọc, công tác bảo quản tài liệu được coi là van đề sống còn của mỗi thư viện

Nếu như trước đây, việc bảo quản vốn tài liệu còn chưa được chú trọng đúng mức và bị xem nhẹ, thì hiện nay công tác bảo quản sách nói riêng và tài liệu nói chung đã nhận được sự quan tâm chú ý thích đáng từ phía các trung tâm Thông tin - Thư viện

Vốn tài liệu thư viện là nền tảng, là cơ sở cho sự cho sự ton tai va phat triển của mỗi thư viện Vốn tài liệu càng phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt nhu cau tin của người dùng tin thì vẫn đề bảo quản chúng một cách khoa học, hợp lí lại càng được quan tâm

Báo quản tài liệu có thể coi như một góc khuất trong hoạt động của thư viện Công tác này tuy diễn ra thầm lặng nhưng có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của mỗi cơ quan thông tin - thư viện, nhằm kéo dài thời gian sử dụng của tài liệu, góp phần gìn giữ di sản văn hóa dân tộc nói riêng và nhân loại nói chung

Thư viện huyện Định Hóa có vốn tài liệu thuộc nhiều chuyên ngành khác

nhau, do vậy vỗn tài liệu của thư viện vô cùng phong phú, bao quất mọi lĩnh vực, chủ đề Vòng quay của vốn tải liệu có tần suất cao đo vậy việc tô chức và bảo quản tài liệu tại thư viện càng được quan tâm hơn bao giờ hết

Trang 21

nhanh chóng nhu cầu cho mọi đối tượng người dùng tin Trong quá trình vận

chuyền, tài liệu nhanh chóng bị hư hỏng, rách nát Vì vậy vốn tài liệu cần phải

được bảo quản lâu dài vì đây được coi là tài sản chung của xã hội, góp phần giữ gìn di sản văn hóa dân tộc nói riêng và nhân loại nói chung

Hồn tất cơng tác bảo quản là thư viện đã làm tốt chức năng ký ức: Bảo quản toàn bộ vốn tri thức được ghi chép trong các tài liệu để truyền lại cho các thế hệ mai sau Đó cũng chính là bảo quản kho tàng văn hóa và tài sản quốc gia, nâng cao chất lượng phục vụ ở phương diện đáp ứng được nhiều yêu cầu của bạn đọc do kho sách được bảo quản tốt, tăng giá trỊ của vốn tài liệu do giữ được nhiều tài liệu qua các thời kỳ lịch sử khác nhau

Hãy gìn giữ, bảo vệ kho tàng tri thức của nhân loại, tìm ra những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn và khắc phục sớm tình trạng bị mất mát hư hỏng tài liệu vì vấn đề bảo tồn di sản văn hóa của mỗi dân tộc và coi đó là đi sản văn hóa vô giá của toàn nhân loại là trách nhiệm của mỗi quốc gia và là mối quan tâm chính yếu của những người làm công tác thư viện

Trang 22

Chương 2

THUC TRANG CONG TAC BAO QUAN TAI LIEU

TAI THU VIEN HUYEN DINH HOA

2.1 Khái niệm tài liệu và những nhân tô hủy hoại tài liệu nói chung 2.1.1 Các loại tài liệu và đặc tính của chúng

Đối tượng của công tác bảo quản tài liệu trong thư viện bao gồm rất nhiều loại như: Sách báo, tạp chí, tranh ảnh, đĩa quang Mỗi loại được làm từ những vật liệu và phương pháp chế tạo khác nhau nên tất yếu có những đặc tính và cách sử dụng khác nhau Trong phạm vi khóa luận này, em xin đề cập đến ba loại tài liệu sử được sử dụng phô biến nhất trong các thư viện ở nước

ta đó là: Tài liệu bằng giấy, tài liệu vi phim và tài liệu mang tính chất từ tính

2.1.1.1 Tài liệu bằng giấy

Từ cổ chí kim, nói đến sách vở người ta nghĩ ngay đến giấy Thật vậy, giẫy được coi là vật mang tin thông dụng và lâu đời nhất trong lịch sử

Giấy là vật liệu ở dạng tờ mỏng, cấu trúc bởi các sợi xơ được nghién toi với sự sắp xếp vô tô chức và liên kết với nhau bằng lực ma sát bề mặt

Nghề làm giẫy được người Trung Quốc tìm ra từ thế kỷ II trước Công nguyên Sau đó nó được truyền sang phương Tây rồi lan rộng ra khắp châu

Âu vào khoảng thế kỷ XI Nhưng phải đến thế kỷ XIX mới xuất hiện việc cơ

khí hóa trong chế tạo giấy bằng chiếc máy làm giấy đầu tiên do Nicolas Louis Robert chế tạo Máy mỗi lần chạy chế tạo được 1 tờ giấy Ngay sau đó, vào năm 1805, kỹ sư người Anh Joseph Bramah đã chế tạo ra máy sản xuất giẫy có sống quay, tiền thân của kỹ thuật sản xuất giẫy cuộn hiện đại

Trang 23

nhau như độ dày, độ chịu kéo, độ chịu gap, độ trăng Thế nhưng qua nghiên cứu của các nhà khoa học thì các loại giấy viết và sách vở hiện nay có tuôi thọ giảm hơn các loại giấy được chế tạo từ 100 năm trước (Các nghiên cứu tiễn

hành ở Mỹ đã xác định rằng 90% giấy viết hiện nay có tuổi thọ sử dụng

không quá 50 năm)

Theo góc độ kỹ thuật thì độ bền lâu của giấy được hiểu là khả năng

chống lại tác dụng của các yếu tô bên trong và bên ngoài khi bảo quản chúng

trong một thời gian dài Và khả năng đề kháng đó của giấy phụ thuộc chính

vào những vật liệu làm ra nó Tại sao giấy Papirux của châu Âu, giấy Dó lụa của Việt Nam lại có tuổi thọ từ 500 năm đến 1000 năm trong khi đó giấy được sản xuất từ xenluylô sunfit lại chỉ có độ bền từ 20 — 50 năm ?

Điều đó được giải thích bởi việc sử dụng các xơ sợi của bột trong các cầu tử của giẫy xenluylô đã làm tăng tính axit của nó Mà tuôi thọ của giấy lại bị ảnh hưởng chính do tính axit (từ quá trình tây trắng, sự có mặt của hemi xenluylô, các nhóm axit như cácboxyl, aldehyd trong giấy) nên đã góp phần làm giảm các liên kết tạo nên độ bên của tờ giấy

Theo các nhà khoa học Nga thì sợi xơ tốt nhất để sản xuất ra giấy cho tuổi thọ cao được sắp xếp theo thứ tự: Sợi bông > sợi lanh > xenluylô sunfat > xenluylô sunft Tuy nhiên các nghiên cứu còn xác nhận rằng các nhóm axit hữu cơ yếu và các nhóm axit hữu cơ có chứa ion đang được tạo ra ngay cả trong bông và xenluylô không có tạp chất nên khi sản xuất giấy lưu trữ từ sợi xơ thực vật điều quan trọng là phải tìm ra phương pháp tỗi ưu làm trung tính hóa các nhóm axit trong xơ sợi của nó Do vậy mà ở Việt Nam, kinh nghiệm cô truyền trong sản xuất giẫy Dó và các loại giấy tốt là sử dụng các loại xenluylô từ sợi bông, vỏ đó, lá đứa cùng với chất gia keo Aluminat natri và chất độn canxi cacbonat

Bên cạnh thành phần chính tạo nên giấy thì chất độn trong bột giấy cũng

Trang 24

hưởng của các chất phụ gia (còn được gọi là vật liệu trơ) lên độ bền lâu của giấy lưu trữ Vì cùng là chất độn nhưng cacbnat caxi — do đặc tính kiềm lại làm tăng tuổi thọ của giẫy còn việc cho vào giấy TiO; và ZnO sẽ gây phản ứng hóa học khi ảnh sáng và nhiệt độ cùng tác dụng lên, khi đó làm giảm độ bên xơ có trong giấy

Do tính nhạy cảm của các yếu tô cho vào giấy phản ứng với oxy, anh sáng, độ âm nên đòi hỏi các nhà sản xuất giấy phải cân nhắc cân thận khi chọn các chất phụ gia và chọn điều kiện gia công thích hợp đối với giấy lưu trữ

Thời gian gần đây đã có những lời kêu gọi chế tạo ra giẫy không có axit từ các nhà xuất bản, các thư viện và những tổ chức liên quan và song song với

nó là việc yêu cầu các nhà xuất bản sử dụng giấy vĩnh cửu (ISO 9708) trong

việc in ấn các tài liệu có giá trị dé thời gian lưu giữ được dài hơn

Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam xuất hiện rất nhiều chủng loại giấy như: giấy Dó, giấy powluya, giấy ¡n ronôô, giấy giang, giấy Bãi bằng, giấy can, giấy troky, giẫy sao ánh sáng Nhưng bên cạnh tầm quan trọng của vật mang tin la giấy, tuôi thọ của tài liệu còn phụ thuộc vào chất liệu phi tin như: mực tàu, mực ruy băng đánh máy, giấy than, mực in ronêô, mực in lase, mực photocopy, chất màu và phương pháp ghi tin như viết tay, đánh may, in ronôô, 1n sao ảnh sáng, 1n lase, chụp photocopy

Cho dù trình độ khoa học có tiến bộ đến đâu đi chăng nữa thì các tài liệu phi giẫy cũng không thể nào thay thế được tài liệu bằng giấy ở sự đơn giản trong cách đọc, sự thông dụng, phô biến đối với mọi người và nhất là gia tri hiện hữu của nó

Trang 25

Hiện nay, tài liệu vi phim đã trở nên phố biến và khá quen thuộc với độc

giả của các thư viện lớn ở Việt Nam Nó được biết đến dưới hai dạng là:

Microfilm va Microfice

Về cấu tạo, vi phim gồm một đề phim màu trong suốt, một hay nhiều lớp thuốc bắt sáng và một lớp bảo vệ bên ngoài Đề phim và lớp thuốc gắn chặt với nhau qua một lớp mỏng dính Lớp nhũ tương bề mặt phim được tạo bởi chat gelatin, mudi halgen bac va chat tao mau (néu la phim mau)

Thanh phan co bản trong vi phim thường dùng là xenluylô axêtát hoặc xenluylô nitrat Tuy chúng giống nhau về mặt cơ học và quang học nhưng do có cầu tạo khác nhau nên về mặt bảo quản thì dùng phim axêtát “an toàn” hơn

phim nitrat vì sự liên kết của xenluylô với axit nitric kém bền hơn sự liên kết

của xenluylô với axit axêtíc

Việc sản xuất Microfilm đúng cách là cực kỳ quan trọng để giữ gìn phim cho một thời gian dài Phim phải được xử lý, hãm màu, rửa trong nước theo

đúng tiêu chuẩn quốc tế là phim JISZ 0009

Các phim âm bản cũng phải được bảo quản như phim chủ Viện nghiên cứu về công nghệ của Mỹ đã chỉ ra mối liên quan giữa nhiệt độ, độ âm và

thành phần axit ảnh hưởng tới vẫn đề bảo quản phim: với nhiệt độ là 21C, độ âm là 50% thì phim có thê giữ trong 40 năm, nếu ở nhiệt độ là 10°C và độ âm

là 40% thì giữ được phim trong khoảng 200 năm và thậm chí nếu nhiệt độ và độ âm xuống thấp hơn thì phim sẽ có tuổi thọ cao hơn nữa

Bên cạnh sự tôn tại của phim axétat va nitrat con moi xuat hién mét dang

vi phim nita véi thanh phan chinh 1a polyester Day 1a thanh phan hóa học 6n

Trang 26

polyester dé kha thi hon vi trong nhiét d6 21°C va độ âm dao động từ 15 — 40% thì phim có khả năng tôn tại đến 200 năm

Tuy vậy, đù là loại phim nào thì điều kiện lưu giữ luôn phải cỗ định và tuân theo chuẩn bảo quản, tránh để phim bị khói, bị dính chặt, cuộn xoắn lại hoặc bị dây bắn làm phim bị đổi màu, bạc mau và hư hỏng

Trong tương lai vi phim vẫn sẽ là một phần quan trọng giúp cho việc lưu giữ tài liệu của thư viện Vì vậy phải thận trọng khi xem xét chất lượng phim và nội dung chứa đựng trong đó

2.1.1.3 Tài liệu từ tính

Tài liệu từ tính hiện nay cũng là một loại tài liệu đã phổ biến rất nhiều tại các thư viện lớn tại Việt Nam, tài liệu từ tính thể hiện phô biến nhất dưới hình

thức các đĩa quang học

Đĩa quang được chế tạo trên cơ sở công nghệ laze Nó thường được làm

bằng nhựa hoặc kim loại, trên bề mặt có phủ một lớp vật liệu từ tính Ở đây,

các đữ liệu số trong đĩa quang được ghi lại bằng cách đốt cháy một dãy các lỗ cực nhỏ nhờ một chùm tia laze chiếu vào một phim kim loại mỏng láng trên một đĩa nhựa có đường kính 12cm Bằng cách đó, các thông tin trên đĩa được mã hóa và ghi lại trên một đĩa chủ rồi từ đó nhân bản lên Đĩa quang có độ bền cao một đĩa quang có thể sử dụng khoảng 10 năm

Có nhiều loại đĩa quang học đang được sử dụng ở các thư viện hiện đại của thế giới Phổ biến và được sử dụng nhiều nhất là đĩa quang CD-ROM

Đây là thiết bị nhớ có khả năng ghi một lần nhưng có thể đọc nhiều lần Do

vậy ứng dụng chính của nó là lưu trữ thông tin Đĩa CD-ROM có dung lượng chứa lớn khoảng 600MB tương đương với 600 cuốn sách với 300 nghìn trang

in Bất kỳ dạng dữ liệu nào bao gồm chữ viết, âm thanh, hình ảnh sau khi

Trang 27

đã được tiêu chuẩn hóa và có phần mền khai thác giúp ta dễ dàng tìm kiếm, truy nhập tới các thông tin ghi trên đĩa

Loại đĩa quang có tên WORM (Write Once, Read Many Time) cũng có tính năng tương tự như CD-ROM Loại đĩa thứ ba là WMRA (Write Many Read Always), nó cho phép sử dụng ghi, xóa, đọc và cập nhật thông tin theo yêu cầu Mặc dù có các chức năng ưu việt hơn CD-ROM nhưng do giá thành quá cao nên loại đĩa này ít được sử dụng

Trên đây là một số loại tài liệu mang tính chất từ tính đang được dùng để thay thế cho các tài liệu Ốc để vừa làm nhiệm vụ khai thác và tìm kiếm thông tin, vừa thuận lợi cho việc trao đôi và bảo quản lưu giữ lâu dài

2.1.2 Những nhân tổ hủy hoại tài liệu nói chung

“ Sách cũng có những kẻ thù như con người: Lửa, sự âm ướt, thú vật, thời gian va ngay chinh noi dung cua ching” (Paul Valery)

Thật vậy, nói đến những nguyên nhân gây hư hai và phá hủy tài liệu, người ta quan tâm đến cả những tác động nội tại làm giảm độ bền của tải liệu như lượng axit hàm chứa trong giấy, tính nhạy cảm ánh sáng của lớp halide bạc trong phim và những tắc động bên ngoài đối với tài liệu như: nhiệt độ, độ âm, ánh sáng, các tác nhân sinh học, thảm họa nước, lửa Và sau day sé di

vào chỉ tiết tìm hiểu từng nhân tố hủy hoại đó

2.1.2.1 Khí hậu ® Nhiệt độ

Nhiệt độ là sự biểu thị mức độ nóng lạnh của thời tiết, nó được đo bằng nhiệt kế

Trang 28

tục) sẽ dẫn đến sự co ngót các xơ sợi trong giấy theo hướng ngang, đọc lam nó tự suy giảm độ bền cơ học Một thí nghiệm tại Úc cho thay chi can nhiét độ cao hơn 10°C so với ban đầu cũng đã làm tăng thêm gấp đôi các phản ứng hóa học diễn ra trong giấy

Đối với các tài liệu phim ảnh thì nhiệt độ có sự phá hủy đặc biệt, bởi vì nó gây ra sự mở rộng và sự co lại của phim Vì vậy nên để nhiệt độ trong kho

từ 10-15°C là tốt nhất cho các loại vi phim và ảnh màu khác Tài liệu ảnh màu

yêu câu nhiệt độ thấp hơn 2°C so với ảnh đen trắng

Nếu tất cả những tài liệu được bảo quản trong một điều kiện thích hợp thì vòng đời của chúng sẽ rất dài Nhưng vì nhu cầu khai thác và sử dụng nên

việc áp dụng nhiệt độ bảo vệ tối ưu đối với từng kho sách là không thể thực

hiện được do đó biện pháp khả thi nhất là những tài liệu của thư viện nên được giữ trong kho có nhiệt độ trung bình từ 16-1 §°C và hạn chế sự thay đôi

e Độ ấm

Nước có thể tìm thay được khắp mọi nơi thậm chí cả khi không nhìn

thẫy nó nhưng nó có mặt nhiêu nhất trong không khí Nước tồn tại trong khí quyên ở hai dạng hơi (ở dạng khí hay dạng nhỏ giọt) tạo thành độ âm không khí Lượng hơi nước trong không khí thay đổi tùy theo thời tiết (lúc mưa độ âm cao hơn lúc nắng), thời gian (ban ngày độ âm ít hơn ban đêm), theo mùa

(mùa xuân khí hậu 4m hơn mùa đông)

Để đo độ âm có ba thang đo: Độ ầm cực đại, độ ẩm tuyệt đối, độ âm tương

đối

Trang 29

Độ âm tuyệt đối là khối lượng nước có chứa trong một thể tích không khí cho trước Nhưng vì cách đo này quả phụ thuộc vào nhiệt độ do vậy nó it được sử dụng

Độ âm tương đối là cách đo độ ướt hoặc độ khô của không khí Nó đo lượng nước trong một khoảng không khí nhất định so với lượng nước tối đa

khoảng không khí đó có thể lưu giữ ở cùng một nhiệt độ Thiết bi để đo độ âm

tương đối là âm kế tốc Thiết bị này ra đời vào năm 1783 và vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay

Độ âm là nhân tổ phá hủy tài liệu nguy hiểm nhất Trong công tác bảo quản tài liệu, các thư viện thường sử dụng thang đo độ am tuong đối để đo độ âm không khí trong kho sách và điều kiện hơi ẩm trên bề mặt tài liêu

Độ ẩm có thể là nguyên nhân dẫn đến những vấn đề như giấy bị khô, giòn nhưng độ 4m cao còn gây ra nhiều vẫn đề hơn Độ âm cao tạo điều kiện cho các chất khí, các chất hóa học dễ dàng hòa tan trong giấy và gây nên những phản ứng hóa học (thủy phân các liên kết glucozit trong xenluylô và

heemi xenluylô) làm gia tốc sự lão hóa tài liệu Nếu độ âm tương đối trên 70% tài liệu sẽ bị phồng lên, méo mó hoặc bị mủn nát do giấy hút âm dễ dàng

và là điều kiện thúc đây sự tăng trưởng của nắm mốc, sự hoạt động thường xuyên hơn của các loại côn trùng Ngoài ra sự thay đôi độ âm đột ngột theo nhiệt độ thường xuyên gây nên những biến dạng vật lý, làm đứt các sợi

xenluylô và làm giấy chóng rách nát Do vậy nên độ âm tương đối từ 50-60%

để đảm bảo an toàn cho cả giấy và chỉ khâu nối (phần lớn những thứ này đều chứa nhiều nước)

Trang 30

® Ảnh sáng

Trong công tác bảo quản tài liệu thư viện, khi cần nhắc đến các điều kiện môi trường thì các vẫn đề hư hỏng do ánh sáng gây ra thường hay bị coi nhẹ Đó là một hành động không đúng của những người bảo quản vì thực ra tác hại

của ánh sáng đối với tài liệu lớn hơn chúng ta tưởng rất nhiều

Ánh sáng bao gồm một chùm các điện năng được coi là photon (quang tử) đi chuyển trong một đợt sóng dao động được hiểu là sự bức xạ điện tử Bước sóng càng ngăn thì mức độ va chạm càng cao làm các bức xạ càng mạnh Khi các hạt photon đập vào một tài liệu nào đó thì chúng tác động lên các lớp bê mặt gây ra những phản ứng hóa quang như nhạt màu, vàng giấy

Anh sáng tự nhiên thường bao gồm những ánh sáng có thê nhìn được cộng với tia cực tím ở những bước sóng ngắn và những bức xạ của tia tử ngoại ở những bước sóng dài hơn Ánh sáng này khi chiếu vào gây ra hơi nóng làm hỏng tài liệu, làm thấp độ âm tương đối của không khí xung quanh Vì vậy, sách và nhất là các bản thảo tài liệu lúc nào cũng phải được xếp kho sao cho ánh sáng mặt trời không trực tiếp chiếu vào và yêu cầu độc giả mượn sách không để sách năm ngoài năng vì ánh sáng mặt trời không những đây mạnh quá trình ôxy hóa tài liệu làm giòn sách mà còn làm phai giấy và các sắc tố do ảnh hưởng cảm quan của nó khi bị chiếu sáng Ảnh và các ấn phẩm khác cũng có thể bị hỏng đưới tác động của ánh sáng do thuốc ảnh và một số bột màu bị phat

Mặc dù không gây ra nhiều tác hại đối với tài liệu như ánh sáng mặt trời

nhưng không thê chủ quan với ánh sáng nhân tạo Các bóng đèn tròn đỏ tạo ra những tia hồng ngoại, các bóng đèn huỳnh quang tuy có nhiệt độ thấp nhưng lại phát ra nhiều tia cực tím cũng có thể phá hủy các liên kết hóa học trong giấy

Trang 31

bằng các chất liệu vải, nhựa xanh và vàng Ngoài ra để phản ánh sáng, tường kho cũng được sơn màu sáng Khắc phục những tác hại trong chiếu sáng nhân tao gay ra cho tài liệu, người ta không sử dụng đèn cao áp trong kho, các bóng đèn được lắp đặt khoa học dé tao ra anh sang đều, vừa đủ với công suất mỗi bóng từ 40-60W Hơn nữa cũng cần phải bảo quản các đèn khỏi bị hư hại do tác động của cơ học và bụi, chống chảy, chống hơi âm thâm nhập vào trong

© Bui

Bui ban là kẻ thù giâu mặt của sách và tài liệu lưu trữ Bụi gôm phân lớn

>

A

những mảnh silicat nhỏ có góc cạnh Các mảnh này nhỏ đến nỗi chúng có thể nằm trong da thuộc, vải vóc và trong giấy Sự co dãn của vật liệu sau đó có thể làm cho các mảnh vụn bụi đâm rách các thớ Trong bụi có lẫn nhiều tế bảo nắm mốc, vô số vi khuẩn và trứng của các côn trùng cắn hại tài liệu nên

những thứ này rơi vào tài liệu, nếu gặp điều kiện thích nghi (như nhiệt độ, độ

âm, ánh sáng ) sẽ phát sinh và phát triển làm hư hỏng tài liệu Đặc biệt các mảnh bụi này cũng có thể trở thành hạt nhân tập trung sự âm ướt có hàm chứa axit trong bầu không khí bị ô nhiễm do đó nó phản ứng rất nhanh với các chất hóa học nằm trong cấu trúc của quyên sách và các tài liệu lưu trữ khác hơn nữa có thê tạo ra các yếu tô xúc tiễn sự phát triển chậm chạp của nắm mốc

Tóm lại, ngoài tác dụng bào mòn mà thường thì không thấy rỡ, bụi bẩn còn chứa các chất hóa học gây hư hỏng và các mầm nắm mốc Vì vậy để vệ sinh sách tránh khỏi bụi bắn thì bên cạnh việc hút bụi, các thư viện còn có thể làm sạch bụi trong không khí bằng cách lấy bông nhúng vào dung dich formalin dé lau sach

2.1.2.2 Vi sinh vật, cân trùng

Trang 32

hiểu hiện tượng trên, phần này sẽ đưa ra những đặc điểm hình thái chung nhất, mức độ gây hại, phương thức phá hoại của một số loại vi sinh vật, côn trùng điển hình Từ đó đưa ra các biện pháp phát hiện và phòng trừ thích hợp, có hiệu quả

© Nam moc

Nắm là những sinh vật sinh sản bằng những bào tử li ti mà một số trong đám chúng mang tên là mốc nên còn được gọi là nắm mốc Những bào tử của nắm mốc có mặt khắp nơi trong không khí nên chỉ cần có điều kiện thích hợp là có thể phát triển thành nắm mốc Các kho sách của thư viện là những nơi

hội tụ đủ những yếu tổ đó

Có khoảng 100.000 loai nam méc khác nhau trên thế giới nhưng ký sinh trong các tài liệu thư viện thường có bốn loại nấm là: Aspergillus Niger, Penicilltum Chrisogenum, CladIsporium và Stachybotry

Nắm mốc rất nhỏ bé Nhìn mắt thường mốc là những đám lông đủ màu sắc: trắng, xanh kim loại hoặc nâu, đen, đỏ, vàng tươi

Cơ thể của nó bao gồm khoảng 95% là nước Điều kiện sống của nó bao gồm nước, ôxy hơi âm và thức ăn Thức ăn lý tưởng của nắm là các chất hữu cơ như giấy, da, giấy nến

Nắm mốc có ít khả năng xuất hiện nếu môi trường trung tính, tuy vậy thì

nó vẫn chịu được nhiều mức nhiệt độ từ 0-60°C và với độ âm tương đối

khoảng 70%, nhiệt độ từ 22°C trở lên thì nắm có thể sinh sôi và phát triển Ở những điều kiện như vậy, nắm sẽ mọc trên các bìa sách và gây ra hư hại Thường thì chúng không gây ra những tác hại thực sự mà chỉ làm cho bìa sách trông không được đẹp mắt, mất thẩm mỹ, nhưng dưới những điều kiện thuận lợi hơn đỗi với sự phát triển của chúng thì nắm có thể sẽ phá hoại toàn

bộ bìa lẫn giấy sách làm tài liệu bị ỗ vàng, mờ chữ hoặc dính kết lại với nhau

Trang 33

Lamp soi vuông góc với tài liệu Nếu thấy có những tia sáng như lân tinh thì tài liệu đó bị nằm mốc

Để đảm bảo sách báo khỏi sự tấn công của nắm, các thư viện đã dùng nhiều phương pháp như: Lưu thông không khí bằng quạt trần hoặc điều hòa không khí, xây những ống thông hơi, lau và chải sách một cách có hệ thống bằng tay hoặc bằng máy hút bụi Bên cạnh đó người ta còn sử dụng một số loại hóa chất để diệt nắm như quét bìa sách bằng nhựa thông phoocman đêhýt uya-rê có chứa thuốc diệt nẫm hay một loại dầu sơn có chứa cánh kiến hoặc hun bằng khí phoocman đêhýt uya-rê nhưng những cách này thường mang lại Ít hiệu quả mà trong một số trường hợp, chúng lại khuyến khích nắm mốc tăng trưởng đo tạo ra quá nhiều điều kiện vô trùng, thúc đây nắm mốc sinh sản trong tương lai Do vậy nên phương pháp quạt gió một cách phù hợp và làm kho tàng thơng thống vẫn được áp dụng nhiều nhất

Ngoài ra, việc lưu ý đến khả năng nắm mốc cũng được các nhà sản xuất giẫy hiện nay quan tâm Họ đã sản xuất ra giấy có chất lượng alpha xe lu xen cao, lượng đồng và sắt ít, độ âm tương đối trong khoảng từ 5,5 đến 6 là loại giấy có thể kháng nắm mốc mạnh nhất

® Cơn frùng

Cơn trùng có mặt hầu hết ở các thư viện trên thế giới nhưng nhiều hơn cả là ở các thư viện của các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới Đối với những người làm công tác thư viện ở đây thi không có âm thanh nào ảm đạm hơn tiếng sâu mọt đang ăn sách và các giá sách bằng gỗ Vì vậy, đứng trước sự

cần thiết để bảo vệ thư viện mình khỏi các loại côn trùng thì người cán bộ thư

viện nhiều khi phải trở thành những nhà hóa học, nhà côn trùng học

Trang 34

xin đề cập đến một số loại côn trùng thường xuất hiện trong kho sách là: mối mọt, gián và con đài đuôi

Mỗi còn được gọi là “kiến trắng” đã xuất hiện trên trái đất khoảng 200 triệu năm Chúng có 2600 loài, thường sinh nở và phát triển mạnh ở các nước nhiệt đới Mối là loại côn trùng sống thành xã hội có tô chức rõ ràng Một tổ mối có thể từ vài nghìn con đến vài triệu con, tổ mỗi thường làm ở chỗ đất âm, gốc cây, trên đồ gỗ mục nát Mối có thói quen ăn tất cả những gì chứa đựng chất xenluylô do vậy thức ăn của chúng thường là: Mốc thực vật, cây khô, các vật liệu gỗ, các giống mỗi khác, các sách thư viện, hồ sơ, tranh ảnh Các loại

mỗi phá hoại sách báo nhiều nhất là mối sinh sống ở dưới đất và mối chuyên

tác hại vào gỗ khô mà người ta hay gọi là mọt Theo thống kê của các nhà

nghiên cứu thì 95% thiệt hại đỗi với nhà cửa và sách vở được gây ra bởi họ

hàng nhà mối Ở Việt Nam, mỗi có khoảng 82 loài Dấu vết xâm thực của mối lưu lại nhiều nhất trong những công trình kiến trúc cỗ bằng gỗ và ở các thư viện Quá trình xử lý mối được các nhà khoa học nước ta kết hợp đồng bộ với công tác hạ giải, trùng tu, bảo quản công trình, kho tàng bằng các hóa chất như PBB, PMD4, Penzoa Cypermethrine- Termidor (Pháp), áp dụng các biện pháp chống mỗi thông dụng như dùng sơn ta, lập rào cản mỗi cho nền công trình, kiểm tra nguồn lây nhiễm Ngoài ra, thư viện nào bị mối tấn công cân phải tránh đặt các tủ gỗ, giá sách sát tường, hàng ngày thường xuyên kiểm tra kho

tàng để phát hiện kịp thời sự xuất hiện của mối mà tìm cách tiêu diệt vì đây là

kẻ thù có sức phá hoại nhanh chóng các sách, báo, tài liệu

Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới vẫn tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm những phương pháp chống mối hiệu quả hơn, đặc biệt là các phương pháp vi sinh để ngăn chặn và xử lý sự phát triển của loại côn trùng chân khớp

`

Trang 35

Con dài đuôi có tên khoa học là Ctenolepisma Longicauda Esch Loại côn

trùng này màu trắng kem, đuôi khá dài và xuất xứ từ châu Phi Sự phá hoại của

con dài đuôi đối với sách báo thư viện là rất nghiệm trọng: chúng đục trong các

bìa sách, gáy sách và để lại vết căn ngoan nghèo không có đường lối va duc

xuyên thủng từng trang sách dày từ 1-2mm Do vậy nên thường xuyên thay đổi vị trí của sách, quét dọn, lau chùi để hạn chế sự phát triển của côn trùng này vì chúng thường sống ở trong sách, tài liệu cả vòng đời từ sâu non đến sâu trưởng thành

Gián là sinh vật xuất hiện từ thời Xiluyriêng và bao gồm 1200 loại Gián thường có màu vàng nâu hoặc đen, đầu nhỏ có hai mắt bên bờ đầu, râu khá đài, gốc râu ở sát phía trước mắt Kích thước của gián khi trưởng thành khoảng từ 1,5-2cm, chúng có khả năng cơ động rất nhanh và thậm chí chúng

có thể bay Gián là loại ăn tạp bởi thế trong thư viện nó luôn bị hấp dẫn bởi

sách và cả các bìa sách với chất hồ dùng để gián vải và da làm bìa và một số chất nhuộm Ngoài việc gặm nhấm sách gián còn tiết ra một thứ chất lỏng giống như mực đen làm hỏng các trang giẫy Để ngăn chặn gián xâm nhập cần hết sức giữ gìn vệ sinh kho, bịt tất cả những lỗ thông vào kho không cần thiết phòng trường hợp gián có thể chui vào hoặc bay vào theo đường đó

2.1.2.3 Thiên tại, hỏa hoạn

Hỏa hoạn, thiên tai (mưa, bão lụt) cũng là những nguyên nhân làm tài liệu bị hư hỏng, mất mát Các yếu tô này thường không được dự báo trước dé phòng chống do vậy hậu quả nó gây ra cho thư viện thật là nặng nè

Nguyên nhân cháy của các thư viện hầu hết đều do sự thiếu can trong của con người gây nên Vụ cháy lớn ở thư viện Viện hàn lâm khoa học kỹ thuật Liên Xô và thư viện Quốc gia Úc đã gây ra những thiệt hại vô cùng to

lớn mà đến tận bây giờ nhiều tài liệu quý hiếm ở hai thư viện đó vẫn chưa có

Trang 36

bị những thiết bị phòng cháy và chữa cháy Lắp đặt hệ thông báo cháy tự

động, trang bị các thiết bị dập lửa chứa CO; (cứ 100m” điện tích kho là phải có một bình bọt CO; nếu các phòng riêng biệt thì mỗi phòng nên có từ 1-2 bình bọt CO;) Khi xảy ra cháy, cán bộ thư viện phải báo động, gọi xe cứu hỏa, huy động nhân lực chữa cháy Không nên chữa cháy kho sách bằng nước vì nếu có đập tắt được lửa thì sách cũng khó có thể giữ và cứu chữa được

Thiên tai bất ngờ cũng làm cho nhiều thư viện không kịp đối phó gây ra nhiều thiệt hại cho vốn sách báo của thư viện Trận lụt lớn ở Florenxia (Y) vào năm 1966 đã làm hư hỏng 120.000 tài liệu quý được lữu giú tại thành phố đó Nên để phòng tránh thì kho tàng thư viện nên được xây bằng bê tông nề nhà cao ráo và được điều hòa không khí

2.1.2.4 Sự lão hóa của tài liệu

Bản chất quá trình lão hóa giấy — tài liệu chính là quá trình biến đổi hóa- lý-sinh học ở giấy làm tài liệu trong đó quá trình biến đổi hóa học là nguyên

nhân chủ yếu Do tác động tổng hợp của các yếu tố bên trong (câu tạo giấy làm tài liệu) và bên ngồi (mơi trường giữ gìn tài liệu) nên các cẫu tử của giấy đã bị các quá trình ôxy hóa bởi ôxy và quá trình thủy phân do tác dụng của hơi nước có trong không khí làm tăng tính axit trong giấy vì vậy làm giảm các chỉ tiêu bền cơ học của nó

Giám đốc thư viện Quốc gia Pháp tại Paris đã nói: “Giấy cũng đang chết

và giẫy chết hắn” nghĩa là giấy tài liệu cũng bị mang bệnh và cũng bị hủy

hoại hoàn toàn do các bệnh tật đó

Trang 37

pháp kỹ thuật nào ?) Đặc biệt có một số loại giấy được chế tạo từ bột go sau một thời gian lưu trữ đã chuyên sang màu vàng một cách rõ rệt Ngoài ra giấy còn có thể chuyển màu do tác dụng của các tia sáng chiếu trực tiếp hoặc do tính không bền của mực in và chính màu đã nhuộm giấy

Đối với những tài liệu làm bằng từ, sau một thời gian, từ tính giảm nên

thông tin lưu giữ trên chúng bị ảnh hướng, mất chất lượng có khi bị hỏng Do vậy, dé nang cao tuôi thọ tài liệu trong thư viện chống lại sự lão hóa thì vấn đề đặt ra ở đây là từng nơi sản xuất phải có trách nhiệm với sản phẩm của mình và ngày càng cải tiễn công nghệ làm ra những vật mang tin đáp ứng đầy đủ các yêu cầu lưu trữ

2.1.2.5 Tác động của con nguoi

Hành động của con người đối với tài liệu cũng là nhân tố phá hỏng tài liệu hoặc đây nhanh quá trình huý hoại Hành động đó có thể là trực tiếp hoặc

gián tiếp gây ra sự hư hỏng tài liệu

Bạn đọc là người trực tiếp gây ra sự hư hỏng đó Trong quá trình mượn và sử dụng tài liệu, bạn đọc gap sách, cắt, xé, tây xoá tài liệu làm tài liệu nhanh hư hỏng Việc sử dụng thường xuyên tài liệu cũng là nguyên nhân gây ra sự cũ nát của tài liệu

Không chỉ bạn đọc mới là người gây ra sự hư hỏng tài liệu mà bản thân cán bộ thư viện cũng là người gián tiếp gây hư hỏng tài liệu Một số hành động của cán bộ thư viện vô tình đã tạo ra sự tôn hại cho nguồn tài liệu in ấn như:

- Không kịp thời nhac nhở bạn đọc các quy định của Thư viện về bảo quản tài liệu

- Không kiểm tra tài liệu trước khi cho mượn và sau khi bạn đọc trả sách - Đưa các vật phẩm dễ cháy, thực phẩm, vào Thư viện

- Không trang bị phương tiện phòng và chữa cháy, các phương tiện làm vệ sinh kho sách

Trang 38

Trong tất cả các tác nhân gây nên sự hư hỏng của tài liệu, tác nhân con người là tác nhân quan trọng và chủ yếu nhất Giáo dục ý thức sử dụng cũng như bảo quản nguồn thông tin nhân loại của con người là công tác bảo quản

hữu hiệu nhất ngăn cán sự huỷ hoại tài liệu

2.2 Công tác bảo quản tài liệu tại Thư viện huyện Định Hóa

Khi nguồn thông tin ngày càng phong phú về nội dung và đa dạng về

loại hình thì vấn đề cấp thiết đặt ra chính là: phải làm thế nào để kéo dài tuổi

thọ của chúng Trước thực tế đó, các thư viện cũng như các cơ quan thông tin đều quan tâm đến công tác bảo quản nguôn tin Đối với tài liệu của Thư viện huyện Định Hóa thì vẫn đề này càng trở nên cần thiết Sau những lần thay đồi địa điểm khác nhau của thư viện, nguồn tài liệu của thư viện cũng vì thế mà

chịu khá nhiều ảnh hưởng đo việc di chuyển nhiều lần Cán bộ Thư viện đặc

biệt quan tâm đến việc phục chế lại những tài liệu bị hư hỏng nhằm đưa ra phục vụ bạn đọc được hiệu quả nhất Tuy nhiên, do điều kiện còn hạn chế nên hiện tại, thư viện chưa có một phòng bảo quản riêng cũng như chưa có riêng một đội ngũ cán bộ chuyên sâu về công tác bảo quản nguồn tài liệu cho thư viện Đối với mỗi dạng tài liệu, thư viện có những biện pháp bao quản phù hợp với từng đặc tính của tài liệu, nhằm mục đích giữ gìn tốt nhất có thể nguồn tài liệu trong thư viện

2.2.1 Những nguyên nhân làm húy hoại tài liệu ở Thư viện huyện Định Hóa

Ngoài những nguyên nhân có thể làm hủy hoại tài liệu nói chung như đã trình bầy ở trên, thì còn có những nguyên nhân tác động trực tiếp đến nguồn tài liệu của thư viện

Trang 39

huyện Định Hóa phòng kho chứa tài liệu còn có rất nhiều hạn chế như: do

Thư viện chỉ có một phòng duy nhất dùng cho cả hoạt động của thư viện từ khâu nhập sách, xử lý cả hình thức và nội dung rôi đến dem ra phục vụ độc giả nên phòng kho còn chật chội rất khó khăn cho việc bảo quản, và không có những điều kiện cần thiết cho một kho sách như: không có sự thông thống phù hợp cho mơi trường kho sách, chưa được trang bị các phương tiện để

kiểm soát vi khí hậu trong kho, chưa có điều hòa nhiệt độ để ôn định nhiệt độ

và độ âm trong kho sách

Với thời tiết phức tạp của huyện Định Hóa thời tiết nhiệt đới gió mùa, về

mùa hè rất nóng, ảnh hưởng đến độ bền của giấy, các ấn phẩm bị lão hóa, vàng ô, dễ gãy Mùa xuân 4m ướt thích ứng cho các loại nắm mốc phát triển,

không khí bị ô nhiễm, nhiều bụi tác động trực tiếp tới sách báo vì vậy việc

bảo quản những 4n phẩm của của thư viện là rất khó khăn Mặc dù vậy thư viện cũng chưa có thông số chính xác về môi trường thực tế kho sách vì thiếu sự trang bị về dụng cụ đo lường nhiệt độ, độ am, cường độ ánh sáng, tia tử ngoại

Qua khảo sát thực tế kho sách của Thư viện huyện Định Hóa cho thay vào những ngày mưa hoặc thời tiết nồm thì trần nhà của thư viện bị đột, trên tường xuất hiện chỉ chít các hạt nước mà ta thường gọi là “đỗ mồ hôi tường” Trong kho đã không đạt sự thoáng khí cần thiết hơn nữa do thiếu không gian chứa sách nên thư viện luôn phải dồn kho và lại làm mất mát sự thơng thống Theo tài liệu của Thư viện Quốc gia Anh thì tiêu chuẩn bảo quản an

Trang 40

Và so sánh với Thư viện huyện Định Hóa thì thấy rằng môi trường bảo quản trong thư viện hoàn toàn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn trên Thư viện chưa được trang bị những phương tiện bảo quản cần thiết như: máy điều hòa không khí, máy hút bụi hay các phương tiện lưu thông không khí giúp cho việc khống chế nhiệt độ, độ âm trong kho sách của thư viện đáp ứng yêu cầu

bảo quán hơn, nhất là vào mùa hè khi nhiệt độ tại Thái Nguyên ngoài trời

trung bình từ khoảng 35-40°C, những tác nhân như vậy làm cho giây bị hỏng rất nhanh trong nhiệt độ và độ ầm cao như vậy

2.2.1.2 Sự phá hoại của vì sinh vật và côn trùng

Đa số tài liệu của thư viện, nhất là các tài liệu được xuất bản đã lâu đều lưu lại dâu vết của các vi sinh vật và côn trùng trên trang giấy Khi bị chúng phá hoại thì tuôi thọ và độ bền vững của các loại sách báo này giảm han Ty lệ thuận với vốn tài liệu của Thư viện Định Hóa, số lượng các vi sinh vật, côn trùng cũng tăng lên rất nhanh gây khó khăn cho công tác bảo quản tài liệu và kho sách của thư viện

Đầu tiên phải kế đến một loại vi sinh vật cực kỳ nhỏ bé nhưng hậu quả hủy hoại tài liệu do chúng gây ra thì không một thư viện nào có thê kiểm soát được, đó là năm mốc Độ 4m cao và sự ô nhiễm trong khí quyền là nguyên nhân chính tạo ra các vệt nắm mốc làm xấu và ăn thủng tài liệu Thế nhưng nếu sách báo được lưu giữ trong kho tàng có môi trường thích hợp thì chắc chắn rằng nắm mốc không phải là điều đáng lo ngại đến thế Phòng kho của Thư viện Huyện Định Hóa có độ am tuong đối cao, sự đối lưu gid kém, tài

liệu bị đè chặt lên nhau trên các giá vì vậy những sách báo xếp ở tầng dưới của giá hoặc là đặt ở sát tường thì hầu hết đều bị nắm mốc Sự xuất hiện của

nắm mốc tạo ra các vết bẩn, vết đen trên giấy làm mờ, hư hỏng chính văn và làm cho sách báo của thư viện có mùi hăng hăng khó chịu mà ta thường gọi là

Ngày đăng: 13/09/2014, 09:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w