Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 33 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
33
Dung lượng
150,5 KB
Nội dung
CÙ LAO CHÀM VÀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI BIỂN CỦA CHAMPA THẾ KỶ VII-X. Những tri thức về hoạt động thương mại biển trong hoạt động kinh tế của vương quốc Champa xưa đã được ghi nhận bởi con người qua các thời đại lịch sử khác nhau. Những phát hiện về Khảo cổ học cũng góp phần làm sáng tỏ và minh chứng rõ hơn cho điều đó. Về tên gọi của vương quốc Champa: Thư tịch cổ Trung Quốc gọi là: Lâm Êp, Chiêm Thành, Hoàn Vương, Champa. Thư tịch cổ Trung Quốc có nhắc nhiều đến các sự kiện, phong phú từ địa lý (trong Tân Đường thư). Sản vật (Lương thư), cách ăn mặc và sinh hoạt hàng ngày (Tống sử)…nhưng nhìn chung chỉ dừng lại ở những ghi chép tản mạn, vụn vặt, những hoạt động triều cống, những quan hệ mang tính thần thuộc. Quan hệ buốn bán của Champa với bên ngoài nhìn chung Ýt được nhắc đến Thư tịch cổ của người Batư-Arab cũng ghi chép tản mạn về vấn đề này. Thương nhân Tây á hiểu biết về một vương quốc ven biển nổi tiếng với những sản phẩm quý hiếm, có giá trị cao trên thị trường như trầm hương, đậu khấu, hồi hương, vàng…Trong “Akhbaral-Sìn Wa al Hind” (Truyện kể về Trung Quốc và Ên Độ) được viết vào thế kỷ IX bằng tiếng Arab, nhắc tới một vương quốc Sanf (Champa) và địa danh Sanf-Fùlàu (Cù lao Chàm), nơi họ thường xuyên ghé thuyền nghỉ ngơi và tích trữ lương thảo, nước ngọt cũng như trao đổi hàng hoá trước khi đi tiếp sang Trung Quốc hoặc đi về các địa điểm phía Nam. Do xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau, trong đó có nhãn quan của giai cấp thống trị về phẩm giá xã hội của hoạt động buôn bán (thương vi mạt) nên các thư tịch cổ của Việt Nam và Trung Quốc dù có ghi chép khá nhiều, nhưng những thông tin về hoạt động nội, ngoại thương của Champa vẫn hầu như không được đề cập đến. “Không giống đế quốc Angkor, vương quốc Chàm nhìn ra biển. Thực tế này gợi mở sự tồn tại của thương mại quốc tế mặc dù không một bằng chứng nào về nó được tìm thấy qua những văn bia”(Claude Jacqes… chamland). G.Maspero: “đường giao thông khó khăn, đường biển bất trắc, những thung lũng nhỏ chỉ có thể nuôi sống được đám dân cư thưa thớt…Êy thế mà, chính tại vùng đất này đã tồn tại một quốc gia phồn thịnh, mà ở tận xa người ta nói nhiều đến sự phú cường, đó là vương quốc Chàm” (Trang 5) “Miền trung Việt Nam không phải là “xứ nghèo” nh người ta tưởng. Người Sa Huỳnh có đời sống vật chất phong phó qua các di vật còn để lại ở nơi cư trú của người sống và mộ táng của người chết. Người Champa mức sống cồn phong phú hơn người Sa Huỳnh. Cái nghèo của miền Trung là hậu quả kinh tế –chính trị –xã hội của một nền quân chủ trọng nông ức thương suy tàn, một thể chế thực dân áp bức bóc lột dã man đã qua” (p.15, TQV:Những di tích thời tiền sử…Quang Nam) “Bởi vì người Chăm có cái nhìn về biển đúng đắn, biết tham dự và dân thân tích cực vào luồng thương mại quốc tế trên biển. Thương mại biển là một trong những tiềm lực kinh tế của vương quốc Champa xưa. Cù Lao Chàm với vị trí thuận lợi của mình đã từng là một tiền cảng của cư dân Champa (có thể cả người Sa Huỳnh ở những thế kỷ trước công nguyên) và người Việt thời kỳ Hội An thế kỷ XVII-XVIII sau công nguyên. Nước ngọt là một thế mạnh ưu việt của Cù Lao Chàm. Ngoài phục vụ nh cầu nội hạt, còn là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Những biến đổi địa hình khu vực ven bê (vùng Hội An và vùng phụ cận) diễn ra thường xuyên trong lịch sử đã tác động không nhỏ đến các hoạt động buôn bán của người Chàm và người Việt trong lịch sử. Là một tiền cảng (pre-port) của vùng buôn bán cửa sông Thu Bồn và nội địa, Cù lao Chàm có liên quan mật thiết với sự hưng thịnh hay suy giảm của các vùng trên. Địa hình của Cù lao Chàm và Hội An từ khoảng Công nguyên đến thế kỷ X khá ổn định và thuận lợi cho giao thương. Đào khai quật thu được một vài mảnh vò sành có xương gốm mịn, màu xám tro, mặt ngoài của các mảnh vò có nhiều vết lồi lõm nhẹ do kỹ thuật sản xuất bằng tay lưu lại, có nhiều khả năng được sản xuất ở miền Bắc, gần gũi với những vò sành phát hiện ở Hoa Lư niên đại IX-X. Gốm Đường lớn về số lượng. Các loại hình vò với các loại chất liệu, kiểu dáng màu men khác nhau cho thấy chúng được sản xuất từ nhiều lò khác nhau.Phần lớn những mảnh vò có men trấu rạn, xương gốm trắng sữa hoặc trắng xám cho thấy nguồn gốc Quảng Đông, trong khi một số Ýt mảnh được sản xuất tại lò Trường Sa, niên đại thế kỷ IX-X. Loại gốm với kiểu trang trí này cũng đã được phát hiện rất nhiều ở Đông Nam á (TháI Lan, Mã lai…). Bát được làm từ chất liệu mịn, màu vàng nhạt khá, độ nung cao, tráng men trấu rạn màu vàng nhạt cả phần miệng và chân đế. Loại bát này thuộc lò Việt Châu, thế kỷ IX-X. Sản phẩm của lò gốm Trường Sa, niên đại cuối thời Đường (IX-X). Loại gốm này được xuất khẩu rất rộng ra các địa điểm ở Đông Nam, Nam, Tây á, dọc theo “con đường tơ lụa trên biển” nối liền Đông – Tây trong lịch sử. Kendy làm từ chất liệu mịn, độ nung khá cao nên xương gốm chắc, được sản xuất tại lò Việt Châu của Trung Quốc thời Đường. Người Trung Quốc không có sở thích sử dụng Kendy trong sinh hoạt hang ngày cũng như trong các nghi lễ tôn giáo. Các sản phẩm Kendy Trung Quốc được sản xuất chủ yếu dành cho hoạt động trao đổi với bên ngoài. Việc phát hiện các loại hình gốm Đường phong phú, được sản xuất ở nhiều lò khác nhau cho thấy quá trình chuyển dịch mạnh trong cơ cấu các thương phẩm xuất khẩu của Trung Quốc thời Đường: Từ các mặt hàng tơ lụa sang gốm sứ. Phương thức vận chuyển bằng đường biển của Trung Quốc xuống phía Nam đồng thời cũng tạo điều kiện cho các hải cảng dọc bờ biển miền trung nước ta phát triển hưng thịnh. Hiện vật Tây Nam á: Gốm Islam (Islamic Ceramics) là đồ gốm được sản xuất ở vùng Trung Cận Đông. Số lượng mảnh gốm Islam phát hiện ở miền Trung Việt Nam không phải là Ýt so với Đông Nam Á, Việt Nam có số lượng lớn thứ ba (khaongr 100 mảnh), Thái Lan (400 mảnh), Trung Quốc (300 mảnh). Được phát hiện không chỉ ở khu vực cận duyên, vùng hải cảng (Cù lao Chàm) mà còn tìm thấy ở các vùng sâu trong nội địa (Trảng Sơn, Trà Kiệu). Với những điều kiện khách quan bên ngoài như: ngăn cấm thương nhân nước ngoài vào buôn bán trong vùng nội địa như trường hợp của Thái Lan, Ankor, Nhật Bản thì việc người Chăm nắm giữ hoạt động phân phối sản phẩm nhập ngoại từ các cảng thị vào các vùng nội địa là điều có thể đã xảy ra. Những hiện vật gốm phát hiện đó đã góp phần khẳng định về nền hải thương Champa giai đoạn VII-X. Cù Lao Chàm ngoài vai trò là đảo tiền tiêu, còn là tiền cảng cho vùng Lâm Êp Phố và kinh đô Trà Kiệu (Simhapura) phía tây. Thuỷ tinh Islam: chất liệu thuỷ tinh được con người sử dụng để chế tạo sản phẩm từ rất sớm. ở Aicập, thuỷ tinh xuất hiện khoảng 4500 năm trước. Hiện vật thuỷ tinh không chỉ là những vật dụng đơn thuần, theo An Jiayao “hàng thuỷ tinh thường xuyên được ngưỡng mộ như một kiểu nghệ thuật và là một mẫu trao đổi có giá trị”, Francis Peter “những sản phẩm thuỷ tinh được xem là đặc biệt, thậm chí có phần thần bí”. Miền Trung Việt Nam trong giai đoạn văn hoá Sa Huỳnh được đánh giá là “trung tâm đầu tiên của thuỷ tinh cổ nước ta” Thuỷ tinh có nguồn gốc Tây á và Fustat (Aicập) gồm một số đồ thuỷ tinh gia dụng niên đại IX-X. Được phát hiện và thông báo nhiều nơi ở Đông, Đông Nam và Tây á (Chân đế là những hạt thuỷ tinh nhỏ gắn vào mặt đáy, mảnh thuỷ tinh được trang trí bằng sơn màu hoặc đắp nổi hình chiếc lá, hình đồng xu tròn… Thuỷ tinh có nguồn gốc Đông Nam á, Trung Quốc: Gồm những hạt thuỷ tinh trang sức ghép (Mosaic beads) bao gồm cả những hạt chuỗi ghép mắt (Mosaic eyes beads) và hạt chuỗi có sọc trên thân (folded beads)… Những hạt chuỗi này được sản xuất ở Đông Nam á (Java), Trung Quốc, Trung Đông… điều này cho thấy hoạt động hải thương sôi động ở vùng biển Đông và Đông Nam Á, còng nh sù tham gia tích cực của người Chàm thời kỳ này. Một số hiện vật thuỷ tinh chắc chắn được “made in Champa”, và có khả năng là “made of the local meterial”. Vai trò của buôn bán có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển văn hoá của các cư dân Đông Nam á. Huttever, nhà nghiên cứu người Mỹ về khảo cổ học Đông Nam á cho rằng “hoạt động buôn bán đóng vai trò lớn trong sự tiến triển văn hoá ở Đông Nam á và làm động lực gián tiếp để biến đổi văn hoá”. Cư dân Sa Huỳnh đã có quan hệ buôn bán khá rộng với các nhóm cư dân trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam ngày nay. Bản chất của những mối quan hệ tiếp xúc với Ên Độ trong văn hoá Sa Huỳnh mới chỉ nằm trong phạm vi trao đổi, thương mại, buôn bán. Trong mối quan hệ nhiều chiều của văn hoá Sa Huỳnh, bóng dáng của văn hoá Đông Sơn để lại đậm đà nhất. Tiếp nối truyền thống của cư dân Sa Huỳnh, cư dân Chăm cổ ở khu vực Hội An tiếp tục khai thác thế mạnh về vị trí thiên phú, mở rộng giao lưu buôn bán với bên ngoài. Những tiền đề cho thời kỳ hưng thịnh. 1. Những tiền đề nội tại của vương quốc. Nông nghiệp nh cơ sở cho sự ổn định nội tại của vương quốc, làm ruộng theo lối “hoả canh thuỷ chủng” nh những vùng Nam Trung Hoa. Người Chàm cũng đồng thời phát triển nhiều nghề thủ công: trồng bông, dệt vải…đặc biệt là tiến hành buôn bán trao đổi sản phẩm với bên ngoài. Trong giai đoạn đầu phát triển, vương quốc Champa mang đậm nét của một quốc gia nông nghiệp. Sự ổn định về thiết chế chính trị là yếu tố tiên quyết cho việc tiến hành buôn bán. Maspero: gai đoạn từ thế kỷ II đến X là thời kỳ ổn định của Champa về chính trị, tạo điều kiện cho xâm lấn, cướp bóc”. Cuộc “Bắc tiến” không ngừng của Champa sau ngày lập quốc, là hướng duy nhất họ có thể làm vì tiềm lực kinh tế, chính trị của Bắc- Bắc trung bộ Việt Nam lúc đó rất yếu, trong khi “nam tiến” để mở rộng lãnh thổ là điều không không thể bởi vì Phù Nam được đánh giá là một “Đại cường quốc” của Đông Nam á lúc bấy giờ, có thể so sánh với Rome ở châu Âu (Hall, 64). 2. những tác động của bối cảnh khu vực và quốc tế. a. Sự chuyển biến của các trung tâm buôn bán lớn ở Đông Nam á thời cổ trung đại. lịch sử hải thương Đông Nam á thời cổ trung đại được K.R.Haall chia thành năm vùng buôn bán ứng với mỗi giai đoạn (từ thế kỷ ITCN đến 1511, khi người Bồ Đào Nha đến Malacca): 1. Thiên niên kỷ I TCN, những hoạt động buôn bán được tiến hành sôi động từ vùng biển phía bắc bán đảo Mãlai đến nam biển Việt Nam. Điều hành chính các hoạt động buôn bán này là những hải nhân Malayo- Polynesian, những người đã từng bước mở rộng hoạt động buôn bán của họ xa về phía tây đến Madagaxca và về phía đông đến tận Trung Quốc. Hàng hoá Trung Quốc được chuyên chở xuống nam biển Đông, chuyển bộ qua eo Kra (bắc bán đảo Mã Lai) sau đó được chuyển tiếp qua vịnh Bengan đến Ên Độ để phân phối đi các vùng khác nhau. Từ khoảng thế kỷ I SCN, các thuỷ thủ Arab phát hiện ra tính chất ưu việt của các luồng gió mùa (monsoons) nên hoạt động hàng hải càng thuận lợi. Buôn bán trên biển giữa Trung Quốc với Trung Đông bao gồm Ýt nhất ba tuyến nhỏ: trung Đông-ấn Độ, Ên Độ- Phù Nam, Phù Nam-Trung Quốc. 1 2. Từ thế kỷ II-III SCN, một vùng vùng buôn bán khác xuất hiện ở vùng biển Java. Mạng lưới buôn bán ở vùng biển này liên quan chủ yếu đến nguồn lâm sản quý như gỗ Gharu, Sandal và các loại hương liệu như trầm hương, đinh hương…trong các vùng quần đảo Lesser Sunda, Malluccas, bờ biển phía đông Berneo, Java và bờ biển phía nam của Sumatra. Vị trí lý tưởng của vùng eo Sunda cho thấy nó là nơi tập trung hàng hoá lớn, dễ dàng thu hút thương nhân từ nhiều vùng khác nhau, đáp ứng đầy đủ các sản phẩm nội địa của quần đảo Indo. 3. Từ thế kỷ V vùng bờ biển phía nam Sumatra mang một tầm quan trọng mới, do sự dịch chuyển của tuyến đường buôn bán đông tây từ vùng thượng bán đảo Mã Lai xuống eo Mallacca. Eo Mallacca trở thành tiêu điểm cho nền thương mại của Mã Lai ở đông Borneo, Java và những đảo phía đông còng nh vùng thượng bán đảo Mã Lai. Sù thay đổi tuyến đường đi xuống eo biển Mallacca góp phần đưa đến sự suy tàn của Phù Nam, đồng 1 K.R.Hall, Maritime trade and state Development in Early Southeast Asia, University of Hawaii Press, 1995. thời tạo điều kiện cho quốc gia biển Srivijaya nổi lên nh mét trung tâm thay thế. Trong bối cảnh đó, Champa đã nổi lên, thay thế vai trò của Phù Nam trước đó. Quan hệ buôn bán giữa một số quốc gia thuộc vùng biển Indo như Koying, Cantoli hay Srivijaya sau này với Trung Quốc lại sôi động hơn, xác lập một nền thương mại hàng hải từ Trung Quốc xuống vùng biển Đông Nam á đi qua các hải cảng của Champa dọc bờ biển Đông. Sự kiện này tác động to lớn đến hải thương Champa, đặc biệt là vùng biển Cù Lao Chàm và khu vực phụ cận miền Amaravati của Champa trong suốt VII-X. 4. Từ khoảng thế kỷ XI, buôn bán ở vùng biển Đông Nam á lại có những biến động. Sự suy yếu của Srivijaya xuất hiện vào giữa lúc thương nhân Arab, Ên Độ, Trung Quốc đang mở rộng thu mua các mặt hàng từ vùng biển này. Borneo và Philippin trỗi dậy tổ chức buôn bán hương liệu ở vùng biển Đông Nam á. Các thương nhân nhận ra: Việc gom hàng từ các cảng lớn còn thu lợi nhiều hơn. Sự “sực tỉnh” này cùng sự lớn mạnh trở lại của trung tâm buôn bán vùng hạ lưu bán đảo Mã Lai, bắc Sumatra và sự tham dự trực tiếp của các thế lực đất liền (Ankor, Pagan…), làm cho khu vực từ vịnh Bengan qua bán đảo Mã Lai, nam biển Đông hưng thịnh trở lại, tham dự tích cực vào con đường buôn bán quốc tế. b. Khuynh hướng mới của hải thương Trung Hoa thời Đường. Quan hệ buôn bán giữa Trung Quốc với Trung á, Địa Trung Hải đã diễn ra từ những thế kỷ III, II TCN thông qua con đường tơ lụa trên đất liện dài hơn 7 ngàn cây số nối liền kinh đô Trường An, chạy qua hành lang Hà Tây và lòng chảo Tarim của Tân Cương-Trung Quốc, qua Tajikixtan, Udơbekixtan, Tuocmenixtan, sau đó qua Afganixtan, Iran, Iraq rrooif đến Địa Trung Hải. Từ Địa Trung Hải, hàng hoá Trung Quốc có thể qua đường biển về phía Tây đến Ai Cập và bán đảo Italia. Hàng hoá Tây á, La mã, Syrie còng theo đường này quay trở lại Trung Quốc. Từ thế kỷ VIII trở về sau, con đường tơ lụa trên đất liền ngày càng bị suy thoái bởi sự cướp bóc, tàn sát của người Đột Quyết. Người Batư-chủ lực trong việc vận chuyển tơ lụa Trung Quốc sang châu Âu bị suy yếu và bị người Arab chinh phục vào thế kỷ VII. Con đường tơ lụa trên bộ được thay thế bằng con đường biển đi qua biển Đông, đến Ên Độ, Ba Tư, Arab. Tuyến đường biển này được thừa nhận là an toàn và hiệu quả hơn. Trong bối cảnh đó, Champa đã tích cực tham dự vào luồng buôn bán sôi động này. c. Thị trường mới cho người Arab nửa sau thế kỷ VII. Từ thế kỷ VII, các thương nhân Ên mất dần vai trò chi phối trong buôn bán giữa Ên Độ với Đông Nam á. Các thuyền buôn của người Arab tràn sang phía đông,vượt qua Ên Độ và từ thế kỷ VII, những thuyền buôn này tiến lên buôn bán ở vùng biển Champa và Trung Quốc, đem theo nhiều mặt hàng đang co sức hấp dẫn mạnh thị trường phương đông như thuỷ tinh, gốm sứ, trang sức. Những mặt hàng trao đổi hàng xuất khẩu của Champa Lâm thổ sản là nguồn hàng quan trọng của người Chàm sử dụng để bán ra ngoài. Trầm hương Chăm là một mặt hàng xuất khẩu ưu thế, thu hút sự ngưỡng mộ và say mê thu mau của các thương nhân ngoại quốc. Nahf sử học Ba Tư Abe Ya Kub thế kỷ IX cho rằng “trầm hương Champa gọi là Canfi, được đánh giá là tốt nhất trên thị trường thế giới, xức quần áo bền mùi nhất.” [...]... Early modern Southeast Asia, Singapore, 2000 Hoàng Anh Tuấn, Cù Lao Chàm và hoạt động thơng mại ở biển Đông thời vơng quốc Champa, trong: Khoa Lịch Sử, Trờng ĐH KHXH&NV: Một chặng đờng nghiên cứu lịch sử (1995-2000), NXB Chính trị Quốc gia, 2000 23 24 Shigeru Ikuta, Vai trò của các cảng thị ở vùng ven biển Đông Nam á từ đầu thế kỷ II TCN đến thế kỷ XIX, trong: Đô thị cổ Hội An, NXB Khoa học Xã hội, Hà... chớnh ca h l Champa Mc ớch ca h l cp búc ca ci c tớch ly v dõn chỳng ang sinh sng ú iu ny cho thy Champa quan trng nh th no trong quan h thng mi hng hi quc t khu vc.20 19 Shigeru Ikuta, Vai trò của các cảng thị ở vùng ven biển Đông Nam á từ đầu thế kỷ II TCN đến thế kỷ XIX, trong: Đô thị cổ Hội An, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội-1991, t.251 20 Shigeru Ikuta, Vai trò của các cảng thị ở vùng ven biển Đông... Nh vua ó y lựi cuc tn cụng ca Chõn Lp v cũn truy kớch quõn ch n tn kinh ụ ca nú (Sambhupura) Vng triu mi tỏi lp K.Fujimoto, Truyện về ấn Độ và Trung Quốc Dẫn theo: Hoàng Anh Tuấn, Cù Lao Chàm và hoạt động thơng mại sđd, t.131 27 Lơng Ninh, Lịch sử vơng quốc Champa, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội-2004, t.49 26 min Trung mun khng nh s k tip v s cai qun c min Bc v min Nam Phong cỏch ng Dng c sc,... ỳng nờn mi th tch Trung Hoa v th gii u ghi l: Thuyn buụn cỏc nc u ghộ cng Champa th k VIII-IX l thi k quan h buụn bỏn gia quc Arab (Empire des Chalifes de Bagdad) v ấn ộ, Champa, Trung Quc phỏt trin rc r Uy tớn trờn bin ca Champa rt ln c v hng hi v thng mi Trần quốc Vợng: Chiêm cảng Hội An với cái nhìn về biển của ngời Chàm và ngời Việt, sách: Hội nghị khoa học về khu phố cổ Hội An lần thứ nhất 23-24.07.1985,... thị ở vùng ven biển Đông Nam á từ đầu thế kỷ II TCN đến thế kỷ XIX, trong: Đô thị cổ Hội An, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội-1991 t.252 Sau th k XI, Champa liờn tip b cỏc vng triu Vit xõm ln Peter Burns Roxanna M.Brown, Quan h ngoi giao ChmPhilippin th k XI, trong: ụ th c Hi An NXB Khoa hc Xó hi, H Ni-1991 Vng quc Champa ó cú th giu Trung Quc v trớ chớnh xỏc ca Butuan Champa mun gi bớ mt Butuan vỡ õy l... ca vn hoỏ Chm Tỏi to nờn s hng thnh ca nn vn minh Champa l ch ngi Chm c ó xõy dng c mt c cu kinh t tng hp bao hm ngh nụng trng lỳa nc (hai mựa) dõu tm tỏm la kộn/nm bụng v vi nhum Masspéro G, Le Royaume du Champa, dẫn theo: Trần Kỳ Phơng-Vũ Hữu Minh, Cửa Đại Chiêm sđd, t.133 8 Trần quốc Vợng: Chiêm cảng Hội An với cái nhìn về biển của ngời Chàm và ngời Việt, sách: Hội nghị khoa học về khu phố cổ... ngoại giao Chàm- Philippin thế kỷ XI, trong: Đô thị cổ Hội An NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội-1991 22 Trần Quốc Vợng ng thng mi bin ó gúp phn quan trng vo quỏ trỡnh tn ti v phỏt trin ca vng quc Champa c tha hng v trớ thun li nht ụng Nam ỏ trong hot ng buụn bỏn vi Trung Quc, Champa ó sm vn lờn khng nh v trớ ca mỡnh23 ớ thc c s an ton v li nhun trong vic thn phc Trung Quc ngay sau ngy lp quc, Champa ó phỏi... vng thng v vng thau, ó cho phộp chỳng ta thy Champa l mt ngun vng bớ mt m Trung Quc khụng bit Thng mi gia Champa v Butuan ó cú trc s xp ca Tr Kiu v khỏ phỏt trin ít nht l t th k XI21 Hong Anh Tun, Cự Lao Chm v hot ng thng mi bin ụng thi vng quc Champa, trong: Khoa Lch S, Trng H KHXH&NV: Mt chng ng nghiờn cu lch s (1995-2000), NXB Chớnh tr Quc gia, 2000 Champa l mt quc gia bin, ngi Chm l nhng ng dõn... lần thứ nhất 23-24.07.1985, UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng 1985 10 Trần quốc Vợng: Chiêm cảng Hội An với cái nhìn về biển của ngời Chàm và ngời Việt, sách: Hội nghị khoa học về khu phố cổ Hội An lần thứ nhất 23-24.07.1985, UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng 1985 9 H Th Liờn: Quan h gia vng quc c Champa vi cỏc nc trong khu vc, Lun ỏn Tin s Lch s, trng i hc S Phạm H Ni -2000 Cng th Panduranga tip tc phỏt trin... tch Hoa Tõy, Champa ó tranh th xut khu mi th, t nc ló cỏc ging Chm ven bin n Trm hng, mó nóo nỳi rng, duy ch cú mt mún hng cm xut khu, vỡ THIU, ú l lỳa go17 vựng ven bin, cú c mt h thng ging Chm cung cp nc ngt cho tu thuyn quc t ven bin Trần Quốc Vợng, Miền trung Việt Nam và văn hoá Champa (một cái nhìn địa - văn hoá), tạp chí Nghiên cứu Đông Nam á, 4.1995, t.18 17 Ngi Chm v vn hoỏ Champa trong . CÙ LAO CHÀM VÀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI BIỂN CỦA CHAMPA THẾ KỶ VII-X. Những tri thức về hoạt động thương mại biển trong hoạt động kinh tế của vương quốc Champa xưa đã được ghi. nhìn về biển đúng đắn, biết tham dự và dân thân tích cực vào luồng thương mại quốc tế trên biển. Thương mại biển là một trong những tiềm lực kinh tế của vương quốc Champa xưa. Cù Lao Chàm với. biệt là vùng biển Cù Lao Chàm và khu vực phụ cận miền Amaravati của Champa trong suốt VII-X. 4. Từ khoảng thế kỷ XI, buôn bán ở vùng biển Đông Nam á lại có những biến động. Sự suy yếu của Srivijaya