Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ: Sinh-C.nghệ Tuần:…… Ngày soạn:…………. Tiết :…… Ngày day:…………… BÀI 39: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT (t 2 ) I. Mục tiêu : Sau khi dạy xong bài này, học sinh phải: 1. Kiến thức: - Nêu được một số nhân tố môi trường và mức độ của chúng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật. - Hiểu một số biện pháp điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người, từ đó vận dụng vào thực tiễn. 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho hs một số kĩ năng: - Phân tích, tổng hợp, so sánh. - Làm việc theo nhóm. 3. Nhận thức: - Biết một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người. II.Trọng tâm: - Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật. III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Phiếu học tập. 2. Học sinh: - Đọc trước nội dung bài học. IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. KTBC: Câu 1: Trình sự ảnh hưởng của HM GH đến quá trình sinh trưởng của động vật có xương sống? Câu 2: Ảnh hưởng của HM tiroxin? Giải thích khi tách bỏ tuyến giáp ở nòng nọc thì điều gì sẽ xảy ra? Vì sao? 3. Dạy bài mới: Hoạt động 1: II. Các nhân tố bên ngòai: Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Nội dung trọng tâm Gv thông báo: Các yếu tố bên ngoài tác động lên quá trình ST-PT không riêng lẻ, giữa chúng có sự phối hợp và liên quan chặt chẽ với các yếu tố bên trong. Gv yêu cầu hs cho biết: - Cho vd về sự ảnh hưởng của thức ăn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật? - Tại sao thức ăn lại ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vât? Gv gọi hs khác bổ sung. Gv tổng kết, hoàn thiện kiến thức. - Vì trong thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng là nguyên liệu Hs trình bày. Hs thảo luận nhóm để trình bày. 1. Thức ăn: a. Ví dụ: - Thiếu iốt TE chậm lớn, đần độn, kém thông minh. - Thiếu sắt, thiếu máu. - Thừa đạm dẫn đến béo phì. b. Mức độ ảnh hưởng - Cung cấp nguyên liệu để xây dựng tế bào. - Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể động vật. Gv: Nguyễn Thị Mỹ Lộc Giáo án sinh 11 Cb Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ: Sinh-C.nghệ được cơ thể sử dụng để tăng số lượng và tăng kích thước tế bào, hình thành các cơ quan và hệ cơ quan. Ngoài ra còn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. Gv yêu cầu hs giải thích câu nói: “ăn như tằm rỗi”? Hs nêu được: Tại giai đoạn này tằm có tốc độ sinh trưởng mạnh nhất, nên cần nhiều thức ăn nhất cho quá trình đồng hóa các chất trong cơ thể, nếu thiếu chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng xấu đến tốc độ sinh trưởng-PT của cơ thể. Hoạt động 2: 2. Nhiệt độ: Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Nội dung trọng tâm Gv yêu cầu hs trình bày sự ảnh hưởng của t 0 đến quá trình ST-PT của ĐV? Gv tổng kết, hoàn thiện kiến thức. Gv yêu cầu hs liên hệ thực tế: - Tại sao vào mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp lại ảnh hưởng đến quá trình ST-PT của động vật hằng nhiệt (trâu, bò, chim, thú ), động vật biến nhiệt (tôm, nghêu, sò, …)? Gv hoàn thiện kiến thức: - ĐV biến nhiệt: thân nhiệt luôn thay đổi theo nhiệt độ của MT . Do đó khi nhiệt độ xuống thấp (trời rét) thì thân nhiệt của ĐV giảm theo.Hoạt động của hệ enzim trong cơ thể bị rối loạn -> quá trình chuyển hóa trong cơ thể giảm có khi bị rối loạn; các hoạt động như sinh sản, kiếm ăn bị giảm dẫn đến quá trình sinh trưởng và phát triển chậm lại. - Đv đẳng nhiệt: thân nhiệt luôn duy trì ổn định không thay đổi theo nhiệt độ MT. Do đó khi nhiệt độ xuống thấp (trời rét) do có thân nhiệt cao hơn nhiệt độ mt nên ĐV mất nhiều nhiệt vào mt xung quanh. Để bù lại lượng nhiệt đã mất, và để tăng cường cơ chế chống lạnh b ằng cách tăng cường quá trình oxh các chc trong cơ thể nhiều hơn. + Nếu không đựơc ăn đầy đủ Hs trình bày vd để minh họa. Hs thảo luận nhóm và trình bày. - ĐV biến nhiệt: thân nhiệt luôn thay đổi theo nhiệt độ của MT Hệ enzim trong cơ thể bị rối loạn . - Đv đẳng nhiệt: thân nhiệt luôn duy trì ổn định không thay đổi theo nhiệt độ MT. Do đó khi nhiệt độ xuống thấp( trời rét) do có thân nhiệt cao hơn nhiệt độ mt nên ĐV mất nhiều nhiệt vào mt xung quanh. Để bù lại số nhiệt lượng đã mất, tăng cường cơ chế chống lạnh và quá trình chuyển hóa ở tế bào các chc trong cơ thể bị ôxi hóa nhiều hơn. a. Vd: - Gấu ngủ đông khi trời trở rét, ngừng ăn, ngừng lớn và gầy rất nhanh. b. Mức độ ảnh hưởng: - Nhiệt độ cao hay thấp quá → cơ thể đv mất nhiều năng lượng vào việc duy trì sự ổn định của thân nhiệt. - Hoạt tính của hệ enzim bị rối loạn -> ảnh hưởng sinh trưởng và phát triển. Gv: Nguyễn Thị Mỹ Lộc Giáo án sinh 11 Cb Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ: Sinh-C.nghệ bù lại các chất đã bị oxh thì ĐV sẽ bị sút cân và dễ mắc bệnh, thậm chí có thể tử vong. + Ngược lại nếu được cung cấp đầy đủ thức ăn ĐV sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hóa và tích lũy các chất dự trữ để chống rét. Tương tự: tại sao vào mùa đông, khi ta ăn rất nhiều nhưng vẫn có cảm giác nhanh đói? Liên hệ thực tế: - Vì sao vào mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều thức ăn? - Tại sao chim, gà phải ấp trứng, việc làm này có tác dụng gì? Hs giải thích tương tự: - Vào mùa đông, cơ thể chúng ta mất đi nhiều nhiệt vào môi trường nên để bù lại lượng nhiệt mất đi, quá trình chuyển hóa vật chất diễn ra mạnh bằng cách tăng cường quá trình oxh các chất hữu cơ, làm cho ta nhanh đói. Hs vận dụng kiến thức để giải thích: - Vào mùa đông khi nhiệt độ thấp các lòa đv non mất nhiều nhiệt vào MT. Để bù lại lượng nhiệt đã mất, và để tăng cường cơ chế chống lạnh b ằng cách tăng cường quá trình oxh các chc trong cơ thể nhiều hơn. Vì vậy phải cho đv non ăn nhiều hơn để bù lại chất hữu cơ đã bị oxh. - Hợp tử chỉ phát triển trong đk thích hợp. Ấp trứng để duy trì nhiệt độ thích hợp giúp hợp tử phân chia, phát triển bình thường. Hoạt động 3: 3. Ánh sáng: Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Nội dung trọng tâm Gv yêu cầu hs cho vd về sự tác động của ánh sáng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của động vật? Gv nêu: Sau khi trải qua những ngày lạnh, khi có nắng các lòai đv thường ra tắm nắng kể cả con người. Việc làm này có ý nghĩa gì đối với sự sinh trưởng-pt ở động vât? Gv yêu cầu hs lấy vd minh họa một số chất độc hại ảnh hưởng đến ST- PT của đv? Hs lấy vd Hs nêu: Khi mang thai mẹ bị nhiễm cúm, khả năng con sinh ra mắc các bệnh ở hàm ếch, thiếu ngón tay, ngón chân,… rất cao. a. Ví dụ: - Trời rét ĐV mất nhiệt nhiều nên phải phơi nắng để thu nhiệt và giảm mất nhiệt. - Trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối đẩy mạnh quá trình hình thành xương. b. Mức độ ảnh hưởng: - Bổ sung nhiệt khi trời rét - Chuyển hóa vitamin D chuyển hóa Canxi -> xương. 4. Các chất độc: a. Ví dụ: b. Mức độ ảnh hưởng: - Chậm ST - phát triển. - Sai lệch sự phát triển Gv: Nguyễn Thị Mỹ Lộc Giáo án sinh 11 Cb Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ: Sinh-C.nghệ bình thường của bào thai, có thể gây quái thai Hoạt động 4: III. Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng-phát triển ở động vật và người: Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Nội dung ghi bảng Chuyển ý: Sự sinh trưởng và phát triển của động vật chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như: di truyền, hoocmôn, thức ăn, ánh sáng, nhiệt độ, …Vậy muốn động vật sinh trưởng và phát triển tốt, cần chú ý những điểm gì? - GV hướng HS tập trung vào đặc điểm: Tính di truyền; môi trường sống; chất lượng dân số. * Liên hệ thực tiễn: Tìm một số VD thực tế mà con người đã sử dụng để điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật và con người. HS thảo luận, trả lời câu hỏi Biện pháp cải tạo giống - VD1: Lai lợn Ỉ x lợn ngoại (Đại Bạch) -> F 1 mang đặc tính tốt của 2 giống, khối lượng xuất chuồng từ 40 – 100kg. - VD2: Cá chép đực trắng Việt Nam x Cá chép đực Hungari > F 1 x Cá chép cái Inđonêxia > Cá chép lai 3 giống Cá chép V 1 (lớn nhanh, thịt ngon, kháng bệnh tốt, …) Biệp pháp cải thiện mts ĐV - Chuồng trại sạch sẽ, ấm về mùa đông, mát về mùa hè, tắm nắng cho gia súc non để ĐV không mắc bệnh, không tiêu tốn năng lượng cho điều hòa thân nhịêt. - Có chế độ ăn thích hợp cho ĐV nuôi trong các giai đoạn phát triển khác nhau( mang thai, mới sinh, ). Biện pháp cải thiện chất lượng dân số: Nâng cao đời sống, chế độ dinh dưỡng hợp lí, luyện tập thể thao, giảm ônmt để góp phần bảo vệ sức khỏe, - Cải tạo giống (cải tạo tính di truyền) bằng các phương pháp chọn lọc nhân tạo, lai giống, công nghệ phôi, … - Cải thiện môi trường sống. - Cải thiện chất lượng dân số. 4. Củng cố: - Nhấn mạnh lại ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật. 5. Dặn dò: - Trả lời câu hỏi và bài tập trang 157- sgk. - Chuẩn bị bài thực hành: Ôn lại phát triển qua biến thái và không qua biến thái. 6. Rút kinh nghiệm: Gv: Nguyễn Thị Mỹ Lộc Giáo án sinh 11 Cb . thức: - Nêu được một số nhân tố môi trường và mức độ của chúng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật. - Hiểu một số biện pháp điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển của động. điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người. II.Trọng tâm: - Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật. III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Phiếu học. thai Hoạt động 4: III. Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng- phát triển ở động vật và người: Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Nội dung ghi bảng Chuyển ý: Sự sinh trưởng và phát triển của động vật