Một số giải pháp cơ bản trong việc xây dựng và phát huy vai trò của người phụ

Một phần của tài liệu Luận văn triết học quan niệm về tam tòng tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ việt nam hiện nay (Trang 49 - 57)

phụ nữ Việt Nam hiện nay.

Nhận thấy được những giá trị tích cực cũng như những mặt tiêu cực của quan niệm “Tam tòng”, “Tứ đức” đối với người phụ nữ, chúng ta cần có những giải pháp để phát huy những mặt tích và hạn chế mặt tiêu cực trong việc xây dựng nội dung, hình mẫu người phụ nữ Việt Nam hiện nay.

Một là, tích cực tham gia đẩy mạnh công tác bình đẳng giới. Thay đổi cục diện bình đẳng nam nữ trong gia đình sẽ góp phần không nhỏ cho sự bình đẳng chung, góp phần làm thay đổi sản xuất kinh tế gia đình, từ đó sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực chung của toàn xã hội. Ngày nay người phụ nữ trong gia đình, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi từ sự bất bình đẳng. Trong tư duy, nếp nghĩ, thói quen của nhiều người đàn ông, quan niệm “trọng nam khinh nữ”, “nam tôn nữ ti” vẫn tồn tại và được truyền nối một cách có ý thức. Đấu tranh để xóa bỏ những tư tưởng này là một cuộc đấu tranh lâu dài, cần lực lượng đông đảo của toàn xã hội tham gia góp sức, đặc biệt là cần sự tham gia của người đàn ông. Trước hết phái nam phải thay đổi cách nhìn nhận về người phụ nữ và có những hành động thể hiện sự tôn trọng nữ giới. Về phía xã hội, Nhà nước và các cơ quan đoàn thể đã đưa bình đẳng giới vào chương trình hoạt động, tạo nên dư luận xã hội tích cực, đặc biệt là Luật bình đẳng giới đã được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2007. Phụ nữ phải được bình đẳng trong học tập, nâng cao trình độ, bình đẳng trong lao động, trong nghỉ ngơi phục hồi thể lực và tinh

thần, bình đẳng trong mọi quyết sách của gia đình và xã hội. Có như vậy, trí lực và sức lực của người phụ nữ mới có điều kiện phát triển để cống hiến cho gia đình và xã hội. Đấu tranh cho bình đẳng giới và tạo điều kiện cho họ được có cơ hội phát triển chính là “đầu tư cho tương lai”,”đầu tư chiều sâu”, “đầu tư bền vững”.

Tham gia các công việc xã hội đòi hỏi sự cố gắng rất nhiều từ bản thân người phụ nữ vì họ còn phải chăm lo các công việc trong gia đình. Trong khi đó, ở nước ta các dịch vụ xã hội dành cho người phụ nữ như: chăm sóc sức khỏe, dịch vụ y tế, dịch vụ việc làm … chưa phát triển, việc xã hội hóa lĩnh vực này chưa nhiều và điều kiện kinh tế của cá nhân và của gia đình vẫn còn hạn hẹp. Thực tế đó đã đặt gánh nặng lên đôi vai của người phụ nữ và dù ở cương vị nào thì người phụ nữ vẫn phải gánh “chức năng kép”, vì không ai có thể thay thế họ trong trọng trách chăm sóc gia đình, thực hiên vai trò của người vợ, người mẹ và của người con dâu. Cả hai mặt đó cần có sự cảm thông, giúp đỡ và chia sẻ của mỗi thành viên trong gia đình và sự hỗ trợ của cả cộng đồng xã hội, để người phụ nữ có thể tham gia vào công việc phù hợp với năng lực của mình. Vì vậy, phát huy chính sách bình đẳng giới theo xu hướng phát triển của thời đại nhưng cũng luôn phải đảm bảo kết hợp với yếu tố truyền thống nhất là quan niệm về “Tứ đức” với nhiều giá trị tích cực để người phụ nữ ngày càng tự tin khẳng định mình trong xã hội.

Hai là, Đảng và Nhà nước cần có những biện pháp đổi mới chính sách xã hội đối với phụ nữ và gia đình.

Quan tâm đến chính sách xã hội đối với phụ nữ và gia đình trong thời điểm này là một bước đi đúng hướng, việc hỗ trợ cho phụ nữ phát triển đã không còn là việc của riêng nữ giới hay của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam mà là việc của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội. Việc hỗ trợ cho phụ nữ phát triển cần phải được thực hiện trên mội lĩnh vực hoạt động của xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, trong đó kinh tế đóng vai trò quyết định, gắn liền với kinh tế là vấn đề giải quyết việc làm cho phụ nữ.

Cần có những chính sách phù hợp, kịp thời nhằm giúp phụ nữ phấn đấu toàn diện, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới một cách thật sự có hiệu quả. Do đó cần xóa bỏ ngay những tư tưởng hình thức, chạy theo thành phần, cơ cấu một cách chiếu lệ, chiếu cố ưu tiên phụ nữ mà không chú ý đến năng lực sở trường và phát huy tác dụng của phụ nữ khi họ được sắp xếp vào những công việc quan trọng.

Cần nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ và tạo cơ hội cho người phụ nữ làm tốt công tác của mình. So với nam giới thì trình độ học vấn của người phụ nữ Việt Nam hiện nay đang còn thấp, kể cả học vấn phổ thông đến các ngành chuyên môn kĩ thuật; đó là chưa kể đến tỉ lệ mù chữ của phụ nữ trong cả nước còn cao, nhất là đối với phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây cũng là trở ngại lớn nhất để phụ nữ có thể tham gia và phát huy khả năng của mình trên mọi lĩnh vực.

Cần giáo dục cộng đồng, đồng thời nâng cao nhận thức của bản thân phụ nữ trong việc tham gia công tác xã hội, tham gia vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa. Cần phải làm cho phụ nữ xóa bỏ mặc cảm, tự ti nhất là trong lĩnh vực quản lý, lãnh đạo khi đây thường được coi là “lãnh địa” của nam giới; tham gia vào đời sống kinh tế, chính tri, xã hội vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của người phụ nữ đối với sự phát triển của đất nước và thúc đẩy sự phát triển của chính sách bình đẳng giới.

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều chủ trương chính sách quan trọng đối với phụ nữ. Nhiều nội dung liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ vủa người phụ nữ đã được đưa vào Hiến pháp, Luật hôn nhân và gia đình 1986, Luật lao động 1994, Luật bình đẳng giới 2006, Luật phòng chống bạo lực gia đình với những điều khoản bảo vệ quyền sống, quyền lao động, quyền được hạnh phúc của người phụ nữ, giúp cho người phụ nữ thực hiện và phát huy tốt vai trò của mình trong mọi công việc. Ngoài ra Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là cơ quan đại diện cho hơn 50% dân số, là tiếng nói đại diện cho yêu cầu nguyện vọng của phụ nữ trong cả nước cũng cần phải tăng cường các mối quan hệ phối kết hợp với cac cơ quan tổ chức xã hội trong nước và quốc tế để huy động các nguồn lực, đẩy mạnh công tác dạy nghề, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho chị em, đặc biệt chú ý đến các đối tượng phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, vùng gặp nhiều khó khăn, phụ nữ là người dân tộc thiểu số… nhằm thu hẹp dần khoảng cách về cơ hội và điều kiện phát triển của phụ nữ ở các vùng miền. Đồng thời tạo diều kiện cho người phụ nữ tiếp cận các thành tựu khoa hoc, công nghệ hiện đại, giúp cho chị em cập nhật thêm nhiều tri thức mới, nhằm nâng cao kiến thức của bản thân đồng thời học hỏi những cách làm việc hay, cách làm ăn giỏi… để chủ động áp dụng vào thực tiễn, từng bước nâng cao tri thức và chất lượng cuộc sống, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước.

Ba là, đấu tranh nhằm xóa bỏ những những quan niệm, phong tục tập quán lạc hậu, trái với thuần phong mĩ tục. Đầu tiên phải kể đến tâm lý mong muốn có con trai

hơn con gái còn phổ biến ở Việt Nam. Việc chưa có con trai vẫn là gánh nặng tâm lý đối với các cặp vợ chồng, vai trò của người con trai vẫn được đánh giá cao chủ yếu trong việc thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường, chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ già. Đối với các gia đình trẻ hiện nay với trình độ học vấn cao của cả hai vợ chồng thì quan niệm phải sinh được con trai không còn quá nặng nề nữa, nhưng với các thế hệ trước việc có con trai vẫn là một việc hệ trọng. Hậu quả nhìn thấy trước được của thực trạng này là tình trạng mất cân bằng giới tính sẽ xảy trong tương lai gần.

Xã hội phát triển, bên cạnh những tích cực về kinh tế thì cũng làm nảy sinh trong nó nhiều hiện tượng tiêu cực mới. Tâm lý ngại sinh con ở một số phụ nữ đã và đang xuất hiện ở những thành phố lớn, điều này làm xuất hiện hiện tượng đẻ thuê, nuôi thuê, mua bán trẻ sơ sinh, nếu để tình trạng này lan rộng ra sẽ làm suy thoái đạo đức, mất tính nhân văn, nhân bản của xã hội. Thực tế nhức nhối này đã ảnh hưởng rất lớn đến thiên chức của người phụ nữ với vai trò của người mẹ, người vợ trong gia đình, hủy hoại nét đẹp truyền thống trong “Tứ đức” xưa mà cụ thể ở đây là đức “hạnh”. Tình trạng sống thử của một bộ phận thanh niên hiện nay được coi như một trào lưu tiến bộ theo phong cách sống của phương Tây, nhưng chính nó cũng tiềm ẩn những nguy cơ làm cho người phụ nữ bị lợi dụng trong việc thỏa mãn nhu cầu tình dục tự do, để lại nhiều hậu quả trong tâm sinh lý của người phụ nữ trong cuộc sống sau này.

Từ những thực tế đó, người phụ nữ phải đi đầu trong phong trào chống lại những quan niệm, phong tục lạc hậu hay là những lối sống mới không phù hợp với thuần phong mĩ tục truyền thống của người dân Việt Nam. Mặt khác, họ phải biết vượt lên những cám dỗ vật chất đời thường để giữ gìn phẩm hạnh tốt đẹp của mình. Về phía xã hội, mọi người dân phải cùng với nhà nước và pháp luật quyết tâm đẩy lùi những quan niệm, phong tục lạc hậu và lối sống không phù hợp với thuần phong mĩ tục, để xã hội ngày một tươi đẹp hơn. Các cấp Hội phụ nữ chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường sự chỉ đạo triển khai và thực hiện các phong trào như “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc”, phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” tiếp tục được thực hiện trong nữ công nhân viên chức; thực hiện đề án 343/CP về “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Hội phụ nữ các cấp tăng cường sự phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và toàn xã hội trong công tác tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức cho phụ nữ. Đa

dạng hóa các hình thức tuyên truyền giáo dục phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn, mở các chiến dịch truyền thông trực tiếp, mở các lớp tập huấn, nói chuyện chuyên đề, hoạt động lồng ghép trong các cuộc họp, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ phụ nữ … Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, chúng ta mới giữ gìn và phát huy những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Cuối cùng là, bản thân người phụ nữ phải không ngừng nỗ lực vươn lên, tự khẳng định mình, đồng thời phát huy những mặt tích cực của người phụ nữ truyền thống. Mặc dù Đảng và Nhà nước có những chính sách đúng đắn, cộng đồng và gia đình quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ nhưng nếu bản thân người phụ nữ không tự mình phấn đấu vươn lên, không bố trí sắp xếp thời gian hợp lý, khoa học, vẹn cả đôi đường giữa việc công việc tư thì thì cũng khó có thể khẳng định chỗ đứng của mình trong xã hội. Tất cả những giải pháp nêu trên chỉ là tác nhân khách quan, chính sự nỗ lực chủ quan của phụ nữ mới là nhân tố quyết định.Bản thân người phụ nữ phải tự hoàn thiện, khẳng định mình, vượt qua sự tự ti, níu kéo, sự đố kị và tính ỷ lại; đấu tranh để tự giải phóng mình khỏi những nhân tố trói buộc, kìm hãm của xã hội; và phải tự tin, khiêm tốn học hỏi, trao đổi và khát vọng vươn lên để bình đẳng với nam giới. Nghị lực với bất cứ ai cũng cần thiết, nhưng với người phụ nữ đó là nhân tố đầu tiên cần có để chiến thắng.

Xã hội đang biến đổi, cái cũ cái mới đan xen, hơn lúc nào hết người phụ nữ phải phấn đấu để mình có một nền tảng đạo đức trong sáng, một lối sống lành mạnh, một tâm hồn nhạy cảm, giàu nghị lực. Người phụ nữ ngày nay dù thành đạt, dù ở bất kì cương vị nào ngoài xã hội thì với vai trò người vợ, người mẹ, người con, họ vẫn phải chăm lo thu vén chu đáo cho cuộc sống gia đình, từ việc tề gia nội trợ, nữ công gia chánh đến việc đối nhân xử thế với cha mẹ, họ hàng, gia tộc, làng xóm. Những giá trị tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống đã được tích lũy qua nhiều thế hệ, nó là tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam. Phát huy những mặt tích cực trong quan niệm về “Tam tòng”, “Tứ đức” một cách phù hợp, sáng tạo sẽ giúp người phụ nữ Việt Nam hiện nay đi đến thành công ngoài xã hội, củng cố được sự bền vững của gia đình, đem lại hạnh phúc cho mình và cho mọi người.

Tìm hiểu đạo xưa của cha ông là chuyện cần thiết để học và phát huy những cái hay, cái đẹp của đường lối giáo dục xưa và duy trì đạo lý của dân tộc. Thực tế lịch sử đã chứng minh, đất nước có nền Nho học thì phép tắc, trật tự xã hội được củng cố; người phụ nữ có đạo Nho thì thùy mị, nết na, đức hạnh. Tuy nhiên, mặt trái của quan niệm về “Tam tòng”, “Tứ đức” trong Nho giáo đã gieo vào đầu óc con người tư tưởng gia trưởng đẳng cấp. Quyền lực của vua là tuyệt đối trong quốc gia, quyền lực của người cha là tuyệt đối trong gia đình. Người phụ nữ bị phụ thuộc vào người đàn ông, họ bị cột chặt vào gia đình mà không có điều kiện phát huy tài năng, thực hiện những ước mơ, những khao khát rất chính đáng của mình. Nữ thi sĩ anh tài, sắc sảo Hồ Xuân Hương đã phải thốt lên:

“Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”

Lịch sử sang trang mới, người phụ nữ trong thế kỉ XXI đã có quyền bình đẳng thật sự, họ đã có đầy đủ những điều kiện về kinh tế, xã hội để phát huy tài năng của mình. Nhưng đây cũng là thời điểm khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường, trong thời buổi “vàng thau lẫn lộn”, đạo đức phẩm hạnh của người phụ nữ đang bị thử thách rất gắt gao. Đây thực sự là cuộc cạnh tranh phức tạp giữa những giá trị đạo đức tốt đẹp và những cái xấu xa. Có rất nhiều người phụ nữ đã thành đạt trên các bình diện của cuộc sống, song cũng có không ít phụ nữ sa vào các tệ nạn xã hội, huỷ hoại nhân cách, bán rẻ lương tâm, đạo đức của mình. Thực tiễn cuộc sống trong thời đại mới với những quy luật mới đòi hỏi người phụ nữ phải có những nhận thức, hành động mới cho phù hợp với hoàn cảnh. Người phụ nữ phải có những đức tính quý báu mang tính truyền thống và trình độ kiến thức của thời đại. Điều này hàn toàn phù hợp với mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ X (nhiệm kì 2008 – 2013) đã đề ra: “Người phụ nữ Việt Nam yêu nước, có tri thức, sức khỏe, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng”. Cùng với

Một phần của tài liệu Luận văn triết học quan niệm về tam tòng tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ việt nam hiện nay (Trang 49 - 57)