PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN CƯ’MGAR TRƯỜNG MẪU GIÁO EADRƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài - Nói đến những thành tựu to lớn của ngành Giáo dục Huyện, đã có nhiều thành tích vô cùng to lớn, về số lượng trường lớp và chất lượng của các bậc học. Trong đó có bậc học mầm non như Bác Hồ chúng ta đã nói “Vì lợi ích 10 năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người”. - Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục quốc gia. Ở lứa tuổi này các cháu cần được chăm sóc Giáo dục chu đáo để phát triển mọi mặt. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng đây là độ tuổi mạnh nhất của sự phát triển thể chất trí tuệ. Do đó Giáo dục mầm non luôn phải đáp ứng kịp thời những yêu cầu phát triển của trẻ. - Hiện nay bậc học mầm non đang được quan tâm nhất vì giáo dục mầm non là nền móng cho sự phát triển sau này “Mẫu giáo tốt mở đầu cho nền Giáo dục tốt”. Vì thế giáo dục mầm non luôn được đổi mới về phương pháp theo các chuyên đề có xu hướng phát triển để phù hợp với từng độ tuổi. - Được sự quan tâm của chính quyền địa phương cùng Ban giám hiệu nhà trường và tập thể giáo viên đã đưa phong trào giáo dục mầm non càng ngày đi lên. “Tất cả vì học sinh thân yêu”. II. Mục đích ý nghĩa nghiên cứu Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non thì môn văn học là hoạt động được giáo dục toàn diện. - Đối với cháu 5 - 6 tuổi để tổ chức một hoạt động cháu hứng thú đòi hoi Cô giáo phải tạo cho trẻ hứng thú để trẻ khỏi chán nản. Vì thế một cô giáo đứng 1 lớp tôi luôn tìm tòi và học hỏi những kinh nghiệm để đưa vào bài dạy sinh động và hấp dẫn hơn, cháu hứng thú tham gia vào các hoạt động nhất là hoạt động với văn học. - Hoạt động này hy vọng góp phần cho người dạy có một kinh nghiệm dạy trẻ để có hứng thú trong giờ học. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở pháp lý và lý luận của đề tài: 1. Cơ sở pháp lý: - Điều lệ tượng trường mầm non điều 29, 30, 31, 32. - Tài liệu tập huấn chuyên đề làm quen văn học, làm quen chữ viết năm 2004. - Tài liệu BDTX chu kỳ II năm 2004-2007. - Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi. - Tài liệu đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động Giáo dục trẻ mẫu giáo theo hướng tích hợp chủ đề. 2. Cơ sở lý luận Ở độ tuổi mẫu giáo tư duy của trẻ đang hoàn thiện dần và phát triển mọi mặt, trẻ đang hoà mình vào thế giới xung quanh. Vì thế chuyên đề làm quen với văn học đưa trẻ vào thế giới trần thế, qua các câu chuyện, các bài thơ làm cho trẻ hiểu được về nguồn gốc của dân tộc. Trẻ biết yêu ông bà cha mẹ, thầy cô giáo, yêu thiên nhiên quê hương đất nước. - Có thể nói việc nâng cao chất lượng dạy và học là một mục tiêu quan trọng nhất của bộ giáo dục cũng như của phòng giáo dục Huyện. Do đó có những ý kiến nêu ra những khó khăn rất lớn về miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số những đại hội giáo dục, phương hướng nhiệm vụ năm học luôn quyết tâm hoàn thành mục tiêu. II. Phạm vi nghiên cứu 2 - Do thời gian có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu năm học 2005 -2006 và năm học 2006 - 2007. - Đối tượng nghiên cứu học sinh mẫu giáo lớn. III. Phương pháp nghiên cứu: Có 3 phương pháp. * Phương pháp đàm thoại: Phương pháp này dùng để tìm hiểu về tri thức và biểu tượng của trẻ, tìm hiểu ý kiến của trẻ vào các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ. - Việc đặt câu hỏi đàm thoại là một nghệ thuật, câu hỏi phải dễ hiểu đối với trẻ nhưng không được mang tính chất gợi ý. Để đàm thoại với trẻ cô cần soạn trước câu hỏivà nêu ra cho tất cả trẻ trong lớp trả lời. Cô giáo có thể đặt câu hỏi cao hơn để trẻ có thể tiếp thu bài cao hơn. * Phương pháp dùng lời - Đọc kể diễn cảm là việc người đọc, người kể là sử dụng sức thái của giọng mình, để trình bày tác phẩm giúp cho người nghe có thể hình dung được những điều đã được nghe gợi len những xúc cảm, tình cảm nhất định của họ. * Phương pháp giải thích - Làviệc giáo viên dùng lời để giải thích, giải nghĩa các từ khó, các chi tiết khó tưởng, hoặc miêu tả tâm lý của nhân vật, giúp trẻ dễ dùng cảm nhận tác phẩm văn học. IV. Thực trạng tình hình - Thực trạng của lớp mẫu giáo lớn trường Mẫu giáo EaDrơng + Thuận lợi: trường mẫu giáo EaDrơng nằm trên địa bàn của xã được mở từ lâu. Sòn tôi mới chuyển trường về công tác tại trường từ giáo viên của trường rất tâm huyết với trường. Từ năm 2003 đến nay trường đã mạnh dạn đưa chương trình 32 tuần vào giảng dạy kể từ khi đưa chương trình cải cách vào dạy - trường mẫu giáo EaDrơng đã có một bước ngoặt mới đã đưa giáo dục mầm non của xã nhà đi lên. Tỷ lệ cháu ngoan Bác Hồ đạt từ 50 - 60% không có cháu chưa chăm ngoan. 3 - Bên cạnh đó các phong trào của xã cũng như của tường phát động trường cũng đều tham gia như Hội thi giáo viên giỏi cấp huyện, hội thi bé khoẻ bé ngoan và tham gia hội diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20/11… - Để đạt như vậy là nhờ Ban Giám hiệu năng nổ nhiệt tình và cộng thêm sự đoàn két nhiệt tình của tập thể giáo viên của trường. + Khó khăn: Tôi được Ban giám hiệu phân công dạy tại phân hiệu chính của trường, dạy lớp mẫu giáo lớn. - Là một giáo viên đứng lớp đã nhiều năm nay. Song tôi thấy mỗi lớp đều có những thuận lợi và khó khăn khác nhau. Cháu mới đầu đến lớp. Còn bỡ ngỡ chưa quen với trường lớp nên cháu đang còn sợ, khóc đòi về với bố mẹ. Vả lại trường tôi lại là toàn cháu đồng bào dân tộc 100% cháu đang bất đồng ngôn ngữ, phụ huynh lại cũng là người dân tộc tại chỗ, trình độ văn hoá còn thấp, nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc học của cháu, cơ sở vật chất còn hạn chế chưa đáp ứng được việc dạy và học cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Cháu mới đến lớp còn bỡ ngỡ vì thế ngôn ngữ giữa cô lại bất đồng, đặc biệt là trẻ yếu về môn văn học. Cháu chưa chú ý vào bài như kể chuyện và môn thơ. - Qua kiểm tra khảo sát về nghe đọc diễn cảm về môn văn học kết quả đạt được như sau: Phân loại Tổng số đạt trung bình Tính % 1. Cháu chú ý nghe kể chuyện 2. Cháu tham gia đọc thơ 3. Biểu đạt câu mạch lạc 4. Đọc diễn cảm 16/30 14/30 13/30 14/30 0,53% 0,46% 0,43% 0,46% - Qua quá trình kiểm tra phân loại với từng nhóm ở trên tôi đã suy nghĩ và học hỏi đồng nghiệp có kinh nghiệm và dự giờ thăm lớp rút ra kinh nghiệm. Quá trình đứng lớp tôi rút ra một số biện pháp và nội dung thực hiện. 4 V. Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen văn học lớp mẫu giáo lớn ở trường. - Trong quá trình đổi mới tư duy Giáo dục thực hiện phương pháp dạy (lấy trẻ làm trung tâm). - Giáo viên lồng ghép tích hợp các môn cụ thể môn văn học để giáo dục toàn diện cho trẻ một cách nhẹ nhàng không gò bó. Ví dụ: Bài thơ “Hoa quanh Lăng Bác”. - Chủ điểm về quê hương- thủ đô Hà Nội- Bác Hồ. - Qua bài thơ, trẻ đọc luyện phát âm, phát triển ngôn ngữ, phát triển trí tưởng tượng, phát triển thẩm mỹ, tư duy, hình tượng so sánh. - Như ở các câu thơ tả về màu sắc cảnh vật thiên nhiên của các loại hoa: “Hoa lan xoè cánh trắng Lan tươi màu nắng vàng Cánh hồng khoe nụ thắm Bay lán thượng dịu dàng Mùa đông đẹp hoa Mai Cúc mùa thu thơm mát Xuân về Sen toả ngát” - Qua các câu thơ trên trẻ yêu thích thiên nhiên xung quanh trẻ biết yêu cái đẹp, trẻ biết tưởng tượng ra cái đẹp. Qua chuyên đề trẻ phát triển (tiền biết đọc, biết viết) bằng cách đọc khác nhau. - Đọc truyền khẩu, chỉ theo tranh, chữ, có hình tượng cảnh vật. - Cô giáo lồng ghép với môn môi trường xung quanh và môn toán. - Trong bài thơ có mấy loại hoa? - Đó là những loại hoa nào? - Trẻ kể tên các loại hoa và đếm có bao nhiêu loại hoa. - Cô giáo dạy trẻ không những yêu cảnh yêu cảnh vật thiên nhiên mà còn phải biết yêu quê hương đất nước. Yêu mến và kính trọng Bác Hồ. 5 - Trong các giờ học giờ chơi tôi luôn gần gũi với trẻ, để nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ theo dõi tình cảm của trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp. - Khi giảng dạy cô cần bao quát lớp tốt, đặc biệt vào đầu giờ và cuối giờ cô phải để ý tới những cháu cá biệt. - Cô thường xuyên động viên khuyến khích trẻ, ngoài việc cung cấp kiến thức, cô còn dạy cháu tính linh hoạt, lòng tự tin, tính mạnh dạn, lời nói mạch lạc, tính tự giác trong học tập. - Phương pháp truyền thụ kiến thức phải lựa chọn nội dung phương pháp dạy từng bài thích hợp với lứa tuổi mình đang dạy. - Trong giờ dạy cô không nên nói nhiều, kéo thời gian quy định bài dạy phải đơn điệu, không lôgíc, rời rạc. Không nên bắt trẻ ngồi nghe dẫn đến trẻ chán học. - Khi dạy môn văn học cô giáo cần lưu ý. + Các tiết dạy phải có đồ dùng trực quan để minh hoạ cho bài dạy theo nội dung của bài. Không rập khuôn, tuỳ theo gây hứng thú cho trẻ. - Cô đặt câu hoi gợi ý, tránh dùng câu hỏi có hoặc không. * Dạy trẻ diễn đạt câu mạch lạc. - Cháu nói được hết cả câu, theo gợi ý của cô hoặc theo suy nghĩ trẻ. VD: Bài thơ “Hạt gạo làng ta” - Chủ điểm: Quê hương - Qua đề tài này chủ điểm nói đến hạt gạo của làng mình. - Gia đình: Nói đến mẹ vào những buổi trưa nóng nắng mà mẹ lại phải xuống cấy để có lên hạt gạo. - Thiên nhiên rất là đẹp có hạt phù sa của sông kinh thầy, lại có cả mùi hương của hoa sen thơm. - Qua đề tài này cô giáo phải truyền thụ kiến thức cho trẻ hiểu và nhận ra mùi vị ngọt bùi của hạt gạo trong những ngày thời tiết nắng nóng của hạt gạo trong những ngày thời tiết nắng cùng với mưa, bão, bom đạn của giặc mỹ. 6 - Để thực hiện chuyên đề này tôi đã thực hiện biện phpá dạy mọi lúc, mọi nơi, thông qua các câu hoi gợi ý nắm bắt được năng lực của trẻ để hướng tìm ý sáng tạo cho giờ dạy. Qua đó luyện phát âm cho trẻ. - Khi dạy phát triển ngôn ngữ, diễn đạt câu mạch lạc, đọc diễn cảm thì cô giáo phải rèn luyện cho trẻ những phẩm chất sau. + Tính kỷ luật + Tư duy + Sáng tạo + Ghi nhớ + Tính mạnh dạn + Diễn đạt ngôn ngữ nói + Đọc diễn cảm - Mặt khác cô giáo phải chú ý tới 3 đối tượng trong lớp + Bé chưa chăm + Bé chăm ngoan + Cháu ngoan Bác Hồ - Có vậy mới nâng cao chất lượng dạy và học đặc biệt là môn văn học. * Kết quả. Phân loại Tổng số đạt trung bình Tính % 1. Cháu chú ý nghe kể chuyện 2. Tham gia đọc thơ 3. Biểu diễn câu mạch lạc 4. Đọc diễn cảm 30/30 30/30 26/30 26/30 100% 100% 95% 95% 7 PHẦN KẾT LUẬN Để nâng cao chất lượng ở trẻ: - Người giáo viên phải tâm huyết với nghề có trách nhiệm trong giảng dạy, phải luôn cải tiến phương pháp để phù hợp với trẻ. Đặc biệt với những cháu cá biệt, con em đồng bào dân tộc. Gia đình có khó khăn. - Luôn học hoi trao đổi kinh nghiệm tạo thêm những sáng tạo để rút ra được kinh nghiệm và phương pháp dạy học giáo dục trẻ. - Bản thân cô giáo phải tự rèn luyện nâng cao tay nghề tham khảo nhiều tài liệu, học tập các chuyên đề do phòng tổ chức . - Thường xuyên làm đồ dùng để phục vụ cho tiết dạy .kết hợp giữa nhà trường gia đình ,nhà trường và xã hội để giáo dục trẻ đạt kết quả cao . - Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy đổi mới phương pháp giáo dục theo các chuyên đề do ngành giáo dục đưa ra rất phù hợp với sự tiếp thu bài của trẻ đạt hiệu quả và hứng thú trong giờ học . - Muốn đạt được kết quả cao thì cô giáo phải năng nổ sáng tạo trong giờ học, đặt câu hỏi phù hợp với chủ điểm, phát huy năng lực trẻ - Bên cạnh sự tận tình của cô giáo, thì các bậc phụ huynh cần phải quan tâm đến con em mình bằng cách tuyên truyền qua các buổi họp phụ huynh học sinh .ở đây cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy trẻ phát triển toàn dện đó là việc phụ huynh, cô giáo cùng Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi, tôi rất mong sự giúp đỡ của Ban giám hiệu và đồng nghiệp góp ý kiến thêm để tôi tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng dạy và học góp phần nhiều trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở xã nhà được tốt hơn. Người thực hiện Nguyễn Thị Liên 8 . số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen văn học lớp mẫu giáo lớn ở trường. - Trong quá trình đổi mới tư duy Giáo dục thực hiện phương pháp dạy (lấy trẻ làm trung tâm). - Giáo viên lồng. tưởng, hoặc miêu tả tâm lý của nhân vật, giúp trẻ dễ dùng cảm nhận tác phẩm văn học. IV. Thực trạng tình hình - Thực trạng của lớp mẫu giáo lớn trường Mẫu giáo EaDrơng + Thuận lợi: trường mẫu. đến những thành tựu to lớn của ngành Giáo dục Huyện, đã có nhiều thành tích vô cùng to lớn, về số lượng trường lớp và chất lượng của các bậc học. Trong đó có bậc học mầm non như Bác Hồ chúng