Điều kiện về chủ thể thành lập Pháp luật Việt Nam quy định mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp,nhưng muốn được đăng kí kinh doanh thì những tổ chức, cá nhân đó phải
Trang 1Đề bài: CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi đã vững tin với ý tưởng kinh doanh của mình thì điều quan trọng nhất làlàm thế nào để bạn có thể thực hiện được ý tưởng kinh doanh đó đạt hiệu quả như bạnmong đợi
Quyết định thành lập doanh nghiệp là một quyết định vô cùng quan trọng đối vớibất kỳ nhà đầu tư nào, đặc biệt là những người mới khởi nghiệp Sau quyết định quantrọng đó, chính là lúc các nhà đầu tư tiến hành các thủ tục pháp lý để thành lập doanhnghiệp Thủ tục pháp lý thành lập doanh nghiệp hiện nay khá đơn giản, tất cả đều đượcquy định rõ ràng tại Luật Doanh nghiệp 2005 và các nghị định kèm theo Hơn nữa thờigian xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũng không dài, nên có rất nhiều doanhnghiệp được thành lập trong những năm gần đây và cũng có rất nhiều nhà đầu tư muốnthành lập doanh nghiệp
Trong giai đoạn tiền thành lập này, các nhà đầu tư thường có khuynh hướng tậptrung vào các vấn đề thương mại khác của doanh nghiệp như tìm hiểu thị hiếu kháchhàng tiềm năng, chọn địa điểm kinh doanh, tìm nguồn vốn, nguồn nhân lực, nguồn cungcấp để phục vụ cho dự án kinh doanh…
Việc làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thường được nhà đầu
tư xem nhẹ và coi là bước thủ tục phải làm mà không đặt trọng tâm vào Tuy nhiên, trongthực tế có một số vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan đến thủ tục xin cấp giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh mà các nhà đầu tư (đặc biệt là những người mới khởi nghiệp)cần đặc biệt lưu ý
Xoay quanh vấn đề thành lập doanh nghiệp, các nhà đầu tư cần phải nắm bắt chínhxác và đầy đủ những vấn đề sau: Ai có quyền thành lập doanh nghiệp? Các điều kiệnthành lập doanh nghiệp là gì? Thủ tục pháp lý thành lập doanh nghiệp bao gồm những gì?Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp được tiến hành ở đâu? Cơ quan nào có thẩm quyền
để cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh?
Trang 2Vì vậy nhóm em quyết định chọn đề tài: “Các điều kiện để đăng ký thành lập doanh nghiệp” là vấn đề thảo luận nhằm nắm bắt được những vấn đề cơ bản cần phải có
để thành lập doanh nghiệp giúp cho việc tiến hành đăng ký kinh doanh sau đó được thuậnlợi hơn rất nhiều, tránh được những sự từ chối hoặc yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa từ cơquan đăng ký kinh doanh, tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc để doanh nghiệp
có thể nhanh chóng đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh
Nhóm xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và giảng dạy nhiệt tình của giảng viênTrần Ngọc Diệp đã giúp chúng em hoàn thành tốt bài thảo luận này
Dù có sự cố gắng của toàn nhóm nhưng bài thảo luận không tránh khỏi những thiếusót Nhóm rất mong có sự góp ý của giảng viên và các bạn trong lớp để bài thảo luậnnhóm được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 3NỘI DUNG THẢO LUẬN
I Thành lập doanh nghiệp là gì?
Thành lập doanh nghiệp là sự hình thành một doanh nghiệp mới và doanh nghiệp này
được nhà nước cấp giấy phép đăng ký kinh doanh
Thành lập doanh nghiệp là việc tạo ra một chủ thể pháp luật có thể thực hiện các hoạtđộng kinh doanh, đại diện cho các cá nhân, hoặc pháp nhân để tham gia vào các hoạtđộng kinh tế
Doanh nghiệp có tên, trụ sở, và có tài sản riêng biệt với các thành viên, và chịu tráchnhiệm bằng tài sản của mình
Quyết định thành lập doanh nghiệp là một quyết định quan trọng đối với bất kỳ nhà đầu tư nào, đặc biệt là những người mới khởi nghiệp.
Việc thành lập doanh nghiệp là rất cần thiết trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay Vì đây
là sự kết hợp vốn, kiến thức, và các quan hệ xã hội…của các cá nhân, pháp nhân để tạo ramột con người của pháp luật (Pháp nhân – Doanh nghiệp)
II Một số khái niệm cơ bản về các loại hình doanh nghiệp
2.1 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Theo điều 63 Luật Doanh nghiệp
Điều 63: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một
cá nhân làm chủ sở hữu ( sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịutrách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốnđiều lệ của công ty
2 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày đượccấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
3 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần
2.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Theo điều 38 Luật Doanh nghiệp
Điều 38 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là
1 Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó:
Trang 4a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanhnghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43,
44 và 45 của Luật này
2 Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh
3 Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần
2.3 Công ty cổ phần
Theo điều 77 Luật Doanh nghiệp
Điều 77: Công ty cổ phần
1 Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó
a Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
b Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế
số lượng tối đa
c Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanhnghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
d Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác của doanhnghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
2 Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh
3 Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn
2.4 Công ty hợp danh
Theo điều 130 Luật Doanh nghiệp
Điều 130: Công ty hợp danh
1 Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanhdưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh,
có thể có thành viên góp vốn
b Thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
về các nghĩa vụ của công ty;
c Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty trong phạm vi sốvốn đã góp vào công ty
Trang 52 Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh
3 Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
2.5 Doanh nghiệp tư nhân
Theo điều 141 Luật Doanh nghiệp
Điều 141 Doanh nghiệp tư nhân
1 Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệmbằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
2 Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân
III Các điều kiện để đăng ký thành lập doanh nghiệp nói chung
3.1 Điều kiện về chủ thể thành lập
Pháp luật Việt Nam quy định mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp,nhưng muốn được đăng kí kinh doanh thì những tổ chức, cá nhân đó phải đảm bảo một
số điều kiện nhất định
Điều này được thể hiện trong Luật Doanh nghiệp 2005, tại khoản 2 điều 13:
Điều 13 Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp
1 Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản
lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tạikhoản 2 Điều này
2 Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tạiViệt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sảnnhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơquan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trongcác cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
Trang 6d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhànước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp củaNhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất nănglực hành vi dân sự;
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản
3 Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công tytrách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quyđịnh tại khoản 4 Điều này
4 Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vàocông ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sảnnhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
về cán bộ, công chức
Ngoài ra, điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp cũng được thể hiện cụ thể hơn tạicác nghị định đi kèm:
Theo khoản 1 điều 5 của Nghị định 43/2010: Nghị định về đăng kí doanh nghiệp:
Điều 5 Quyền thành lập doanh nghiệp và nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp của người thành lập doanh nghiệp
1 Thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật là quyền của cá nhân, tổ chức và
được Nhà nước bảo hộ
Theo điều 12, Nghị định 102 quy định:
Điều 12 Quyền thành lập doanh nghiệp
1 Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàitại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân khôngphân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều
Trang 713 của Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tạiViệt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp
2 Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộkinh doanh hoặc làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp cácthành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác Cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp tưnhân hoặc hộ kinh doanh hoặc cá nhân thành viên hợp danh có quyền thành lập, tham giathành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn haithành viên trở lên, công ty cổ phần
3 Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài lần đầu thành lập doanh nghiệp tại ViệtNam thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của phápluật về đầu tư Trong trường hợp này doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tưđồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
4 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam dự định thành lậpdoanh nghiệp mới tại Việt Nam thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trường hợp doanh nghiệp mới do doanh nghiệp có trên 49% vốn điều lệ là sở hữucủa nhà đầu tư nước ngoài thành lập hoặc tham gia thành lập thì phải có dự án đầu tư vàthực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật vềđầu tư Trong trường hợp này, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời
là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
b) Trường hợp doanh nghiệp mới do doanh nghiệp có không quá 49% vốn điều lệ là sởhữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập, tham gia thành lập thì việc thành lập doanhnghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việc đăng ký đầu tư trong trườnghợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nước
Từ đó ta có thể thấy rằng mọi cá nhân, tổ chức đảm bảo đủ yêu cầu của pháp luật đều
có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động kinh doanh hợp phápdưới sự bảo hộ của pháp luật
3.2 Điều kiện về ngành nghề đăng ký kinh doanh
Xác định được ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp rất quan trọng vì ngoài thủ tụcđăng ký kinh doanh thông thường, ở một số loại ngành nghề, các nhà đầu tư còn phải xinthêm giấy phép kinh doanh, phải có chứng chỉ hành nghề, hoặc phải đáp ứng thêm một số
Trang 8điều kiện đặc thù của ngành nghề đó mà pháp luật quy định cũng như phải thực hiệnđúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong những ngành nghề mà mình đã đăng ký Vàviệc đăng ký ngành nghề cũng không hạn chế số lượng Nhưng doanh nghiệp không đượchoạt động những ngành nghề pháp luật cấm Những ngành nghề mà pháp luật hạn chế thìdoanh nghiệp phải có đủ kiện mới được hoạt động
Những ngành nghề yêu cầu chứng chỉ thì bên doanh phải có chứng chỉ mới được hoạtđộng Ngành nghề yêu cầu về vốn thì doanh nghiệp cũng phải có đủ vốn kinh doanh mớiđược đăng ký
Điều này được thể hiện rõ trong điều 7 Luật Doanh nghiệp và điều 7 Nghị định 43
Điều 7 Ngành, nghề và điều kiện kinh doanh
1 Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề màpháp luật không cấm
2 Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải cóđiều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theoquy định
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khikinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứngnhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệmnghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác
3 Cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xãhội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻcủa nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường
Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề kinh doanh bị cấm
4 Chính phủ định kỳ rà soát, đánh giá lại toàn bộ hoặc một phần các điều kiện kinhdoanh; bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ các điều kiện không còn phù hợp; sửa đổi hoặc kiếnnghị sửa đổi các điều kiện bất hợp lý; ban hành hoặc kiến nghị ban hành điều kiện kinhdoanh mới theo yêu cầu quản lý nhà nước
Trang 95 Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp không đượcquy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.
Điều 7 Ngành, nghề kinh doanh
1 Ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi và mãhóa theo ngành cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, trừ những ngành, nghềcấm kinh doanh
Nội dung cụ thể của các phân ngành trong ngành kinh tế cấp bốn được thực hiệntheo Quy định về nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tưban hành
Việc mã hóa ngành, nghề đăng ký kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp chỉ có ý nghĩa trong công tác thống kê
Căn cứ vào Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, người thành lập doanh nghiệp tự lựachọn ngành, nghề kinh doanh và ghi mã ngành, nghề kinh doanh vào Giấy đề nghị đăng
ký doanh nghiệp Cơ quan đăng ký kinh doanh đối chiếu và ghi ngành, nghề kinh doanh,
mã số ngành, nghề kinh doanh vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
2 Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quyphạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanhnghiệp được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó
3 Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế ViệtNam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinhdoanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi theo ngành, nghề quy địnhtại các văn bản quy phạm pháp luật đó
4 Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế ViệtNam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng
ký kinh doanh thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để xem xét bổsung mã mới
5 Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các Luật của Quốc hội, Pháplệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Nghị định của Chính phủ Nghiêm cấm việcban hành và quy định không đúng thẩm quyền về các ngành, nghề kinh doanh có điềukiện Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ
Trang 10khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việc quản lý nhà nước đối với ngành,nghề kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh củadoanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luậtchuyên ngành.
6 Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, điều kiện cấp chứng chỉ hànhnghề tương ứng và việc sử dụng chứng chỉ hành nghề trong hoạt động sản xuất, kinhdoanh của doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành
Ngoài ra, luật pháp Việt Nam cũng quy định cụ thể về những ngành nghề kinh daonh cóđiều kiện khác tại điều 7, điều 8, điều 9, điều 10 Nghị định 102:
Điều 7 Ngành, nghề cấm kinh doanh
1 Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh gồm:
a) Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyêndùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quânđội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư vàtrang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng;
b) Kinh doanh chất ma túy các loại;
c) Kinh doanh hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế);
d) Kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc cóhại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách;
đ) Kinh doanh các loại pháo;
e) Kinh doanh các loại đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, đồ chơi, trò chơi có hại tới giáodục nhân cách và sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự an toàn xã hội;
g) Kinh doanh các loại thực vật, động vật hoang dã, gồm cả vật sống và các bộ phậncủa chúng đã được chế biến, thuộc Danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thànhviên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác, sửdụng;
h) Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, mua bán người;
i) Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc trái phép dưới mọi hình thức;
Trang 11k) Kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợiích hợp pháp của tổ chức, công dân;
l) Kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài;
m) Kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi có yếu tốnước ngoài;
n) Kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường;
o) Kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hóa và thiết bị cấm lưu hành, cấm sử dụnghoặc chưa được phép lưu hành và/hoặc sử dụng tại Việt Nam;
p) Các ngành, nghề cấm kinh doanh khác được quy định tại các luật, pháp lệnh vànghị định chuyên ngành
2 Việc kinh doanh các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều này trong một số trườnghợp đặc biệt áp dụng theo quy định của các luật, pháp lệnh hoặc nghị định chuyên ngànhliên quan
Điều 8 Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh
1 Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh áp dụng theo các quyđịnh của các luật, pháp lệnh, nghị định chuyên ngành hoặc quyết định có liên quan củaThủ tướng Chính phủ (sau đây gọi chung là pháp luật chuyên ngành)
2 Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức:
a) Giấy phép kinh doanh;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
c) Chứng chỉ hành nghề;
d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
đ) Xác nhận vốn pháp định;
e) Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyềnkinh doanh ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nàocủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Trang 123 Các quy định về loại ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh đốivới ngành, nghề đó tại các văn bản quy phạm pháp luật khác ngoài các loại văn bản quyphạm pháp luật đã nêu tại khoản 1 Điều này đều không có hiệu lực thi hành
Điều 9 Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề
1 Chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Doanh nghiệp là văn bản
mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhànước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp
về một ngành, nghề nhất định
Chứng chỉ hành nghề được cấp ở nước ngoài không có hiệu lực thi hành tại ViệtNam, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam làthành viên có quy định khác
2 Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề và điều kiện cấp chứng chỉ hànhnghề tương ứng áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan
3 Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề theo quyđịnh của pháp luật, việc đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký bổ sung ngành, nghề kinhdoanh đó phải thực hiện theo quy định dưới đây:
a) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốcdoanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, Giámđốc của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh đó phải có chứng chỉ hànhnghề
b) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc vàngười khác phải có chứng chỉ hành nghề, Giám đốc của doanh nghiệp đó và ít nhất mộtcán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hànhnghề
c) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không yêu cầu Giámđốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, ít nhất một cán
bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hànhnghề
Trang 13Điều 10 Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định
1 Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, mức vốn pháp định cụ thể, cơ quan cóthẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp định, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xácnhận vốn pháp định, hồ sơ, điều kiện và cách thức xác nhận vốn pháp định áp dụng theocác quy định của pháp luật chuyên ngành
2 Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc) đốivới công ty trách nhiệm hữu hạn, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giámđốc) đối với công ty cổ phần, tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh vàchủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vềtính trung thực và chính xác của vốn được xác nhận là vốn pháp định khi thành lập doanhnghiệp Doanh nghiệp có nghĩa vụ bảo đảm mức vốn điều lệ thực tế không thấp hơn mứcvốn pháp định đã được xác nhận trong cả quá trình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp
3 Đối với đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải cóvốn pháp định, trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có thêm xác nhận của cơ quan, tổchức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định Người trực tiếp xác nhận vốn pháp địnhcùng liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số vốn tại thời điểm xácnhận
4 Đối với doanh nghiệp đăng ký bổ sung ngành, nghề phải có vốn pháp định thì khôngyêu cầu phải có thêm xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn phápđịnh nếu vốn chủ sở hữu được ghi trong bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp tại thờiđiểm không quá 03 tháng, kể từ ngày nộp hồ sơ, lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp địnhtheo quy định
3.3 Điều kiện về vốn
Các nhà đầu tư cần xem xét nguồn vốn được hình thành từ những nguồn như thế nào đểđảm bảo số vốn điều lệ để đăng ký kinh doanh Tùy từng loại hình doanh nghiệp sẽ cónhững điều kiện về vốn khác nhau
Theo điều 30 Luật Doanh nghiệp
Điều 30 Định giá tài sản góp vốn
Trang 141 Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàngphải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.
2 Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đôngsáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn sovới giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịutrách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênhlệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúcđịnh giá
3 Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn thoảthuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá Trường hợp tổ chứcđịnh giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn vàdoanh nghiệp chấp thuận; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tạithời điểm góp vốn thì người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo phápluật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụtài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế củatài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá
Các nhà đầu tư cần thiết phải trao đổi với nhau để thống nhất phương thức định giá và tổchức định giá trước khi thành lập doanh nghiệp hay thậm chí là tự thỏa thuận định giá vớinhau - và có thể đưa vào trong hợp đồng/thỏa thuận thành lập doanh nghiệp
Việc này nhằm tránh trường hợp sau khi doanh nghiệp được thành lập xong, nhưng cácbên không thỏa thuận được với nhau về phương thức định giá hay tổ chức định giá hoặc
là giá trị của tài sản góp vốn, gây đình trệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
3.4 Điều kiện về hồ sơ đăng ký kinh doanh
Hồ sơ đăng kí kinh doanh là điều kiện cần và đủ để Nhà nước xem xét, quyết định mộtdoanh nghiệp có được thành lập hay không
Theo Luật Doanh nghiệp 2005 thì tùy từng loại hình doanh nghiệp mà Nhà nước cónhững quy định khác nhau về nội dung hồ sơ đăng kí kinh doanh là khác nhau:
Điều 16 Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân