luận văn đại học sư phạm Lịch sử phát triển chất liệu

26 1.2K 0
luận văn đại học sư phạm Lịch sử phát triển chất liệu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lịch sử mỹ thuật Việt Nam Trương Đức Tuân A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xã hội phát triển với tốc độ chóng mặt như ngày nay đòi hỏi mỗi người Việt Nam nói chung cũng như sinh viên và các hoạ sĩ, các nhà hoạt động nghệ thuật nói riêng càng phải luôn luôn du nhập, thay đổi cách nhìn nhận, suy nghĩ nhưng không được phép bỏ qua giá trị truyền thống văn hoá mà cha ông ta đã dày công lập dựng. Âm nhạc giúp con người hoà nhập vào thiên nhiên, cảm nhận vẻ đẹp trong câu từ ca dao thì hội hoạ lại đưa vào lòng người những cảm nhận thật sâu sắc. Đặc biệt là tranh lụa, đề tài được các bậc thầy về hội hoạ Việt Nam khai thác và nghiên cứu tuy nhiên những bước đường phát triển và tồn tại cho đến ngày nay là cả một quá trình gian khó và nhiệm vụ gìn giữ, tìm hiểu không chỉ của riêng tôi hay một ai đó mà là của cả dân tộc. 2. Phương pháp nghiên cứu - Bài viết là sự tổng hợp những kiến thức thông qua quá trình chọn lọc trong chương trình lịch sử mỹ thuật Việt Nam. - Kết hợp tham khảo một số tài liệu sách, báo, hiểu biết của bản thân… Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội 1 Lịch sử mỹ thuật Việt Nam Trương Đức Tuân B. NỘI DUNG 1. Lịch sử phát triển chất liệu Từ thời xưa, người phương Đông đã biết dùng lụa để vẽ tranh, nhưng dùng như một nền đỡ đơn thuần để phủ lên các lớp màu, không khác gì giấy, gỗ, vải, vách tường. Có thể thấy điều này qua số tranh hiếm hoi còn sót lại đến nay ở Việt Nam: Chân dung Nguyễn Trãi. Sự sáng tạo của hoạ sĩ Việt Nam đưa nền đỡ lụa thành một thể loại riêng” hội hoạ trên lụa” làm cho các sợi tơ óng ả trực tiếp tham gia vào việc diễn tả nghệ thuật về cả hai phương diện tạo hình và biểu cảm. Các hoạ sĩ không dung chất màu phủ lấp các thớ lụa mà làm cho các thớ lụa như được nhộm từng sợi để dệ nên bức tranh. Người mở đầu cho hội hoạ trên lụa là hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh. Nhiều hoạ sĩ tiếp nối làm giàu hơn khả năng hội hoạ trên lụa: Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Tường Lân, Nguễn Tiến Chung, Giáng Hương, Kim Bạch, Đỗ Phấn…nhưng người chuyên sâu nhất là Nguyễn Thụ. Quá trình phát triển của tranh lụa gắn liền với quá trình sáng tác của các thế hệ hoạ sĩ. Năm 1925, Trường Cao Mỹ thuật Đông Dương được thành lập thì kiến thức nghệ thuật tạo hình du nhập vào có hệ thống, các hoạ sĩ theo đuổi miệt mài đã biết kết hợp các phương pháp đó như là Nguyễn Phan Chánh, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Tiến Chung đã vận dụng nó để tạo nên diện mạo về tranh lụa. Sau cách mạng tháng Tám 1945, những hoạ sĩ yêu nước đã rời thành phố đi vào cuộc sống chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Vào cuối giai đoạn kháng chiến này, đã xuất hiện một số hoạ sĩ vẽ tranh lụa, mỗi người một phong cách, diện mạo đã tạo ra sự phong phú đa dạng cho tranh lụa. Sau năm 1945, tranh lụa có sự thay đổi về đề tài, hoạ sĩ đã bắt đầu khai thách vẻ đẹp của phụ nữ, nhưng những hoạt động rất nông, hời hợt, các mảng khác thì không tham gia. Với các gương mặt như Phan Thông, Trọng Kiên… Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội 2 Lịch sử mỹ thuật Việt Nam Trương Đức Tuân Có nhiều thay đổi về mảng đề tài nhằm phản ánh rực rỡ, tìm đậm nhạt cho mảng hình, sử dụng nét, tìm mảng. Khuynh hướng của thời kỳ này thiên về những mảng màu đơn giản, tìm phối sắc trong mảng hình, thường dung màu đên nâu, ánh sang là màu của lụa. Năm 1955, trường Mỹ thuật mở tại Hà Nội và mở lớp trung cấp đầu tiên mang tên hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. Năm 1957, khoá đại hoạ đầu tiên của trường Cao Đẳng Mỹ thuật Việt Nam được tuyển sinh với thời gian đào tạo 5 năm. Khi đó thì các chuyên khoa lụa được hình thành đưa vào đào tạo cung cấp đội ngũ hoạ sĩ chuyên vẽ lụa làm cho tranh lụa phát triển mạnh mẽ, rực rỡ và trở thành chủ chốt của chất liệu Việt Nam. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được bắt đầu từ những năm 30 cho đến nay, tranh lụa Việt Nam được sáng tạo với tinh thần độc đáo của những người nghệ sĩ, biết kết hợp một cách tinh tế tinh hoa của nghệ thuật phương Tây với phương Đông để phô diễn tâm hồn dân tộc, văn hiến. Ngày nay đã có độ lùi về thời gian, bên cạnh những di sản của điêu khắc ông cha để lại rất phong phú, độc đáo thì di sản hội hoạ quá mong manh, thưa thớt. Riêng tranh lụa chỉ còn sót lại vài ba bức, trong đó có bức chân dung Nguyễn Trãi- người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Hội hoạ do chất liệu không vững nên không lưu giữ được qua những thay đổi của khí hậu, những thăng trầm của xã hội nên những di sản nghệ thuật của ông cha ta sáng tạo để lại cho đến ngày nay không nhiều. Nguyên nhân là do chiến tranh huỷ hoại, do sự khắc nghiệt của thời tiết vì khi hậu Việt Nam “ nóng lắm mưa nhiều “,độ ẩm cao nên di sản dần dần bị mai một và còn do ý thức bảo vệ của con người tác động vào đó. Và sau này khi cuộc sống khá hơn, con người đã dần dần khôi phục những di sản nghệ thuật nhưng cũng không thể đẹp như thời “ nguyên thuỷ”. Trong thời kỳ phong kiến có nhiều bức tranh vẽ trên chất liệu lụa, một chất liệu quen thuộc của hội hoạ Á Đông cũng như hội hoạ Việt Nam. Hơn Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội 3 Lịch sử mỹ thuật Việt Nam Trương Đức Tuân nữa trong một hướng đi đúng đắn. Do đó, ngay từ đầu chất liệu này mang đậm dấu ấn dân tộc và lụa được chú ý đặc biệt. Từ những thập niên 30, nghệ thuật tạo hình Việt Nam mới có các hoạ sĩ vẽ tranh lụa như Nguyễn Phan Tránh, tên tuổi của ông được biết sớm nhất ở Châu Âu. Tranh lụa cũng từ đấy luôn có mặt tại các cuộc triển lãm mỹ thuật trong nước và nước ngoài. Những hoạ sĩ cũng với Nguyễn Phan Tránh như Mai Trung Thứ, Lê Phổ sinh sống ở Pháp nhưng vẫn vẽ tranh lụa và nổi tiếng ở phương Tây về tranh lụa, đượm hương sắc của Việt Nam. Từ năm 1925, Victor Lardrai đã có những phương pháp sư phạm đúng đắn, không gò bó sinh viên theo chuẩn mực thẩm mỹ châu Âu và khuyến khích sinh viên tìm về cội nguần dân tộc. Điểm đặc biệt nhất của tranh lụa Việt Nam giữa kỹ thuật vẽ tranh lụa cổ và vẽ tranh lụa hiện đại ở chỗ: tranh lụa cổ thường được vẽ trực tiếp trên lụa khô, trong khi quá trình vẽ tranh lụa hiện đại giống như sự nhuộn đi nhuộm lại màu lên mặt lụa, lụa được căng lên khung gỗ và trong quá trình vẽ người hoạ sĩ có thể rửa lụa nhiều lần rồi vẽ tiếp lên cho đến khi như ý. Các hoạ sĩ nổi tiếng với tranh lụa như Nguyễn Phan Chánh được coi là hoạ sĩ đã khai phá loại hình tranh lụa Việt Nam. Những bức tranh vẽ thành công của ông có một phong thuỷ đặc biệt rất Việt Nam, đồng thời phù hợp với quan niệm hội hoạ hiện đại. Những mảng màu đơn giản, ấm áp, nhuần nhụi, đường viền mềm mại, những khoảng trống rất đúng chỗ. Ngoài ra nhân vật và bối cảnh được nghiên cứu đơn giản và cách điệu độc đáo. Thành công của ông đã đóng góp làm cho phong phú thêm cho nên mỹ thuật Việt Nam. Nếu tranh Trung Quốc thường là tranh dọc, khổ đứng thì tranh lụa Việt Nam nói riêng, tranh sơn mài, sơn dầu, tranh khắc… nói chung có bố cục thường nhìn ngang hay nhìn từ dưới lên. Bố cục này khẳng định khí chất của người Việt Nam, một dân tộc hơn nghìn năm luôn đối đầu với chiên tranh, một ước mơ mà con người luôn đứng lên làm chủ, vươn tới hoà bình độc lập tự do. Một lối thể hiện nhằm nói lên tính chất hùng tráng, một sức sống tiềm Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội 4 Lịch sử mỹ thuật Việt Nam Trương Đức Tuân tàng luôn thôi thúc cháy bỏng, một cuộc sống chan chứa tình người, giữa sự sống và cái chết, nên đề tài của các hoạ sĩ hiện đại Việt Nam thường đề cập đến cuộc kháng chiến, động viên giáo dục, thực tiễn đáp ứng theo xu thế thời đại. Bức dân công sửa đường chiến dịch Điện Biên Phủ (1974) của Trần Thanh Ngọc, bố cục sắp xếp các mảng sáng tối chạy trong tranh tạo nhịp điệu. Tất cả nhân vật phần đông đều màu sậm, một vài nhân vật bị mất phần đầu song tác giả đã ưu tiên cho nhóm chính là hai cô gái đang mải mê lao động. đằng sau nữa là những anh bộ đội hành quân. Tuy mỗi người một nhiệm vụ nhưng nhịp điệu và không khí bức tranh đã nói lên một tình cảm thầm kín…Cũng một bố cục sắp xếp sự chuyển nhịp của mảng sáng tối, Trần Lưu Hậu chọn mảng sáng của trời, độ sáng y phục của nhân vật và các chùm hoa trên cành cây tạo nhịp chạy của tranh. Một số tác phẩm có sử dụng luật phối cảnh nhằm tạo không gian thực, cảm giác thực cho người xem như Mẹ con của Lê Thị Lựu, Bế Văn Đàn của Lê Vinh, Du kích địch hậu chống càn của Trịnh Phòng. Những tác phẩm như vậy thường phản ánh rõ tính chất hiện thực. Tranh lụa Việt Nam được các hoạ sĩ khai thác màu sắc khá phong phú, nhiều lúc sự vật trong tranh được tác giả cường điệu khác với hiện thực tế nhằm hướng người xem vào trọng tâm bức tranh. Chẳng hạn Trên nhà sàn của Nguyễn Thụ: những ngôi nhà chỉ là mảng bẹt, một màu hồng nhẹ, khoảng cách được tạo bởi các mảng màu xanh đen, cô ban vẽ rất mỏng, màu rêu đất, một than cây khẳng khiu với vài cành uốn lượn mệm mại màu đen phá vỡ sự hoang lạnh của một vùng miền núi… Tác phẩm Mẹ con của Lê Thị Lựu vẽ theo trường phái ấn tượng, tạo một khả năng diễn tả không khí sôi động với màu sắc thực của thiên nhiên, hoà sắc phối hợp nhuần nhuyễn tạo ra bề dày của không khí cộng với sự tương tác màu của các sự vật trong không gian. Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội 5 Lịch sử mỹ thuật Việt Nam Trương Đức Tuân Tác phẩm đọc tin chiến thắng của Lương Xuân Nhị cho thấy một khả năng phối màu tuyệt vời trong tranh lụa không thua kém các chất liệu khác. Trong một mảng ta có thể nhìn ra rất nhiều màu sắc khác nhau phối hợp mà vẫn giữ được sự trong sạch của chất lụa. Với gam màu vàng chủ đạo, ông đã sử dụng thêm nhiều mảng màu khác nhau: nâu đất, nâu đen, nây xanh cô ban, nâu lam, nâu cam, trắng vàng…tất cả các mầu hầu như có ngả màu vàng. Ngoài ra còn có các màu xanh lá, xanh rêu, tím nhạt…tất cả đều hoà quyện nhau không cho cảm giác chói màu. Những nhân vật được nhấn đậm lên vài độ…nhằm tập chung nhãn quan. Nguyễn Phan Tránh là hoạ sĩ của làng quê, trong tranh ông luôn có một gam màu nây sòng. Trong các mảng đậm ta thấy sự lung linh của sắc màu xanh, tím, rêu, đỏ…Gần đây các hoạ sĩ còn cường điệu màu sắc vật thể mạnh mẽ để tạo ấn tượng: như bức Bản làng màu đỏ của Nguyễn Lệ Dung, màu trắng của hoa, màu xanh của núi, màu đỏ của đất…, tác phẩm Đêm mùa hạ của Nguyễn Hoàng Anh, màu đỏ tím của hoa giấy đặt cạnh mảng màu lớn cô ban hoà một chút đen diễn tả không khí trong phòng, một thiếu nữ ngồi búi tóc màu xanh cô ban nhẹ hơn. Màu sắc bức tranh gợi cho người xem như một sự trông chờ thầm kín… Mỗi khi nói đến tranh của các hoạ sĩ phương Đông, chúng ta lại nghĩ ngay đến đường nét. Tranh của Việt Nam có thủ pháp riêng không giống tranh khắc của Nhật Bản cũng không giống tranh lụa của Trung Quốc. Đường nét được biến đổi lúc đậm lúc nhạt nhoè vào mảng màu để tạo khối, tạo không gian, tạo khoảng cách. Nó cũng là điểm nhấn cần thiết gần với cách vẽ nghiên cứu hình hoạ. Các tác phẩm: Con đọc bầm nghe của Trần Văn Cẩn, Du kích địch hậu chống càn của Trịnh Phòng, Hàn quân mưa của Phan Thông lối vẽ kết hợp giữ thuỷ mặc Trung Quốc với sự xúc tác của mảng nét là cái duyên trong tranh của ông, khi thể hiện phong cách đó trong đề tài vẽ tranh về phụ nữ miền cao, nhân vật hiện lên trong tranh đầy đủ chất lãng Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội 6 Lịch sử mỹ thuật Việt Nam Trương Đức Tuân mạn, dịu dàng du dương, nhân vật trở nên duyên dáng bởi cách thể hiện, như bức bên Bếp lửa. Phần nhiều hoạ sĩ Việt Nam thể hiện đường nét rất thoải mái, đường nét và chi tiết đều được sử dụng bằng cọ (cọ vẽ sơn dầu). Lê Văn Đệ trong tác phẩm Bên cầu ao đã sử dụng những giới hạn của các mảng màu để tạo nên đường nét mềm mại của thiếu nữ duyên dáng chải tóc bên cầu ao. Lụa Việt Nam là loại lụa có gân (thớ lụa) không mịn và đều, khi vẽ hay nói đúng hơn có thể nói là nhuộm lụa, vì mỗi lần hoạ sĩ vẽ phải rửa cho cặn màu trôi đi sau đó lại nhuộm thêm cho đến khi thấy màu ổn định mới thôi. Một bức tranh lụa đẹp, ngoài sắc màu ra, phải thể hiện được sự óng ả của thớ lụa (chất lụa- kỹ thuật vẽ), còn gọi là tuyết lụa. Nếu vẽ bị rửa nhiều nước thì độ mướt của chất lụa sẽ giảm, chà nhiều tơ lụa sẽ bị xù lông hoặc mặt lụa bị xù hoặc mặt lụa bị lì, lụa không có độ bám của màu nữa, lúc đó người vẽ phải thay lụa mới. Màu trắng trong tranh thường được hoạ sĩ chừa lại bằng nền lụa. Hoạ sĩ Việt Nam vẽ lụa hầu như dùng cọ để đánh màu cho tan đều để chuyển độ trung gian, nét và mảng được quyện vào nhau. Trước lúc vẽ, lụa được căng lên khung gỗ và tẩy bằng chanh hoặc bằng phèn chua, tiếp theo là hồ lụa bằng hồ dán hoặc bột ngô, nhiều lúc vẽ không phải hồ lụa. Nguyễn Thụ là một trong những hoạ sĩ vẽ tranh lụa rất đẹp. Tranh lụa của ông óng ả mềm mại, thớ lụa rõ rang, nhìn tranh cảm tưởng như có một lớp nước rất mỏng bao phủ bề mặt tạo nên cái chất trong trẻo dịu dàng. Bên bếp lửa và buổi sáng sương mờ là hai tác phẩm tiêu biểu nhất của ông. Sau cách mạng tháng tám 1945, số các hoạ sĩ vẽ tranh lụa đông hơn, mở rộng hơn về đề tài, kỹ thuật đã có những thành công mới. Nguyễn Thụ là một hoạ sĩ chuyên nhất về tranh lụa có một phong cách riêng biệt, bố cục tranh của ông đơn giản, nhịp nhàng, không gian mờ ảo, thơ mộng, với những nhân vật bình dị, thân quen…Một số nữ hoạ sĩ khác như Vũ Giáng Hương, Lê Kim Mỹ, Trần Thanh Ngọc…cũng đã có nhiều thành công với tranh lụa. Với bút pháp phù hợp, rung cảm ngọt ngào, đằm thắm, Kim Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội 7 Lịch sử mỹ thuật Việt Nam Trương Đức Tuân Bạch với khí lực mạnh mẽ dũng những né phác bút tạo hình rắn rỏi. Tranh lụa dung màu trầm mới ra lụa, sau này vẽ với hoà sắc tươi sáng, đối chọi vẫn thành tranh lụa. Từ hơn nửa thế kỷ trước, tranh lụa đã ghi dấu trong nền hội hoạ dân tộc với tên tuổi danh hoạ Nguyễn Phan Chánh. Với phương pháp dựng hình, tạo mảng theo phong cách châu Âu, kế thừa lối vẽ trên chất liệu mềm mại óng ả của phương Đông và đặc biệt là các ông “thổi hồn” Việt vào tác phẩm này đã khiến thế giới biết đến một nền hội hoạ Việt Nam. Cùng thời Nguyễn Phan Chánh, các hoạ sĩ Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Nguyễn Tường Lân, Nguyễn Thị Lựu, Hoàng Lập Ngôn…cũng ghi dấu tên tuổi mình bằng những tác phẩm lụa đẹp và giàu cá tính. Thế hệ nối tiếp cũng có những tác giả vẽ tranh lụa thành công như Nguyễn Thụ, Mộng Bích, Thanh Ngọc, Vũ Giáng Hương, Thanh Liêm… Tuy vậy, hơn nửa thế kỷ nhìn lại, so với sơn mài và các chất liệu khác, thì mảng tranh lụa khhông có nhiều người nổi danh. Lần đầu sau hơn nửa thế kỷ, một triển lãm chuyên đề và một cuộc hội thảo về tranh lụa đã được Vụ Mỹ thuật- nhiếp ảnh và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp tổ chức với mong muốn tìm cơ hội phát triển cho tranh lụa Việt Nam. Nhưng, mặc dù với con số khá ấn tượng là 154 tác phẩm được chọn triển lãm, theo các nhà chuyên môn và giới hoạ sĩ, thì trong đó thực sự những tác phẩm coi là “tạm được” chỉ có vài chục bức . Sinh viên và các hoạ sĩ trẻ tham dự triển lãm chiếm số lượng lớn. Tuy nhiên lực lượng trẻ nhưng phong cách không hề trẻ. Các đề tài như dân tộc, phong cảnh, tĩnh vật… chiếm phần lớn, hiếm có tác phẩm độ phá. Thậm trí nhiều tác phẩm còn thể hiện kỹ thuật kém chứ chưa nói đến ý tưởng biểu đạt- nhà phê bình Trang Thanh Hiền nhận xét. Phần lớn các tác phẩm đều mới được sáng tác trong vài năm nay, trong đó, chủ yếu là bài thi tốt nghiệp của sinh viên. Bên cạnh đó, cũng có nhiều Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội 8 Lịch sử mỹ thuật Việt Nam Trương Đức Tuân tác phẩm của các hoạ sĩ thành danh ở chất liệu, thể loại khác, chỉ “đá sân ” hưởng ứng. Có những bức của những tác giả trẻ đã làm”bật lên” được chất lụa truyền thống, với những sáng tạo trong cách đồ hình, với tư duy hiện đại là những “điểm sáng” tại triển lãm này. Tuy nhiên, có nên coi đó là những tia hi vọng hay không? bởi, chúng ta phải nhìn vào thực tế có khi đó là những tác phẩm tốt nghiệp, là “kết quả” của cả thầy lẫn trò hoặc là của các hoạ sĩ chuyên tâm vào các chất liệu khác như sơn mài, khắc gỗ, đồ hoạ…Thực sự, những tác giả hiện tại chuyên tâm với chất liệu lụa hiện nay hầu như không có “- hoạ sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam nhận xét. Những năm gần đây, tranh lụa dường như nhạt nhoà trong nền hội hoạ Việt Nam. Trong số khoảng bảy, tám trăm tác phẩm tại các triển lãm toàn quốc hàng năm, tranh lụa chỉ chiếm vài chục bức. Thể loại này hầu như cũng vắng bóng trong các giải thưởng quốc gia gần đây. Sau hơn sáu mươi năm khai phá và phát triển chất liệu lụa tính từ thế hệ hoạ sĩ trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương, hiện nay, những người còn tâm huyết với lụa dường như không đủ đếm trên đầu ngón tay. Và thực tế, tranh lụa không hể có giới trẻ kế cận. Lý giải cho thực tế này, nhiều nhà chuyên môn và giới hoạ sĩ cho rằng, phần lớn là do khả năng biể đạt hạn chế của chất liệu lụa. Không rực rỡ sâu lắng như sơn mài, không sang quý hiện đại như sơn dầu, lụa là một nét duyên trầm mà không phải ai nhìn cũng rễ nhận thấy. Hơn nữa, sáng tác trên nền lụa đòi hỏi sự kiên trì, ít chịu được phá cách nên có lẽ không thu hút được giới trẻ vốn ưu mạnh mẽ, cách tân. Tại triển lãm này, có một vài tác phẩm thử nghiệm như đưa vàng bạc dán vào lụa tạo hiệu quả mới lạ, nhưng xem ra lại không thích hợp. Đó là nhận xét của nhiền nhà chuyên môn cũng nhưn giới hoạ sĩ “có nghề”. Hoạ sĩ Đoàn Văn Nguyên cho rằng, nguyên tắc đầu tiên vẫn phải tuân thủ những kĩ thuật nhuộm màu, biểu bồi truyền thống, làm sao không mất đi Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội 9 Lịch sử mỹ thuật Việt Nam Trương Đức Tuân vẻ óng ả mềm mại của lụa. Cò nếu muốn thể hiện những sáng tạo, những đột phá ghi dấu ấn cá nhân, thời đại thì chỉ nên tìm tòi ở việc tạo hình hiện đại. Điểm trong số các hoạ sĩ trẻ tham gia triển lãm, cũng thấy nổi lên một vài tác phẩm có những tìm tòi thể hiện mới, nhưng vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp truyền thống của lụa.”Tác phẩm Chiều Hoàng thành của Vũ Đình Tuấn dùng gam màu vàng đỏ vương giả hoàn toàn thoát thực, đi rất xa với cái nhìn hiện thực thường thấy ở lụa truyền thống. Nhưng những thớ lụa óng ả vẫn bật lên, hoạ sĩ đã đồ hình với câu trúc hiện đại, khá thành công với cách nhìn trang trí. Còn với tác phẩm Bồng bềnh, Đoàn Dũng Sĩ vẫn trung thành với lối trang trí của lụa truyền thống, nhưng đã có góc nhìn sáng tạo, tạo nên vẻ hoàng tráng trong mô tả không gian. Còn hoạ sĩ Nguyễn Phúc Lợi vẽ nắng chiều với lối thấu thị, tả thực, dù ánh sang chói chang va đập như cách vẽ sơn dầu nhưng vẫn đạt hiệu quả mềm mại của lụa. Lê Xuân Dũng vẽ chiều thứ bảy thanh bình mơ màng gam xanh pha lối thuỷ mặc trong diễn hình của Trung Hoa nhưng bố cục thì kéo về với đất Việt…Nhưng tác giả này, tôi không nghĩ đó là đỉnh cao mới mà thấy nó khá mới trong cái cũ.” Hoạ sĩ Đỗ Đức đã “tổng kết” chất lượng triển lãm như vậy. Đó cũng là ý kiến của nhiều nhà chuyên môn khác. Tuy vậy, nói như hoạ sĩ Trần Khánh Chương, đó chỉ mới là “điểm danh”một vài tác phẩm, chứ chưa phải là tác giả. Qua triển lãm này, nhìn lại đội ngũ hoạ sĩ trẻ chuyên tâm sáng tác tranh lụa, hầu như không có ai. Tuy vậy, cũng không thể không kể đến một nữ tác giả trẻ, mặc dù chưa được biết đến ở ngoài, nhưng hầu như đã được người trong giới thừa nhận, đó là Nguyễn Yến Nguyệt. Chuyên vẽ về đề tài góc bếp của người Việt, Nguyễn Yến Nguyệt cũng đã có một gia tài kha khá tranh lụa. Cũng mềm mại óng ả đầy nữ tính, ánh sáng, đậm nhạt, tạo nên độ nét hình. Yến Nguyệt cho biết, trái với nhận định của nhiều người, giá tranh lụa quá rẻ cũng là một nguyên nhân khiến các hoạ sĩ trẻ không mặn mà, tranh của chị vẫn được mua với giá khá cao. Có nhiều bức lên đến vài nghìn USD. Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội 10 [...]... đó, cũng có nhiều tác phẩm của các hoạ sĩ thành danh ở chất liệu, thể loại khác, chỉ “đá sân hưởng ứng” Có những bức của các tác giả trẻ đã làm”bật lên” được chất liệu truyền thống, với những sang tạo trong cách đồ hình, với tư duy hiện đại là Líp: K56 - SP Mỹ thuật Nội 19 Trường ĐHSP Hà Lịch sử mỹ thuật Việt Nam Trương Đức Tuân những”điểm sáng”tại triển lãm này Tuy nhiên, có nên coi đó là những tia hy... 21 Trường ĐHSP Hà Lịch sử mỹ thuật Việt Nam Trương Đức Tuân MỘT SỐ TRANH LỤA CỦA CÁC HOẠ SĨ VIỆT NAM Chơi ô ăn quan - Nguyễn Phan Chánh Em bé cho chim ăn Nguyễn Phan Chánh Líp: K56 - SP Mỹ thuật Nội 22 Trường ĐHSP Hà Lịch sử mỹ thuật Việt Nam Tuân Trương Đức Bữa cơm mùa vụ thắng lợi - Nguyễn Phan Chánh Em bé ngủ - Nguyễn Thị Mộng Bích Líp: K56 - SP Mỹ thuật Nội 23 Trường ĐHSP Hà Lịch sử mỹ thuật Việt... đã được đúc kết Mỗi chất liệu lại có những đặc tính riêng và mỗi hoạ sĩ lại có cách nhìn và cảm xúc riêng tạo thành những cách bố cục riêng Ở tranh lụa, vì bản thân của lụa rất mỏng manh, mịn màng nên thông thường các hoạ sĩ ít dùng những khối nổi, không gian nghệ thuật thì ít sử dụng dến ánh sang sơn dầu Các hoạ sĩ sáng tạo theo Líp: K56 - SP Mỹ thuật Nội 12 Trường ĐHSP Hà Lịch sử mỹ thuật Việt Nam... đục thơm dày hơn tempera, màu bột phấn màu… Líp: K56 - SP Mỹ thuật Nội 13 Trường ĐHSP Hà Lịch sử mỹ thuật Việt Nam Trương Đức Tuân Cũng như các chất liệu khác lấy từ thiên nhiên làm gốc và được khúc xạ trong tâm hồn người nghệ sĩ đã dẫn tới màu sắc của sự sáng tạo, vì lụa rất khó khăn trong việc khai thác vỏ vật chất bên ngoài của sự vật mà chú tâm khai thác thần thái tinh cốt bên trong Từ bốc cục đến... độc đáo của ta ra phương Tây Tuy vậy, hơn nửa thể kỷ nhìn lại, so với sơn mài và các chất liệu khác, thì mảng tranh lụa đã được Vụ Mỹ Thuật - Nhiếp ảnh và Bảo tang Mỹ thuật Việt Nam phối hợp tổ chức như mong muốn tìm cơ hội phát triển cho tranh lụa Việt Nam Nhưng, mặc dù với con số khá ấn tượng là 154 tác phẩm được chọn triển lãm, theo các nhà chuyên môn và giới hoạ sĩ, thì trong đó thực sự những tác.. .Lịch sử mỹ thuật Việt Nam Trương Đức Tuân Tuy nhiên, từ những dấu hiệu sáng đó để hy vọng về một tương lai tươi sang cho tranh lụa Việt Nam, có lẽ vẫn còn quá mơ hồ Và mong khơi dậy sự phát triển của một thể loại tranh đậm đà sắc Việt vẫn còn xa xôi Nhưng, nói như hoạ sĩ Đỗ Đức, triển lãm và hội thảo chuyên đề đầu tiên về tranh lụa là một... chuyên tâm vào các chất liệu khác như sơn mài, khắc gỗ, đồ hoạ… Thực sự, những tác giả hiện tại chuyên tâm với chất liệu lụa hiện nay là gần như không có Tác phẩm Chiều Hoàng Thành của Vũ Đình Tuấn dùng gam màu vàng đỏ vương giả hoàn toàn thoát thực, đi rất xa với cái nhìn hiện thực thường thấy ở lụa truyền thống Nhưng những thớ lụa óng ả vẫn bật lên, hoạ sĩ đã đồ hình với cấu trúc hiện đại, khá thành... lòng người và đẹp mãi mãi với thời gian Tranh lụa là một trong những loại hình hội hội họa có khả năng biểu đạt rất cao Sử sách và các nguần tư liệu ta biết trong thời kỳ phong kiến đã có những bức tranh vẽ trên chất liệu lụa Mạc dù tranh không còn nhưng cũng chứng tỏ lụa là một chất liệ quen thuộc trong hội hoạ Á Đông cũng như hội hoạ cổ Việt Nam Tranh lụa là một nghệ thuật quan trọng của hội hoạ... cho mỹ thuật Việt Nam Ở tranh lụa nghệ sĩ không vẽ màu lên khắp mặt tranh để giữ chất mịn màng, óng ả của chất lụa tham gia vào mặt tranh Khi vẽ hoạ sĩ vẫn giữ nguyên các thớ lụa tạo cảm giác như luồn từng sợ tơ để dệt thành tranh, chất lụa tự nó đã nằm ngay ở ngọn nguồn cảm hứng nghệ thuật của hội hoạ 2 Đặc điểm của chất liệu 2.1 Cách tạo hình Nói đến nghệ thuật và những đặc tính của tranh lụa, về vấn... thuật Nội 23 Trường ĐHSP Hà Lịch sử mỹ thuật Việt Nam Tuân Trương Đức Kỳ lưng - Nguyễn Phan Chánh Góc bếp - Nguyễn Văn Nguyệt 24 Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội Lịch sử mỹ thuật Việt Nam Tuân Trương Đức Chợ vùng cao - Trần Quang Dũng Líp: K56 - SP Mỹ thuật Nội 25 Trường ĐHSP Hà Lịch sử mỹ thuật Việt Nam Tuân Trương Đức MỤC LỤC Trang Líp: K56 - SP Mỹ thuật Nội 26 Trường ĐHSP Hà . thuật Trường ĐHSP Hà Nội 1 Lịch sử mỹ thuật Việt Nam Trương Đức Tuân B. NỘI DUNG 1. Lịch sử phát triển chất liệu Từ thời xưa, người phương Đông đã biết dùng lụa để vẽ tranh, nhưng dùng như một. có nhiều bức tranh vẽ trên chất liệu lụa, một chất liệu quen thuộc của hội hoạ Á Đông cũng như hội hoạ Việt Nam. Hơn Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội 3 Lịch sử mỹ thuật Việt Nam Trương. lọc trong chương trình lịch sử mỹ thuật Việt Nam. - Kết hợp tham khảo một số tài liệu sách, báo, hiểu biết của bản thân… Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội 1 Lịch sử mỹ thuật Việt Nam

Ngày đăng: 23/04/2015, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan