Trong tất cả các nhiệm vụ chăm sóc – giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non, thì nhiệm vụ chăm sóc – giáo dục trẻ ở lứa tuổi 5 tuổi chuẩn bị bước vào lớp 1 là vô cùng quan trọng, đó là một bước n
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH CÓ KỸ NĂNG GIẢI
PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỈ"
Trang 2I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng hiểu được ý nghĩa của câu nói này Vâng trẻ em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là búp măng non đang từng ngày, từng ngày lớn lên mang theo những phẩm chất, trí tuệ, đạo đức của con người Việt Nam Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi luôn luôn được toàn xã hội quan tâm cũng như tạo điều kiện để trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện Bản thân tôi là một giáo viên mầm non trực tiếp chăm sóc – giáo dục trẻ, ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình, tôi đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một người giáo viên, xứng đáng là người mẹ thứ hai của trẻ Trong tất cả các nhiệm vụ chăm sóc – giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non, thì nhiệm vụ chăm sóc – giáo dục trẻ ở lứa tuổi 5 tuổi chuẩn bị bước vào lớp 1 là vô cùng quan trọng, đó là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ
Khi bước vào trường tiểu học tất cả đều trở nên xa lạ đối với trẻ về cả môi trường, hoạt động chủ đạo, mối quan hệ, thời gian sinh hoạt trong một ngày Như chúng ta đã biết, ở trường mầm non trẻ đang sống trong một môi trường được sự chăm lo chu đáo của các cô giáo mầm non, được các cô chăm sóc chu đáo từng bữa ăn giấc ngủ Nhưng khi lên lớp một trẻ phải sống trong môi trường học tập và tự lập, cần phải chuẩn bị cho trẻ một tâm thế vững vàng, sẵn sàng bước vào lớp 1 để trẻ tiếp cận môi trường mới một cách tốt nhất Nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến thức ở bậc tiểu học đạt hiệu quả nhất
Ở Trường mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, các yếu tố của hoạt động học tập đã xuất hiện, nhưng mới ở dạng sơ khai, học nhưng vẫn mang tính chất vui chơi
“Học mà chơi, chơi mà học” Khi lên tiểu học, việc học tập là hoạt động chủ yếu Quá trình chuyển đổi hoạt động chủ đạo sẽ tạo ra cho trẻ rất nhiều khó khăn, nhất là về mặt tâm lý Ở hoạt động học tập các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nội quy học tập, khả năng điều khiển tâm lý của bản thân Các em chưa ý thức được rõ giới hạn giữa chơi và học nên gặp nhiều khó khăn trong khi chuyển trạng thái từ hoạt động chơi sang học, trẻ chưa biết phân bố thời gian ôn bài giữa các môn sao cho phù hợp Đặc biệt, trẻ ở lứa tuổi này phải làm quen với phương pháp học tập mới, học nhiều môn khác nhau,
kể cả những môn các em không thích Nếu người lớn không có sự định hướng kịp thời, các em căng thẳng trước khối lượng lớn kiến thức mới, trừu tượng
Khi học tiểu học các mối quan hệ của trẻ thay đổi Nếu như ở lớp mầm non quan hệ
là cô và cháu (Cô là mẹ và các cháu là con) thì ở bậc tiểu học là quan hệ thầy và trò Các giờ học được quy định rõ ràng, có khoảng thời gian ngắn nghỉ giữa các tiết Nếu trẻ không tiếp thu được kiến thức ngay trong giờ học đó thì sẽ tạo lỗ hổng ngay Bởi lẽ thời
Trang 3gian khác sẽ dành cho những môn học khác và ngày hôm sau là thời gian dành cho những bài học mới Vì vậy buộc trẻ phải chú ý và tập trung cao độ để lĩnh hội các kiến thức cần thiết Trẻ lúc nào cũng có tâm trạng lo lắng nếu không theo kịp bạn bè các bạn sẽ cười chê khiến cho trẻ lúc nào cũng căng thẳng, tạo ra những biểu hiện tâm lý không tốt
Một vấn đề ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ ở lớp 1 đó là vấn đề từ phụ huynh, phụ huynh đa phần chưa ý thức được tầm quan trọng của học tập đối với con em mình, nên việc quan tâm, đốc thúc trẻ học là chưa cao Nắm được tình hình như vậy bắt buộc chúng ta phải chuẩn bị cho trẻ tính tự lập, ý thức cao, không ỷ lại
Vậy phải làm như thế nào để trẻ có thể học tập tốt ở tiểu học ? Đây quả thật là câu hỏi không dễ dàng nếu chúng ta không chuẩn bị cho trẻ về mọi mặt Tuy nhiên việc chuẩn bị đó không phải một sớm một chiều, đó là cả một quá trình lâu dài Những sự chuẩn bị đó phải đảm bảo được tính khoa học, tính kế thừa Những kiến thức đã được hình thành ở lứa tuổi mầm non cần phải được củng cố và mở rộng, hoàn thiện ở mức độ cao hơn giúp trẻ không bị thay đổi đột ngột khi chuyển sang hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang họat động học tập ở trường tiểu học
Xuất phát từ các lý do tôi đã nêu ở trên, bản thân tôi thấy việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ mầm non 5 tuổi vào lớp một là vô cùng cần thiết và quan trọng Chính vì vậy tôi chọn
đề tài: “Một số phương pháp nâng cao hiệu quả việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1”
II NỘI DUNG:
1 Cơ sở khoa học:
* Tuổi mầm non là bậc thang đầu tiên, làm nền móng cho những bậc thang tiếp theo của cuộc đời Nhiều nhà Giáo dục đã nói đến vai trò cần thiết của trường mầm non trong việc phát triển của trẻ Để vào lớp 1, trẻ cần được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học – hay còn gọi là “độ chín muồi” Vì thế một trong những yêu cầu quan trọng cần chuẩn bị để
giúp trẻ vào học tốt chương trình tiểu học là: Chuẩn bị tốt cho trẻ về các mặt: Đức – trí –
thể - mỹ - lao động – ngôn ngữ Ngoài ra cần chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt tinh thần để trẻ chuẩn bị vào lớp 1.
* Khi chuyển tiếp giữa bậc học mầm non và bậc học tiểu học phải đảm bảo sự kế thừa, tính khoa học Những kiến thức đã được hình thành ở lứa tuổi mầm non cần phải được củng cố và mở rộng, hoàn thiện ở mức độ cao hơn giúp trẻ không bị những thay đổi đột ngột khi chuyển từ hoạt động vui chơi – trường mầm non sang hoạt động học tập - trường tiểu học Việc chuẩn bị tốt cho trẻ về thể chất, tâm lý từ tuổi mầm non là yêu cầu quan trọng giúp trẻ thích ứng tốt với việc học tập ở bậc học tiểu học
Trang 4- Việc chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học được tiến hành thường xuyên và liên tục ở mọi lúc, mọi nơi và là nhiệm vụ của mọi lực lượng giáo dục: Gia đình, nhà trường, toàn
xã hội Đặc biệt trường mầm non cần chuẩn bị tốt mọi mặt, tạo cho trẻ tâm thế hứng thú, thích vào trường tiểu học
2 Cơ sở thực tiễn:
Năm học 2011 – 2012 tôi được nhà trường phân công dạy lớp Lá 1 tại điểm nội trú của trường cấp 2/3 Lớp Lá 1 có tất cả 20 cháu người sở tại Raglay đã học qua chương trình lớp Chồi và có biết Tiếng Việt Cùng dạy chung với tôi là một cô giáo mới vào nghành và đang trong thời gian tập sự Là một giáo viên được nhà trường phân công dạy lớp Lá nhiều năm, tôi đã tích lũy được cho mình một số kinh nghiệm trong việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ 5 tuổi Trong quá trình nuôi dạy trẻ tôi đã có những thuận lợi và gặp phải một số khó khăn sau:
a Thuận lợi:
- Lớp là điểm mượn của khu nội trú cấp 2/3 Có sân chơi rộng rãi thoáng mát, thuận tiện cho việc vui chơi của trẻ
- Cô giáo trẻ nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, nắm vững được các phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, nhất là trẻ mầm non 5 tuổi
- Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo nhà trường, cùng sự chia sẽ
và góp ý của các đồng nghiệp
b Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi như trên tôi thì tôi còn gặp phải những khó khăn trong việc
chuẩn bị tốt tâm thế để trẻ vào lớp 1 như:
- Trẻ chưa có tính tự lập trong mọi hoạt động, còn ỷ lại hay chưa tự tin vào bản thân mình dẫn đến việc chủ động thực hiện các công việc còn kém Số trẻ có tính tự lập, tự tin chỉ đạt 25 – 30% 80% trẻ chưa có thái độ và cách cư xử đúng với mọi người
- 80% trẻ chưa có sự hiểu biết nhiều về bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, các biểu tượng về thời gian, không gian Đa số trẻ chưa biết so sánh, phân tích, tổng hợp Chưa có các biểu tượng về toán, chữ cái và chữ viết
- Khả năng vận động còn chậm chạp Số trẻ bị suy dinh dưỡng chiếm 45%, số trẻ thấp còi chiếm 35% Trẻ không chịu ngủ trưa vì theo thói quen ở nhà trẻ hay theo bố mẹ lên rẫy hoặc đi chơi
- Khả năng cảm nhận cái đẹp xung quanh cuộc sống còn hạn chế, khả năng cảm thụ
âm nhạc yếu, chỉ có 20% trẻ biết tạo ra sản phẩm tạo hình đẹp mắt
Trang 5- 85 % trẻ chưa có các thao tác trong hoạt động học tập, các kỹ năng tự phục vụ.
- Cháu biết Tiếng Việt nhưng còn ít và vẫn sử dụng chủ yếu vốn tiếng Raglay để giao tiếp Giáo viên chưa học qua tiếng Raglay nên giao tiếp với trẻ còn gặp khó khăn Khả năng tiếp thu chữ cái và chữ viết còn chậm
- Cháu không thích lên lớp 1 vì sợ xa các bạn, xa trường mầm non và sợ phải học
III- CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
Nắm được tình hình của trẻ, và những thuận lợi, khó khăn như trên tôi đã đưa ra những phương pháp nhằm giúp trẻ chuẩn bị tốt tâm thế để vào lớp 1 như sau:
1 Chuẩn bị về mặt tình cảm – xã hội.
Sự phát triển các mặt tình cảm – xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ Chính việc phát triển lòng tự trọng, thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, khả năng tập trung, chấp hành những qui định chung và sự chỉ dẫn của người lớn là vô cùng thiết yếu giúp trẻ học tập tốt ở trường phổ thông sau này Khi trẻ tự tin vào chính bản thân mình, trẻ sẽ học được cách chủ động độc lập trong việc thực hiện các nhiệm vụ đến cùng Vì vậy hãy để trẻ tự làm và người lớn khích lệ trẻ Đối với trẻ ở lớp tôi do đa số là cháu sở tại, phụ huynh đa phần lại không biết chữ, nên việc kèm cặp các cháu học là điều rất khó khăn, vì vậy việc luyện tập cho cháu trong lớp tôi có tính tự lập cao là điều hết sức quan trọng
Nắm được đắc điểm và hoàn cảnh của trẻ như vậy tôi đã có những biện pháp giúp các cháu như: Giáo dục cho trẻ ý thức về bản thân như đặt các câu hỏi để kích thích trẻ biểu lộ những suy nghĩ, cảm xúc của mình; Thông qua tranh ảnh, hình vẽ, thơ, chuyện giáo dục trẻ có ý thức về những hành vi đúng, hành vi sai từ đó vận dụng giáo dục theo từng nội dung của chuyện nhằm phát triển những tình cảm xã hội cần thiết… Khuyến khích trẻ tự tổ chức các trò chơi đặc biệt là trò chơi phân vai theo chủ đề để trẻ biết tự phân vai và tự nhập vai, qua đó giúp trẻ có tính tự lập trong mọi tình huống chơi, tự lập làm các công việc được phân công, giúp trẻ phát triển tính tự tin, tự lực và sáng tạo
Ngoài ra tôi còn tạo cho trẻ sự ham học, khả năng tập trung chú ý bằng cách thiết kế những hoạt động thú vị vui nhộn, vừa sức cho trẻ như chơi xếp hình, nấu ăn, gieo hạt và quan sát sự lớn lên của cây,… Thông qua các hoạt động hay mọi lúc mọi nơi tôi còn giáo dục trẻ ý thức chấp hành nội qui, qui định ở trường, lớp học, những nơi công cộng, chấp hành luật an toàn giao thông Giáo dục trẻ ý thức và thái độ cư xử phù hợp đối với người thân trong gia đình như ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, chú, bác Giáo dục trẻ tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, cô giáo và những người lớn khác trong trường mầm non,
Trang 6đồng thời giúp trẻ có những biểu tượng chính xác về trường tiểu học, làm quen những môn học ở trường …, về các mối quan hệ giữa bạn bè, thầy cô giáo từ đó kích thích lòng mong mỏi,yêu mến, háo hức được đến trường học tập của trẻ
Để làm được điều này tôi đã xin ý kiến nhà trường tổ chức một buổi thăm quan trường tiểu học cho các cháu
Trẻ tham quan trường tiểu học
Trang 7Trẻ hứng thú khi được trải nghiệm.
Trang 8Mặc dù lên lớp 1 học ở trường khác, những các hoạt động học tập vẫn có những môn học các con yêu thích ở trường mầm non
2 Chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt trí tuệ.
Như tất cả chúng ta đều biết, để làm tiền đề cho trẻ mẫu giáo lớn bước vào lớp 1 một cách tốt nhất không thể không chuẩn bị tốt cho trẻ về tri thức Bởi tri thức là vô cùng quan trọng và cần thiết cho trẻ Trẻ có một trí tuệ tốt, trẻ thông minh, nhanh trí, nắm bắt được những kiến thức do cô giáo truyền đạt ở lứa tuổi mẫu giáo sẽ rất thuận lợi cho trẻ bước vào lớp 1 Điều này được thực hiện thông qua các hoạt động học tập
Phát triển tốt về mặt trí tuệ, sự hiểu biết vể bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, các biểu tượng về thời gian, không gian đồng thời có kỹ năng thực hiện hoạt động trí óc như biết so sánh, phân tích, tổng hợp Đó là những điều kiện cần thiết, là hành trang để trẻ tiếp thu, lĩnh hội chương trình học tập ở trường phổ thông một cách tự tin và vững vàng
Ở trẻ mẫu giáo lớn nhu cầu nhận thức muốn tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ, muốn khám phá được bản chất của sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ qua lại của các sự vật hiện tượng đó Song song với các môn học mang tính tìm hiểu về môi trường xung quanh của trẻ chúng ta còn cần đặc biệt quan tâm và rèn kỹ năng cho trẻ ở hai môn đó là: Làm quen với toán và làm quen với chữ viết Bởi hai môn học này là hai môn cơ bản, chủ yếu nhất của trẻ lớp 1 Vì thế việc chú trọng hai môn học này là vô cùng cần thiế Tôi đã xác định đây là hai môn học trọng tâm để dành nhiều thời gian cũng như đầu tư rèn kỹ năng cho trẻ Vào buổi sáng trong giờ đón trẻ một cô sẽ thực hiện nhiệm vụ đón trẻ, cô còn lại sẽ kèm cho những cháu yếu ; Hay trong giờ hoạt động góc khi chơi góc học tập tôi sẽ cho những cháu yếu vào góc học tập và kèm những cháu đó, cô còn lại sẽ bao quát lớp; Tổ chức hoạt động chiều lại tiếp tục cho các trẻ đó ra ngồi cùng một số bạn đã thông thạo chữ cái để học ( Cứ một bạn kèm một bạn),
Trang 9Các trẻ giúp nhau học chữ cái
tôi thấy cách thức này đem lại hiệu quả rất cao, trẻ rất hứng thú tham gia và thuộc bài nhanh, cô cũng đỡ vất vả rất nhiều Với những cháu khó nhớ các chữ cái, tôi thực hiện cho cháu học 1 chữ cái trong mấy ngày liên tiếp khi nào cháu nhớ được thì tôi mới chuyển sang chữ khác Tôi cũng luôn luôn quan tâm đến những cháu viết còn xấu, ngồi còn chưa đúng tư thế, cầm bút chưa đúng cách, tôi thường rèn những cháu đó rất nhiều vào những buổi chiều để giúp cháu tiến bộ
Ở môn toán cũng vậy, bắt buộc trẻ phải biết đếm, thêm bớt phân chia trong phạm vi
10, rồi nhận biết các khối, độ lớn, chiều cao của vật, biết các thao tác đo… Như chúng ta
đã biết, tiết toán là một tiết nhận thức khó, và cứng nhắc nên trẻ thường không thích học, bằng cách tạo ra những tiết học hấp dẫn, xuyên suốt và lo gic gây hững thú cho trẻ, kích thích trẻ học tập và tiếp thu các kiến thức được tốt hơn
Tiết học toán của trẻ
Trang 10Trong lớp có rất nhiều cháu kiến thức về toán còn yếu, vì thế tôi cùng cô giáo ở lớp đã lên kế hoạch cụ thể rèn trẻ yếu để trẻ tiếp thu kiến thức về toán đồng đều với các bạn ở lớp, đáp ứng yêu cầu so với độ tuổi
3 Chuẩn bị tốt cho trẻ về thể lực.
Bác Hồ của chúng ta có nói “Một tâm hồn minh mẩn trong một cơ thể cường tráng”, thật vậy một điều kiện quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của học sinh
là thể lực Thể lực phát triển tốt tạo điều kiện thuận lợi cho những tư chất, những yếu tố sinh học với tư cách là tiền đề vật chất của sự phát triển nhân cách Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không đơn thuần là sự chuẩn bị về lượng phát triển chiều cao và trọng lượng
cơ thể mà còn là sự chuẩn bị về chất, năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, độ khéo léo của bàn tay, tính nhanh nhạy của các giác quan Để có được thể lực tốt, cần tạo một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập cho trẻ một cách khoa học và hợp lý cả về thời gian cũng như phù hợp với đặc điểm phát triển riêng của từng trẻ giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và vui chơi đạt kết quả tốt nhất
- Xác định được tầm quan trọng của vấn đề này ngay từ đầu năm tôi đã bàn với cô giáo cùng lớp để thống nhất cách làm việc và vạch ra kế hoạch cụ thể để thực hiện tốt yêu cầu này như sau: Bám theo kế hoạch của nhà trường ngay từ những ngày đầu trẻ đến lớp chúng tôi đã tiến hành cân, đo và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ Chấm biểu đồ tăng trưởng, trên cơ sở đó phân loại sức khoẻ theo kênh, chiều cao theo cấp độ và phân loại theo bệnh tật của trẻ Tôi theo dõi, ghi kết quả lên bảng sức khoẻ để phụ huynh tiện theo dõi Sau đó tôi trao đổi cụ thể với phụ huynh của những trẻ có tình trạng sức khoẻ yếu, thể trạng nhỏ, ăn chậm… để phối hợp với gia đình cải thiện tình hình sức khoẻ cho các trẻ đó bằng các hình thức như: Cô động viên trẻ trước tập thể lớp, thưởng cho những trẻ
có tiến bộ