1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN phương pháp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 – 6 tuổi vào học lớp 1

22 546 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 866,5 KB

Nội dung

Những sự chuẩn bị đó phải đảm bảo được tính khoa học, tính kế thừa.Những kiến thức đã được hình thành ở lứa tuổi mầm non cần phải được củng cố và mở rộng, hoàn thiện ở mức độ cao hơn giú

Trang 1

SangKienKinhNghiem.org Tổng Hợp Hơn 1000 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Chuẩn

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH SƠN

TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA

Trang 2

Tô Hạp, ngày 5 tháng 4 năm 2012

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng hiểu được ý nghĩa của câu nói này.Vâng trẻ em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là búp măng non đangtừng ngày, từng ngày lớn lên mang theo những phẩm chất, trí tuệ, đạo đức củacon người Việt Nam Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi luôn luôn được toàn xã hộiquan tâm cũng như tạo điều kiện để trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện.Bản thân tôi là một giáo viên mầm non trực tiếp chăm sóc – giáo dục trẻ, ý thứcđược vai trò và trách nhiệm của mình, tôi đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ củamột người giáo viên, xứng đáng là người mẹ thứ hai của trẻ Trong tất cả cácnhiệm vụ chăm sóc – giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non, thì nhiệm vụ chăm sóc –giáo dục trẻ ở lứa tuổi 5 tuổi chuẩn bị bước vào lớp 1 là vô cùng quan trọng, đó

là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ

Khi bước vào trường tiểu học tất cả đều trở nên xa lạ đối với trẻ về cả môitrường, hoạt động chủ đạo, mối quan hệ, thời gian sinh hoạt trong một ngày Nhưchúng ta đã biết, ở trường mầm non trẻ đang sống trong một môi trường được sựchăm lo chu đáo của các cô giáo mầm non, được các cô chăm sóc chu đáo từngbữa ăn giấc ngủ Nhưng khi lên lớp một trẻ phải sống trong môi trường học tập

và tự lập, cần phải chuẩn bị cho trẻ một tâm thế vững vàng, sẵn sàng bước vàolớp 1 để trẻ tiếp cận môi trường mới một cách tốt nhất Nhằm giúp trẻ tiếp thukiến thức ở bậc tiểu học đạt hiệu quả nhất

Ở Trường mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, các yếu tố củahoạt động học tập đã xuất hiện, nhưng mới ở dạng sơ khai, học nhưng vẫn mangtính chất vui chơi “Học mà chơi, chơi mà học” Khi lên tiểu học, việc học tập làhoạt động chủ yếu Quá trình chuyển đổi hoạt động chủ đạo sẽ tạo ra cho trẻ rấtnhiều khó khăn, nhất là về mặt tâm lý Ở hoạt động học tập các em sẽ gặp nhiềukhó khăn trong việc thực hiện nội quy học tập, khả năng điều khiển tâm lý củabản thân Các em chưa ý thức được rõ giới hạn giữa chơi và học nên gặp nhiềukhó khăn trong khi chuyển trạng thái từ hoạt động chơi sang học, trẻ chưa biếtphân bố thời gian ôn bài giữa các môn sao cho phù hợp Đặc biệt, trẻ ở lứa tuổinày phải làm quen với phương pháp học tập mới, học nhiều môn khác nhau, kể

cả những môn các em không thích Nếu người lớn không có sự định hướng kịpthời, các em căng thẳng trước khối lượng lớn kiến thức mới, trừu tượng

Khi học tiểu học các mối quan hệ của trẻ thay đổi Nếu như ở lớp mầm non

Trang 3

quan hệ là cô và cháu (Cô là mẹ và các cháu là con) thì ở bậc tiểu học là quan hệthầy và trò Các giờ học được quy định rõ ràng, có khoảng thời gian ngắn nghỉgiữa các tiết Nếu trẻ không tiếp thu được kiến thức ngay trong giờ học đó thì sẽtạo lỗ hổng ngay Bởi lẽ thời gian khác sẽ dành cho những môn học khác vàngày hôm sau là thời gian dành cho những bài học mới Vì vậy buộc trẻ phải chú

ý và tập trung cao độ để lĩnh hội các kiến thức cần thiết Trẻ lúc nào cũng có tâmtrạng lo lắng nếu không theo kịp bạn bè các bạn sẽ cười chê khiến cho trẻ lúc nàocũng căng thẳng, tạo ra những biểu hiện tâm lý không tốt

Một vấn đề ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ ở lớp 1 đó là vấn đề từphụ huynh, phụ huynh đa phần chưa ý thức được tầm quan trọng của học tập đốivới con em mình, nên việc quan tâm, đốc thúc trẻ học là chưa cao Nắm đượctình hình như vậy bắt buộc chúng ta phải chuẩn bị cho trẻ tính tự lập, ý thức cao,không ỷ lại

Vậy phải làm như thế nào để trẻ có thể học tập tốt ở tiểu học ? Đây quả thật

là câu hỏi không dễ dàng nếu chúng ta không chuẩn bị cho trẻ về mọi mặt Tuynhiên việc chuẩn bị đó không phải một sớm một chiều, đó là cả một quá trình lâudài Những sự chuẩn bị đó phải đảm bảo được tính khoa học, tính kế thừa.Những kiến thức đã được hình thành ở lứa tuổi mầm non cần phải được củng cố

và mở rộng, hoàn thiện ở mức độ cao hơn giúp trẻ không bị thay đổi đột ngột khichuyển sang hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang họat động học tập ởtrường tiểu học

Xuất phát từ các lý do tôi đã nêu ở trên, bản thân tôi thấy việc chuẩn bị tâmthế cho trẻ mầm non 5 tuổi vào lớp một là vô cùng cần thiết và quan trọng.Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số phương pháp nâng cao hiệu quả việc chuẩn

bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1”

II NỘI DUNG:

1 Cơ sở khoa học:

* Tuổi mầm non là bậc thang đầu tiên, làm nền móng cho những bậc thangtiếp theo của cuộc đời Nhiều nhà Giáo dục đã nói đến vai trò cần thiết củatrường mầm non trong việc phát triển của trẻ Để vào lớp 1, trẻ cần được chuẩn

bị tâm lý sẵn sàng đi học – hay còn gọi là “độ chín muồi” Vì thế một trongnhững yêu cầu quan trọng cần chuẩn bị để giúp trẻ vào học tốt chương trình tiểu

học là: Chuẩn bị tốt cho trẻ về các mặt: Đức – trí – thể - mỹ - lao động – ngôn

ngữ Ngoài ra cần chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt tinh thần để trẻ chuẩn bị vào lớp 1.

* Khi chuyển tiếp giữa bậc học mầm non và bậc học tiểu học phải đảm bảo sự

kế thừa, tính khoa học Những kiến thức đã được hình thành ở lứa tuổi mầm noncần phải được củng cố và mở rộng, hoàn thiện ở mức độ cao hơn giúp trẻ không

Trang 4

bị những thay đổi đột ngột khi chuyển từ hoạt động vui chơi – trường mầm nonsang hoạt động học tập - trường tiểu học Việc chuẩn bị tốt cho trẻ về thể chất,tâm lý từ tuổi mầm non là yêu cầu quan trọng giúp trẻ thích ứng tốt với việc họctập ở bậc học tiểu học

- Việc chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học được tiến hành thường xuyên vàliên tục ở mọi lúc, mọi nơi và là nhiệm vụ của mọi lực lượng giáo dục: Gia đình,nhà trường, toàn xã hội Đặc biệt trường mầm non cần chuẩn bị tốt mọi mặt, tạocho trẻ tâm thế hứng thú, thích vào trường tiểu học

2 Cơ sở thực tiễn:

Năm học 2011 – 2012 tôi được nhà trường phân công dạy lớp Lá 1 tạiđiểm nội trú của trường cấp 2/3 Lớp Lá 1 có tất cả 20 cháu người sở tại Raglay

đã học qua chương trình lớp Chồi và có biết Tiếng Việt Cùng dạy chung với tôi

là một cô giáo mới vào nghành và đang trong thời gian tập sự Là một giáo viênđược nhà trường phân công dạy lớp Lá nhiều năm, tôi đã tích lũy được cho mìnhmột số kinh nghiệm trong việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ 5 tuổi Trong quátrình nuôi dạy trẻ tôi đã có những thuận lợi và gặp phải một số khó khăn sau:

cư xử đúng với mọi người

- 80% trẻ chưa có sự hiểu biết nhiều về bản thân, gia đình, môi trường xungquanh, các biểu tượng về thời gian, không gian Đa số trẻ chưa biết sosánh, phân tích, tổng hợp Chưa có các biểu tượng về toán, chữ cái và chữviết

- Khả năng vận động còn chậm chạp Số trẻ bị suy dinh dưỡng chiếm 45%,

số trẻ thấp còi chiếm 35% Trẻ không chịu ngủ trưa vì theo thói quen ởnhà trẻ hay theo bố mẹ lên rẫy hoặc đi chơi

- Khả năng cảm nhận cái đẹp xung quanh cuộc sống còn hạn chế, khả năngcảm thụ âm nhạc yếu, chỉ có 20% trẻ biết tạo ra sản phẩm tạo hình đẹp

Trang 5

- Cháu không thích lên lớp 1 vì sợ xa các bạn, xa trường mầm non và sợphải học.

III- CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:

Nắm được tình hình của trẻ, và những thuận lợi, khó khăn như trên tôi đãđưa ra những phương pháp nhằm giúp trẻ chuẩn bị tốt tâm thế để vào lớp 1 nhưsau:

1 Chuẩn bị về mặt tình cảm – xã hội.

Sự phát triển các mặt tình cảm – xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học vàphát triển toàn diện nhân cách của trẻ Chính việc phát triển lòng tự trọng, thựchiện nhiệm vụ một cách độc lập, khả năng tập trung, chấp hành những qui địnhchung và sự chỉ dẫn của người lớn là vô cùng thiết yếu giúp trẻ học tập tốt ởtrường phổ thông sau này Khi trẻ tự tin vào chính bản thân mình, trẻ sẽ họcđược cách chủ động độc lập trong việc thực hiện các nhiệm vụ đến cùng Vì vậyhãy để trẻ tự làm và người lớn khích lệ trẻ Đối với trẻ ở lớp tôi do đa số là cháu

sở tại, phụ huynh đa phần lại không biết chữ, nên việc kèm cặp các cháu học làđiều rất khó khăn, vì vậy việc luyện tập cho cháu trong lớp tôi có tính tự lập cao

là điều hết sức quan trọng

Nắm được đắc điểm và hoàn cảnh của trẻ như vậy tôi đã có những biện phápgiúp các cháu như: Giáo dục cho trẻ ý thức về bản thân như đặt các câu hỏi đểkích thích trẻ biểu lộ những suy nghĩ, cảm xúc của mình; Thông qua tranh ảnh,hình vẽ, thơ, chuyện giáo dục trẻ có ý thức về những hành vi đúng, hành vi sai từ

đó vận dụng giáo dục theo từng nội dung của chuyện nhằm phát triển những tìnhcảm xã hội cần thiết… Khuyến khích trẻ tự tổ chức các trò chơi đặc biệt là tròchơi phân vai theo chủ đề để trẻ biết tự phân vai và tự nhập vai, qua đó giúp trẻ

có tính tự lập trong mọi tình huống chơi, tự lập làm các công việc được phâncông, giúp trẻ phát triển tính tự tin, tự lực và sáng tạo

Ngoài ra tôi còn tạo cho trẻ sự ham học, khả năng tập trung chú ý bằng cáchthiết kế những hoạt động thú vị vui nhộn, vừa sức cho trẻ như chơi xếp hình, nấu

ăn, gieo hạt và quan sát sự lớn lên của cây,… Thông qua các hoạt động hay mọilúc mọi nơi tôi còn giáo dục trẻ ý thức chấp hành nội qui, qui định ở trường, lớphọc, những nơi công cộng, chấp hành luật an toàn giao thông Giáo dục trẻ ýthức và thái độ cư xử phù hợp đối với người thân trong gia đình như ông, bà,

Trang 6

cha, mẹ, anh, chị, em, chú, bác Giáo dục trẻ tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp vớibạn bè, cô giáo và những người lớn khác trong trường mầm non, đồng thời giúptrẻ có những biểu tượng chính xác về trường tiểu học, làm quen những môn học

ở trường …, về các mối quan hệ giữa bạn bè, thầy cô giáo từ đó kích thích lòngmong mỏi,yêu mến, háo hức được đến trường học tập của trẻ

Để làm được điều này tôi đã xin ý kiến nhà trường tổ chức một buổi thămquan trường tiểu học cho các cháu

Trẻ tham quan trường tiểu học

Trang 7

Trẻ hứng thú khi được trải nghiệm.

Trang 8

Mặc dù lên lớp 1 học ở trường khác, những các hoạt động học tập vẫn có những môn học các con yêu thích ở trường mầm non

2 Chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt trí tuệ.

Như tất cả chúng ta đều biết, để làm tiền đề cho trẻ mẫu giáo lớn bước vàolớp 1 một cách tốt nhất không thể không chuẩn bị tốt cho trẻ về tri thức Bởi trithức là vô cùng quan trọng và cần thiết cho trẻ Trẻ có một trí tuệ tốt, trẻ thôngminh, nhanh trí, nắm bắt được những kiến thức do cô giáo truyền đạt ở lứa tuổimẫu giáo sẽ rất thuận lợi cho trẻ bước vào lớp 1 Điều này được thực hiện thôngqua các hoạt động học tập

Phát triển tốt về mặt trí tuệ, sự hiểu biết vể bản thân, gia đình, môi trườngxung quanh, các biểu tượng về thời gian, không gian đồng thời có kỹ năng thựchiện hoạt động trí óc như biết so sánh, phân tích, tổng hợp Đó là những điềukiện cần thiết, là hành trang để trẻ tiếp thu, lĩnh hội chương trình học tập ởtrường phổ thông một cách tự tin và vững vàng

Ở trẻ mẫu giáo lớn nhu cầu nhận thức muốn tìm hiểu, khám phá những điềumới lạ, muốn khám phá được bản chất của sự vật, hiện tượng, các mối quan hệqua lại của các sự vật hiện tượng đó Song song với các môn học mang tính tìmhiểu về môi trường xung quanh của trẻ chúng ta còn cần đặc biệt quan tâm vàrèn kỹ năng cho trẻ ở hai môn đó là: Làm quen với toán và làm quen với chữviết Bởi hai môn học này là hai môn cơ bản, chủ yếu nhất của trẻ lớp 1 Vì thếviệc chú trọng hai môn học này là vô cùng cần thiế Tôi đã xác định đây là haimôn học trọng tâm để dành nhiều thời gian cũng như đầu tư rèn kỹ năng cho trẻ.Vào buổi sáng trong giờ đón trẻ một cô sẽ thực hiện nhiệm vụ đón trẻ, cô còn lại

sẽ kèm cho những cháu yếu ; Hay trong giờ hoạt động góc khi chơi góc học tậptôi sẽ cho những cháu yếu vào góc học tập và kèm những cháu đó, cô còn lại sẽbao quát lớp; Tổ chức hoạt động chiều lại tiếp tục cho các trẻ đó ra ngồi cùngmột số bạn đã thông thạo chữ cái để học ( Cứ một bạn kèm một bạn),

Trang 9

Các trẻ giúp nhau học chữ cái

tôi thấy cách thức này đem lại hiệu quả rất cao, trẻ rất hứng thú tham gia vàthuộc bài nhanh, cô cũng đỡ vất vả rất nhiều Với những cháu khó nhớ các chữcái, tôi thực hiện cho cháu học 1 chữ cái trong mấy ngày liên tiếp khi nào cháunhớ được thì tôi mới chuyển sang chữ khác Tôi cũng luôn luôn quan tâm đếnnhững cháu viết còn xấu, ngồi còn chưa đúng tư thế, cầm bút chưa đúng cách, tôithường rèn những cháu đó rất nhiều vào những buổi chiều để giúp cháu tiến bộ

Ở môn toán cũng vậy, bắt buộc trẻ phải biết đếm, thêm bớt phân chia trongphạm vi 10, rồi nhận biết các khối, độ lớn, chiều cao của vật, biết các thao tácđo… Như chúng ta đã biết, tiết toán là một tiết nhận thức khó, và cứng nhắc nêntrẻ thường không thích học, bằng cách tạo ra những tiết học hấp dẫn, xuyên suốt

và lo gic gây hững thú cho trẻ, kích thích trẻ học tập và tiếp thu các kiến thứcđược tốt hơn

Trang 10

Tiết học toán của trẻ.

Trong lớp có rất nhiều cháu kiến thức về toán còn yếu, vì thế tôi cùng cô giáo

ở lớp đã lên kế hoạch cụ thể rèn trẻ yếu để trẻ tiếp thu kiến thức về toán đồngđều với các bạn ở lớp, đáp ứng yêu cầu so với độ tuổi

3 Chuẩn bị tốt cho trẻ về thể lực.

Bác Hồ của chúng ta có nói “Một tâm hồn minh mẩn trong một cơ thể cườngtráng”, thật vậy một điều kiện quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình họctập của học sinh là thể lực Thể lực phát triển tốt tạo điều kiện thuận lợi chonhững tư chất, những yếu tố sinh học với tư cách là tiền đề vật chất của sự pháttriển nhân cách Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không đơn thuần là sự chuẩn bị

về lượng phát triển chiều cao và trọng lượng cơ thể mà còn là sự chuẩn bị vềchất, năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi củathần kinh, cơ bắp, độ khéo léo của bàn tay, tính nhanh nhạy của các giác quan

Để có được thể lực tốt, cần tạo một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, luyệntập cho trẻ một cách khoa học và hợp lý cả về thời gian cũng như phù hợp vớiđặc điểm phát triển riêng của từng trẻ giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạtđộng học tập và vui chơi đạt kết quả tốt nhất

- Xác định được tầm quan trọng của vấn đề này ngay từ đầu năm tôi đã bàn với

cô giáo cùng lớp để thống nhất cách làm việc và vạch ra kế hoạch cụ thể để thựchiện tốt yêu cầu này như sau: Bám theo kế hoạch của nhà trường ngay từ nhữngngày đầu trẻ đến lớp chúng tôi đã tiến hành cân, đo và khám sức khoẻ định kỳcho trẻ Chấm biểu đồ tăng trưởng, trên cơ sở đó phân loại sức khoẻ theo kênh,chiều cao theo cấp độ và phân loại theo bệnh tật của trẻ Tôi theo dõi, ghi kết quảlên bảng sức khoẻ để phụ huynh tiện theo dõi Sau đó tôi trao đổi cụ thể với phụhuynh của những trẻ có tình trạng sức khoẻ yếu, thể trạng nhỏ, ăn chậm… để

Trang 11

phối hợp với gia đình cải thiện tình hình sức khoẻ cho các trẻ đó bằng các hìnhthức như: Cô động viên trẻ trước tập thể lớp, thưởng cho những trẻ có tiến bộ.

Hình họp trao đổi với phụ huynh đầu năm học

Được sự cho phép của nhà trường, trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi

đã báo cáo tình hình sức khỏe của trẻ để phụ huynh nắm được tình hình sứckhỏe của con mình ở trường: Trẻ nào cũng ăn hết suất của mình, có nhiều trẻ cónhu cần ăn nhiều hơn định suất Thống nhất với phụ huynh chế đọ chăm sóc đặcbiệt với đối tượng trẻ suy dinh dưỡng( cho trẻ uống thêm sữa )

Giờ ăn của trẻ

Song song với việc quan tâm đến chế độ ăn uống, đến bữa ăn của trẻ,

Trang 12

chúng tôi còn phải chú ý đến giấc ngủ Luôn đảm bảo cho trẻ được ngủ đủ giấc,ngủ sâu giấc.

Hình ảnh trẻ ngủ ngon giấc

Với một số cháu khó ngủ tôi trao đổi với gia đình để kết hợp nhắc nhở động

viên trẻ kịp thời Cùng phụ huynh nhắc trẻ buổi tối đi ngủ sớm, để sáng mai đến lớp đúng giờ Chúng tôi luôn đảm bảo phòng ngủ ấm về mùa đông, mát mẻ về

mùa hè Đảm bảo phòng ngủ luôn yên tĩnh để trẻ ngủ tốt

Ngoài làm tốt công việc cho trẻ ăn, ngủ ta còn phải cho trẻ được vận động

hợp lý Bởi vì có vận động hợp lý sẽ kích thích cho trẻ ăn ngon miệng và ngủ sâuhơn Do đó tôi thực hiện nghiêm túc các hoạt động của trẻ trong một ngày, tổ

chức cho các cháu được vận động vui chơi ở tất cả các hoạt động như hoạt động ngoài trời, các trò chơi vận động, hoạt động góc, hoạt động thể chất

Ngày đăng: 24/07/2016, 07:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w