Lý do chọn đề tài Trẻ vào lớp 1 là bước ngoặt, từ trường mầm non chuyển lên bậc tiểu học đối với trẻnhỏ là một chặng đường mới đầy thú vị nhưng cũng đầy bỡ ngỡ nếu các bé không đượcchuẩ
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN CHUẨN BỊ TÂM THẾ CHO TRẺ 5
TUỔI VÀO LỚP 1,TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG
I Phần mở đầu:
1 Lý do chọn đề tài
Trẻ vào lớp 1 là bước ngoặt, từ trường mầm non chuyển lên bậc tiểu học đối với trẻnhỏ là một chặng đường mới đầy thú vị nhưng cũng đầy bỡ ngỡ nếu các bé không đượcchuẩn bị tâm lý từ sớm, bởi vậy việc chuẩn bị mọi mặt cho một trẻ vào lớp 1 được coi là hếtsức quan trọng.Trong những năm gần đây, khi điều kiện kinh tế phát triển, sự quan tâm, đầu
tư của một số bậc phụ huynh chuẩn bị cho trẻ vào lớp một càng mạnh mẽ hơn, quyết liệthơn Đó là một biểu hiện thực sự đáng mừng Tuy nhiên chuẩn bị những gì cho trẻ, đầu tưnhư thế nào cho đúng cái trẻ cần khi bước vào lớp 1 lại là vấn đề đang rất cần trao đổi, địnhhướng Thực tế cho thấy, rất nhiều vị phụ huynh vì quá lo lắng, quá nóng vội nên đã muốn “sắm sửa” cho trẻ những “ hành trang” chưa cần thiết, thậm chí rất sai lệch Trước những vấn
đề ấy, nhiều phụ huynh đã chọn giải pháp là cố gắng trang bị thật nhiều tri thức cho con, đểcon biết đọc, biết viết trước khi nhập học nhằm hạn chế việc con không theo kịp các bạncùng trang lứa, dẫn đến tâm lý sợ học và mặc cảm Thực ra, việc làm này tưởng chừng như
có lợi nhưng ngược lại Có thể kể ra một số sai lầm các bậc phụ huynh thường mắc phảinhư: Cho trẻ vào lớp 1 chưa đúng độ tuổi Có thể nói việc cho trẻ vào lớp 1 khi chưa tròn 6tuổi là điều hết sức tai hại Bởi lẽ khi chưa trò 6 tuổi thì chắc chắn các yếu tố về thể lực, kĩnăng, tâm lí, ngôn ngữ chưa đáp ứng với các yêu cầu vận động , sinh hoạt học tập, giaotiếp của học sinh lớp 1 Trẻ hơn nhau một vài tháng là khác hẳn về khả năng tiếp thu, vốnngôn ngữ và khả năng giao tiếp Chính vì vậy kết quả học tập không cao Hay dạy trướcnhững bài trong chương trình, sách giáo khoa lớp 1 Nhiều phụ huynh vì qua nôn nóng, lolắng đã bắt con học trước cả mấy tháng hè, kể cả đánh vần, tập viết, kể chuyện theo sáchgiáo khoa lớp 1.Chính vì vậy khi bước vào lớp 1 trẻ sẽ rất nhàm chán, mất hứng thú, chủquan không tập trung, ép trẻ học quá sớm vô tình chúng ta làm mất đi sự tập trung chú ý và
hứng thú học tập của trẻ sau này, đồng thời làm giảm đi sự phát triển của bộ chuẩn trẻ 5
Trang 2tuổi mà ở lớp Lá trẻ phải hoàn thiện mới vững vàng bước lên lớp 1 Mà họ không biết rằng,
ở lứa tuổi mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo Thông qua hoạt động vui chơi trẻ pháttriển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, thẩm mĩ qua đó nhằm phát triển toàn diệnnhân cách cho trẻ
Trẻ mẫu giáo là lứa tuổi khởi đầu làm quen với chữ cái, chữ viết là trẻ học đọc vànắm vững 29 chữ cái Cho nên trẻ phải nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái tiếng việtthông qua tri giác bằng tri giác âm thanh, nhận biết các chữ in hoa, in thường, viết,viếtthường, trẻ biết cách liên hệ các chữ cái với các từ đã học và tìm ra chữ cái có trong các từ
đó, làm quen với cách tách âm, ghép âm thông qua đó cho trẻ làm quen với các vị trí củacác âm trong từ, trẻ biết các kỹ năng ban đầu và tiếp tục đọc, viết, cách ngồi, cách cầm bút,
mở sách…Luyện khả năng chú ý có chủ định, biết tập trung, lắng nghe, yêu cầu những kỹnăng; nghe, nói (tiếp nhận, viết, biểu lộ), mở rộng vốn hiểu biết để hình thành 4 kỹ năngnghe, nói, đọc, viết cho trẻ đó mới chính là những chuẩn bị quan trọng nhất cho trẻ vào lớp
1 mà nhiều phụ huynh còn hiểu sai lệch, chưa nắm bắt được.Thực tế hiện nay trong cáctrường mầm non nói chung và trường mầm non Hoa Hồng nói riêng, tôi thấy rằng sự quantâm đúng mức tới việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 thực sự chưa đúng với mục tiêu ,đặc
điểm phát triển của trẻ Song hành với công tác tuyên truyền “ Thực hiện không dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ mẫu giáo” theo chỉ thị số 2325 ngày 28/6/2013 của Bộ GD&ĐT
đến phụ huynh giúp trẻ được học và chơi theo đúng độ tuổi của trẻ Chính vì vậy tôi đã chọn
đề tài “ Một số biện pháp tuyên truyền chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1, trường mầm non Hoa Hồng”.
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Mục tiêu của đề tài:
Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi một cách toàn diện về thể chất, tinh thần, kĩ năng xã hội để
có một tâm thế vững vàng chuẩn bị cho việc học tập ở lớp 1
Nhằm giúp phụ huynh nhận thức và góp phần giáo dục toàn diện về giáo dục pháttriển nhận thức, phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội, phát triển thẩm mĩ cho trẻ mầm non.Làm nền tảng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi bước vào phổ thông
Trang 3- Nhiệm vụ của đề tài:
Cung cấp cho trẻ 5 tuổi các kĩ năng cần thiết để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.Đồng thờigiúp trẻ hình thành và phát triển một số thói quen, một số năng lực của một học sinh
Sự kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giúp trẻ có kiến thức phổ thông đểvào lớp 1,yêu cầu các cháu phải làm quen với 29 chữ cái , qua đó nhận biết ,phát âm và viếtđược 29 chữ cái là một hành trang để trẻ vững vàng bước vào trường tiểu học
Dựa theo đặc điểm tình hình lớp, tâm lý phụ huynh và kinh nghiệm của cá nhân giáoviên đưa ra các biện pháp tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về việc chuẩn bị cho trẻ vàolớp 1: như chú ý đến đặc điểm phát triển của trẻ theo các lĩnh vực
3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1, ở TrườngMầm non Hoa Hồng
4 Giới hạn của đề tài
- Dựa trên khả năng hoạt động trong ngày của trẻ, và trong các hoạt động ngoài giờkhác
- Trao đổi, tuyên truyền qua các hoạt động đón trẻ đầu giờ, trả trẻ cuối ngày.Trao đổiqua sổ bé ngoan của trẻ ở phần thông tin của cô giáo với phụ huynh
- Thông qua các cuộc họp phụ huynh đầu năm, giữa năm, cuối năm Từ đó đưa ra cácbiện pháp phù hợp để áp dụng thực hiện có hiệu quả trong công tác tuyên truyền đến phụhuynh trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1
- Khuôn khổ nghiên cứu : Một số biện pháp tuyên truyền chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vàolớp 1
- Đối tượng khảo sát : Trẻ 5-6 tuổi , lớp Lá 1, trường Mầm non Hoa Hồng
- Thời gian nghiên cứu : Năm học 2016-2017
5 Phương pháp nghiên cứu
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Trang 4- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu; Qua đó tôi có thể nắm được một số lýluận cơ bản về công tác chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào học lớp 1.
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra;
Tìm hiểu tình hình thực tế, thực trạng công tác chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1
Điều tra về nhận thức của phụ hunh qua việc sử dụng phiếu thăm dò ở cuộc họp phụhuynh đầu năm học
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; Qua việc chăm sóc, giáo dục trẻ hàngngày trong các hoạt động để đúc kết kinh nghiệm và đưa ra các phương pháp phù hợp, vànắm được kiến thức, kỹ năng mà trẻ có được
- Phương pháp trao đổi, đàm thoại: sử dụng hệ thống câu hỏi
+ Tôi đặt câu hỏi đối với phụ huynh trẻ để nắm được nhận thực của họ đối với việcchuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1
+ Đặt ra câu hỏi đối với trẻ để tìm hiểu tâm thế, tâm lý của trẻ về việc thay đổi môitrường học tập
c) Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp lấy ý kiến của phụ huynh sau mỗi lần họp phụ huynh( họp đầu năm,giữa năm và cuối năm học )
II Phần nội dung:
1 Cơ sở lý luận
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là mục tiêu của giáo dục mầm non và là mục đích đầu tiênban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng đối vớitrẻ Tâm lý sẵn sàn đi học của mỗi trẻ phụ thuộc vào sự chuẩn bị đúng đẵn của trường mầmnon và đặc biệt là quan niệm của các bậc phụ huynh
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là chuẩn bị cho trẻ toàn diện về thể lực , nhận thức, ngônngữ, tình cảm xã hội , kĩ năng hoạt động cần thiết trong hoạt động học tập bằng phương
Trang 5pháp phù hợp với sự phát triển của trẻ, cùng với sự phối hợp thống nhất giữa gia đình vànhà trường mầm non.
Theo các công trình nghiên cứu khoa học, trẻ em dưới 6 tuổi cơ tay còn yếu, khi cầmbút chỉ viết được những nét sổ, nghiêng, cong Vì thế, trẻ chỉ nên tô theo những nét có sẵn,tập điều khiển cơ tay để dần dần học viết nét chữ Khi học viết sớm, cơ tay yếu, trẻ dễ cầmbút tùy tiện, sai tư thế ngồi viết và cách cầm bút Ngoài ra, khi phải ngồi nhiều để tập viết,làm toán, trẻ sẽ căng thẳng, mệt mỏi, cảm thấy bị áp lực Và nguy cơ tiềm ẩn nhất là khi đãbiết trước các kiến thức của lớp một, vào năm học, bé dễ chán và có thái độ chủ quan ảnhhưởng đến kết quả học tập
Hầu hết các bậc phụ huynh Việt Nam cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc chuẩn
bị cho bé trước khi vào lớp 1, bởi trường tiểu học là một thế giới rất lạ lẫm đối với bé Ở đó,
bé buộc phải trở nên độc lập hơn so với ở trường mẫu giáo hay ở nhà Không chỉ phải “biết
ăn biết ngủ” như trước đó, nay bé còn phải “biết học hành” Áp lực học tập, tuân thủ kỷ luật
ở trường tiểu học có thể khiến nhiều bé có tâm lý sợ đi học, ngay cả với những bé vốn dạn
dĩ trong giao tiếp
Nhiều phụ huynh tìm cách giải quyết bài toán này bằng cách cho bé học đọc học viếtsớm Dù việc đọc thông viết thạo có thể mang lại cho bé một số lợi thế trước mắt so với bạncùng trang lứa khi bắt đầu vào lớp 1; nhưng mặt khác nó cũng khiến bé có tâm lý chủ quan,
lơ là, cho rằng mình “biết rồi” nên không chú ý đến bài giảng Chưa kể là việc học sớm nhưvậy có thể khiến tuổi thơ của bé trở nên ngắn lại mà về lâu dài, lợi thế có được từ điều đócũng không tồn tại mãi
Theo chỉ thị số 2325 ngày 28/6/2013 của Bộ GD& ĐT thực hiện không dạy trướcchương trình lớp một cho trẻ mẫu giáo”
Để tiếp tục quán triệt , thực hiện thông tư số 17/2012/TT- BGD ĐT ngày 16/5/2012
về việc ban hành cấm dạy thêm , học thêm và chấm dứt việc dạy trước chương trình lớp 1
Tuổi thơ như búp trên cành, nhưng nhu cầu mong con mình được đọc thông viết thạongày càng lớn của phụ huynh ngày càng tăng, chính vì thế đòi hỏi cha mẹ và người làm giáo
Trang 6dục phải có sự thống nhất về phương pháp và sự hiểu biết đúng đắn để không “ có lỗi” vớiTrẻ , để mầm non tương lai được phát triển một cách toàn diện nhất.
- Lớp có đủ hai giáo viên/lớp và đều đạt trình độ trên chuẩn trở lên và công tácnhiều năm trong nghề, là giáo viên giỏi các cấp, luôn yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, năngđộng sáng tạo trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục
Học sinh được chia theo độ tuổi và thực hiện đúng chương trình của từng độ tuổitheo quy định của Vụ GDMN, nên việc nhận thức, kỹ năng, kỹ xảo về phát triển các mặtcủa trẻ trong lớp tương đối đồng đều
- Nguyên nhân chủ quan:
Trong mỗi giai đoạn phát triển trẻ đều mang những đặc điểm đặc trưng Việc chuyển
từ giai đoạn này sang giai đoạn khác là một sự chuyển biến mang tính nhảy vọt, có sự biếnđổi về chất và lượng Sự phát triển ở một giai đoạn nhất định vừa là kết quả của giai đoạntrước đó vừa là tiền đề cho bước phát triển của giai đoạn tiếp theo Nếu trẻ được phát triểntốt ở giai đoạn này cũng chính là sự chuẩn bị tốt cho giai đoạn tiếp theo
Tuy nhiên không phải trẻ em nào cũng dễ dàng thích nghi được và bước ngoặc này làmột sự kiện quan trọng khiến các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục cần phải quan tâm Mộtmặt là để giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu trong suốt thời kì mẫu giáo, mặt khác tích cựcchuẩn bị cho trẻ đủ điều kiện để thích nghi với cuộc sống ở trường phổ thông, với hoạt độngchủ đạo là hoạt động học tập
Trang 7Thế nhưng không phải ai cũng nhận thức vai trò quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻvào lớp 1 và cũng không phải ai cũng nhận thức được những việc làm cần thiết để chuẩn bịcho trẻ vào lớp 1
Nhiều công trình khoa học đã chứng minh rằng ở trẻ nhỏ nếu luyện tập quá sớm khicác bộ phận chức năng chưa thành thục sẽ tốn nhiều công sức của người dạy và làm khổ contrẻ Nhưng ngược lại, sự luyện tập vào lúc chớm nở sẽ gây được hào hứng và giúp trẻ tiến
bộ nhanh chóng Luyện tập đúng lúc vừa gây được hứng thú vừa có hiệu quả cao
- Nguyên nhân khách quan:
Tuy nhiên đặc điểm tình hình lớp khá đông: 35 cháu Đa số các cháu ở xa trường,phụ huynh đa phần làm nông nghiệp nên công việc bận rộn quanh năm, sự quan tâm đếncon em có nhiều hạn chế, việc chuẩn bị tâm thế cho con còn lệch lạc, hoặc một số phụhuynh lại thờ ơ ,không quan tâm tới giai đoạn quan trọng này của bé Cơ sở vật chất cònnhiều thiếu thốn
Bên cạnh đó, chính một số giáo viên tiểu học là phụ huynh của lớp đã yêu cầu quácao ở trẻ bước đầu chuẩn bị vào lớp 1, dẫn đến sự hoang mang nơi phụ huynh: “Trong khiMầm non không học viết chữ, lên lớp 1 bé phải nghe chép, tính toán vì thế một số phụhuynh chọn giải pháp là tìm nơi luyện chữ và học trước chương trình lớp 1 cho con mình”
Qua thống kê trong buổi họp phụ huynh đầu năm, để thăm dò tâm lý phụ huynh trongcông tác chăm sóc giáo dục trẻ và chuẩn bị cho trẻ cho trẻ vào lớp 1, ngay từ buổi họp phụhuynh đầu năm học tôi đã gửi tới phụ huynh phiếu thăm dò
- Phiếu phát ra: 35 phiếu/35 phụ huynh, Thu vào 35 phiếu với kết quả :
+ 25 phiếu mong muốn trẻ phải đọc thông viết thạo ,và biết tính toán trước khi vàolớp 1 và giáo viên nên viết mẫu vào vở cho trẻ học viết cũng như ghép từ
+ 10 phiếu yêu cầu giáo viên giúp trẻ nhận biết và phát âm 29 chữ cái, và hoànthành các lĩnh vực phát triển
Qua đó cho thấy đa phần phụ huynh đều có mong muốn con mình được học trướcchương trình lớp 1, đó là một vấn đề nan giải, thiết nghĩ cần phải tuyên truyền đến phụ
Trang 8huynh kịp thời, vì thế tôi quyết định lập kế hoạch đưa ra một số biện pháp giúp phụ huynhcùng phối kết hợp “chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1”
- Đa phần phụ huynh chưa nắm được nguyên tắc phù hợp giữ nội dung, phương phápdạy học với đặc điểm hình thái chức năng tâm lí ở lứa tuổi này
- Phụ huynh có nhận định chưa đúng về việc cần chuẩn bị những gì? Chuẩn bị nhưthế nào? cho trẻ vào lớp 1.Tâm lí lo sợ trẻ sẽ không theo kịp bạn bè
Nhiều phụ huynh thiếu tin tưởng vào nhà trường, cô giáo chủ nhiệm nên vẫn cho trẻtham gia các lớp học viết chữ cái , làm toán vào các ngày nghĩ.Mong muốn trẻ biết trước đểkhi vào lớp 1 không bị bỡ ngỡ, lạ lẫm
- Lớp có đủ hai giáo viên/lớp và đều đạt trình độ trên chuẩn trở lên và công tácnhiều năm trong nghề, là giáo viên giỏi các cấp, luôn yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, năngđộng sáng tạo trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục
Học sinh được chia theo độ tuổi và thực hiện đúng chương trình của từng độ tuổitheo quy định của Vụ GDMN, nên việc nhận thức, kỹ năng, kỹ xảo về phát triển các mặtcủa trẻ trong lớp tương đối đồng đều
Trang 9- Nhiều phụ huynh trình độ nhận thức còn hạn chế,ít quan tâm đến con em mình,hoặc có phụ huynh thì quan tâm quá mức dẫn đến nhận thức sai lệch trong việc chuẩn bịtâm thế cho trẻ vào lớp 1.
3 Nội dung và hình thức của giải pháp
a Mục tiêu của giải pháp.
Hiện nay nhiều phụ huynh cứ quan niệm sai lầm về việc chuẩn bị cho trẻ học lớp 1không chỉ ở các Thành phố , thị xã, những vùng kinh tế phát triển mà ở vùng sâu, vùng xa,vùng đồng bào dân tộc Nhiều gia đình cho rằng để chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo cần dạy trướccho trẻ chương trình lớp 1 mà cụ thể là học đọc, viết, làm toán.Vì vậy họ đã nôn nóng chocon đi học chữ , học tính, kèm cặp con học chữ tại nhà ,hoặc yêu cầu cô mẫu giáo dạy chữcho con họ với những mong muốn con mình sẽ đọc thông viết được,bất chấp nguyên tắc đòihỏi sự phù hợp giữa nội dung phương pháp dạy học với đặc điểm hình thái chức năng tâm
lý ở lứa tuổi này.Thực trạng trên đã gây không ít khó khăn trong việc tuyên truyền giáo dụcmầm non Nếu không dạy học, dạy viết ở lớp mẫu giáo 5 tuổi thì phụ huynh không hài lòng, một số phụ huynh còn đưa con đến học ở các lớp tư thục Áp lực từ phía phụ huynh đãkhiến một số cơ sở tư thục chấp nhận để giáo viên mầm non làm thay công việc của giáoviên tiểu học mặc dù không được đào tạo một cách bài bản về dạy chương trình tiểu học.Mặt khác không ít phụ huynh phó mặt con em họ cho cơ sở giáo dục mầm non, do vậykhông tạo được sự thống nhất trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ dẫn đến hiệu quả củacông tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 không cao,và đôi lúc bị sai lệch
Phụ huynh nắm bắt và biết trẻ được tham gia và học những gì thông qua những hoạtđộng ở trường, kết hợp cùng nhà trường và cô giáo chủ nhiệm có những biện pháp thiếtthực, hữu ích trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1một cách tự nhiên, nhẹ nhàng,không mang tính áp đặt, kìm hãm sự phát triển của trẻ
Giúp phụ huynh nhận thức đúng về sự phát triển của trẻ 5 tuổi để thống nhất , phốihợp trong chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục giữa gia đình ,nhà trường, và xã hội.Xác định rõ mục đích là tìm ra những biện pháp hiệu quả, có tính thuyết phục cao để tuyên
Trang 10truyền phụ huynh trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 của lớp lá 1, trường mầmnon Hoa Hồng theo chương trình mầm non mới hiện nay.
Giáo viên giúp phụ huynh hiểu được đặc điểm tâm, sinh lí của từng lứa tuổi Kết hợpvới nhà trường và cô giáo chủ nhiệm để có những biện pháp tốt phát triển toàn diện cho trẻ
để chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1 Không có suy nghĩ sai lệch, ép buộc trẻ phải học trướcchương trình lớp 1, gây cho trẻ áp lực, kìm hãm về tâm lí
b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
* Biện pháp 1: Chuẩn bị cho trẻ về các mặt phát triển theo chương trình giáo dục Mầm non.
* Chuẩn bị về mặt thể chất:
Điều kiện vật chất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của người họcsinh là thể lực Thể lực phát triển tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những tư chất,những yếu tố sinh học với tư cách là tiền đề vật chất của sự phát triển nhân cách có
cơ hội phát huy tác dụng Trẻ có thể lực tốt, khỏe mạnh, tăng cân đều da dẻ hồnghào… tất cả các yếu tố này giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động học tập vàvui chơi đạt kết quả tốt nhất.Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không đơn thuần là sự chuẩn bị
về lượng phát triển chiều cao và trọng lượng cơ thể mà còn là sự chuẩn bị về chất cụ thể lànăng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh,cơ bắp,
độ khéo léo của bàn tay, tinh nhạy của các giác quan…Để có được các phẩm chất đó, côgiáo cần tạo một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập…cho trẻ một cách khoahọc và hợp lý cả về thời gian cũng như phù hợp với đặc điểm phát triển riêng của từng trẻ
- Giáo viên thực hiện đúng chế độ sinh hoạt trong một ngày từ đón trẻ đến trảtrẻ: Thường xuyên tổ chức cho trẻ tập thể dục buổi sáng, tập đúng, đủ các động tác.Cho trẻ hoạt động ngoài trời: giáo viên cần tổ chức một cách khoa học nội dung bám sáttheo từng chủ đề, cho trẻ chơi các trò chơi vận động thay đổi phù hợp độ tuổi, phù hợp chủ
đề đang thực hiện Tổ chức tốt các hoạt động chơi và hoạt động học, cho trẻ ngủ đúng giờ,ngủ sâu và đủ giấc Quan tâm đến những trẻ khó ngủ, hay nói chuyện trong giờ ngủ…
Trang 11Ví dụ: Lớp tôi có cháu Minh, cháu Lâm rất khó ngủ, ở nhà phụ huynh bảo 3cháu không bao giờ ngủ trưa đã là thói quen của cháu rồi Đến lớp giờ ngủ cháuhay trằn trọc, lăn qua lăn lại không ngủ, tôi luôn quan tâm, đến gần nằm cạnhtrẻ vỗ về xoa mông cháu như vậy cháu sẽ ngủ ngay, làm vài ngày như vậy trẻ sẽ có thóiquen ngủ trưa rất tốt, phụ huynh rất hài lòng.Khuyến khích, động viên trẻ tự xúc ăn, ăn hếtxuất, ăn không quá lâu Những trẻ ăn quá chậm tôi có biện pháp động viên trẻ như: tuyêndương vào cuối ngày nếu ngày đó trẻ ăn có nhanh hơn một chút, hoặc con ăn nhanh chiều
cô cho cắm cờ, hoa bé ngoan Mọi lúc mọi nơi tôi đều khuyến khích trẻ: con ăn nhiều sẽ cómột cơ thể khỏe mạnh, thông minh học giỏi Đặc biệt chú ý tư thế ngồi học của trẻ Cần chú
ý quan tâm đến những cháu ít vận động, chưa tham gia tích cực vào hoạt động
Ví dụ: Lớp tôi đầu năm có một số cháu: Đạt, Kim Anh giờ học, giờ chơi đềurất thụ động, ngồi yên một chỗ, bạn rủ cũng không chơi Tôi thấy vậy liền rủ 3cháu cùng chơi với cô, hướng dẫn trẻ chơi, khuyến khích động viên từng trẻ, rồi
rủ vài cháu khác cùng vào chơi Sau vài lần như vậy cảm thấy cháu rất thíchchơi, vui vẻ, tích cực, tính thụ động của trẻ đã biến mất từ lúc nào không biết.Tôi thấy rằng: Làm được tất cả các điều trên là ta đã chuẩn bị cho trẻ tốt về mặtthể lực Trẻ được vận động hợp lý, ăn ngủ tốt sẽ có một thể lực tốt, trẻ khỏemạnh, tăng cân đều, vận động tốt, ít ốm đau sẽ hạn chế được các bệnh truyền
- Tăng cường tính tự lập trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân
- Luyện tập thường xuyên khả năng vận động thô: Chạy sức bền, trèo leo xuống thang, đi trên ghế băng đầu đội túi cát…
- Phát triển vận động tinh, sự khéo léo của đôi bàn tay, các giác quan, tự xỏ quai giày, tự cài nút áo, tự xếp quần áo sau khi thay đồ.Các thói quen này rất có ích cho trẻ hình thành tính độc lập, không phụ thuộc ỷ lại vào người khác.
- Trẻ được cô phân công, công việc trực nhật : Xếp bát, thìa, bê đồ ăn phụ cô, thông qua hành động này trẻ còn học được một số quy luật trong phép đếm
VD : Có 10 bạn thì xếp 10 cái thìa…
Trang 12- Cho trẻ chơi một số trò chơi đòi hỏi sự khéo léo, sáng tạo trong giờ vui chơi ngoài trời hay giờ tạo hình.
Thông qua hoạt động khám phá khoa học dạy trẻ biết các bộ phận của cơ thểngười, tìm hiểu về động vật thực vật, một số hiện tượng tự nhiên Khám phá về xãhội: tìm hiểu về bản thân, gia đình, họ hàng cộng đồng, tìm hiểu về trường lớpmầm non, tiểu học, một số nghề phổ biến trong xã hội, các danh lam thắng cảnh vàcác ngày hội, ngày lễ…Các kiến thức đó được trải dài trong 10 chủ đề trong năm.Rèn luyện các thao tác trí tuệ, kích thích những hứng thú đối với hoạt động trí
óc như ham hiểu biết, kích thích khám phá những điều mới lạ…gợi mở, khuyến khích trẻquan sát sự vật, hiện tượng xung quanh Biết phát hiện, so sánh các đặc điểm riêng biệt củacác sự vật hiện tượng (các con vật, cỏ cây, hoa lá, hiện tượng thời tiết…) biết phán đoán,suy luận qua nhiều câu đố, trò chơi, chuyện kể…giúp trẻ hiểu biết thêm thế giới xungquanh Rèn luyện sự tập trung chú ý, ghi nhớ có chủ định, linh hoạt trong việc sử dụng cácthao tác trí tuệ, kích thích trẻ năng động, sáng tạo, ham tìm tòi khám phá.Khả năng địnhhướng trong không gian và thời gian cũng là một biểu hiện của sự phát triển trí tuệ Việcxác định được vị trí không gian, thời gian của các sự vật 4 hiện tượng: mình đang ở đâu, vật
ở trên dưới, trước sau, phải trái …mình đang ở thời điểm nào của thời gian: sáng, trưa,chiều, tối bây giờ là mùa đông hay mùa thu, mùa xuân hay mùa hè…Biết ước tính quá khứ,hiện tại và tương lai tức là biết được “bây giờ”, “lát nữa”, “hôm qua”, “ngày mai” “nămngoái”, “năm nay” “sang năm”…dạy trẻ nhận biết đếm thành thạo đến 10, biết so sánh,thêm bớt tạo nhóm có số lượng 10,phân chia 10 đối tượng thành 2 nhóm và biết kết quả các
Trang 13nhóm Nhận biết các chữ số 1-10 và các số liền trước, liền sau, cung cấp cho trẻ biết sốchẵn, số lẻ… được thể hiện trong hoạt động làm quen với toán Nhận biết và phát âm thànhthạo 29 chữ cái, nhận biết các chữ cái có trong từ, cụm từ, nhận biết các chữ cái thông quatrò chơi… thông qua hoạt động làm quen với chữ cái Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ, câuchuyện dành cho lứa tuổi biết đánh giá các nhân vật trong chuyện… thông qua hoạt độnglàm quen văn học Đó là điều kiện cần thiết để trẻ tiếp thu, lĩnh hội chương trình học tậpcũng như tham gia vào các hoạt động khác ở trường phổ thông.Môi trường trang trí cũng rấtquan trọng, góp phần giúp trẻ phát triển trí tuệ thông qua hoạt động chơi, học cùng cô, bạn.
Ở lớp tôi có trang trí góc “Bé vui học toán” ở đó những đồ vật, con vật theo chủ đề,
có số lượng thay đổi theo chương trình trẻ đang học đặc biệt ở góc này tôi và trẻ cùng thựchiện, giống như trẻ đang chơi mà lại học Hoạt động này trẻ vô cùng thích và đây là một góc
mở của lớp tôi
Ví dụ: Tuần này trẻ học làm quen với toán đề tài: “Một tuần của bé” sau giờ học tôicùng trẻ thực hiện góc này: cùng trẻ gắn thứ tự các ngày trong tuần : Thứ hai- thứ ba…chủnhật Hoặc tuần này cháu học “Bé đếm đến 9”, lớp đang thực hiện chủ đề “Động vật” tôicùng các cháu thực hiện: Cùng dán con vật có số lượng 8, và cùng tìm chữ số tương ứng.Tôiluôn tổ chức chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ đúng thời gian biểu, không bao giờ cắt xắn
Tổ chức các hoạt động một cách khoa học, có hiệu quả, thường xuyên sử dụng câu hỏi mở
để phát triển tư duy cho trẻ
Ví dụ: Giờ học làm quen văn học: Câu chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn”Ngoài câu hỏi đàm thoại theo nội dung câu chuyện tôi còn hỏi thêm:
+Nếu cháu là Thỏ em cháu sẽ làm gì khi gặp Sóc và Nhím ?
+Qua câu chuyện cháu học được gì ở Thỏ anh ? Hoặc giờ học: Khám phá
khoa học: “Nước đối với đời sống con người” Tôi hỏi thêm:
+Con làm gì để bảo vệ nguồn nước ?
- Tận dụng mọi cơ hội để kích thích hứng thú của trẻ đối với hoạt động trí óc: tự giải quyết một số tình huống xảy ra hàng ngày,có sự hiểu biết cơ bản về bản thân, gia đình, xã hộ , biểu tượng về thời gian, không gian, một số kĩ năng cơ bản về toán học.
Trang 14Ví dụ; Bảng thời tiết, lịch
Trò chơi lập kế hoạch đi du lịch, chơi trốn tìm
- Phát triển tư duy thông qua kể chuyện, đàm thoại, đặt câu hỏi về nội dung,suy luận, phán đoán thông qua câu đố , trò chơi.
- Dạy trẻ biết viết tên mình một cách tự nhiên không gò ép, điểm danh bằng bảng tên, nhận ra tên mình trên bài tập cá nhân.
- Cho trẻ làm quen chữ cái thông qua một số trò chơi
+ Tìm từ phụ hợp với hình
+ Tìm chữ đã học thông qua bài thơ
VD: Tìm chữ cái “u-ư” trong bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề”
+ Luyện phát âm thông qua thơ, đồng dao
+ Trò chơi sao chép chữ
- Cho trẻ làm quen nhiều kiểu chữ: Chữ in thường, viết thường, in hoa ,viết hoa.
- Trong giờ học tôi cho trẻ làm quen một số thuật ngữ toán học như : “ Nhiều hơn, ít hơn” ,những con số.
+ Giờ làm quen văn học: Tôi đọc truyện ,kể cho trẻ nghe và cho trẻ xem hình ảnh, kể lại truyện theo ghi nhớ và tưởng tượng.
* Chuẩn bị về mặt tình cảm xã hội:
Dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ, ứng xử với mọi người xung quanh, lễ phép,kính trọng người lớn, đoàn kết thân ái với bạn bè, thông cảm thương xót nhữngngười bất hạnh Biết được vị trí của mình trong gia đình và trong xã hội (là con ai,cháu ai, em hay anh chị của ai, là học sinh lớp nào…) và cách ứng xử phù hợp vớivai trò của mình Giáo dục hành vi và qui tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt ở giađình, trường lớp, cộng đồng gần gũi…giáo dục trẻ biết quan tâm bảo vệ môitrường Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiệntượng xung quanh… Là sự chuẩn bị rất cần thiết để giúp trẻ thích nghi tốt với môi
Trang 15trường học tập mới Thông qua các hoạt động mang tính tập thể, trẻ làm quen dầnvới sinh hoạt trong nhóm bạn bè, qua đó làm nảy nở trẻ những động cơ xã hội tốtđẹp, hào hứng được đi học, được trở thành một người học sinh Được trải nghiệmnhững câu chuyện kể, các trò chơi, sử dụng những đồ dùng học tập của lớp một,tham quan trường tiểu học (chủ điểm trường tiểu học) giúp trẻ có những biểutượng chính xác về trường phổ thông về các mối quan hệ giữa bạn bè, thầy cô giáo
…Từ đó kích thích được sự háo hức đến trường học tập của trẻ Hình thành nhữngthói quen vệ sinh cá nhân, tính tự lập và khả năng tự phục vụ trong các công việcsinh hoạt hàng ngày vừa sức cũng là một khía cạnh quan trọng cho trẻ trước khibước vào trường phổ thông
Ví dụ: Tập trẻ có thói quen lao động tự phục vụ như: Tự rửa mặt, chải răng hàngngày, tự xếp bàn ghế giờ ăn, giờ học, nhặt rác trên sân trường, từ bê giườngngủ…Khuyến khích trẻ làm những việc nhỏ giúp đỡ cô giáo như: Sắp xếp kệ đồchơi, quét lớp…Ở lớp tôi có trang trí góc lễ giáo, ở đó có những hình ảnh đẹp mang tínhgiáo dục cao như: Bé mời nước cho ông, bà, bé giúp đỡ ba mẹ, cụ già, biết vòng tay chàokhách đến nhà, biết nhận quà bằng hai tay…thông qua góc đó giáo dục trẻ biết kính trọng, lễphép với người lớn, giúp đỡ cụ già, em nhỏ, mọi người xung quanh…
Ví dụ: Vào buổi chiều tôi cùng trẻ về góc lễ giáo Tôi hỏi trẻ qua hình ảnh:
+ Hình ảnh gì ? Con có nhận xét gì về hình ảnh này ?
+ Con đã làm được điều đó chưa?
+ Con kể những việc tốt mà con đã làm ?
Những hình ảnh tôi luôn thay đổi thường xuyên, hình ảnh đẹp mắt có sức hấp dẫn,phù hợp độ tuổi đặc biệt phải có tính giáo dục cao.Giáo dục tình cảm xã hội được tích hợpvào trong tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ, trong cả hoạt động học và chơi phù hợpchủ đề, đề tài đang thực hiện một cách phong phú, hiệu quả Để chuẩn bị tốt cho trẻ về mặttình cảm xã hội nghe thì như dễ mà mà lại rất khó vì độ tuổi của trẻ chưa có thể nhận thứcđược vấn đề Chính vì vậy giáo dục cho trẻ thông qua hoạt động góc, mọi lúc, mọi nơi, quacác giờ nêu gương…nhưng phải thường xuyên để hình thành kỹ năng, thói quen cho trẻ
Trang 16- Thông qua hình thức tham quan, dã ngoại trẻ hiểu được và chấp hành những nội quy, quy định chung của nơi trẻ đến.
- Giáo dục trẻ tạo dựng mối quan hệ tốt với bạn bè và người lớn xung quanh: cô giáo, người thân( ông, bà, cha, mẹ, cô ,dì, chú bác…).Thông qua các ngày lễ hội Tôi cho trẻ làm các tấm thiệp và ghi lời chúc mừng.
- Thông qua tranh ảnh, thơ truyện: đặt câu hỏi kích thích trẻ biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình thông qua trò chơi phân vai.VD : trò chơi gia đình
- Tổ chức trò chơi vận động, trò dân gian giúp trẻ tự tin và sáng tạo
* Chuẩn bị về mặt ngôn ngữ:
Ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển tốt là phương tiện quan trọng để phát triển trí tuệ
và giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt ở trường phổ thông Hình thành vàphát triển những kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết là rất quan trọng Đó là nềntảng để trẻ hiểu về thế giới chữ viết và tiếp nhận nhiều tri thức mới thông qua cáchoạt động sinh hoạt, học tập, lao động, qua các buổi tham quan, dạo chơi…cầnkhuyến khích trẻ sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo, mở rộng vốn từ về thếgiới xung quanh Tập cho trẻ biết diễn đạt những gì mình muốn nói một cách rõràng, mạch lạc, không nói ngọng, nói lắp Trẻ có ngôn ngữ mạch lạc phát triển tốtthì đồng thời các quá trình tâm lý như tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giác… củatrẻ cũng phát triển tốt
Bên cạnh đó chuẩn bị cho việc đọc, viết: như cho trẻ tiếp xúc với chữ viết trong môitrường xung quanh, nhận dạng và phát âm các chữ cái, tô chữ cái, từ,xem và nghe đọc cácloại sách Cho trẻ làm quen với cách đọc, hướng đọc, từ phảisang trái, từ dòng trên xuốngdòng dưới, đọc truyện qua các tranh vẽ, đọc phải diễn cảm, các tranh vẽ phải đẹp và to, chữviết rõ ràng.Dạy trẻ làm quen chữ cái thông qua giờ học: Làm quen chữ cái, tôi tổ chức giờhọc không những đúng phương pháp mà còn phải phong phú qua các giờ học làm quen, tròchơi với chữ cái… giúp trẻ nhận biết được 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt, nhậnbiết các chữ cái có trong từ, cụm từ Cho trẻ làm quen với các kiểu chữ in thường, viếtthường, in hoa viết hoa để làm tiền đề cho việc bước vào lớp một.Không những trong giờ
Trang 17học làm quen với chữ cái mà thông qua các hoạt động khác, mọi lúc mọi nơi ta cũng cầngiúp trẻ phát triển ngôn ngữ Do vốn từ của trẻ chưa phong phú, trẻ chưa có khả năng hiểunghĩa của từ, khả năng tư duy còn hạn chế… Vì vậy tôi cho rằng một trong những hướngthiết thực cần chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp một là rèn luyện cho trẻ kỹ năng đặtcâu hỏi và trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc Tôi có thể rèn các kỹ năng trên thông qua giờhọc: Làm quen văn học, khám phá khoa học, làm quen với toán, trong các giờ chơi và mọilúc mọi nơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Ví dụ: Khi trẻ trả lời không trọn câu tôi sửa trẻ kịp thời, các giờ học luôn sử dụngcáccâu hỏi mở như: Theo con thì phải làm gì ? Con nghĩ như thế nào về điều đó ? Con có suynghĩ gì qua câu chuyện vừa nghe ? nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, trả lời trọn câu, đủ ý giúptrẻ dần dần phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên, hiệu quả.Giúp trẻ phát triển ngôn ngữthông giờ chơi ở các góc: Tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi mỗi ngày ở các góc qua đótrẻ được trò chuyện, giao lưu cùng bạn, được giải quyết các tình huống đơn giản
Ví dụ: Trẻ chơi ở các góc phân vai, xây dựng nghệ thuật… trẻ biết thể hiện vai côbán hàng, người mua hàng như: Qủa cam này bao nhiêu tiền vậy chị ? cám ơn chị nhé…qua đó giúp trẻ biết đặt câu hỏi, trả lời trọn câu, đủ ý Tôi luôn tham gia chơi cùng trẻ đểnhắc nhở, động viên trẻ, đồng thời đặt ra nhiều câu hỏi giúp trẻ trả lời để làm giàu và pháttriển vốn từ cho trẻ
Môi trường trang trí chữ viết cũng góp phần giúp trẻ nhận biết và phát triển ngônngữ
Ví dụ: Trong lớp tôi trang trí môi trường chữ rất phong phú như các cụm từ: “Bé làmđẹp môi trường, vui khúc đồng dao, bé cùng sáng tạo, bé học điều hay, bé vui học toán, bécao lớn mỗi ngày”… kèm theo hình ảnh phù hợp Trong giờ học làm quen chữ cái kết thúcgiờ học cho trẻ tìm những chữ đã học xung quanh lớp hoặc buổi chiều cho trẻ làm quen cụm
từ, tìm chữ đã học rồi…Môi trường chữ cái trong lớp vẫn có sự thay đổi theo hình ảnh từngchủ đề, thay đổi cụm từ trong lớp để tránh nhàm chán và trẻ được làm quen nhiều cụm từmới.Chuẩn bị một số kỹ năng cần thiết của hoạt động học tập và tinh thần: Rèn luyện một
số kỹ năng cơ bản của hoạt động học tập cần thiết như giúp cho trẻ biết cách cầm bút, cáchđặt vở trong giờ học vẽ, mở sách, vở trong các lần học tập tô, làm quen với toán, tạo
Trang 18hình… , tư thế ngồi đúng trong khi ngồi học,chơi Giúp trẻ thích nghi với hoạt động học tậpmới, tránh được những bỡ ngỡ ban đầu dễ gây cho trẻ những cảm giác sợ sệt, thiếu tự tin.
Để đạt được những hiệu quả cần tạo điều kiện cho trẻ làm quen dần với môi trường học tậpnhư: bố trí bàn ghế cho trẻ ngồi học cung cấp và cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với sách,truyện, bút, thước… hướng dẫn trẻ cách sử dụng các dụng cụ học tập đó như thế nào chođúng thông qua việc làm mẫu, quan sát và uốn nắn trực tiếp cho trẻ
Ví dụ: Trong giờ học vẽ một số cháu hay nhìn gần, ngồi sai tư thế Tôi luôn chú ý vànhắc nhở thường xuyên, sửa ngay tư thế cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ bằng cách: conngồi đúng lớn lên sẽ có một thân hình đẹp, vẽ cũng sẽ rất đẹp, ngồi sai tư thế sẽ bị gù lưng,cong vẹo cột sống, sẽ thành người xấu lắm
Được chuẩn bị tốt về mặt tinh thần đối với trẻ cũng rất quan trọng Trẻ cómột tinh thần tốt, luôn luôn vui vẻ, thích thú trong mọi công việc, và đặc biệt làluôn vươn tới, luôn mong mỏi mình sẽ được đi học lớp 1 đó là một điều rất tốt Vìvậy, tôi luôn động viên, khích lệ trẻ ngoan, biết vâng lời người lớn, hoàn thành cácnhiệm vụ được người lớn giao cho.Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo trước khi vào lớp 1 được tiếnhành thường xuyên,từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp thông qua các trò chơi hay cáchoạt động hấp dẫn mà trẻ yêu thích Cần tránh nôn nóng, áp đặt ép buộc trẻ học trước những
gì trẻ em được tiếp thu một cách bài bản ở trường phổ thông sau này Bởi dễ gây ra cho trẻnhững chán nản, chủ quan, chểnh mảng dần đến tiêu diệt hứng thú học tập ngay từ nhữngbuổi học ban đầu và gây ra không ít những khó khăn cho giáo viên tiểu học trong việc khắcphục, uốn nắn những hậu quả sai lầm mà trẻ đã mắc phải.Trong giờ ăn, giờ chơi giáo viêntập cho trẻ biết sử dụng những đồ dùng một cách gọn gàng, khéo léo Các nhà khoa học đãtừng khẳng định: “Những vận động bằng tay của trẻ càng khéo léo, càng phong phú baonhiêu càng dễ hình thành các thao tác trí tuệ bấy nhiêu.”
* Thực hiện tốt bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi::
Như chúng ta đã biết: Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi nhằm hỗ trợ thựchiện chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn
bị tâm thế cho trẻ em 5 tuổi vào lớp 1.Vào đầu năm học tôi căn cứ 120 chỉ số trong bộchuẩn để xác định mục tiêu giáo dục năm học Từ mục tiêu năm, tôi phân bổ vào mục tiêu