luận văn HÌNH THẾ TƯƠNG PHẢN TRONG HỘI HỌA

61 1.2K 1
luận văn HÌNH THẾ TƯƠNG PHẢN TRONG HỘI HỌA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ quý báu của các Giáo sư trong hội đồng nghệ thuật và bạn bè đồng nghiệp. Xin trân trọng cám ơn! MỤC LỤC 2 MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Động lực điều khiển sự sống của trái đất, cũng như mọi vận hành của vũ trụ là những cặp đối lập mà các nhà triết học phương Đông gọi là Âm – Dương. Nó vừa đối lập vừa là sự chuyển hóa sang nhau để rồi lại hoàn nguyên. Như vậy các cặp đối lập vốn là một mà thành hai. Nhưng có lúc lại hài hòa, lúc lại chống phá nhau và có lúc lại trở về cội nguồn là một gốc. Trong cuộc sống cũng như trong nghệ thuật, chúng ta thường bắt gặp những yếu tố tương phản như ngày và đêm, sáng và tối, nóng và lạnh v.v… Do vậy mà con người trong cảm thức cũng thấy cái đối lập trong cái thống nhất. Trong nghệ thuật hội họa những yếu tố tương phản này tạo nên sự phong phú đa dạng, thích hợp với quy luật cấu thành của tự nhiên cũng như sáng tạo nghệ thuật. Hội họa là một nghệ thuật thị giác, khác với văn học hay âm nhạc, tác phẩm hội họa không phải chỉ là ý niệm thẩm mỹ được xây dựng trong trí tưởng tượng thông qua sự mô tả bằng từ ngữ, âm điệu mà bời đặc trưng sự biểu hiện không gian trên bề mặt, một thứ không gian ảo chỉ có thể ghi nhận bằng thị giác nhờ sự kết hợp hay là sự tổng hòa các yếu tố tạo hình như đường nét, hình thể, màu sắc, sáng tối, đậm nhạt, chất cảm v.v… Thông qua các quy luật của thị giác mà mỗi cá nhân họa sỹ vận dụng vào sáng tác của mình. Sắp xếp chúng trong một khuôn khổ và một mặt phẳng nhất định của một bức tranh, sẵn sàng dung nạp bất kỳ phương pháp nào khả dĩ bằng cảm xúc của mình giúp cho việc thể hiện tác phẩm. Theo lời của tác giả Nguyễn Quân (trong cuốn “Ngôn ngữ của hình và màu sắc”) “không thể đọc thơ, làm thơ bằng hiểu biết về ngữ pháp, từ vựng, âm vị học… cũng không thể xem hay làm tranh làm tượng, thiết kế mỹ thuật bằng những hiểu biết cứng nhắc, giáo điều về quang học thị giác, khối, nét, 3 màu, bố cục… Song những hiểu biết về kĩ năng sử dụng những thứ đó vẫn là cơ sở cho sáng tạo và thưởng thức.” Vậy muốn có điều kiện để phát huy sự sáng tạo, thì người họa sỹ không thể bỏ qua vấn đề cơ bản là vận dụng quy luật của thị giác vào việc thể hiện nội dung chủ đề của tác phẩm. Và sau khi giải quyết vấn đề đó bằng những lý giải khoa học chúng ta có cơ sở để chủ động đề xuất cái mới trong sáng tác hội họa. Như vậy, từ những cảm xúc hay ý nghĩ ban đầu cho đến khi tác phẩm được hoàn thành họa sỹ phải vận dụng nhiều quy luật và trải qua nhiều bước thể hiện. Một trong những quy luật đó là luật tương phản và phải tìm đến một giải pháp thống nhất. Từ thời kỳ cổ Hy Lạp đã có quan niệm “Đối lập tạo nên hài hòa”. Trong hội họa tương phản là một thủ pháp tạo nên cái đẹp hình thức. Trong quy luật tạo hình của mặt phẳng, những định luật của thị giác giữ vai trò quyết định. Định luật thứ 10 của nguyên lý thị giác là định luật của sự tương phản được các họa sỹ hay các kiến trúc sư sử dụng nhiều nhất. Sự tương phản có thể phân biệt qua sự đối lập của bản thân và hình dạng của màu sắc. Mặt khác sự tương phản cũng được bộc lộ ở mối quan hệ hình thể với môi trường xung quanh. Giữa hình với hình, giữa hình với không gian, tương phản giữa màu nóng và lạnh, giữa đậm và nhạt. Trong sáng tác nguyên lý tương phản được thể hiện ở chỗ có phần chính, phần phụ; và tương phản về tính chất nhưng hài hòa về tỷ lệ sẽ phân tích ở chương sau. Sự hòa hợp ánh sáng đồng điệu đem lại sự hài hòa đẹp mắt. Sự tương phản gây ấn tượng vào cảm giác và xúc cảm thẩm mỹ. Nếu tương phản quá mạnh sẽ gây ấn tượng mâu thuẫn, phải giải quyết thành thống nhất. 4 Tôi chọn quy luật tương phản để nghiên cứu trong luận văn, chứng nghiệm trong các tác phẩm nổi tiếng để thấu hiểu sâu và tạo cơ sở định hướng cho sáng tác của mình. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Trong cuộc sống những mặt đối lập luôn diễn ra như sáng tối, nóng lạnh, gần xa, sướng khổ. Trong hội họa tính tương phản diễn ra với ngôn ngữ tạo hình như đường nét, hình thể, chất cảm, màu sắc, không gian… Trước đây các họa sỹ chú ý nhiều đến quy luật hài hòa, để tạo ra vẻ đẹp đồng điệu trong tranh. Hiện nay xã hội ngày càng sống với tốc độ cao tính tương phản ngày càng lớn. Tôi đặt vấn đề diễn biến của tương phản đi đến kịch tính ra sao? Để thấu hiểu và giải quyết nó trong tranh, phản ánh tính thời đại. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu về luật tương phản trong tranh qua ngôn ngữ tạo hình là chính. Các trạng thái tương phản và sự thể hiện các trạng thái tương phản đó được diễn biến trong đường nét, hình thể, màu sắc, chất cảm, không gian và quy luật bố cục, căn cứ vào những tác phẩm hội họa trên mặt phẳng. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Lựa chọn các tác phẩm của các tác giả có bộc lộ quy luật tương phản. - Dùng phương pháp nhận thức và phân tích của mỹ thuật học, diễn giải và quy nạp để thấu hiểu quy luật. - Theo phương pháp liên ngành để làm sáng tỏ thêm quy luật này, được phản ánh trong các ngành nghệ thuật lân cận. V. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN: - Giúp nghiên cứu sâu, thấu hiểu quy luật tương phản trong tranh. - Tạo điều kiện và khả năng diễn đạt những kịch tính trong tác phẩm của mình. 5 - Giúp nghiên cứu sâu khi xem tranh và nhận thức về tính hiện đại của các tác phẩm. - Có thể làm tài liệu hỗ trợ giảng dạy. VI. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: Luận văn được chia thành 3 phần: Phần I: Phần mở đầu Phần II: Nội dung Phần III: Kết luận Phần nội dung được chia thành 3 chương: Chương I. Quy luật tương phản 1.1 Định nghĩa và phân tích quy luật tương phản. 1.2 Các mức độ của tương phản. 1.3 Giải quyết tương phản. Chương II. Hình thế tương phản trong hội họa. 2.1 Đồng điệu. 2.2 Hài hòa. 2.3 Tương phản. 2.4 Chuyển hóa 2.5 Tương phản về tính chất nhưng hài hòa về tỷ lệ: Chương III. Những bài học rút ra từ luật tương phản trong đời sống và trong nghệ thuật hình sắc: 3.1 Luật tương phản trong đời sống 3.2 Luật tương phản trong nghệ thuật hình sắc 3.3 Giải quyết mâu thuẫn bằng tính thống nhất 3.4 Những bài học rút ra từ nguyên lý tương phản được các họa sỹ thiết lập 6 CHƯƠNG I QUY LUẬT TƯƠNG PHẢN 1.1 Định nghĩa và phân tích quy luật tương phản: Nhận biết được vật thể xung quanh, hoặc để phân biệt được vật này với vật khác trong một bức tranh cần phải có những độ sáng tối. Người ta cần ánh sáng để bắt đầu quá trình nhận thức và sắp xếp ý tưởng. Ánh sáng yếu hay mạnh cũng đều cho ta những cảm nhận, dù là một phản ứng dịu dàng hay một ấn tượng mạnh mẽ. Trong khoảng tối đen sẽ không nhìn thấy được gì. Vì vậy vật thể trong bóng tối phải có ít nhiều độ sáng mới có thể hiện diện. Nhìn cảnh biển trong đêm tối ta không xác định được giới hạn của đường chân trời, trời và mặt biển một màu, duy chỉ có tiếng sóng bên tai, gây cảm giác mênh mông bất an. Cũng như khi đứng trên đỉnh núi cao nhìn xuống vực sâu, sương mù giăng trắng cả trời đất không có sự phân biệt giới hạn trên dưới ta cũng thấy bất ổn. Đó chính là những cục diện không có sự tương phản, không có một đối cực hay một sự chênh lệch để so sánh, làm căn cứ hay điểm tựa để xác định chỗ đứng tạo nên sự cân bằng tâm lý. Một ánh đèn của người thuyền chài, hoặc ngọn hải đăng sáng trong đêm tối xa xa, hay một hình ảnh của mái nhà, một ngọn cây lấp ló trên nền sương trắng cũng tạo nên những sắc độ chênh lệch, như thế cũng là tương phản. Khi đó thị giác của người xem được cân bằng dẫn đến trạng thái tâm lý bình ổn. Vậy tương phản được xây dựng dựa trên sự cảm nhận về trạng thái cân bằng, cân bằng chính là hệ quả tất yếu của tác dụng tương phản. Kinh Sáng thế nói rằng khi thế giới mới hình thành, vạn vật chìm trong cõi âm u mù mịt khiến mọi sinh linh phải lần mò, va chạm vì không thể phân 7 biệt mọi thứ xung quanh. Để cứu gỡ, Chúa ban cho khắp thiên hạ cặp tương phản đen và trắng, thế là tất cả đều hiện ra rõ ràng, muôn loài sống yên vui. Như vậy đủ thấy tác dụng của tương phản quan trọng như thế nào. Tuy nhiên tương phản cũng có mạnh, có yếu, chỉ cần tạo được sự tách biệt ví dụ giữa nóng và lạnh có ấm, nguội, mát… Do đó nguyên lý hay luật tương phản trong định nghĩa có thể được mô tả là hình thế trái ngược đối chọi nhau giữa hai yếu tố của những cặp cấp độ có giới hạn tạo nên nhờ những mức độ chênh lệch tách biệt. Sự tương phản chỉ đủ cho hiện vật cùng một thể tính có được sự tách biệt, gọi là “TƯƠNG PHẢN”. Chẳng hạn lấy độ tương phản đen trắng được coi là 100% và ta có thể tạo 100 độ chuyển tiếp bằng cách pha một lượng đen cố định với một lượng trắng tăng giảm dần, sẽ thành một dải ô màu, từ đậm nhất (đen) đến nhạt nhất (trắng). Khi đó mắt thường sẽ không phân biệt được ranh giới một ô màu này với hai ô màu kế cận. Là những ô chỉ có độ tương phản từ 1% đến 2%. (Sách Luật xa gần – tr411) Từ lý thuyết trên ta có thể khẳng định sẽ có rất nhiều những cấp độ tương phản: từ tương phản yếu đến tương phản mạnh, thậm chí đến gay gắt. 8 1.2 Các mức độ tương phản: Để nghiên cứu cho mức độ chênh lệch tách biệt tạo ra sự tương phản ta làm thí nghiệm sau: Tôi cho một số hình vuông, trong mỗi hình vuông tôi vạch một đoạn thẳng. Ta sẽ thấy một số trường hợp biến đổi như sau: Ở hình (a) hình vuông không có gì giống như một khoảng không gian trống, câm lặng, dĩ nhiên sẽ không có cảm giác. Ở hình (b) đoạn thẳng chia đều hình vuông thành hai hình chữ nhật bằng nhau và đối xứng qua đoạn thẳng đó. Ta thấy cân bằng không có cảm giác và đơn điệu. Cần thêm cảm giác về chuyển động. Ở hình (c) và (c’) khi ta di chuyển đoạn thẳng đó sang phải hoặc trái một khoảng. Hình đã có sự chênh lệch biến đổi, một sự liên tưởng, so sánh tạo ra cảm giác và tùy theo mức độ di chuyển của đoạn thẳng nhiều hay ít về một phía bắt đầu tạo cảm giác mạnh hay yếu, tương phản về tỷ lệ. Đến hình (d) sự chênh lệch rõ ràng hơn, không những tương phản về tỷ lệ mà còn tương phản về cấu trúc hình, tạo ra cảm giác mạnh kích thích thị giác. 9 Hình (e) ngoài sự tương phản về tỷ lệ như trên, đây còn có sự chênh lệch về tương phản giữa hình dạng phức tạp với hình đơn giản. Nhưng có được cảm giác về khối lượng to - nhỏ, cũng như cảm nhận được trọng lượng nặng hay nhẹ, và sự di chuyển nhanh hay chậm. Qua thí nghiệm trên ta có thể đưa ra một quy luật sau: Trên một mặt phẳng, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ khiến con mắt so sánh ta đã làm cho nó có sự biến động chênh lệch. Chỉ mới vạch một đường nó đã tạo ra nhiều tác động khác biệt trong cảm giác của chúng ta. Từ sự đơn điệu, đối xứng, sự phức tạp đến sự tương phản nên có cảm giác vận động. DO đó ta có những cặp tương phản tạo ra sự chênh lệch: •Về lượng: Nhiều hay ít •Trọng lượng: Nặng hay nhẹ •Chất lượng: Tốt hay xấu •Về tốc độ: Nhanh hay chậm •Trường độ: Dài hay ngắn •Quang độ: Sáng hay tối •Nhiệt độ: Nóng hay lạnh •Sắc độ: Đậm hay nhạt – xanh đỏ - tím vàng – lam da cam Thêm một khẳng định và chứng minh khác về tương phản hay nguyên lý tương phản. Ở đây ta không nói về chuyện của màu sắc mà thông qua những phản ứng của tự nhiên cũng như sự cảm nhận của thị giác đối với môi trường xung quanh, đặc biệt trong màu sắc. Những nguyên nhân làm cho màu sắc thay đổi, trước hết phải kể đến các hiệu ứng thị giác. Goethe gọi hiện tượng này là nhu cầu về mầu vì con mắt ta khi nhìn một màu này thì có nhu cầu cân bằng lại bằng màu bổ túc cho nó, đối lập với nó. Ví dụ “nhìn chăm chú vào mẩu giấy đỏ đặt trên nền trắng sẽ thấy một miếng sáng xanh lục hiện rõ dần và đè chồng lên gần khắp bề mặt của nó khiến màu đỏ ở đây nhợt đi và có xu thế ngả dần sang xám. Lúc này nếu mẩu giấy được nhấc ra khỏi nền, miếng 10 [...]... của họa sỹ trước những suy tư trăn trở, những vẫn đề của cuộc sống Phải có được những hình thức sáng tạo độc đáo Hình thức tương phản mạnh mẽ có thể bức xạ một cách rõ ràng và mạnh mẽ lên thị giác và tâm lý Tác giả Vương Hoằng Lực có chia tương phản 29 thành một số hình thức: Tương phản ánh sáng; Tương phản trạng thái; Tương phản thể dạng; Tương phản kiểu dạng 3.2 Luật tương phản trong nghệ thuật hình. .. chỉ lấy tương phản ở giữa để thấy được sự biến đổi mức độ từ tương phản bản chất đến thành tương phản về lượng và đề ra phương pháp giải quyết những mâu thuẫn cả nội dung lẫn hình thức thể hiện 13 CHƯƠNG II HÌNH THẾ TƯƠNG PHẢN TRONG HỘI HỌA 2.1.Đồng điệu: Tương đương hoặc tương ứng tạm gọi là ăn ý Người xưa nói “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, đại ý là cùng giống tiếng thì ứng hợp với nhau,... mỏi mắt Do vậy hãy nhìn lại hình minh họa (b) ta thấy hình vuông lớn, hình tròn nhỏ, hoặc hình tròn lớn hình vuông nhỏ nội tiếp cho thấy sự thuận mắt với một tỷ lệ chênh lệch trong giới hạn của các cấp độ cho phép tùy vào sự cảm nhận, cá tính của họa sỹ cũng như ý đồ của tác phẩm đặt ra trước những vấn đề của cuộc sống và xã hội Từ rất sơm trong hội họa đã có quy luật tương phản phù hợp với trạng thái... cân bằng trong con mắt và tương tự những màu khác đều có hiệu ứng như vậy Rõ ràng hiện tượng đối lập này là sự tất yếu trong tự nhiên cũng như tương phản trong nghệ thuật 1.3 Giải quyết tương phản: Từ những phân tích trên, ta thấy tương phản có tính tự nhiên vốn có nằm ngay trong hiện thực khác quan, tất yếu và phổ biến như: nam nữ, âm và dương, nóng lạnh, sáng và tối… là những yếu tố tương phản bản... thân hình, đặc biệt là bờm và đuôi ngựa Không khí cũng như muốn hòa theo sự vui đùa khoan khoái của những chú ngựa Với tỷ lệ cân xứng, tương phản hài hòa làm hài lòng cảm giác thị giác của con người trước tự nhiên, cũng như trước tác phẩm nghệ thuật 26 CHƯƠNG III NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ LUẬT TƯƠNG PHẢN TRONG ĐỜI SỐNG VÀ TRONG NGHỆ THUẬT HÌNH SẮC 3.1 Luật tương phản trong đời sống: Đời luôn luôn có tương. .. biến thành màu lục nhạt Nếu nhìn ở khách quan là sự tương phản đen trắng mạnh, khi nhắm mắt lại ta thấy nó hòa vào với nhau và làm trường độ trong mắt sáng lên một cấp độ trung hòa 20 Vì vậy: 1 Tương phản nhưng có phần chính và phần phụ Ví dụ hình (a) và hình (b) Ở hình (a) ta thấy vòng tròn và hình vuông có kích thước tương đương, có khác nhau về hình nhưng không chênh lệch về tỷ lệ sẽ không có sự... là một quá trình, chỉ có thể quá trình diễn ra sự việc, tương phản mới hình thành Tương phản là để giải quyết, hay nói cách khác giải quyết những vấn đề của con người, xã hội cũng như trong tác phẩm nghệ thuật tạo hình chính là để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn: Như nam – nữ, vuông – tròn… Cặp tương phản đen – trắng, sáng – tối, nóng – lạnh mà họa sỹ sử dụng cũng chưa thể nói được vấn đề của nội dung... hội họa cũng vậy rút ra từ cuộc sống, tất nhiên không thể mô tả như tiến trình trong thực tế cuộc sống ta chỉ có thể sử dụng, hoặc tạo ra những dạng thức, phương pháp diễn tả trong một khung hình giới hạn cả về mặt không gian lẫn thời gian Vậy để một tác phẩm được hình thành có thể diễn ra trong một ngày hoặc trong vài năm, chung quy chỉ là sự cô đọng của ngôn ngữ tạo hình được tạo ra từ sự tương phản. .. là một cặp tương phản về bản chất nhưng lại hài hòa về tỷ lệ - tương phản năng lực Nước nâng nổi thuyền làm cho con thuyền sống động khi nước thành bão tố con thuyền trở nên mong manh, yếu đuối Đây là tương phản về bản chất và tỷ lệ - tương phản năng lượng Ở đây chúng ta chỉ mượn hình ảnh ẩn dụ thuyền và biển để diễn tả sự thái quá của tự nhiên và cuộc sống để có cách giải quyết Vậy tương phản 24 bằng... nhất Định luật của sự tương phản, đồng thời cũng là định luật của sự tương quan Nó giúp ta phân biệt được các vật thể trong không gian, được quy theo nhóm, theo mặt phẳng hay theo khối Mà mặt phẳng và khối hoàn toàn được bố cục và sắp xếp theo định luật và trật tự của các định luật thị giác Các họa sỹ cần phải khai thác và làm chủ nguyên lý tương phản trong sáng tác Trong tất cả các hình thức mà người . luật tương phản. 1.2 Các mức độ của tương phản. 1.3 Giải quyết tương phản. Chương II. Hình thế tương phản trong hội họa. 2.1 Đồng điệu. 2.2 Hài hòa. 2.3 Tương phản. 2.4 Chuyển hóa 2.5 Tương phản. III. Những bài học rút ra từ luật tương phản trong đời sống và trong nghệ thuật hình sắc: 3.1 Luật tương phản trong đời sống 3.2 Luật tương phản trong nghệ thuật hình sắc 3.3 Giải quyết mâu thuẫn. từ tương phản bản chất đến thành tương phản về lượng và đề ra phương pháp giải quyết những mâu thuẫn cả nội dung lẫn hình thức thể hiện. 12 CHƯƠNG II HÌNH THẾ TƯƠNG PHẢN TRONG HỘI HỌA 2.1.Đồng

Ngày đăng: 23/04/2015, 13:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan