Luật tương phản trong đời sống:

Một phần của tài liệu luận văn HÌNH THẾ TƯƠNG PHẢN TRONG HỘI HỌA (Trang 26)

NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ LUẬT TƯƠNG PHẢN TRONG ĐỜI SỐNG VÀ TRONG NGHỆ THUẬT HÌNH SẮC

3.1Luật tương phản trong đời sống:

Đời luôn luôn có tương phản bản chất: Nam – nữ, cạnh tranh thương trường, chiến tranh giữa các nước, kẻ mạnh kẻ yếu. Ví dụ khi hai người đang tranh luận gay gắt về một vấn đề nào đó, vì bất đồng quan điểm bên nào cũng tự cho mình là đúng, không bên nào chịu nhường bước, tình thế quá căng thẳng không thể phân giải. Nếu ta là người đứng chứng kiến, thực sự ta thấy rất khó chịu và bứt rứt. Đương nhiên cần phải có giải pháp phân biệt đúng sai, có sự chấp thuận, cái đúng sẽ được tôn vinh như là phần chính, và cái phụ sẽ dẹp bỏ, được xác định là phụ, là đối trọng, sự so đối. Tương phản này sẽ tạo ra sự đồng thuận hài hòa. Rõ ràng sư cân bằng hòa hợp trong sự đối lập, tranh đấu. Song ở mức độ nào đó với một tỷ lệ tương ứng phù hợp trong mỗi con người có thể chấp thuận. Ở đây khác với sự cân bằng đồng điệu như khi ta chia đôi hai phần bằng nhau đối xứng bởi một đoạn thẳng. Như vậy tương phản là một quá trình biến đổi, nếu không có tương phản sẽ không kích thích sự rung cảm của nghệ sỹ cũng như sự cảm thông của con người trước những đúng sai của cuộc sống. Sự biến đổi này đem đến những xúc cảm, những phát hiện thức tỉnh cảm hứng sáng tạo và thăng hoa. Tất cả cũng xuất phát từ mâu thuẫn nội tại, tác phẩm “Dự báo về một cuộc nội chiến” của Dali (xem phụ lục H3.1). Ông mô tả chiến tranh như là sự xâu xé nội tại của một cơ thể. Nó tự bứt phá, căng thẳng và giằng xé mình, các đường hướng chân tay đè lên nhau, đối nghịch không phân biệt. Tương phản về chất với bàn tay gân guốc xù xì như quỷ dữ đang bóp bầu ngực mịn màng căng tròn, cảm giác như có gì

sắp phun ra. Tất cả những hình ảnh như kéo căng, quá sức so với cái hữu hạn của thân thể. Cái sức căng đó được thể hiển ở góc nhìn ngước từ dưới lên, tương phản với bầu trời xanh, không gian vô tận, và một khuôn mặt nhăn nhó đối với nền trời bằng phẳng hơn. Càng làm mãnh liệt hơn sức căng của sự mâu thuẫn bên trong, có lẽ không gì so sánh được. Nó tự làm khổ mình trong chính luận thuyết bá chủ mà con người đặt ra, để rồi tất cả trở nên hỗn lọn kỳ dị. Con quỷ của lý trí đã chà đạp lên tất cả mọi giá trị tinh thần cũng như giá trị nhân văn để làm được cái ý muốn điên rồ phi lý của con người.

Tác phẩm “Thần tự do trên chiến lũy” của Delacroix (xem phụ lục H3.2) thể hiện cuộc sống dân chủ chống lại sự thống trị của triều đình. Bức tranh bố cục chặt chẽ, độ tương phản mạnh mẽ của các màu nóng, lạnh đã mang yếu tố quyết liệt biểu hiện sự vùng lên thay đổi tình trạng bế tắc. Đó là hình tượng thần tự do dẫn dắt nhân dân. Song đây chính là sự sáng tạo của nghệ sỹ. Sự phi lý được tạo ra thể hiện sự tự do và cũng là nghệ thuật lãng mạn chống lại chính quyền chuyên chế, bảo thủ của nguyên tắc cổ điển.

Tác phẩm “Tiếng thét” của Munch (xem phụ lục H3.3), hình ảnh một người đang gào thét đứng trên cầu, hai tay ôm đầu biểu lộ sự tuyệt vọng cùng cực. Hơn nữa sự tương phản nét thẳng căng chéo góc của cây cầu lao vút vào cuối đường chân trời với đường cong đảo chiều mạnh mẽ của dòng nước càng làm cho tiếng thét vang vọng lan tỏa khắp không gian thấu tận trời cao. Đường chân trời mầu nâu đỏ vừa là điểm nhìn của bức tranh vừa là điềm nhìn của bức tranh tạo nên sự cân đối, đồng thời tạo nên sự căng thẳng như muốn thét lớn, thét mãi để phá đi những bế tắc.

Qua đó ta thấy rõ được cái mâu thuẫn tương phản cực điểm của nội tại cũng như mâu thuẫn bên ngoài. Trong thực tế mọi sự xô xát căng thẳng gây ra kịch tính, giải quyết trở lại tính ổn định. Bản chất của âm dương bao giờ cũng

mâu thuẫn để rồi thống nhất, trong cuộc đời và trong nghệ thuật người họa sỹ luôn phải xử lý hay thượng đế cũng phải giải quyết.

“Ồn ào và lặng lẽ / Dữ dội và dịu êm” đó là bản chất của tự nhiên. Tương phản là một quá trình, chỉ có thể quá trình diễn ra sự việc, tương phản mới hình thành. Tương phản là để giải quyết, hay nói cách khác giải quyết những vấn đề của con người, xã hội cũng như trong tác phẩm nghệ thuật tạo hình chính là để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn: Như nam – nữ, vuông – tròn…... Cặp tương phản đen – trắng, sáng – tối, nóng – lạnh mà họa sỹ sử dụng cũng chưa thể nói được vấn đề của nội dung tác phẩm. Các cặp đó chỉ là phương tiện, mang ý nghĩa bản chất. Do vậy một tác phẩm nghệ thuật là một quá trình sáng tạo đi từ cảm hứng này sang cảm hứng khác mà các họa sỹ sẽ dùng mức độ tương phản nào đó: mạnh hay yếu, sôi động hay êm đềm như sáng tối trong tranh cổ điển, màu sắc tranh Dã thú, đường nét như tranh lập thể… Một tình yêu đi đến cuộc hôn nhân hạnh phúc phải diễn ra những biến cố, những thử thách bộc lộ những quan điểm đúng sai, tính cách mạnh mẽ hay yếu đuối, khoa trương hay kín đáo của từng cá nhân. Dẫn đến chấp nhận hay phản kháng để rồi đi đến thống nhất. Ở tác phẩm hội họa cũng vậy rút ra từ cuộc sống, tất nhiên không thể mô tả như tiến trình trong thực tế cuộc sống. ta chỉ có thể sử dụng, hoặc tạo ra những dạng thức, phương pháp diễn tả trong một khung hình giới hạn cả về mặt không gian lẫn thời gian. Vậy để một tác phẩm được hình thành có thể diễn ra trong một ngày hoặc trong vài năm, chung quy chỉ là sự cô đọng của ngôn ngữ tạo hình được tạo ra từ sự tương phản bản chất đến thành một tác phẩm có ý nghĩa. Điều hay và kỳ diệu sẽ xảy ra ở đây chính là cách giải quyết tài tình của họa sỹ trước những suy tư trăn trở, những vẫn đề của cuộc sống. Phải có được những hình thức sáng tạo độc đáo. Hình thức tương phản mạnh mẽ có thể bức xạ một cách rõ ràng và mạnh mẽ lên thị giác và tâm lý. Tác giả Vương Hoằng Lực có chia tương phản

thành một số hình thức: Tương phản ánh sáng; Tương phản trạng thái; Tương phản thể dạng; Tương phản kiểu dạng.

Một phần của tài liệu luận văn HÌNH THẾ TƯƠNG PHẢN TRONG HỘI HỌA (Trang 26)