Luật tương phản trong nghệ thuật hình sắc:

Một phần của tài liệu luận văn HÌNH THẾ TƯƠNG PHẢN TRONG HỘI HỌA (Trang 29)

NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ LUẬT TƯƠNG PHẢN TRONG ĐỜI SỐNG VÀ TRONG NGHỆ THUẬT HÌNH SẮC

3.2 Luật tương phản trong nghệ thuật hình sắc:

Rút ra từ quy luật sống của đời người. Chính ở giai đoạn, cấp độ tương phản này trong nghệ thuật tạo hình thể hiện được tài năng sáng tạo đưa ra những hình thức phù hợp với nội dung tác phẩm, hoặc thể hiện được sự khác nhau về phong cách của từng họa sỹ. Mặt khác nghệ thuật hội họa là nghệ thuật của sự tôn nổi trên mặt phẳng, ngay từ lúc đặt bút vẽ cho tới lúc hoàn thành tác phẩm họa sỹ phải trải qua nhiều quá trình tư duy thay đổi để cốt lột tả vẻ đẹp cũng như giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Tác phẩm hội họa cần điểm nhấn tập trung bằng cường độ ánh sáng, cường độ của màu, cường độ của nét… Mức độ tương phản mạnh mẽ dẫn người xem tới những vùng cảm xúc khác nhau. Người xem được hướng tới một trung tâm để rồi quan sát liên tưởng, suy ngẫm. Họ có thể choáng váng sửng sốt ngay trước các kết cấu đối nghịch táo bạo của đường nét, màu sắc… Hoặc hòa dần vào không gian, đắm chìm trong suy tưởng miên man đến căng thẳng. Dù dưới hình thức nào đi nữa, đó đều là kết quả sự sáng tạo đặc thù của môn nghệ thuật này. Nó tạo ra những điều phi thực tế, phi logic nhưng vẫn xuất phát từ cái thực, cái thấy. Theo ngạn ngữ trong triết học của Heghen: “Tất cả cái gì có thật là hợp lý, và tất cả cái gì hợp lý là có thật”. Vì thế ngay từ bước đầu sáng tạo để thể hiện được tính sinh động của cuộc sống họa sỹ đã phải tạo ra những hình ảnh vô lý, cường điệu, biến dạng, các sắc độ, đường nét, chất cảm… “Sự hư cấu là một phần tất yếu của hội họa mà chủ yếu chỉ để tìm những đối tượng để tạo thành bức tranh tùy theo óc tưởng tượng của họa sỹ. Có thể là thật là giả, chuyện hoang đường hay lịch sử. Những cái quy luật chung nhất vẫn phải dựa trên nguyên tắc của cái đẹp” – Salvado Dali (Nghệ thuật hội họa – Lê Thanh Lộc dịch). Vậy muốn tạo ra sự phi lý thì họa sỹ phải dựa trên chính những kết

cấu hợp lý đó. Kết cấu của mắt nhìn, kết cấu của sự chuyển động, quy luật tương phản… Riêng việc chênh lệch giữa kích thước của các sự vật đã là một phi lý. Sự phi lý này làm cho con người của cuộc sống trong tác phẩm được gần và giống như thực tế. Ví dụ vẽ một gương mặt người phụ nữ bỗng nhiên Dali thấy nó như một chiếc mặt nạ, lập tức ông nghĩ tới khoét rỗng một hình ảnh tạo thành một phù điêu và nó có vẻ thật hơn mặt nạ, cũng gần hơn với con người.

Sự kết hợp của các cặp tương phản tạo ra ảo giác và các mặt phẳng vặn, tạo ra chiều sâu về bề nổi cho mặt phẳng của nền tranh hai chiều cũng như tạo ra được không gian phong phú. Tính chất đối lập về hướng của nét cũng như của hình được tạo ra bởi nét thể hiện trạng thái sinh động.

Nét béo, nét gầy là hai loại nét có sự tương phản về độ to nhỏ, về bề ngang khi thể hiện. Trong một đoạn nói về thủ pháp, Lê Quý Đôn viết :“Nét béo cho có xương, nét gầy cho có thịt” ý ông nói đến sự tương phản cần có của nét chữ như khi nét to thì cần có xơ bút ở trên diện của nét, nét có bề ngang nhỏ, nét gầy cần phải êm, đều độ mực có thịt, như vậy tạo nên nét có sự hài hòa. Phương Đông tìm đến cái hài hòa Thiên – Địa – Nhân, không tìm đến cái căng thẳng kịch tính như phương Tây. Hài hòa của phương Đông chính là diễn biến đối lập được thể hiện trong cả 3 hình thức ( đồng điệu, hài hòa, căng thẳng). Tranh vẽ Ngựa của Từ Bi Hồng đuôi, bờm với nét xơ thô cứng, đậm đặc tương phản với thân thể mềm mại uyển chuyển của cơ bắp. Bản thân đuôi và bờm ngựa vừa tương phản lại vừa đồng điệu với nhau, đối nghịch về chiều nhưng đồng điệu về chất và từ nét đậm, to, mịn chuyển dần ra thành nét mảnh,xơ, thô. Sự chênh lệch về sắc độ và về tỷ lệ tạo nên sự hài hòa. Tương phản chân và bụng, tương phản về thế đầu với dáng thân ngựa. Tất cả là một tổng hòa sắp xếp thành một tổ hợp thống nhất linh hoạt tạo thế chuyển động. Sự bền vững chắc khỏe của con vật được gọi là “sức ngựa” là

nhanh nhẹn như “phi nước đại”. Cái linh hoạt đó còn được thể hiện ở những nét mảnh thanh thoát kết hợp những nét to khỏe ở dáng cổ thế chân dứt khoát. Con ngựa vừa trở nên mạnh mẽ vừa trở nên hiền lành chất phác, trung thành. Ở tất cả các bức tranh Ngựa của Từ Bi Hồng (xem phụ lục H2.14), từ 1 con, 2 con và nhiều hơn nữa, tác giả đều thể hiện sự tương phản đối lập đó giữa con ngưa màu đen với con ngựa màu vàng, giữa thế đuôi cong vút với dáng cong của thân ngựa như muốn rướn về phía trước. Giữa chân thẳng và chân co, giữa hình dáng cổ với thế mông cong đối lập nhau. Thật là sinh động, như sự sống căng đầy đánh thức sự mệt mỏi, sự mê ngủ. Khác với các họa sỹ phương Tây khi vẽ con ngựa trong một thế bố cục thường hay thêm vào khoảng trống những cảnh vật, căn nhà, cái cây, hay một mảnh vườn để tránh sự trống trải của bố cục. Ở đây họa sỹ đã để những con ngựa trên khoảng trống trắng hoặc chỉ gợi tả thêm vài nét, không điền những cái thức vào khoảng trống đó mà dùng tài hoa của bút pháp để gợi về một chân trời… Vì thế những chỗ gọi là trống không đó rất có ý nghĩa, đó là nơi từ hư đến thực. Đó cũng chính là sự thần diệu trong nghệ thuật, kết hợp giữa thực và hư mới phản ánh đầy đủ cái thế giới đầy sức sống vốn tự bản thân nó đã luôn biến đổi không ngừng. Tranh “Tôm” của Tề Bạch Thạch (xem phụ lục H2.12) cũng đều giải quyết như vậy.

Bằng cách kết hợp độ đậm nhạt khác nhau của nước mực với những nét cọ thẳng, Từ Bi Hồng đã tạo nên bức tranh phong cảnh rừng trên dãy Himalayas (xem phụ lục H3.4). Hãy chú ý tới sự tương phản và độ căng giữa các khoảng trống trắng và mảng mực đậm đặc nhất. Hãy để ý cách họa sĩ sử dụng những nét cọ “khô khốc” trên thân và cành khô của cái cây ngay trung tâm bức họa.

Những nét bút “khô” này lướt nhanh trên bề mặt giấy, khiến cho những vệt dài của giấy trắng hiện lên qua từng nét cọ. Hãy so sánh các nét “khô” này

với những mảng mực “ướt” trên tranh. Hãy chiêm ngưỡng cách họa sĩ đơn giản thể hiện những tán cây cũng như những chi tiết tiền cảnh và hậu cảnh.

Như tranh vẽ Tôm của Tề Bạch Thạch theo dùng lối ý bút là tranh thủy mặc ngụ ý dùng đường nét giản đơn, phóng khoáng, ngụ ý vào cảnh vật, một lối vẽ với cái nhìn bao quát để nắm bắt tinh thần đối tượng, với cách “phóng bút” theo cảm giác, với những đường nét to - nhỏ, đậm - nhạt nhấn mạnh cái tinh thần của vật và cảnh. Lối vẽ này không cần cảnh vật trong tranh có sát đúng với đối tượng được miêu tả hay không, mà là áp dụng rộng rãi các thủ pháp: khái quát, khuếch đại, vận dụng suy tưởng với mức độ lớn nhất, gửi gắm tình cảm, cá tính của mình vào đối tượng được phác họa. Tác phẩm dạng này mang tính tức cảnh, tùy hứng, nhấn mạnh hiệu quả bất ngờ, ngẫu hợp.

Trên đây là các tác phẩm đã thể hiện những hiệu quả của tương phản về nét. Tiếp đến là một số tác phẩm có hiệu quả tương phản về hình.

Bối cảnh trong tranh Hai người chơi bài của Paul Cézanne( xem phụ lục H3.5) được thể hiện cân bằng nhưng không đối xứng, nhưng hai người chơi bài lại đối xứng nhau trong một sự “đối lập đồng nhất.” Người đàn ông phía trái đang ngậm tẩu trên miệng. đội một chiếc mũ chóp cao cụp vành, mặc áo tối màu và vừa vặn, dáng ngồi thẳng. Người phía phải không ngậm tẩu, đội mũ thấp hơn với vành hất lên, mặc áo sáng màu và hơi rộng, người cúi về phía chiếc bàn. Thâm chí cả những quân bài cũng đối lập nhau trong sắc đậm nhạt.Một chai rượu đặt giữa bàn tạo nên đường phân định ranh giới giữa hai người cũng như là trung tâm của “sự cân bằng đối xứng” trong tranh. Bức tranh thể hiện sự đối lập về hình dáng, đối lập tinh thần thắng thua, đối lập về kiên nhẫn và nôn nóng. Hình ảnh chai rượu tượng trưng cho sự sôi nổi trong nội tại, toan tính giành giật, quyết thắng sẽ không có hòa. Đây là sự tinh tế của tác giả như muốn đưa người xem tham gia, suy đoán và liên tưởng. Tác

giả như để ngỏ trong sự đưa đẩy bàn đi tính lại rồi đi đến cao trào để phân định thắng thua. Đây chính là bản chất hoặc đặc tính của người phương Tây. Tiếp đển những hình ngang bằng xổ thẳng của nên tường với thế nằm ngang của mặt bàn, không gian yên tĩnh càng để bộc lộ rõ những suy tính đối nghịch với những chuyển động của đường nét ra vào của dắng người và thế tay. Càng toát lên sự căng thẳng ăn thua.

Picasso đã vẽ cảnh tượng trận ném bom ở Guernica (xem phụ lục H3.6) vào ban đêm hoàn toàn bằng sự tương phản của ánh sáng và bóng tối, của màu trắng, màu xám và đen, rải rác một vài màu trung gian vàng nhạc hoặc phớt xanh. Ba màu trắng, đen và xám đã thể hiện ý tưởng của hoạ sĩ là làm nổi bật lên sự tàn bạo của phát xít Đức gây ra cho đất nước Tây Ban Nha của ông và ông cũng dự báo những hậu quả mà quân Đức phải gánh chịu.

Bằng ngôn ngữ lập thể và biểu tượng, Picasso đã thể hiện được một giá trị nhân văn rất cao trong Guernica. Trong bức tranh, ở cận cảnh là một chiến binh bị thương đang hấp hối, bàn tay còn cầm kiếm đã bị gãy; một người mẹ tay ôm đứa con nhỏ đã chết, đang ngẩng mặt lên trời kêu gào đau đớn mà từ trên đó đang dội xuống những trận bão sắt và lửa. Một con ngựa bụng rách toác đang hấp hối, lỗ mũi như thở hắt ra, lưỡi lè nhọn hoắt như mũi dao. một người đàn bà khác được Picasso thể hiện cũng đang kêu gào, ánh mắt như rực lửa… điều này đã gợi lên ở người xem một hình ảnh tàn bạo, độc ác, đau đớn đến cực điểm. Còn bên kia khung cửa sổ bên phải lại xuất hiện một khuôn mặt phụ nữ có vẻ đẹp trong trắng, tay cầm một ngọn đèn soi sáng quang cảnh tượng trưng cho lương tâm của con người đang thức tỉnh. Ngoài ra còn có một con bò tót đang sẵn sàng chiến đấu, con bò này là hình ảnh của sự hung bạo và bóng tối; còn con ngựa là hình ảnh của nhân dân.

Guernica được vẽ theo trường phái lập thể sử dụng những hình khối hình học khiến cho vật thể trong tranh như bị bẻ gãy thành nhiều mảnh. Nát, vụn vỡ, không toàn vẹn là cái thực sự của chiến tranh. Chiến tranh có nhiều hình thức nhưng cái vụn hết ra tạo cảm giác ghê sợ. Cái ghê sợ của nó, chính là nó không còn nguyên vẹn gì. Tác phẩm được coi là lớn nhất của thế kỷ chúng ta là một bản cáo trạng về sự vô nhân đạo của con người đối với con người. Ở Picasso cái nhìn được tập trung vao những hình tượng bị gẫy vỡ với một bố cục lởm chởm. Tất cả được dựng trên sự tương phản hỗn loạn. Những nhân vật bị biến dạng, vặn vẹo trong sự đau đớn tột đỉnh. Sự tương phản trong bức tranh này bao gồm đối nghịch giữa bạo tàn và sự thơ ngây, con người và loài vật, sự sống và cái chết, bóng tối và ánh sáng, màu sắc và nội dung. Picasso đã tạo nên một tổng thể phi lý mang đầy tinh chất tượng trưng.

3.3. Giải quyết mâu thuẫn bằng tính thống nhất:

Tương phản là một quá trình, chỉ có quá trình diễn ra sự việc nào đó thì mâu thuẫn hình thành. “Không có mâu thuẫn thì không có kết cấu”( Vương Hoằng Lực). Tức là tạo ra sự tương phản để đi đến thống nhất và cân bằng. Chính tương phản làm nên sáng tạo. Trong cuộc sống phải hiểu rằng con người rất tham vọng, họ chỉ muốn cuộc sống là đẹp nhất, là hợp lý theo đam mê của họ. Do đó họ tạo dần sự thuận lợi, tiện nghi và nhàn nhã cho con người mà làm mất dần cái vẻ đẹp của tạo vật tự nhiên. Họ thích ăn đặc sản đã tiêu diệt gần hết các sinh vật, họ thích xe hơi và luôn thay đổi song thấy rõ cũng không cải thiện được cai vốn đơn độc nghèo nàn của đời sóng tinh thần con người hiện đại, con người của thời đại công nghiệp vật chất, thời đại của đồ vật. Trong chừng mực nhất định ta thấy sự lãng phí và con người ra sức khai thác rồi thai rra bầu khí quyển những chất độc hại, họ đã làm thủng tầng ozon của bầu khí quyển. Sự mất cân bằng giữa sự tạo dựng và phá hoại đã đến độ căng thằng, thiên nhiên cũng phải lấy lại sự cân bằng. Đó chính là tai

họa sóng thần, động đất, nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản, là sự giải quyết mâu thuẩn để trở lại cân bằng. Cũng giống như núi lửa tuôn trào hay lũ lụt… Thiên nhiên làm vậy chính là quá trình thay đổi địa chất tạo lại sự cân bằng sinh thái, đem lại sự mầu mỡ cho cuộc sống của các sinh vật cà con người. Đó là quy luật đâu phải Thượng đế tạo ra, một quy luật tất yếu. Bức tranh “Giao nộp pháp đài Breda” của Velaquez (xem phụ lục H3.7) giải quyết mâu thuẫn của cuộc đấu tranh bằng một bên thắng và một bên thua, khi diễn biến của sự việc đã được đẩy đến kịch tính, cực điểm, cũng chính là lúc sự hòa bình thống nhất trong sự phục tùng, và tha thứ. Bức tranh này được thể hiện trong không gian của bầu trời xanh “sau cơn mưa trời lại sáng”, ở vị trí nằm ngang không khí căng thẳng của cuộc chiến như trùng xuống sau những giờ phút đấu tranh quyết liệt, cam go. Hình ảnh người thua trận đang cúi mình trao chìa khóa cho bên thắng trận đang ở vị trí hiên ngang đón nhận với sự kết chặt của cả khối người, những cây giáo vút thẳng vuông góc với bầu trời thể hiện sự kiên cường trong ổn định. Đối nghịch với bên thua nhao nhác cùng những ngọn giáo thưa thớt xiêu vẹo, thể hiện sự hoang mang, đau khổ. Bức tranh thể hiện được trạng thái tâm phục khẩu phục của bên phải chịu thua. Một không khí tuy ảm đạm trong màu vàng nâu xỉn nhưng lại ửng lên bầu trời một màu xanh hòa bình và hy vọng. Sự mâu thuẫn đã được giải quyết trong sự bao dung, bên thắng không quá kiêu căng. Khác với phương Đông, hội họa phương Tây giải quyết tác phẩm bằng một sự đối kháng đẩy đến cao trào bằng thủ pháp nghệ thuật là dùng tương phản mạnh mẽ, tương phản về hình thể, về bố cục… Khi sắp xếp bố cục tác giả đã đặt đội quân thắng trận về phía bên phải của bức tranh và đội quân thua trận về phía bên trái. Điều này cho thấy khi miêu tả một cái gì tươi sáng thì người ta thường đặt phía bên phải bức tranh và cái gì đó thua thiệt người ta đặt bên trái bức tranh. Mũi giáo của đoàn quân chiến thắng nghiêm chỉnh chĩa thẳng lên trời, gươm giáo của kẻ

bại trận thì xô lệch thiếu chỉnh tề. Những yếu tố ấy đã bổ sung cho nhau, tạo được cân bằng qua các đường định hướng. Tác giả đã rất thành công việc chuyển tải một đề tài mang tính lịch sử của dân tộc Tây Ban Nha.

Bức tranh Chiếc bè Me’duse của GeliCalt (xem phụ lục H3.8) thể hiện sự đấu tranh cho những người bị áp bức. Me’duse của ông dựa trên sự kiện nói về một con tàu của chính phủ Pháp bị đắm. Trong khi thuyền trưởng và

Một phần của tài liệu luận văn HÌNH THẾ TƯƠNG PHẢN TRONG HỘI HỌA (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w