Những bài học rút ra từ nguyên lý tương phản được các họa sỹ thiết lập

Một phần của tài liệu luận văn HÌNH THẾ TƯƠNG PHẢN TRONG HỘI HỌA (Trang 38)

NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ LUẬT TƯƠNG PHẢN TRONG ĐỜI SỐNG VÀ TRONG NGHỆ THUẬT HÌNH SẮC

3.4 Những bài học rút ra từ nguyên lý tương phản được các họa sỹ thiết lập

lập

Cái được gọi là tương phản được xây dựng dựa trên sự cảm nhận về trạng thái cân bằng. Nói một cách khác cân bằng chính là hệ quả tất yếu của tác động tương phản. Sức mạnh tiềm ẩn của nghệ thuật thể hiện trong hình

tượng cô đặc cảm xúc, lý trí,mang tính trực tiếp được nghệ sỹ tạo dựng thông qua việc kết tụ kinh nghiệm nhân loại. Do đó khả năng nắm bắt và tái hiện cuộc sống thực tế như là mạch nguồn chay xuyên qua bao thế hệ họa sỹ như một lời động viên hun đúc: Vẽ cái gì, vẽ cho ai và vẽ như thế nào. Tất cả là ở thái độ của người vẽ trước cuộc sống. Bởi vì nghệ thuật chính là con người nghệ sỹ thông qua tác phẩm được công chúng chấp nhận. Vì vậy những bài học rút ra từ nguyên lý tương phản được các họa sỹ nổi tiếng thiết lập.

-Mạnh mẽ

-Tạo thế quyết đoán thay đổi

-Hợp với người có tính cách mạnh mẽ hoặc quyết đoán. -Học cách thiết lập phong cách mới.

Các họa sỹ Dã thú tham vọng sáng tạo một nền hội họa mới chủ trương phất cao lá cờ tự do. Như vậy tranh mới phát huy được hết cường độ và âm hưởng của mầu, mới tương ứng với tính cách mạnh mẽ của lớp thanh niên đầu thế kỷ. Nhãn thức Dã thú đưa hội họa lên một không gian chói chang. Họ sử dụng bút pháp phóng đại cường điệu. Con người và sự vật trong tranh được vẽ bởi những nét dứt khoát và đậm, bức tranh phải thể hiện được cá tính mạnh mẽ biểu hiện những tư tưởng tình cảm và rung động chủ quan của tác giả.

Nhóm họa sĩ theo trường phái Dã thú mang phong cách táo bạo và hiện đại, đứng đầu là họa sĩ Henri Matisse và André Derain. Họ thích thể hiện cảm xúc qua màu sắc, khi ấy màu sắc đối với họ không chỉ mang giá trị mô tả, mà còn là một nhân tố sáng tạo. Sáng tạo ở chỗ dùng trực tiếp màu nguyên sắc, lấn át cả đường nét, đôi khi trên bề mặt tranh chỉ là những mảng màu sặc sỡ nằm cạnh nhau. Như lời tuyên bố của Vlaminck và Derain, họ sẽ " Đốt trụi trường Mỹ thuật bằng các sắc xanh Cobalt và đỏ son". Bên cạnh đó, hình thể được giản lược, quy luật phối cảnh cổ điển cũng bị gạt bỏ. Họa sỹ dã thú cho

rằng đường nét trong bức tranh thuộc về lý trí, còn màu sắc thuộc về cảm giác, tình cảm. Mà điều quan trọng đối với họ là nghệ thuật phải bộc lộ cá tính,phải biểu hiện được cảm xúc chủ quan của người nghệ sỹ. Do đó, màu sắc không dùng để mô tả cảnh vật đúng như nó vốn có mà là để “Phản chiếu những tâm tình sôi nổi hay để thử lửa trái tim”. Họ không ngần ngại gia tăng sức mạnh của màu sắc, gây cho màu sắc tiếng vang vọng và dội đập như âm nhạc vậy. Muốn đạt được hiệu quả lớn màu sắc cần được tự do biến hóa, chuyển sắc độ một cách bạo dạn theo thế tương phản đối chọi bên cạnh nhau và hòa hợp tổng thể. Có như thế mới tương ứng và thể hiện một cách đầy đủ những sắc thái tình cảm con người. “Vũ điệu” của Matisse (xem phụ lục H3.11) v.v….

Trường phái biểu hiện, cũng trên quan điểm luôn tìm tòi, sáng tạo ra cái mới. Bức tranh “Nụ hôn” của Klimt (xem phụ lục H3.12), một tượng đài lộng lẫy, bất diệt của tình yêu. Chưa một bức tranh nào diễn tả tình yêu bằng nghệ thuật trang trí lại thành công rực rỡ như bức tranh này. Hạnh phúc lan tỏa khắp không gian tranh. Chiếc áo người đàn ông với những hình vuông, hình chữ nhật với người phụ nữ say đắm đón nhận tình yêu trong chiếc áo của những hình tròn và hình xoáy ốc, mặt đất phủ đầy hoa. Hình vuông, hình tròn xoáy là hai hình đối lập. Một âm một dương, biểu thị một người nam một người nữ. hai mặt đối lập tương phản thống nhất. Tổ hợp các hình vuông, chữ nhật, tròn và tam giác đan xen với những nét, cả khối người và nền cỏ thống nhất hòa quyện trên một nền khá phẳng và tĩnh. Màu nâu vàng ấm áp càng thôn thêm vẻ mặn nồng đang chay trong con tim và mạch máu, của từng thớ thịt. Tương phản hình trạng giữa thế thẳng đứng của hai người hôn nhau với mặt đất đầy hoa nằm ngang tạo sự cân bằng, bên ngoài như tĩnh lặng để toát lên sự say sưa chìm đắm trong tình yêu ngọt ngào. Đường nét quyện vào nhau, màu sắc trang trí tràn ngập và tình cảm nồng nàn. Tính tượng trưng và

trang trí đã tạo nên trường phái hội họa Viên – Đó là nghệ thuật hội họa của Klimt.

Biểu hiện là trường phái nghệ thuật mà nghệ sỹ muốn mô tả không phải là hiện thực khách quan mà là cảm xúc chủ quan và các phản ứng của vật thể gợi nên do sự tác động của chính nó và các sự kiện tương tác đến nó. Nó đạt được điều này nhờ vào tính xuyên tạc, phóng đại, nguyên sơ, giàu tính tưởng tương, và bằng cách sử dụng một cách sinh động xung đột, dữ dội hoặc có tính động học các yếu tố hình thức. Theo nghĩa rộng hơn, Expressionism là một dòng chảy của nghệ thuật cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX mà sự biểu hiện suy nghĩ riêng cũng như nhân cách, hay tính biểu hiện bản thân một cách tự phát của các tác giả được đẩy lên cao trào. Đó cũng là đặc điểm của hàng loạt các nghệ sỹ và trào lưu nghệ thuật hiện đại. Schielle tiếp thu hoàn toàn phong cách này, trong tranh của ông sự biến dạng hình thể xuất hiện từ nội tại tác giả, hình thể trong tranh ông alf sự quằn quại đau đớn về tinh thần, đâu đó xuất hiện cả nỗi bất an và sự trắc trở. Nghệ thuật Biểu hiện được đánh giá chủ yếu ở Đức vào năm 1910. Như là một trào lưu quốc tế, nghệ thuật Biểu hiện cũng được cho là sự kế thừa của một vài hình thức nghệ thuật thời kỳ trung cổ và trực tiếp hơn, là hậu duệ của Cezane, Gauguin, Van Gogh và trào lưu Dã thú.

KẾT LUẬN

Với sự giới hạn về thời gian và sự hiểu biết để nghiên cứu, tìm hiểu và chứng minh về nguyên lý hay luật tương phản trong các tác phẩm hội họa. Có những điều cần phải phân tích kỹ hơn, sâu hơn để càng ngày càng nổi bật hơn tính tương phản hay giá trị thực sự của tác phẩm thong qua những lý giải khoa học. Từ đó có được những cơ sở để chủ động trong sáng tạo của mình. Bởi một điều đơn giản như đứng trước một chiếc toan trắng hoặc tấm vóc đen người vẽ cũng rất băn khoăn suy nghĩ sẽ vẽ ra sao, cái gì làm điểm tựa, xuất phát từ nội dung tư tưởng hay một hình ảnh nào gợi ra làm nền tảng… Vậy chỉ cần một vạch nét, hay một chấm đen hoặc trắng tùy theo nền có thể khiến cho người vẽ hào hứng gợi liên tưởng tạo thành những tác phẩm có thể hướng ngoại hoặc hướng nội, trừu tượng hay tượng trưng mang tính ẩn dụ, dằn vặt hay cam chịu chứa đựng những hình ảnh có thể kích thích, gây tò mò và thách thức người xem.

Trong quá trình sáng tạo, từ tư duy và phản ánh hình tượng trong sáng tác hội họa, người họa sỹ khao khát phản ánh những rung động của tâm hồn, chứa đựng nhiều nội hàm phong phú của tư duy. Tìm cho mình những yếu tố tương phản khác nhau để rồi cân bằng cả trong cuộc sống lẫn trong sáng tác nghệ thuật. Có những phút thăng hoa sáng tạo để tìm ra ngôn ngữ tạo hình mới, phong cách ý tưởng và không gian mới có tính phản ánh, khái quát và tìm ra những lý tưởng thẩm mỹ mới trong ngôn ngữ tạo hình.

Quy luật tương phản luôn để ngỏ cho các họa sỹ. Họ phải thấy bằng thị giác những yếu tố tương phản, phải giải quyết bằng tư duy và tâm của mình. Đó chính là cái sáng tạo của mỗi họa sỹ, và là cái bất tận của sáng tạo. Mâu thuân là sáng tạo, tương phản là để giải quyết đi đến thống nhất.

Một phần của tài liệu luận văn HÌNH THẾ TƯƠNG PHẢN TRONG HỘI HỌA (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w