Như vậy, ta có thể thấy rằng, mặc dù nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng chưa được đề cập tới, nhưng đây cũng là một trong những tư tưởng hết sức tiến bộ, góp phần xoá bỏ những tàn dư c
Trang 1A.LỜI MỞ ĐẦU
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưõng con người “Gia đình có tốt thì xã hội mới tốt, hạt nhân của xã hội là gia đình Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về gia đình, nhưng nền tảng để xây dựng một gia đình hạnh phúc đó
là sự tự nguyện, bình đẳng, tin yêu, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, giữa vợ với chồng, giữa cha mẹ và con cái Luật hôn nhân và gia đình
ra đời nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình về nhân thân và tài sản Một trong những nguyên tắc để xây dựng gia đình hạnh phúc đó chính là nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng Nguyên tắc đó được xây dựng từ khi
mà Luật hôn nhân và gia đình mới ra đời nhằm xoá bỏ chế độ nhiều vợ trong hôn nhân phong kiến, coi rẻ phụ nữ, gây nhiều khổ đau cho người phụ nữ Hôn nhân một vợ một chồng là điều quan trọng nhất làm cho cuộc sống chung của vợ chồng trở nên lâu dài bền vững và thực sự hạnh phúc Chính vì vậy trong bài viết
này em xin trình bày vấn đề: “ Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam - Lịch sử phát triển và thực tiễn áp dụng”
Bài viết của em còn nhiều thiếu xót, em mong thầy cô giúp đỡ thêm để em
có thể hoàn thiện trong các bài viết lần sau Em xin chân thành cảm ơn!
B NỘI DUNG
I Thế nào là nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng
1 Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lênin
Chủ nghĩa Mac – Lênin nhìn nhận hôn nhân và gia đình là một hiện tượng của xã hội, có quá trình phát sinh, phát triển và phụ thuộc vào hình thái kinh tế
xã hội Trong tác phẩm : “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” Mác và Ăngghen đã chỉ ra rằng:
Hình thức hôn nhân một vợ, một chồng ra đời trên cơ sở sự xuất hiện chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và những tài sản khác trong xã hội Ngay từ khi
Trang 2mới ra đời, chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã bộc lộ tính giả dỗi và tính tiêu cực đối với người dân trong xã hội
Đồng hành với chế độ hôn nhân một vợ một chồng là nạn mại dâm công khai và tệ ngoại tình Chế độ hôn nhân thời kỳ này công khai quyền gia trưởng của người chồng, người cha trong gia đình, hôn nhân dựa trên cơ sở tiền tài, địa
vị và danh vong trong xã hội, sự tính toán thiệt hơn về kinh tế
Trong lòng xã hội tư sản, hôn nhân của người vô sản đã nảy sinh ngay trong lòng xã hội và đó là tình yêu chân chính của nam và nữ và sự tồn tại vững chắc
trên cơ sở đó: “ Vì do bản chất của nó, tình yêu nam nữ là không thể chia sẻ
được cho nên hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu nam nữ, do ngay bản chất của
nó, hôn nhân là một vợ, một chồng” Do đó ta phải thấy rằng đây là hình thức
hôn nhân tiến bộ nhất và ta cần phải tạo điều kiện để cho nó phát triển
Chúng ta có thể thấy rằng những tư tưởng cơ bản về hôn nhân và gia đình của chủ nghĩa Mac là nền tảng để nhà nước ta xây dựng luật Hôn nhân và gia đình trong đó có nguyên tắc: Hôn nhân một vợ, một chồng
2 Cơ sở kinh tế - xã hội để hình thành luật hôn nhân và gia đình ở Việt Nam nói chung và nguyên tắc một vợ một chồng nói riêng.
Năm 1959, lần đầu tiên nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được đưa vào trong luật Hôn nhân và gia đình Năm 1975, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước ta tiến lên theo con đường chủ nghĩa xã hội Để củng cố và góp phần làm hoàn thiện hơn luật hôn nhân và gia đình năm 1959, luật năm 1896 ra đời phù hợp hơn với điều kiện kinh tế, xã hội lúc bấy giờ Năm 1986, Đảng và nhà nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội Ta
có thể thấy rằng những yếu tố về mặt xã hội cũng có ảnh hưởng và tác động lớn đối với quan hệ hôn nhân và gia đình, nét đặc trưng nhất đó chính là quan hệ hôn nhân và gia đình mang nặng yếu tố tình cảm, đạo đức của các cá nhân, phản ánh
Trang 3sâu đậm phong tục tập quán, truyền thống cảu dân tộc Chính vì vậy khi xây dựng luật hôn nhân và gia đình ngoài các yếu tố xã hội, kinh tế thì các nhà làm luật cần phải chú ý đến phong tục tập quán, những gì đã đi vào nếp sống của người lao động
II Lịch sử phát triển của nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng ở nước ta từ trước đến nay.
1.Những nguyên tắc của Luật hôn nhân và gia đình ở Việt Nam trước khi có luật Hôn nhân và gia đình năm 1959.
1.1 Chế độ đa thê cũ ở nhà nước phong kiến Việt Nam
Trước Cách mạng tháng 8, nước ta là nước thuộc địa nửa phong kiến, bị thực dân Pháp đô hộ Ngoài sự bóc lột trên tất cả mọi mặt, biến nhân dân ta thành bù nhìn, tay sai cho chúng, thực dân Pháp cùng với bọn địa chủ phong kiến đã lợi dụng chế độ đa thê tồn tại rất nhiều năm ở Việt Nam, đưa ra các bộ luật riêng cho cả ba miền bắc, trung, nam nhằm củng cố địa vị thống trị cho chúng ở Việt Nam
Đó chính là bộ Dân luật Bắc kỳ (1931), Dân luật Trung kỳ (1936) và bộ dân luật giản yếu ở Nam Kỳ Ba bộ luật mà thực dân Pháp ban hành tại Việt Nam thì đều dựa trên bộ Dân luật của Pháp (1804) kết hợp với những tập tục phong kiến
cổ hủ lạc hậu ở Việt Nam Ba bộ luật này tuy quy định những điều khác nhau, nhưng nếu đi tìm hiểu sâu xa thì ta có thể nhận thấy chúng đều có một điểm chung đó là công nhận sự tồn tại của chế độ đa thê tại Việt Nam Tại điều 80 -
Bộ Dân luật 1931 đã công nhận một cách minh thị rằng: “ chưa lấy vợ chính thì không được lấy vợ thứ” Chế độ đa thê đã gây rất nhiều đau khổ, bất công cho chị em phụ nữ, tư tưởng : “đàn ông được năm thê, bảy thiếp, phụ nữ chính chuyên một chồng” được xem là bình thường, và điều đó đã tạo nên rất nhiều điều bất hạnh đối với phụ nữ thời bấy giờ Chế độ đa thê cũng góp phần củng cố quyền lực gia trưởng của người chồng và người cha trong gia đình
Trang 4Chính vì vậy mà ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, mở ra một thời kỳ mới cho dân tộc, một vấn đề đặt ra đó chính là xoá bỏ chế độ đa thê trong xã hội phong kiến Việt Nam, đòi lại quyền lợi cho chị em phụ nữ trong tính yêu và trong cuộc sống gia đình
1.2 Những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam trước khi có luật Hôn nhân và gia đình 1959
Những năm đầu giành được chính quyền là những năm rất khó khăn đối với nhà nước non trẻ, mặc dù rất quan tâm đến vấn đề hôn nhân và ra đình nhưng nhà nước Việt Nam vẫn chưa thể ban hành một luật riêng trong vấn đề hôn nhân
và gia đình Mãi đến năm 1950, những quy định về luật Hôn nhân và gia đình được quy định rõ hơn trong sắc lệnh SL – 97 (22/5/1950) và sắc lệnh 159 –SL (17/11/1950) Ta có thể thấy rằng, các văn bản pháp luật này thì chưa quy định thành các chế định chung, các nguyên tắc cụ thể nhưng nhìn chung thì chúng được xây dựng trên ba nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc hôn nhân tự do, tự nguyện, nguyên tắc, nguyên tắc vợ chồng bình đẳng, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người phụ nữ và nguyên tắc bảo vệ quyền lợi cho con Như vậy, ta có thể thấy rằng, mặc dù nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng chưa được đề cập tới, nhưng đây cũng là một trong những tư tưởng hết sức tiến bộ, góp phần xoá
bỏ những tàn dư của chế độ phong kiến cũ thực hiện quan hệ hôn nhân hiện đại,
là nền tảng cho sự phát triển của luật hôn nhân và gia đình sau này
2 Sự phát triển của nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng qua các thời
kỳ luật Hôn nhân và gia đình 1959, 1986,2000.
2.1 Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng trong luật Hôn nhân và gia đình năm 1959
Luật hôn nhân và gia đình 1959 - luật hôn nhân và gia đình đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1959 nhằm thực hiện hai nhiệm vụ lớn đó chính là xoá bỏ những tàn dư của chế độ
Trang 5phong kiến cũ, xây dựng chế độ hôn nhân gia đình mới chủ nghĩa xã hội Các nguyên tắc cơ bản của luật Hôn nhân và gia đình mới đã thể hiện rõ quan điểm của nhà nước ta
Ngay tại điều 1 luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Nhà nước ta đã quy
định: “ Nhà nước bảo đảm việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến
bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc dân chủ và hòa thuận trong đó mọi người đoàn kết thương yêu nhau giúp đỡ nhau tiến bộ”.
Tại điều 3 cũng quy định: “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn
nhân tự do, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi, đánh đập hoặc ngược đãi vợ Cấm lấy vợ lẽ.”
Nguyên tắc này còn được thể hiện trong quy định về điều kiên kết hôn:
“Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác”(Điều 5 luật hôn nhân
và gia đình năm 1959)
So với pháp luật thời khi trước thì luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đã
có những bước tiến bộ rõ rệt Pháp luật thời kỳ trước mặc dù đã xác định được nhiệm vụ là xoá bỏ tàn dư của chế độ hôn nhân cũ lạc hậu nhưng nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng chưa hề được đề cập đến Trong luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đã có những sự thay đổi tiến bộ cơ bản hơn những văn bản pháp luật trước đó là hôn nhân không phải là sự kết hợp giữa đàn ông và đàn bà, hôn nhân là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, điều đó đã phần nào thể hiện rõ nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng trong thời kỳ lúc bấy giờ Việc đưa ra quy định : “cấm lấy vợ lẽ” và “ cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác” đã một phần nào cụ thể hoá được nguyên tắc này ở luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, góp phần xây dựng một gia đình hạnh phúc, bền vững nhà nước dân chủ hơn, hoàn thiện hơn
Trang 62.2 Sự phát triển nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng trong luật Hôn nhân và gia đình năm 1986
Năm 1986, hoàn cảnh lịch sử đã có nhiều sự thay đổi, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Kế thừa và phát triển Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 để tiếp tục xây dựng và củng cố gia đình xã hội chủ nghĩa, phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, xoá bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân gia đình phong kiến lạc hậu Dự trên điều kiện kinh tế xã hội lúc bấy giờ, ta nhận thấy rằng Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 không còn phù hợp nữa, nên sự ra đời của luật hôn nhân và gia đình năm 1986 là một tất yếu khách quan, chính vì vậy mà luật hôn nhân và gia đình 1986 đã được Quộc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày (29/12/1986) và có hiệu lực ngày (3/1/1987) Luật hôn nhân và gia đình naă 1986 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc chung, hôn nhân tự nguyện, tiến bộ , một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, bảo vệ quyền lợi cho cha mẹ và con cái, bảo vệ quyền lợi cho
bà mẹ và trẻ em
Ðiều 1 luật hôn nhân và gia đình 1986: “Nhà nước bảo đảm thực hiện chế
độ hôn nhân tự nguyện , tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, nhằm
xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc, bền vững”.
Tại khoản a - điều 7 - luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định cấm kết hôn khi có vợ có chồng Rõ ràng ta thấy rằng, việc quy định như vậy thì chỉ
có những người chưa có vợ có chồng, vợ chồng ly hôn hay mọt trong hai bên chết thì mới có quyền kết hôn với người
Nếu như luật hôn nhân và gia đình năm 1959 chỉ quy định: “ Cấm người
đang có vợ có chồng kết hôn với người khác” thì luật hôn nhân và gia đình năm
1986 quy định đầy đủ hơn: “ Cấm người đang có vợ có chồng kết hôn hoặc
chung sống như vợ như chồng với người khác” (điều 4) Qua đó ta thấy nguyên
tắc hôn nhân một vợ, một chồng đã được thể chế hoá cụ thể hơn, , phạm vi điều
Trang 7chỉnh và đối tượng điều chỉnh đã có sự mở rộng, việc cấm kết hôn không chỉ là
những người “ đang có vợ có chồng” mà còn nghiêm cấm việc “chung sống như
vợ như chồng với người khác”.Chung sống như vợ chồng có thể hiểu là hành vi
của hai bên nam, nữ tuy không phải là vợ chồng nhưng đã ăn ở với nhau, coi như
là vợ chồng một cách trái pháp luật Người đang có vợ có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác một mặt gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình, quyền lợi của người vợ, người chồng hợp pháp, quyền lợi của những đưa con cũng không được đảm bảo khi gia đình bố mẹ chúng không được hạnh phúc, mặt khác việc làm như vậy tác động xấu lên đời sống xã hội 2.3 Nguyên tắc hôn nhân một vơ một chồng trong luật hôn nhân và gia đình năm 2000
Sau hơn 10 năm thực hiện luật hôn nhân và gia đình năm 1986, sự phát triển của cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa các quan hệ hôn nhân gia đình cũng có phần trở nên phức tạp hơn, chính vì vậy sự ra đời của luật Hôn nhân và gia đình là một điều tất yếu Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lưc ngày 1/1/2001 dựa trên những nguyên tắc cơ bản mà luật Hôn nhân và gia đìnhnăm 1986 đã xây dựng Tại điều
64 - Hiến pháp 1992 đã quy đinh: “Gia đình là tế bào của xã hội Nhà nước bảo
hộ hôn nhân và gia đình Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”
Để đảm bảo cho hôn nhân bền vững thì nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng là một trong những nguyên tắc làm nền quan trọng nhất, đặc biệt là trong điều kiện của nền kinh tế, xã hội Tại điều 4 luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 quy định: “cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ” Hơn nữa,
Trang 8nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng còn được cụ thể hoá trong điều kiện cấm kết hôn và huỷ việc kết hôn trái pháp luật
Ta có thể thấy rằng, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong thời gian này đã có những bước phát triển, tiến bộ hơn so với luật trước đó Nếu như luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 chỉ quy định cấm người có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác thì tại luật năm 2000 đã quy định thêm, không phải chỉ những người chưa có vợ, chưa có chồng hoặc đã có vợ, có chồng nhưng hôn nhân của họ đã chấm dứt, việc kết hôn của họ phải với người đang không có vợ, đang không có chồng mà nguyên tắc hôn nhân một vợ một
chồng còn điều chỉnh cả hành vi chung sống như vợ chồng: “chỉ những người
đang không có vợ, không có chồng mới được quyền chung sống như vợ, như chồng với người đang không có vợ, không có chồng”.
Nội dung của nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng có liên quan đến một
số vấn đề và cần được hiểu như sau:
Người đang có vợ, có chồng là người đang tồn tại trong một quan hệ hôn nhân được xác định bằng Giấy chứng nhận kết hôn hoặc hôn nhân thực tế ( nam
và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn nhưng vẫn được pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng) Đó là những trường hợp:
Nam nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng ( không vi phạm các điều kiện kết hôn do Luật định) trước ngày 3/1/1987 nhưng không đăng ký kết hôn
Nam nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 3/1/ 1987 đến trước ngày 1/1/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000 và trong thời hạn vó nghĩa vụ đăng ký kêt hôn ( đến ngày 1/1/ 2003)
Những người đang ở trong trường hợp kể dưới đây thì bị pháp luật cấm kết hôn:
Trang 9Người đang có vợ, có chồng nhưng hôn nhân đã chấm dứt người thuộc các trường hợp kể trên nhưng đã có bản án cho ly hôn của tòa án có hiệu lực pháp luật; vợ ( chồng) của họ đã chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết
Chung sống như vợ chồng là việc nam nữ coi nhau như vợ chồng, chung sống với nhau, chăm sóc giúp đó nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung Theo thông tư liên tịch số 01/ 2001/ TTLT- TANDTC- VKSNDTC- BTP ngày 3/1/
2001 của tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/ 2000/ QH10 của quốc hội, được coi được coi là nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và Gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
Việc họ về chung sống với nhau được gia đình ( một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận
Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình
Một điều cần phải chú ý là: Thông tư này hướng dẫn thực hiện Nghị định số 35/ 2000/ QH10 của quốc hội nên hướng dẫn về nam nữ chung sống với nhau như vợ như chồng chỉ đúng trong trường hợp đó mà không đúng trong những trường hợp khác Khi giải quyết những trường hợp có liên quan đến việc nam,
nữ chung sống với nhau như vợ chồng cần phải có cách nhìn nhận toàn diện Việc kết hôn vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng phải bi xử hủy theo luật hôn nhân và gia đình, người vi phạm có thể bị xử lý về hình sự theo quy định của bộ luật hình sự Tuy nhiên, do xuất phát từ tình hình xã hội nước ta, việc thực hiện nguyên tắc một vợ, một chồng có ngoại lệ trong một số trường hợp như trong luật hôn nhân và gia đình 1986 đã thực thi và áp dụng
Trang 10III Thực tiễn áp dụng nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng ở nước
ta từ khi có luật hôn nhân ra đình năm 1959, 1986, 2000.
Luật Hôn nhân và gia đình ra đời đã góp phần điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội, những hành vi vi phạm luật hôn nhân và gia đình, làm trái với các chuẩn mực đạo đức thì đều bị xã hội lên án Việc thực hiện luật Hôn nhân và gia đình đã góp phần xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa, ý thức pháp luật quần chúng ngày càng được nâng cao
Ở trên những vùng núi cao, nơi vẫn còn đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, họ chưa ý thức được rằng nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là một nguyên tắc tiến bộ mà Đảng và nhà nước ta đề ra nhằm cải thiện nâng cao đời sống xã hội, họ vẫn quan niệm rằng gia đình đông con mới có phúc, nên họ vẫn cưới rất nhiều vợ Nhằm xoá bỏ những hủ tục lạc hậu này và giữ gìn phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, xoá bỏ những mê tìn dị đoan, Đảng và nhà nước ta
đã có những hình thức vận động, tuyên truyền giáo dục, có những buổi toạ đàm nhằm tuyên truyền cho bà con ở nơi đây, xoá bỏ nhừng khu tự trị (1959) , nhằm nâng cao kiến thức hiểu biết pháp luật cho con em dân tộc
Ta nhận thấy rằng, từ khi luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực,
đã có rất nhiều trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng khiến phải huỷ bỏ việc kết hôn hoặc huỷ việc chung sống nhưu vợ chồng trái pháp luật, nhưng có một số trường hợp thì Toà án không huỷ việc kết hôn đó Một người kết hôn với nhiều người trước ngày 13/01/1959 ( ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực) Trước khi có Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, chúng ta chưa thực hiện được chế độ hôn nhân một vợ một chồng Cho nên, mặc dù việc thực hiện những quan hệ hôn nhân này không phù hợp với nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, nhưng vẫn được thừa nhận là có giá trị pháp lý