Về địa danh và vị trí của Vân Đồn Trong các di tích lịch sử - văn hoá và danh thắng của nước ta VânĐồn, một thương cảng cổ nằm trong vịnh Bái Tử Long, cùng với Hạ Long là một trong những
Trang 1hệ thống thương cảng vân đồn qua các nguồn tư liệu lịch sử, điền dã và khảo cổ học
Nguyễn Văn Kim
Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH & NV
1 Về địa danh và vị trí của Vân Đồn
Trong các di tích lịch sử - văn hoá và danh thắng của nước ta VânĐồn, một thương cảng cổ nằm trong vịnh Bái Tử Long, cùng với Hạ Long
là một trong những kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng thế giới Từ thế kỷ XV,Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi đã có những vần thơ trác tuyệt vềcảnh quan và hoạt động kinh tế Vân Đồn:
Lộ nhập Vân Đồn san phục san
Thiên khôi địa thiết phó kỳ quan
Nhất bàn lam bích trừng minh kính
Vạn héc nha thanh đoá thuý hoàn
Vũ trụ đốn thanh trầm hải nhạc
Phong ba bất động thiếc tâm can
Vọng trung ngạn thảo thê thê lục
Đạo thị Phiên nhân trú bạc loan (1).
Nhưng, Vân Đồn không chỉ là một danh thắng, một Di sản thiên nhiêncủa thế giới mà còn là một trung tâm thương mại lớn, một khu vực có vị trí
Trang 2quân sự chiến lược gắn liền với quá trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xâydựng, phát triển đất nước của dân tộc ta.
Tên gọi Vân Đồn lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử Việt Nam từ thời
Lý (1010-1226) Năm 1149, thời Lý Anh Tông (cq: 1138-1175) nhà vua đã
cho khai mở trang Vân Đồn để đón thuyền buôn các nước Trong Đại Việt
sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê viết: “Năm Kỷ tỵ, hiệu
Đại Định năm thứ 10 (1149), (Tống Thiệu Hưng năm thứ 19) Mùa xuân,tháng hai, thuyền buôn ba nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La vào Hải Đôngxin cư trú buôn bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo, gọi là Vân Đồn, đểmua bán hàng hoá quý, dâng tiến sản vật địa phương”(2)
Nh vậy, vào thời Lý, sau khi được thiết lập, trang Vân Đồn thuộc đạoHải Đông Trong Lịch triều hiến chương loại chí, trên cơ sở khảo cứu nhiều
nguồn tư liệu qua các thời đại, nhà sử học Phan Huy Chú xác định: Đạo AnBang “Đời Tần thuộc quận Nam Hải, Hán thuộc quận Giao Chỉ, Đường đổilàm châu Vũ An, sau đặt làm trấn Hải Môn Ba đời Đinh, Lê, Lý gọi là đạoHải Đông, Trần đổi làm lộ Hải Đông, sau đổi là lộ An Bang Đến Lê cũngtheo thế; trong thời Quang Thuận (1466) đặt làm thừa tuyên An Bang Sautrung hưng kiêng tên huý Anh Tông đổi làm Quảng Yên, có một phủ”(3),tức phủ Hải Đông Phủ này có 4 huyện 3 châu Châu Vạn Ninh có tới 30 xã,phường, vạn
Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử địa danh Vân Đồn đã được ghi trongmột số bộ sử, địa chí Việt Nam, Trung Quốc và các nguồn tư liệu nướcngoài khác Theo đó, chúng ta có thể biết, sau khi được thiết lập vào thời Lýđến thời thuộc Minh (1407-1427), Vân Đồn đã đổi thành huyện Sang thời
Trang 3Lê (thế kỷ XV) Vân Đồn lại đổi thành châu Theo Dư địa chí của Nguyễn
Trãi thì: “An Bang xưa là bộ Ninh Hải, tây và nam tiếp với Hải Dương,đông và bắc giáp với Khâm Châu Có 2 lộ phủ, 8 thuộc huyện, 6 châu, 302
xã, 44 trang Đấy là phên dậu thứ hai ở phương đông vậy”(4) Lời tập chú
của Nguyễn Thiên Túng về sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi cũng cho biết:
An Quảng trước có 2 phủ, 8 huyện, 6 châu Về địa danh Vân Đồn, trong lờicẩn án của Nguyễn Thiên Tích ghi khá rõ: “Phủ Hải Đông có 3 huyện, 4châu, 101 xã; huyện Hoa Phong có 14 xã, 1 thôn; huyện Yên Hưng có 25
xã, 1 thôn, 15 trang; châu Vân Đồn (triều Lý là trang, thương nhân ngoạiquốc ở đấy) có 10 trang, 1 phường; huyện Hoành Bồ có 25 xã, 2 trang; châuTân An có 16 xã, 1 thôn, 53 trang; châu Vạn Ninh có 18 xã, 2 trang, 4 động;châu Vĩnh An có 13 xã(5)
Về sự biến đổi của các đơn vị hành chính, trong phần Dư địa chí của Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú cũng ghi rõ: “Năm Quang
Thuận thứ 7 (1466) Lê Thánh Tông đặt ra 12 đạo thừa tuyên là: Thanh Hoá,Nghệ An, Thuận Hoá, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, AnBang, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn và phủ Trung Đô.Đổi lộ làm phủ, đổi trấn làm châu Rồi sai các chức thừa tuyên xét núi sôngtrong chỗ mình cai quản, làm thành địa đồ”(6) Nh vậy, đến thời Lê sơ,trong chủ trương chung về chuyển đổi đơn vị hành chính, trấn Vân Đồn thờiTrần đã được đổi thành châu thuộc thừa tuyên An Bang Châu Vân Đồn đãđược mở rộng về quy mô và địa giới bao gồm 10 trang, 1 phường
Trong Đại Việt địa dư toàn biên, nhà sử học, địa chí học nổi tiếng
Phương đình Nguyễn Văn Siêu đã xác định: “Quảng Yên là đất Giao Chỉđời xưa Đời Lương (552-557) là quận Ninh Hải, Hoàng Châu Đời Tuỳ
Trang 4(581-618) gọi là quận Ninh Việt Đời Đường (618-907) gọi là quận Ngọc
Sơn, Lục Châu”(7) Trước đó, từ thế kỷ XVIII, sách Vân Đài loại ngữ của nhà bác học Lê Quý Đôn dẫn lại Đường chí cũng đã viết về Lục Châu rằng:
“Ngọc Sơn quận ở Lục Châu Đất Giao Chỉ vốn là Ngọc Châu, đến nămThượng Nguyên thứ hai (tức năm 675 đời vua Đường Cao Tông - TG) mớiđổi làm Lục Châu vì trong địa giới châu có sông Lục Thuỷ nên mới lấy màđặt tên; có lẽ Lục Châu ở địa hạt trấn Quảng Yên (giáp Quảng Châu vàKhâm Châu)(8) Trong khảo cứu của mình Nguyễn Văn Siêu cũng có sự bổkhuyết cụ thể về vùng đất Quảng Yên: “Trước thời Đinh, đời Lê gọi là trấnTrào Dương, đời Lý đổi là châu Vĩnh An Năm Đại Định thứ 10 lập trangVân Đồn (ngày Êy thuyền buôn các nước Trà Và, Lộ Lạc, Xiêm La vào HảiĐông xin để buôn bán cho lập trang để ở, sau gọi là châu Vân Đồn) ĐờiTrần thuộc về lộ Hải Đông Thời thuộc Minh là đất châu Tĩnh An, phủ TânAn(9)
Dùa theo sách Thiên Nam dư hạ trong Đại Việt địa dư toàn biên,
Nguyễn Văn Siêu cũng viết rằng: Thừa tuyên An Bang có một phủ là HảiĐông, có 3 huyện là Hoành Bồ, Yên Hưng, Chi Phong, có 4 châu là Tân
An, Vạn Ninh, Vân Đồn, Vĩnh An Còng theo nhà sử học họ Nguyễn thìvào thời Lê, châu Vân Đồn thuộc thừa tuyên An Bang Vân Đồn gồm có 37
động(10) Trong Đại Việt địa dư toàn biên, tác giả cũng đã dẫn sách Thiên
hạ quân quốc lợi bệnh thư phần An Nam cương vực bị lục và cho biết rằng
vào năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407) nhà Minh, Vân Đồn là một trong 8 huyệncủa châu Tĩnh An Đến năm 1409 nhà Minh đã đặt 12 Tuần kiểm ty ở cácnơi và một trong số đó là Ty tuần kiểm Vân Đồn thuộc huyện Vân Đồn(11)
Về địa điểm núi Vân Đồn sách này viết: “Núi Vân Đồn ở phía đông bắc phủGiao Châu, huyện Vân Đồn ở trong biển lớn Hai núi đối nhau, một dòng
Trang 5nước chảy qua ở giữa, thuyền buôn các nước phiên quốc phần nhiều họp ởđấy”(12) Rất có thể, mô tả trên đây là nhằm để chỉ địa điểm các đảo VânSơn - Cái Bàn nơi có sông Cổng Đồn, sông Mang (hay Con Mang) chảy ởgiữa hai đảo mà đến nay vẫn là luồng nước lớn Điều chắc chắn là, sôngMang phải là hướng đi chính từ Biển Đông tiến vào vùng đảo và thươngcảng Đến nay, diện mạo của dòng sông vẫn còn rất rõ và điều quan trọng là
sự tồn tại của khu cảng cổ được những bằng chứng về khảo cổ học, dân tộchọc và cư dân địa phương ghi nhận
Đến thời Nguyễn (1802-1945) Vân Đồn thuộc huyện Hoa Phong, phủHải Đông Năm Minh Mệnh thứ 17 (1836) triều đình Huế lại cắt châu VânĐồn đổi làm tổng Vân Hải nhập vào huyện Hoa Phong Năm Thiệu Trị thứnhất (1841) đổi gọi là huyện Nghiêu Phong và Vân Đồn vẫn thuộc huyện
Êy Huyện Nghiêu Phong sau lại đổi là Cát Hải tức Cát Bà Theo nhà sử họcTrần Quốc Vượng thì “tổng Vân Hải ở trên một hòn đảo trong vịnh HạLong, đảo Êy gọi là đảo Vân Hải hay thường gọi là Cù lao Lợn Lòi, ở sátphía ngoài Cù lao Cái Bàn Thời Duy Tân lấy đảo Vân Hải cùng với các đảoxung quanh lập nên huyện Vân Hải”(13) Trong phần viết về huyện Nghiêu
Phong, sách Đồng Khánh dư địa chí ghi khá cụ thể: “Đảo Vân Đồn ở giữa
biển, ngoài cửa biển Vân Đồn” Cụ thể hơn: “Cửa biển Vân Đồn ở địa phận
xã Quan Lạn phía ngoài có đảo Mai, còn gọi là cửa biển Mai, bên phải cóđảo Ngọc Vừng, bên trái có đảo Cảnh Cước, phía trong có đảo PhượngHoàng ở giữa biển, phía đông đảo là sông Trạo Lai, thuỷ triều ở cửa biểnsâu 1 trượng 8 thước, mực nước ban đêm sâu 1 trượng, rộng 40 trượng”.Chuyên gia Đông Nam Á học hàng đầu của Nhật Bản GS.YamamotoTasturo còng cho rằng: “Theo chỗ những ghi chép của An Nam gọi Vân
Trang 6Đồn là tổng Vân Hải thì nhận định cho rằng trung tâm của huyện Vân Đồn,châu Vân Đồn là ở đảo Vân Hải có lẽ đúng”(14)
Về vị trí của Vân Đồn, Đại Nam nhất thống chí còng cung cấp những
thông tin có giá trị: “Tên châu Vân Đồn đặt từ đầu triều Lê, ở lánh ngoài hảiđảo, giáp dương phận nước Thanh, chỉ có 2 xã, năm Minh Mệnh thứ 16 mớiđặt thổ lại mục, do tri châu Vạn Ninh kiêm quản, năm Thiệu Trị thứ 3 mới
bỏ tên châu Vân Đồn, chỉ để tổng Vân Hải, bỏ lại mục, đặt cai tổng, lệ vào
huyện Nghiêu Phong”(15) Điều quan trọng là, các tác giả Đại Nam nhất thống chí đã xác định chính xác huyện trị Nghiêu Phong ở xã Hoà Hy, còn
cửa Nghiêu Phong cách huyện Nghiêu Phong 4 dặm là nơi thuyền bè công
tư thường qua lại, phía bắc giáp xã Yên Khoái, phía nam là xã Phù Long.Chính các tác giả sách này cũng cho biết: Cửa Vân Đồn cách huyện NghiêuPhong 120 dặm còn đảo Vân Đồn ở cách huyện Nghiêu Phong 125 dặm vềphía đông Cửa Nội cách huyện 133 dặm về phía đông, hai bên bờ đều lànúi đất, cửa biển rộng 277 trượng, thuỷ triều lên sâu 8 trượng 6 thước, thuỷtriều xuống sâu 7 trượng 9 thước, ngược lên đều là khe Cửa Đối ở địa phậntổng Vân Hải, cách huyện Nghiêu Phong 133 dặm về phía đông, hai bên bờđều là núi đất, chân đá, cửa biển rộng 103 trượng, thuỷ triều lên sâu 57trượng, thuỷ triều xuống sâu 5 trượng Đảo Trà Bản ở trong biển, phía đônghuyện, có dân tổng Vân Hải ở, sản chè Đảo Ngọc Vựng (Ngọc Vừng -TG)
ở phía tây đảo Vân Đồn, dân thôn Ngọc Vựng ở đấy Trước có đảo TĩnhHải, đến thời Nguyễn thì bỏ Lại có đảo Vạn Cảnh, ở phía bắc đảo Trà Bản,phía Nam có vũng Huyện, phía tây có đảo Ghềnh Vạn(16)
Nh vậy, về phạm vi và địa giới hành chính Vân Đồn có nhiều sự thayđổi qua các thời kỳ lịch sử Vân Đồn, với tư cách là một đơn vị hành chính,
Trang 7đã có những biến đổi qua thời gian Thời Lý, Vân Đồn là một trang nhưngđến thời Trần đã trở thành một trấn, thời thuộc Minh là một châu rồi lạiđược tôn lên thành một huyện và cuối cùng lại đổi thành tổng và huyện Dovậy, khi nghiên cứu về Vân Đồn cần có cái nhìn lịch sử về phạm vi khônggian của địa danh này Hơn thế nữa, về địa danh Vân Đồn, cũng cần phân
biệt rõ những khái niệm như: “Cửa biển Vân Đồn”, “Núi Vân”, “Đồn Vân”,
“Trang Vân Đồn”, “Trấn Vân Đồn”, “Châu Vân Đồn”, “Huyện Vân Đồn”
và “Cảng Vân Đồn” Mặc dù có những điểm chung nhưng rõ ràng giữa các
địa danh và trong ý nghĩa của mỗi cách gọi có nhiều hàm ý khác nhau quacác nguồn tư liệu và thời đại
Từ việc phân tích các nguồn sử liệu kết hợp với khảo sát thực tế cóthể cho rằng các địa danh như “Cửa biển Vân Đồn”, “Cửa Nội” đều rất gầnvới Cửa Đối còn “Núi Vân” hay “Vân Sơn” hay “Cù lao Lợn Lòi” chắcchắn là hòn đảo đối diện với đảo Cái Bàn mà giữa chúng là sông Con Manghiện nay “Đồn Vân” nhiều khả năng đóng trên đảo Con Quy và Cửa Nộicũng ở đó Nhưng, không gian của những đơn vị hành chính qua từng thờigian thì thật khó xác định cụ thể Bên cạnh đó, việc làm rõ trung tâm củacác đơn vị hành chính tức trị sở của Vân Đồn qua các thời kỳ lịch sử cũngkhông phải là vấn đề đơn giản Điều quan trọng là, từ khi được thành lậpvới tư cách là một đơn vị hành chính, để duy trì các quan hệ bang giao vàhoạt động kinh tế, Vân Đồn cũng đã hình thành, phát triển với tư cách làmột hệ thống các bến cảng chứ không phải là một cảng đơn nhất Thêm vào
đó, qua từng thời kỳ lịch sử mà nổi lên vị trí trung tâm của một khu vực bếncảng nhất định Do vậy, hiểu Vân Đồn với vị trí là một trung tâm kinh tế đốingoại của Việt Nam trong lịch sử phải có một cái nhìn tổng thể và hệ thốngtrong mối tương quan và liên hệ đa chiều của nó với vùng biển Đông Bắc
Trang 8của Tổ quốc cũng như sự biến thiên của các mối quan hệ, bang giao với cácquốc gia khu vực
2 Vai trò kinh tế, an ninh của Vân Đồn
Nhìn trên bản đồ, vùng vịnh Bắc Bộ trong đó có Vân Đồn có thể coi
là một vùng biển kín Vân Đồn không chỉ là cửa mở hướng ra biển của toàn
bộ vùng Đông Bắc mà còn là một không gian Địa - kinh tế, Địa - chính trị
và quân sự tiếp giáp với các tỉnh ven biển miền nam Trung Hoa Từ xa xưa,
cư dân vùng Đông Bắc Việt Nam đã có những mối liên hệ hết sức mật thiếtvới trung tâm văn hoá Hoa Nam, Trung Quốc Sự gần giũ về vị trí địa lý,môi trường kinh tế biển và con đường giao thông thuận lợi ven biển đã kếtnối dòng chảy kinh tế, văn hoá giữa Việt Nam với Trung Quốc và các quốcgia khu vực Có thể thấy, nền văn hoá Hạ Long nổi tiếng là sự tích hợpnhững nhân tố nội sinh nhưng cũng chứa đựng và biểu hiện khá rõ nhữngyếu tố ngoại sinh đặc biệt là những ảnh hưởng các đặc tính văn hoá miềnnam Trung Hoa (17) Một số nguồn sử liệu cho thấy, cho đến thời Hán conđường giao lưu chủ yếu giữa Trung Hoa với phương Nam được tiến hànhthông qua các hải trình trên biển mà dòng đối lưu hằng xuyên là chảy quavùng biển đảo Vân Đồn
Dựa trên những mối quan hệ diễn ra một cách tự nhiên trong lịch sử,
từ thời Hán, văn hoá và những ảnh hưởng chính trị của trung tâm văn hoáHoa Bắc ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến phương Nam Cùng với dòngchảy và tiếp giao văn hoá Việt - Trung qua vùng Tây Bắc, tức men theohướng chảy của sông Hồng, sông Đà và Lô giang cũng từ thời Hán đã nổilên một con đường giao lưu kinh tế, văn hoá mới và ngày càng có vị trí
Trang 9quan trọng đó là con đường Đông Bắc toả rộng theo miền duyên hải và các
cảng ven biển Sách Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi đời Tống ghi rõ
đường từ Châu Khâm vào Việt Nam rằng: Từ Khâm Châu thuyền đi hướngtây - nam, một ngày đến châu Vĩnh An, theo trại Đại Bàn (đảo Kế Bào)ngày nay thuộc Ngọc Sơn, tới Vĩnh Thái, Vạn Xuân (vùng Vạn Kiếp, sôngLục Đầu) là tới Thăng Long Thuyền đi mất 5 ngày Sử cũ cũng ghi từ năm
1006 thời vua Lê Long Đĩnh (986-1009) (hiệu Ứng Thiên; Tống niên hiệuCảnh Đức năm thứ 3), Duyên biên An phủ sứ Thiệu Việp từng dâng vuaTống bản đồ đường thuỷ từ Ung Châu tới Giao Châu với ý đồ muốn lấynước ta “Vua Tống cho cận thần xem và nói rằng: Giao Châu nhiều lamchướng dịch lệ, nếu đem quân sang đánh thì chết hại rất nhiều, nên giữ gìncõi đất của tổ tông mà thôi”(18) Ghi chép đó trong chính sử cho thấy, vìnhiều mục tiêu khác nhau, con đường biển vùng Đông Bắc nước ta đã đượcngười Trung Hoa nghiên cứu rất cụ thể, chi tiết
Con đường nối liền vùng đông bắc Việt Nam với miền nam TrungQuốc không chỉ là tuyến giao lưu văn hoá truyền thống, buôn bán giữa nước
ta với phương Bắc mà còn là con đường thuỷ, mà ở đó, chính quyền nhiềutriều đại phong kiến phương Bắc luôn mưu tính cho việc mở rộng ảnhhưởng xuống các vùng đất phương Nam Năm 1009, với vị thế của một dântộc độc lập, tự cường vua Lê Long Đĩnh đã có ý định mở quan hệ giaothương với Ung Châu nhưng vua Tống chỉ cho buôn bán, trao đổi hàng hoávới Liêm Châu và trấn Như Hồng (tức Khâm Châu) mà thôi(19) Sau khigiành được vương quyền và chỉ 2 năm sau khi rời đô từ Hoa Lư ra ThăngLong, Lý Công Uẩn (974-1028) đã sai Thái bảo Đào Thạc Phụ và Viênngoại lang Ngô Nhưỡng sang nước Tống để kết mối giao hảo Nhân đó, các
sứ thần đã xin cho thuyền buôn tới Ung Châu buôn bán nhưng vua Tống
Trang 10Chân Tông chỉ bằng lòng theo lệ cũ, cho tới buôn bán ở Quảng Châu và trạiNhư Hồng mà thôi
Như vậy, căn cứ các nguồn tư liệu, chúng ta biết rằng, ngay sau khigiành được độc lập, những người đứng đầu các chính thể quan chủ ViệtNam luôn thực thi một đường lối ngoại giao mềm dẻo với nhà cầm quyềnphương Bắc Trong quá trình xây dựng đất nước và củng cố quyền lực họcũng đã ý thức sâu sắc về vị thế của vùng Đông Bắc của đất nước ta trongcác mối quan hệ bang giao và giao lưu kinh tế Sau thời Lý, nhà Trần đã có
ý thức mạnh mẽ về khu vực có vị thế chiến lược này Cho đến nay, nhữngchứng tích thể hiện mối quan tâm và sự hiện diện của thời đại nhà Trần ởkhu vực Đông Bắc của Tổ quốc còn lại rất sâu đậm Mặc dù luôn có ý thứccảnh giác trước những thế lực xâm lược nhưng các triều đại quân chủ ViệtNam cũng hiểu rõ rằng việc duy trì và thiết lập quan hệ kinh tế đối ngoạivới các quốc gia khu vực nói chung và vùng kinh tế miền nam Trung Hoanói riêng là nhân tố rất có ý nghĩa để phát triển nền kinh tế tự chủ trongnước Trên nền tảng của những mối quan hệ truyền thống, từ thế kỷ X vùngcảng Đông Bắc đã là một khu vực quan trọng trong các mối bang giao quốc
tế Mối quan hệ đó không chỉ diễn ra giữa hai nước, tức Việt Nam - TrungQuốc mà còn được thực hiện với nhiều quốc gia trong khu vực
Trong lịch sử, vùng biển Đông Bắc không chỉ có vị trí địa chiến lượcquan trọng mà còn là nơi chứa đựng và sản sinh ra nhiều nguồn tài nguyênphong phó Tuy đất canh tác nông nghiệp không thật phong phú và thời tiết
có phần khắc nghiệt do những đợt gió lạnh tràn về vào mùa đông nhưng cưdân bản địa người Việt và cả một bộ phận người Hoa đã sớm đến đây sinhsống, phát triển kỹ năng khai thác biển Họ đã khai thác và trao đổi những
Trang 11nguồn sản vật địa phương nổi tiếng nh ngọc trai, sá sùng, tôm rồng, bào ngưcùng nhiều loại hải sản quý Trên các đảo có nhiều nguồn lâm sản có thể sửdụng trong kiến trúc và đóng thuyền Đảo Vân Đồn cũng có những câythuốc và động vật quý Đặc biệt ở vùng Vân Hải, gần với Cửa Đối có mỏcát trắng nổi tiếng, được sóng biển bồi tụ một cách tự nhiên, là nguyên liệu
tương đối tinh chất để chế tạo thuỷ tinh cao cấp và pha lê Trong Lịch triều hiến chương loại chí, về tài nguyên của Vân Đồn Phan Huy Chú nhận xét:
“Phong thổ và nhân vật đông đúc, giàu thịnh, việc buôn bán lưu thông tấpnập; cũng là chỗ phồn hoa ở trấn ngoài, mà thật là nơi hình thắng của nướcNam”(20)
Như vậy, theo chính sử, đến năm 1149 nhà Lý mới lập trang ở VânĐồn để trao đổi, buôn bán sản vật với thương nhân ngoại quốc và chothương nhân nước ngoài lưu trú nhưng thực ra việc buôn bán giữa Đại Việtvới các quốc gia phương Nam cũng như phương Bắc chắc chắn phải diễn rasớm hơn rất nhiều so với mốc niên đại đó Sự gần gũi về vị trí địa lý, nhucầu trao đổi sản vật, đặc sản địa phương cũng như môi trường văn hoá khuvực là những nhân tố có ý nghĩa thiết yếu thúc đẩy sự giao lưu và hộinhập kinh tế, văn hoá với các quốc gia láng giềng Từ thế kỷ thứ I đến thế
kỷ IX sau Công nguyên (SCN), sử cũ cũng đã ghi về việc các sứ thần, láithương từ các quốc gia Đông Nam Á, Ba Tư, Ên Độ qua lại Giao Châu(Bắc Việt Nam) để buôn bán, thiết lập quan hệ ngoại giao và từ đó có thểtiến lên Trung Quốc Do có những tiềm lực về kinh tế, sau chiến thắng củaNgô Quyền năm 938, với tầm thế của một quốc gia độc lập đang thể hiệnsức vươn lên mạnh mẽ, một số nước trong khu vực đã sớm đến thiết lậpquan hệ kinh tế và bang giao với “An Nam” Năm 976, dưới thời Đinh TiênHoàng (924-979) “Mùa xuân, thuyền buôn các nước hải ngoại đến dâng sản
Trang 12vật của nước họ”(21) Sang thời Lý, Toàn thư còng ghi rõ, năm 1066 “Lái
buôn người nước Trảo Oa dâng ngọc dạ quang được trả tiền giá một vạnquan”(22)
Từ khi nhiều đảo trong vịnh Bái Tử Long và Hạ Long được dùng làmnơi buôn bán thường xuyên với các khách buôn phương xa, do sự trưởngthành của kinh tế Đại Việt, thương nhân các nước tới Vân Đồn và một sốthương cảng khác của nước ta buôn bán ngày một nhiều Mặc dù các bộchính sử luôn chú trọng đến các sự biến chính trị nhưng những gì mà các sửgia ghi lại, dù có phần phiến diện và hạn chế, cũng cho chóng ta nhữngnhận thức cơ bản về diện mạo và tầm mức của các mối quan hệ, giaothương giữa Đại Việt với Trung Hoa và một số quốc gia khu vực trong lịch
sử Các mối quan hệ đó đã diễn ra tương đối thường xuyên, mật thiết Năm
1184, “Người buôn các nước Xiêm La và Tam Phật Tề vào trấn Vân Đồndâng vật báu để xin buôn bán”(23) Tam Phật Tề tức Palembang, một quốcgia cổ ở phía nam Java, phía đông Malacca Nh vậy là, từ giữa thế kỷ XII,nhận thấy vị trí quan trọng của Vân Đồn cả về mậu dịch đối ngoại và banggiao khu vực nên một số quốc gia Đông Nam Á đã đến trấn Vân Đồn buônbán và thiết lập quan hệ với nước ta
Tất nhiên, ngoài Vân Đồn, nhà nước Đại Việt thời bấy giờ còn cónhững trung tâm mậu dịch đối ngoại quan trọng khác nhưng Vân Đồn vẫn
là một thương cảng chính yếu nhất Từ thời Lý, thuyền buôn ngoại quốccũng đã đến các cửa biển khác của Đại Việt như Diễn Châu (Nghệ An),Lạch Trường, Hội Triều (Thanh Hoá), Hội Thống, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đểbuôn bán Nhưng về sau, từ đầu thế kỷ XIII, do biến đổi của điều kiện tựnhiên, sự quấy nhiễu, cướp phá của thuỷ quân Chămpa cũng như do sự
Trang 13hưng khởi của vùng kinh tế Đông Bắc nên hoạt động kinh tế đối ngoại củanước ta có khuynh hướng chuyển dần ra phía Bắc(24) Các hoạt động đó tậptrung về thương cảng Vân Đồn và các cảng sông thuộc hệ thống sông Hồng.
Do vậy, Vân Đồn càng trở thành một thương cảng quan trọng Thuyền buôncác nước phần nhiều tụ tập ở đấy
Sang thời Trần, Vân Đồn tiếp tục có nhiều biểu hiện phát triển và trởthành một thương cảng quan trọng nhất vùng Đông Bắc Trên các cảng đảo,
cư dân, thương nhân tụ họp ngày một đông đúc Điều chắc chắn là có cảmột bộ phận ngoại kiều cũng đến Vân Đồn buôn bán và sinh sống lâu dài.Nhưng, do phải thường xuyên đối chọi với hoạ xâm lược từ phương Bắc,nhà Trần đã có ý thức mạnh mẽ hơn đối với vùng chủ quyền Đông Bắc Dovậy, vào thời Trần Dụ Tông (cq: 1341-1369), “năm Thiệu Phong thứ 9(1349), lập trấn Vân Đồn, đặt Bình Hải quân để trấn giữ”(25) Nhà Trần cònđặt ra nghiêm lệnh: Những người buôn lậu, tự ý giao tiếp với thương nhânnước ngoài đều bị trừng phạt Cũng trong năm đó, nhà Trần cho “Đặt QuantrÊn, Quan lộ và Sát hải sứ (quan trông coi, kiểm soát trên biển - TG) ở trấn
Vân Đồn, lại đặt quân Bình hải để trấn giữ” Toàn thư còng cho biết thêm
“Trước đây, thời nhà Lý, thuyền buôn tới thì vào các cửa biển Tha, Viên ởchâu Diễn Đến nay, đường biển đổi dời, cửa biển nông cạn, thuyền buônphần nhiều tụ tập ở Vân Đồn, cho nên có lệnh này”(26)
Hiểu rõ những mối hiểm nguy và thách thức khắc nghiệt của chiếntranh, nhưng nhà Trần vẫn rất chú tâm đến việc phát triển kinh tế trong đó
có hoạt động ngoại thương Cùng với các thương nhân phương Bắc, nhiềuđoàn sứ thuyền từ Đông Nam Á lại đến giao thương với nước ta Theo Cao
Hùng Trưng tác giả An Nam chí nguyên thì: “Vân Đồn Sơn tức Đoan Sơn ở
Trang 14huyện Vân Đồn trong biển Hai dãy núi đối ngọn với nhau, một dải nướcchảy thông ở giữa Lập các hàng rào chắn bằng gỗ đặt làm cửa biển Nhàdân ở dọc hai bên bờ Thời Lý, Trần thuyền buôn các nước tụ tập nhiều ở
đó”(27) Trong Lịch triều hiến chương loại chí Phan Huy Chú cũng cho biết
ở phủ Hải Đông “Ngoài biển có bãi Hồng Đàm, các thuyền buôn đậu ở đấyrất đông”(28) Chúng ta chưa thể khẳng định địa điểm chính xác của bãiHồng Đàm nhưng chắc chắn đó phải là một trong những bến chính củathương cảng Vân Đồn Nguồn hàng trao đổi ở Vân Đồn thường là ngọc trai,
vải vóc, đồ sứ Theo An Nam hành ký của Từ Minh Thiện thì trong số đồ
cống của Đại Việt cho nhà Nguyên năm 1289 có 20 súc vải trắng Java, 10súc vải màu Java và 3 tấm đoạn lông vàng nước Tây dương(29) Nhiều khảnăng khái niệm “Tây dương” được sử dụng ở đây là nhằm để chỉ các sảnphẩm từ Ên Độ hoặc Arập đưa tới
Như đã trình bày ở trên, vào thời Trần mối quan hệ với các quốc giakhu vực được ghi khá thường xuyên trong chính sử Theo đó, năm 1305thời vua Trần Anh Tông (cq: 1293-1314) “Tháng ba, nước La Hồi sai ngườidâng vải liễn la và các thứ khác”(30) Đến năm 1348, thời vua Trần DụTông (cq: 1341-1369), “Mùa đông tháng 10, thuyền buôn nước Đồ Bồ đếnhải trang Vân Đồn ngầm mua ngọc trai Người Vân Đồn nhiều kẻ mò trộmngọc trai bán cho họ Việc bị phát giác, đều bị tội cả”(31) Năm 1349, “Mùaxuân tháng ba, thuyền buôn phương Bắc đến dâng bát Diêu biến” Cũngtrong năm đó vào “Mùa hạ, tháng năm, nước Đại Oa sang cống sản vật địaphương và chim vẹt biết nói”(32) Sau đó, vào năm 1360, “Mùa đông, thángmười, thuyền buôn các nước Lộ Hạc, Trà Nha, Xiêm La đến Vân Đồn buônbán, dâng các vật lạ”(33) Năm 1394, “Thuyền buôn nước Chà Bà đến dângngựa lạ”(34) Theo đó, Trảo Oa, Chà Bồ, Chà Bà, Trà Nha, Đại Oa đều
Trang 15là tên phiên âm của Java - vốn là một cường quốc thương mại, thuộcIndonesia hiện nay
Trong lịch sử Việt Nam, các chính thể quân chủ nhìn chung đều cókhuynh hướng muốn nắm độc quyền kiểm soát quan hệ ngoại thương Nhànước muốn thông qua đó vừa để củng cố, phát triển tiềm lực kinh tế trongnước vừa thể hiện tầm ảnh hưởng cùng uy quyền của mình Trong khi thiếtlập trang Vân Đồn và một số trung tâm kinh tế khác dọc biên giới để khai
mở các quan hệ buôn bán, triều Lý cũng như triều Trần đều áp dụng nhiềubiện pháp để hạn chế thương nhân nước ngoài tiến sâu vào nội địa vì sợ họ
dò xét tình hình trong nước Do vậy, tuy nhà nước cho thuyền buôn nướcngoài đến giao thương nhưng chỉ cho phép buôn bán trên thuyền hay tại cáchải đảo Theo Trần Phu thì “các phiên thuyền tụ tập họp chợ ngay trên
thuyền rất đông”(35) Sách Đảo di chí lược của Uông Đại Uyên (đời
Nguyên) cũng chép rằng: “Thuyền buôn không đến buôn bán ở đất Êy (chỉĐại Việt), chỉ buôn bán lén mà thôi Thuyền chỉ lên xuống ở vùng ĐoạnSơn (tức Vân Đồn), chứ không được ghé vào đất liền, sợ người ta dò thấy
hư thực của nước đó” Nhà nước Đại Việt thời bấy giờ luôn cảnh giác vớicác thế lực bên ngoài nhưng mặt khác trước những thách đố khắc nghiệt củalịch sử, giới quý tộc cầm quyền cũng rất lo ngại mối nguy của những cácthế lực chống đối, phản loạn bên trong Và chính Trần Ých Tắc một quý tộctrẻ tuổi, tài năng nhưng do sai lầm trong tham vọng chính trị đã có nhữngliên hệ với quân Mông - Nguyên qua các lái thương ngoại quốc ở Vân Đồn
Toàn thư viết: “Đến 15 tuổi (Trần Ých Tắc - TG), thông minh hơn người,
làu thông kinh sử và các thuật, vẫn còn có ý tranh đoạt ngôi trưởng đích.Ých Tắc đã từng gửi thư riêng cho khách buôn ở Vân Đồn xin quân Nguyênxuống nam”(36)
Trang 16Vùng biển Vân Đồn được đặc biệt coi trọng vì có một vị trí xung yếutrên đường hải vận Trung Quốc - Việt Nam kéo dài xuống Đông Nam Á.Ngay sau kỷ nguyên độc lập, năm 1075 để giành thế chủ động trước nguy
cơ xâm lược của nhà Tống, vua Lý Nhân Tông (1072-1128) đã chủ trương
áp dụng chiến thuật đem quân ra bên ngoài để chặn giặc (Tiên phát chế nhân) Theo đó, danh tướng Lý thường Kiệt đã kéo đại binh đi theo đường
thuỷ dọc bờ vịnh Hạ Long và Bái Tử Long bất ngờ tập kích vào các căn cứquân sự Khâm Châu, Liêm Châu của nhà Tống Năm 1076, để chống lạicuộc xâm lược của quân Tống, Lý Thường Kiệt đã cho bố trí một đội thuỷquân mạnh ở vùng sông “Đông Kênh” để ngăn chặn thuỷ quân của giặc(37).Đến thế kỷ XII, để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lượcMông - Nguyên, nhà Trần cũng cử một đại quý tộc là Nhân Huệ VươngTrần Khánh Dư ( - 1339), một viên tướng tài, thông hiểu nhiều phong tụctập quán của cư dân các địa phương, làm phó tướng Vân Đồn và trao choông toàn quyền quyết định mọi việc nơi địa đầu của đất nước Tuy khôngcản được đại quân địch ở vùng Cửa Đối nhưng với quyết tâm thắng giặc vàkinh nghiệm dày dặn, ngày 13-2-1288, Trần Khánh Dư đã chỉ huy quân maiphục chặn đánh được đoàn thuyền chuyển lương của quân Nguyên doTrương Văn Hổ cầm đầu, thu được khí giới, lương thực rất nhiều(38) TrậnVân Đồn đã góp phần quan trọng vào chiến thắng chung của dân tộc tachống lại một đế chế mạnh nhất thế giới thời bấy giờ Sau những bão tápkhốc liệt của chiến tranh, tuy giành được thắng lợi qua ba lần kháng chiếnchống Mông - Nguyên nhưng nhà Trần vẫn coi khu vực biển Đông Bắc làđịa bàn an ninh chiến lược hết sức quan trọng Được triều đình giao canhgiữ, quản lý vùng Vân Đồn, Trần Khánh Dư luôn thể hiện là một viên tướngtài năng nhưng cũng là con người tự do, đầy cá tính và chính ông cũng tham
Trang 17gia vào một số hoạt động kinh tế nằm ngoài chức phận và quy định của luậtpháp(39)
Đến thời Lê, sau cuộc xâm lược của nhà Minh (1407-1427) để bảo vệnguồn tài nguyên và nắm quyền kiểm soát ngoại thương, chính quyền Lê sơ
đã đưa ra một số quy định chặt chẽ Luật hình triều Lê (Luật Hồng Đức)
quy định: “Nếu đem gỗ lim, vàng sống, vỏ quế, trân châu, ngà voi bán chothuyền buôn nước ngoài thì bị tội biếm ba tư Quan phường, xã biết màkhông phát giác tội giảm một bậc; các quan lộ, huyện và trấn, cố ý dungtúng cùng bị một tội, nếu vì vô tình mà không biết thì bị tội biếm hayphạt”(40) Mặt khác, để bảo vệ Vân Đồn đồng thời cũng nhằm để ngăn chặnmối nguy từ bên ngoài, chính quyền Lê sơ còn đề ra quy định: “Các quan ty
vô cớ mà đi riêng ra những trang ngoài Vân Đồn hay các trấn cửa quan ảithì xử tội đồ hay tội lưu, thưởng cho người tố cáo tước một tư Thuyền bèngoại quốc đến trang Vân Đồn buôn bán mà quan Sát hải sứ đi riêng rangoài của bể kiểm soát trước thì xử biếm một tư Thuyền buôn Êy muốnđậu lại lâu thì trang chủ phải làm giấy trình An Phủ ty làm bằng thì mớiđược cho ở lại; nếu trang chủ không trình mà tự ý cho ở lại thì xử biếm hai
tư và phạt tiền 200 quan; thưởng cho người tố cáo một phần ba Nếu chứangười ngoại quốc chưa đủ tuổi theo luật đã định, thì xử biếm một tư và phạttiền 50 quan, thưởng cho người tố cáo cũng một phần ba”(41) Sở dĩ có sựkiểm soát chặt chẽ ở Vân Đồn như vậy là do, như đã trình bày ở trên, cáctriều đại phong kiến nước ta luôn phải cảnh giác với mối đe doạ tiềm tàng
từ phương Bắc Hơn thế nữa, từ cuối thời Lý, sự quấy nhiễu biên giới vàthâm nhập thường xuyên của các thuyền buôn lậu, nạn cướp biển và cáccuộc tấn công của quân Chiêm Thành ra phía Bắc cũng khiến các vua Trần
Trang 18và chính quyền Lê sơ phải đề cao cảnh giác với hiểm hoạ xâm lược và tácđộng tiêu cực về văn hoá từ phương Bắc cũng như phương Nam(42)
Vào thời Lê, thế kỷ XV-XVII, trong sự hưng khởi chung của hệ thốngthương mại châu Á, do có nhiều điều kiện thuận lợi Vân Đồn vẫn tiếp tục là
một thương cảng trọng yếu của nước ta Dư địa chí viết: “Ở Vạn Ninh và
Vân Đồn, người Hợp Qua và người Trung Quốc đều tuỳ theo phương phục
mà cống các thứ quý lạ” Nguyễn Trãi cũng cho biết thêm: “Ở An Quảng,triều đình đặt ra hai châu Vân Đồn, Vạn Ninh sai tướng trấn phủ Kháchthương đến buôn bán lớp này đến lớp khác, đem đồ dâng cống”(43) Vì lý
do an ninh, nhà Lê cũng thực thi nhiều biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽcác hoạt động kinh tế đối ngoại Theo đó, người ngoại quốc không được tựtiện vào trong nội trấn (Hải Dương, Kinh Bắc, Sơn Tây, Sơn Nam - TG), tất
cả đều phải ở Vân Đồn, Vạn Ninh (Móng Cái), Cần Hải, Hội Thống (NghệAn), Hội Triều (Thanh Hoá), Thông Lĩnh (Lạng Sơn), Phú Lương (TháiNguyên), Tam Kỳ (Tuyên Quang), Tróc Hoa (Sơn Tây)(44) Nh vậy, đầuthời Lê, Vân Đồn vẫn là trung tâm mậu dịch đối ngoại chủ yếu của nước ta
Ở thương cảng này, các cửa biển đều có quan Sát hải coi giữ Ngoài ra, còn
có An phủ ty và Đề bạc ty kiểm soát việc buôn bán, đi lại Luật pháp nhà Lêquy định rằng thuyền buôn ngoại quốc đến Vân Đồn phải xin phép quanchức địa phương có giấy phép mới được ở lại buôn bán Người Vân Đồnmuốn mua hàng hoá của nước ngoài đem đi nơi khác bán đều phải xin giấyphép của An phủ ty đồng thời phải chịu sự kiểm tra của Đề bạc ty Nhữngthương nhân Êy khi trở về Vân Đồn cũng phải trình giấy tờ và chịu sự kiểmsoát rất chặt chẽ Ai vi phạm những điều quy định trên thì bị biếm và bị phạttiền 100 quan Người nào vô cớ đến Vân Đồn thì bị khép vào tội đồ hoặc
Trang 19lưu đày Nhân dân tự ý mua bán hàng hoá hoặc đón tiếp thuyền buôn nướcngoài đều bị nghiêm trị hoặc bị phạt tiền rất nặng.
Tuy nhiên, do những mối lợi về kinh tế nên mặc dù có sự kiểm soátkhá chặt chẽ của chính quyền, tình trạng buôn lận vẫn diễn ra Và câu thơcủa Danh nhân văn hoá, nhà chiến lược quân sự Nguyễn Trãi về hiện tượng:
“Người Phiên vụng đỗ thuyền” là một thực tế lịch sử Và, chính một sốquan lại được cử ra phụ trách việc kiểm soát giao thương lại là những kẻtham gia các vụ buôn bán phi quan phương tích cực nhất Năm 1439, Tổngquản An Bang là Nguyễn Công Tự và đồng Tổng quản là Lỗ Đạo khi kiểmsoát hàng hoá cả một thuyền buôn Java cập bến Vân Đồn đã có hàng vi giantrá biển thủ một số lượng hàng hoá trị giá 900 quan tiền Nhà nước phongkiến thời Lê sơ thực hiện một chính sách ngoại thương Năm 1467, thuyềnbuôn Xiêm La đến Vân Đồn dâng một tờ biểu bằng vàng lá và biếu nhiềusản vật địa phương nhưng đã bị Lê Thánh Tông từ chối không nhận(45).Thái độ cương quyết đó hiển nhiên có những tác động tiêu cực đến một sốhoạt động kinh tế đối ngoại nhưng qua đó chính quyền Lê sơ cũng muốnkhẳng định chủ quyền của đất nước và nghiêm trị những kẻ làm trái phápluật
Một số nhà nghiên cứu cho rằng vào thế kỷ XVI-XVIII với sự hưngthịnh của các trung tâm thương mại lớn như Thăng Long (Kẻ Chợ), PhốHiến (Hưng Yên) ở Đàng Ngoài và Thanh Hà (Phú Xuân - Huế), Hội An(Quảng Nam), Nước Mặn (Quy Nhơn) ở Đàng Trong Vân Đồn đã mất vịtrí quan trọng về ngoại thương Bên cạnh đó, nguy cơ xâm lược nước takhông còn là các thế lực phương Bắc mà là chủ nghĩa tư bản phương Tâynên Vân Đồn cũng mất dần đi vị trí quân sự xung yếu với vị trí là vùng biên
Trang 20viễn quan trọng của đất nước Trên thực tế, qua khảo sát thực tế và thựchiện công tác giám định các hiện vật tìm được tại các bãi sành sứ cổ trong
hệ thống cảng Vân Đồn vẫn thấy hiện vật tập trung nhất thuộc về thế kỷXVI-XVIII Trong đó, khu vực cảng cổ Tiền Hải, Sơn Hào, Cái Làng lànhững ví dụ tiêu biểu
3 Hệ thống cảng Vân Đồn qua khảo sát điền dã và nghiên cứu khảo cổ học
Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, từ năm 1936 nhà báchọc, chuyên gia Đông Nam Á học nổi tiếng Nhật Bản GS.VS.YamamotoTatsuro (Sơn Bản Đạt Lang) trong chuyến thăm và làm việc với Viện ViễnĐông bác cổ Pháp do GS G.Coedes làm giám đốc, đã đến khảo cứu ở VânĐồn và đã hoàn thành 2 chuyên khảo giá trị về thương cảng này(46) Tạiđảo Vân Hải nhà học giả Nhật Bản đã phát hiện được một số đồ gốm sứTrung Quốc đời Tống và nhiều bát đĩa có hoa văn thời Lý - Trần Giáo sưcũng đã tìm được ở đảo Vân Hải 125 đồng tiền thời Đường và tiền thờiTống gồm nhiều triều đại từ “Khai nguyên thông bảo” thời Đường HuyềnTông (cq: 712-756) đến tiền “Thuận Hữu nguyên bảo”, “Hoàng Tốngnguyên bảo” thời Tống Lý Tông (cq: 1224-1264) Đây cũng là những loạitiền từng lưu hành ở Việt Nam thời Lý - Trần(47) Những tư liệu trên đâycho phép chúng ta đoán định rằng vùng đảo Vân Hải hay Cù lao Lợn Lòi cóthể là một trong những trung tâm quan trọng nhất của thương cảng Vân Đồnxưa
Trong các địa danh và di tích được giới nghiên cứu chú ý rõ ràng CáiLàng là một địa điểm hết sức quan trọng Vì vậy, từ tháng 3-1968 phối hợp
Trang 21với các chuyên viên văn hoá địa phương, các nhà khảo cổ học thuộc ViệnKhảo cổ học đã tiến hành khai quật ở đây Điều đáng chú là, môi trường,cảnh quan tự nhiên ngày nay so với thời gian khi trang Vân Đồn được thànhlập và những ngày hưng thịnh của nó chắc chắn đã có nhiều biến đổi Hiệnnay, giữa Cái Làng và Quan Lạn là một vụng biển rộng nhưng tương đốinông bởi cát bồi Khi nước thuỷ triều rút, có thể đi lại dễ dàng từ Cái Làngsang Quan Lạn Suốt một dải bờ vụng phía đông kéo dài chừng 500 mét,rộng 10 - 15 mét là một bãi sành sứ mà chủ yếu là đồ gốm sành Việt Namken dày dưới bãi và sát mép nước Theo các chuyên gia khảo cổ học vàkhảo sát thực tế của chúng tôi, sành sứ xuất lộ trên mặt đất tuyệt đại đa số
có niên đại từ thế kỷ XVI đến XVIII chứ không phải thời đại Lý - Trần như
có tác giả đã công bố Trong các năm 1990, 1993, 1997, 2000, 2002 và
2003, một số đoàn nghiên cứu thuộc Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu ViệtNam (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nay là Viện Việt Nam học và Khoahọc phát triển) phối hợp với Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH & NV thuộcĐHQG HN và Trường Đại học Chiêu Hoà, Trường Đại học Tổng hợpOsaka, Trung tâm Khảo cổ học tỉnh Okinawa cùng một số cơ quan khoahọc khác của Nhật Bản đã đến khảo cứu ở khu vực Cái Làng và nhiều bếncảng cổ thuộc Vân Đồn
Tuy nhiên, cảnh quan và hiện trạng khu “bãi sành” đã thay đổi khánhiều kể từ chuyến thăm đầu tiên của đoàn vào mùa hè năm 1990 Một số
hộ dân trên đảo đã đào ao nuôi tôm cá và đây là nguyên nhân chủ yếu làmmất đi dáng vẻ nguyên sơ và tàn phá khu di tích Nhưng do được giải thích,hướng dẫn của một số nhà khoa học và khách tham quan, một số người dântrên đảo cũng đã có ý thức sưu tập lại những hiện vật mà họ cho là quýhiếm Số hiện vật nguyên vẹn hay tương đối nguyên vẹn chỉ có rất Ýt Có
Trang 22nhiều mảnh vỡ cho thấy là một phần của hiện vật lớn Các mảnh vỡ phầnnhiều là từ các loại bình, hũ, vại (sành) và đồ gia dụng (chủ yếu là bát, đĩa,chén gốm sứ) Trong số đó, người dân trên đảo đã đào được một số bình, vòsành Việt Nam có niên đại thế kỷ XV-XVI, gốm Chu Đậu và mang phongcách Chu Đậu của hệ lò vùng Hải Dương, Hưng Yên, Bát Tràng và hiện vậtgốm sứ Trung Quốc thời Minh - Thanh Điều đáng chú ý là, tại nhiều địađiểm của bến đảo luôn thấy nhiều lon sành có niên đại và kích cỡ khácnhau Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết về công dụng đa dạng củaloại hiện vật này Qua quá trình khảo sát có thể thấy, khắp một dải bờ phíatây của đảo Cái Làng đâu đâu cũng có dấu tích của con người và hoạt độngthương mại trong lịch sử
Trong những lần khảo sát thực tế, trên sườn đồi phía tây của đảo VânHải chúng tôi cũng đã tìm thấy nhiều dấu tích về những khu định cư củangười xưa và cả một hệ thống giếng nước trong đó nổi tiếng nhất là giếngHệu, nước trong và mát, chảy từ mạch ngầm trong lòng núi, mà đến naymột số hộ dân trên đảo vẫn sử dụng Do những nếp nhà cổ được làm trênsườn dốc nên người ta thường chọn những địa điểm tương đối rộng và bằngphẳng rồi tiến hành xẻ đồi, kè đá để giữ phần nền đất và móng nhà Sự hiệndiện của những nền nhà cổ cho thấy trước đây Cái Làng đã là một khu định
cư đông đúc Và cũng như bao làng quê Việt khác, Cái Làng cũng có mộtngôi đình làm trung tâm trong sinh hoạt cộng đồng mặc dù đây không phải
là một làng nông nghiệp mà là làng biển với cơ sở kinh tế chính yếu là khaithác ngư nghiệp và thương nghiệp(48) Trải qua nhiều thế kỷ phát triển sôiđộng, đến đầu thời Nguyễn, do cát bồi tụ nên một nhánh của sông ConMang dẫn vào thương cảng, không còn là con đường giao lưu thuận lợi nữa.Những khi thuỷ triều xuống, ngay cả thuyền có trọng tải nhẹ cũng khó có
Trang 23thể đi từ bến Con Quy để qua sông Mang vào Cái Làng Do vậy, thực tế CáiLàng đã trở thành một bến cảng chết Vì lẽ sống, cư dân Cái Làng đã phải di
cư sang Quan Lạn, một đảo lớn, tương đối bằng phẳng, có đất nông nghiệp,thuận lợi hơn cho việc đi biển, giao lưu với các đảo khác và đất liền
Song song với các hoạt động khoa học của đoàn nghiên cứu Việt Nam
và Nhật Bản do Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQG HN tổchức, những ngày cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2003, Viện Khảo cổ học đãphối hợp với Ban Quản lý di tích và danh thắng Quảng Ninh đã khai quật ditích bến Cái Làng, xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn Cái Làng là một địa danh,một bến cảng được nhiều người dân địa phương và một số nhà nghiên cứucoi là “Bến cảng chính”, “Cảng trung tâm” thậm chí địa danh này còn đượckhông Ýt người coi là vị trí duy nhất của thương cảng Vân Đồn xưa
Trong diện tích khai quật 52m2, các nhà khảo cổ đã phát hiện được5.000 mảnh hiện vật Cùng với các vật liệu kiến trúc mà đặc biệt là cácmảnh ngói mũi lá mỏng thường tìm thấy trong các di tích kiến trúc đời Trầncòn có 1 chì lưới, 3 con kê gốm, 91 viên “đáo gốm”, 28 nắp vung, 4 hộp vànắp hộp, 1 vòi Êm sứ, 7 mảnh quai và thân bình vôi, 1/2 vòng gốm, 1 thoigốm Xương răng động vật có 25 chiếc chủ yếu là trâu, bò, chó, lợn, mèo Mảnh gốm sành sứ là loại hiện vật chính của cuộc khai quật Bao gồm: Đồđất nung 344 mảnh (chủ yếu là mảnh nồi, niêu), sành nung còn non có màu
đỏ nhạt: 697 mảnh, sành nung già có màu xám: 1.930 mảnh, sành trángmen: 130 mảnh Đồ sành đều là những mảnh vỡ của các vật dụng dùng đểchứa đựng nh chum, vại, ang, chậu, lon, hũ, vò với đử loại kích cỡ to nhá.Hoa văn trang trí chủ yếu là loại vạch khắc hình sóng nước Đồ bát sứ gồm
92 mảnh chủ yếu là vò hũ, đồ sứ ngoài 290 mảnh đồ sứ Trung Quốc, chủ
Trang 24yếu là đồ sứ Minh - Thanh phát hiện ở những lớp bên trên, còn lại là đồgốm sứ Việt Nam có niên đại từ Lý - Trần, Lê trong đó có 18 mảnh gốmthời Lý, 224 mảnh thời Trần, 251 mảnh gốm thời Lê sơ và 207 mảnh sứthời hậu Lê Đồ gốm sứ chủ yếu là mảnh vỡ của các loại bát, đĩa, chén,khay, Êm chủ yếu là đồ gia dông
Với tầng văn hoá có độ sâu trung bình khoảng 1m các nhà nghiên cứuthuộc Viện Khảo cổ học và Sở VHTT Quảng Ninh cho rằng khu vực CáiLàng là một trung tâm buôn bán, tụ cư lâu dài trong lịch sử Sự hiện diệncủa những nền móng nhà cổ và hệ thống giếng cung cấp nước cho thấy ởđây từng là địa bàn tụ cư khá đông đúc Hiện tượng tiếp nối của các loạihình hiện vật cũng như quan sát vách hố khai quật không thấy xuất lộ tầng
vô sinh cũng khiến cho các nhà nghiên cứu tin rằng các hoạt động của conngười ở đây là mang tính liên tục Theo báo cáo khai quật của nhà khảo cổhọc Nguyễn Như Hồ thì: “Mật độ hiện vật tăng lên ở các lớp dưới hố khaiquật cho thấy càng ở lớp dưới, mật độ sinh sống, làm ăn của con người càngtập trung Theo đó, hoạt động của bến Cái Làng diễn ra thịnh đạt nhất vàogiai đoạn cuối Trần đầu thời Lê”(49)
Trong quá trình hình thành và phát triển, cảng Vân Đồn đã trở thànhmột hệ thống bao gồm nhiều bến cảng liên kết với nhau rất chặt chẽ Dovậy, cùng với Cái Làng còn có bến Cống Cái thuộc thôn Sơn Hào, xã QuanLạn Cống Cái còn có tên gọi là “Vụng Cống Cái” hay “Cái Cây Đa” Suốt
3 mặt vụng và dải bờ bắc, tây bắc của núi Vân là bãi sành sứ có niên đạitương tự nh ở Cái Làng Và cũng nh ở Cái Làng, bến Cống Cái cũng có mộtkhông gian tương đối rộng, bằng phẳng, rất thuận lợi cho việc buôn bán,định cư Trong thung lũng và trên sườn núi vẫn còn hiển hiện khá rõ dấu
Trang 25tích của nhiều lớp nền nhà, bằng chứng sinh động của một địa bàn cư trú cổ.Các cụ già trong thôn cho biết thôn Sơn Hào do ba anh em họ Phạm từThanh Hoá di cư ra lập nên, đến nay đã trải 12 đời Thông tin mà cư dân địaphương cung cấp có thể kiểm chứng dễ dàng bởi ngay cả lớp thanh niêntrên đảo vẫn giữ chất giọng Thanh Hoá với đặc trưng cơ bản về từ vựng vàviệc nhầm lẫn giữa dấu hỏi và ngã trong phát âm Sự thiên di của nhữngdòng người Thanh Hoá ra vùng Đông Bắc là một chủ đề nghiên cứu thú vị.
Và ngay cả vùng địa đầu Móng Cái cũng không chỉ nổi tiếng vì biển đẹpTrà Cổ mà còn vì nơi đây từng là một thương cảng quan trọng Móng Cáicòn có đình Trà Cổ, ghi khắc rất rõ những dấu Ên tưởng nhớ về miền quê
xứ Thanh - đất phát tích, bản bộ của nhà Lê
Tại thôn Sơn Hào, các nhà nghiên cứu cũng đã xác định được vị trícủa một ngôi đình Ngoài dấu vết của nền móng kiến trúc còn có một địađiểm mà cư dân địa phương vẫn gọi là “Giếng Đình” hay “Giếng Tiền”.Tương truyền, giếng có nguồn nước rất dồi dào, tinh khiết có thể cung cấp
đủ cho cư dân trong thôn và thuyền buôn từ phương xa tới tiếp nước ngọt
Từ xưa, cư dân trên đảo hẳn là những con người năng động, tài giỏi và nhândân vùng đảo vẫn truyền tụng mãi câu ca “Gái Liễu Mai, trai làng Vân” để
ca ngợi vẻ đẹp của các cô gái Liễu Mai (Cái Làng) và các chàng trai làngVân (Sơn Hào) hào hiệp, giàu dũng khí(50) Hàng năm, vào ngày 18 tháng
6 âm lịch dân trong vùng thường tổ chức Hội đua thuyền, một sinh hoạt vănhoá đặc thù của vùng sông nước
Phía bắc đảo Vân Hải có đảo Con Quy và ở đây cũng có bến Con Quynay thuộc địa phận xã Minh Châu Trước đây, có thể địa danh này gắn liềnvới vị trí và hoạt động của một cứ điểm bảo vệ an ninh, một vị trí tiền tiêu
Trang 26kiểm soát các hoạt động giao lưu, buôn bán cho vùng cảng đảo Nhìn trênbản đồ địa lý, bến Con Quy có một vị trí đặc biệt quan trọng Sau khi tàu,thuyền vào Cửa Đối sẽ theo dòng nước hướng về bên trái và lập tức phảiđối diện với Cổng Ông và Cổng Bà Vụng Cổng Ông, Cổng Bà hiện cònkhá sâu, trong lịch sử có thể là những địa điểm lý tưởng để xây dựng căn cứhải quân Theo sông Cổng Đồn và sông Mang đi vào vịnh, sẽ đến vùng CửaNội - bến Con Quy Trên đảo có nghè thờ danh tướng Trần Khánh Dư.Nghè vừa được tôn tạo, để ghi ơn công đức của vị danh tướng, cư dân địaphương và cán bộ, công nhân Xí nghiệp khai thác cát Vân Hải vẫn bốn mùahương khói bày tưởng nhớ đến ông
Các hiện vật gốm sứ phát hiện được và xuất lộ trên đảo Con Quy nhìnđại lược về cơ bản không có sự khác biệt nhiều so với Cái Làng và CốngCái Nhưng, điều đáng chú ý là trên vùng đảo các nhà nghiên cứu và cư dânđịa phương đã tìm được nhiều hiện vật gốm sứ có niên đại sớm đặc biệt làgốm hoa nâu và các loại tiền đồng của Trung Quốc, Việt Nam có niên đại từthế kỷ VIII (Khai Nguyên thông bảo thời Đường Huyền Tông, 713-741)đến thời Nguyễn Nh vậy, về lịch sử vùng bến Con Quy có thể tham gia vàohoạt động hải thương sớm hơn một số địa điểm khác Trong công trình của
mình, GS Yamamoto còng cho rằng bến Con Quy (La Tortue) ở phía bắc
đảo là bến tốt nhất, có thể tránh sóng gió và có thể là một bến quan trọngtrong thời phồn vinh của thưong cảng Vân Đồn Trong cuộc điều tra ngắntại vùng đảo năm 1936, ông đã thu được 125 đồng tiền Trung Quốc thờiĐường và Tống, 421 đồng tiền Việt Nam thời Lê và Tây Sơn, rất nhiều tiềnthời Minh Mệnh cùng 36 hiện vật gốm sứ(51)
Trang 27Phía bắc đảo Vân Hải là xã Quang Châu nay là Minh Châu cũng cómột số vụng biển có nhiều gốm sành Trong những năm qua, cư dân địaphương và các nhà nghiên cứu đã phát hiện được nhiều hiện vật quý Ở đâycũng đã tìm được nhiều tiền đồng Trung Quốc trong đó có tiền Bắc Tống,tiền Việt Nam thời Lê Trung Hưng và cả tiền của thời kỳ Tây Sơn Trongđợt khảo sát ngày 18-19/8/2003 tại khu vực vụng Tiền Hải, một vụng biểnrộng, khá bằng phẳng, kín gió, tiện cho việc đỗ thuyền chúng tôi cũng đãtìm được nhiều hiện vật gốm sứ Việt Nam, trung Quốc Cư dân địa phươngcho biết đây chính là bến Cổng Đồn Nh vậy, từ Cổng Đồn ra Cửa Đối chỉ
là một dải biển ngắn Tại vụng Tiền Hải vẫn thấy xuất lộ khá dày đặc cácmảnh sành, gốm sứ Việt Nam, Trung Quốc có niên đại từ thế kỷ XIV-XVIII Mở rộng diện khảo sát, tại một số vụng biển gần với Tiền Hải cũngthấy có nhiều hiện vật với những đặc tính tương tự Từ vị trí địa lý và hiệnvật phát hiện được có thể đoán định rằng vùng đảo Con Quy có thể là trạm
kiểm soát, kiểm tra hải quan chính của thương cảng Vân Đồn mà Đại Nam nhất thống chí gọi là Cửa Nội Cửa biển Vân Đồn (Cổng Đồn) chắc phải là
một địa danh nằm ngoài, gần với Cửa Đối tức vụng Tiền Hải hiện nay
Cùng với hệ thống di tích cảng cổ ở khu vực Con Quy, Sơn Hào, CáiLàng, phía tây nam Vân Hải có đảo Ngọc Vừng Ở đây cũng có một địadanh mang tên “Sông Cổng Đồn” chắc hẳn tên gọi của địa danh này gắnliền với việc xây dựng đồn binh Tĩnh Hải của nhà Nguyễn vào năm 1839.Nhưng về vị trí địa lý, nhiều khả năng vùng đảo Ngọc Vừng cũng là một vịtrí quan trọng bảo vệ khu vực phía nam của thương cảng Từ Ngọc Vừngtiến vào vùng Thừa Cống cũng khá gần và thuận lợi Chính trên hòn đảonày, các nhà khoa học đã tìm được những bằng chứng sinh động về cuộcsống của con người từ thời hậu kỳ đá mới Vào thời hưng thịnh của thương
Trang 28cảng Vân Đồn, Ngọc Vừng cũng dự nhập tương đối mạnh mẽ với hoạt độngchung của thương cảng và chứng tích còn để lại khá rõ ở khu vực Cống Yên
và Cống Hẹp Tuy hiện vật xuất hiện ở đây không thật phong phú như ở CáiLàng nhưng sự trải rộng của khu vực bến và dấu vết của các nếp nhà cổcũng chứng tỏ đảo Ngọc Vừng là một địa điểm giao thương khá quan trọngtrong hệ thống cảng Vân Đồn xưa
Trong hệ thống thương cảng thuộc Vân Đồn địa điểm Cống Đông,Cống Tây nay thuộc địa phận xã Thắng Lợi, huyện Vân Đồn được các nhànghiên cứu đặc biệt chú ý bởi từ lâu cư dân trong vùng đã truyền tụng câu
“Cống Đông thập bát xã” Để hiểu rõ những dấu tích lịch sử của đảo Công
Đông, Cống Tây, từ tháng 7-1971, Viện Khảo cổ học đã phối hợp với TyVăn hoá Quảng Ninh và Phòng Văn hoá huyện Cẩm Phả tiến hành khaiquật khu chùa Lấm, ngôi chùa lớn nhất trong 4 ngôi chùa trên đảo: chùaLấm, chùa Cát, chùa vụng Cây Quéo, chùa Trong Đoàn nghiên cứu cũngđồng thời điều tra kỹ, thu thập tư liệu về ba ngôi chùa khác cùng với mộtngôi tháp cỡ lớn trang trí đất nung Đến nay, nền ngôi tháp cổ vẫn còn nềnmóng khá rõ Đoàn nghiên cứu đã cho phát quang cây cỏ khu vực chùa vàlàm xuất lộ một không gian kiến trúc rộng lớn trên một khu vực có vị thế tựnhiên và cảnh quan rất đẹp Khuôn viên của ngôi chùa gồm tam quan, chùa
Hộ, chùa Phật, thượng Điện và khu giếng Chùa Giếng Chùa có kích cỡ khálớn, hình chữ nhật rộng 10m dài 31m được kè đá vững chãi Căn cứ theo vậtliệu kiến trúc và những hoạ tiết trang trí trên các chân tảng, bệ rồng, tượngPhật (dù không còn nguyên vẹn) các nhà nghiên cứu cho rằng ngôi chùa
có niên đại thời Trần Tại khu vực chùa, đoàn nghiên cứu còn phát hiệnđược một số viên gạch có chữ Hán thể hiện quy mô và cấu trúc của chùatháp(52)