1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở Việt Nam. Lịch sử phát triển và thực tiễn áp dụng

18 551 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 43,09 KB

Nội dung

Đặc biệt, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 kế thừa và phát triển luật Hôn nhân và Gia đình năm 1980 và căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã ra đời t

Trang 1

Môn: Luật hôn nhân và gia

đình Việt Nam

Đề bài: Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở Việt Nam Lịch sử phát triển và thực tiễn áp dụng.

Trang 2

A: LỜI MỞ ĐẦU

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng, hình thành và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người, góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt Trong những năm gần đây, việc hoàn thiện pháp luật nước ta về Luật Hôn nhân và Gia

Trang 3

đình ở nước ta đã kế thừa những truyền thống tốt đẹp đồng thời cũng xóa bỏ những

hủ tục lạc hậu của dân tộc về vấn đề hôn nhân và gia đình Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959, 1986, 2000 đã lần lượt ra đời kế thừa và hoàn thiện hơn những luật trước nó Đặc biệt, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (kế thừa và phát triển luật Hôn nhân và Gia đình năm 1980 và căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992) đã ra đời tạo ra bộ khung pháp lý quan trọng để giải quyết những vấn đề liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình, trong đó cũng xác định nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng là một trong những nguyên tắc cơ bản

Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng là nguyên tắc cơ bản (được quy định tại khoản 1 điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000) và cần thiết xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân tiến bộ này, xóa bỏ chế độ hôn nhân đa thê tồn tại trong xã hội cũ Mặc dù vậy, ở Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại những trường hợp vi phạm nguyên tắc này

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, đây là kết của nghiên cứu cũng như tổng thuật tài

liệu của em về “nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở Việt Nam Lịch sử phát

triển và thực tiễn áp dụng”

B: NỘI DUNG

I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hình thành và phát triển nguyên tắc hôn

nhân một vợ, một chồng của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về hôn nhân gia đình – cơ sở lí luận của việc hình thành và phát triển những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

Trang 4

Hôn nhân và gia đình là hiện tượng xã hội mà nhiều ngành khoa học như: triết học, luật học, sử học… nghiên cứu Hôn nhân là cơ sở của gia đình, là tế bào của

xã hội, trong đó có mối liên hệ chặt chẽ giữa lợi ích của mỗi công dân, Nhà nước

và xã hội

C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh một cách khoa học rằng chế độ hôn nhân

và gia đình là phạm trù phát triển theo lịch sử, giữa chế độ kinh tế-xã hội và tổ chức gia đình có mối liên hệ trực tiếp và chặt chẽ với nhau Trong tác phẩm:

“Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” Ph.Ăngghen đã

nhấn mạnh rằng chế độ gia đình trong xã hội phụ thuộc vào quan hệ sở hữu thống trị trong xã hội đó và bước chuyển từ hình thái gia đình này đến hình thái gia đình cao hơn thực chất cũng là sự biến đổi điều kiện vật chất trong đời sống xã hội C.Mác và Ăngghen cũng chứng minh được rằng các hình thái hôn nhân và gia đình trong lịch sử gồm có: gia đình huyết tộc, gia đình Pu-na-lu-an, hôn nhân (gia đình) đối ngẫu, hôn nhân một vợ một chồng và các biến thể của nó (gia đình thời chiếm hữu nô lệ, gia đình thời phong kiến, gia đình thời tư sản, gia đình thời xã hội chủ nghĩa)

Hình thức hôn nhân một vợ một chồng ra đời trên cơ sở sự xuất hiện chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và những tài sản khác trong xã hội Theo Ăngghen, bản chất của hôn nhân và gia đình trong xã hội có đối kháng (chiếm hữu

nô lệ, phong kiến, tư sản) không dựa trên cơ sở tình cảm mà dựa trên cơ sở về kinh

tế Chế độ hôn nhân thời kỳ này “quyết không phải là kết quả giữa tình yêu trai

gái, nó tuyệt nhiên không dính dáng gì đến thứ tình yêu này, vì như trước kia các cuộc hôn nhân vẫn là những cuộc hôn nhân có tính lợi hại Gia đình cá thể là hình thức gia đình đầu tiên không căn cứ vào các điều kiện tự nhiên mà căn cứ vào các điều kiện kinh tế, vào sự thắng lợi của chế độ tư hữu đối với chế độ công hữu lúc ban đầu, được hình thành một cách tự phát” Nhưng đến chế độ xã hội chủ nghĩa

thì hôn nhân thực sự là hôn nhân một vợ, một chồng đích thực, phát sinh và tồn tại

dựa trên ý nghĩa thực của nó là cơ sở tình yêu giữa nam và nữ “vì bản chất của

tình yêu là không thể chia sẻ được… cho nên hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu do ngay bản chất của nó là hôn nhân một vợ, một chồng”.

Những tư tưởng cơ bản về hôn nhân và gia đình trên đây của chủ nghĩa C.Mác

và Ăngghen chính là cơ sở lí luận để định hình nên những nguyên lí chỉ đạo cho

Trang 5

việc thực hiện quan hệ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa dân chủ tiến bộ theo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng

2 Cơ sở kinh tế xã hội của sự hình thành những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam nói chung và nguyên tắc hôn nhân một

vợ một chồng nói riêng

Nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình là những ngyên lý chỉ đạo, được quy định trong văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình, thể hiện đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta, mang tính xuất phát điểm cho luật hôn nhân

và gia đình Việt Nam, quán triệt quá trình xây dựng các quy phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình và quá trình thi hành, áp dụng chúng Những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân gia đình Việt Nam thể hiện quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình Quan điểm, đường lối của Đảng, nhà nước không thể là chủ quan, duy ý chí mà xuất phát từ thưc tiễn xã hội, tôn trọng quy luật khách quan của các quan hệ hôn nhân gia đình

Lần đầu tiên ở Việt Nam, tư tưởng xây dựng một chế độ hôn nhân gia đình mới được khẳng định, đó là sự ra đời của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 Năm

1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất và tiếp tục đi theo con đường xã hội chủ nghĩa Để củng cố chế độ hộn nhân gia đình xã hội chủ nghĩa tiến bộ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội mới, những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình tiếp tục được hoàn thiện và được khẳng định chính thức trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 Từ năm 1986, Đảng và nhà nước

ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm cho cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, bên cạnh đó cũng có nhiều vấn

đề mới phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình mà Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 không còn phù hợp để điều chỉnh vì vậy mà Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời để phù hợp với điều kiện thực tế Bên cạnh đó những yếu tố về mặt xã hội cũng có tác động lớn tới các quan hệ hôn nhân và gia đình Nét đặc trưng của các quan hệ hôn nhân và gia đình là mang nặng yếu tố tình cảm, đạo đức của các cá nhân, phản ánh sâu đậm phong tục tập quán, truyền thống của một dân tộc Cho nên khi xây dựng những nguyên tắc của luật hôn nhân và gia đình, ngoài các yếu tố chính trị, kinh tế, nhà lập pháp còn chú ý tới phong tục tập quán mà nhân dân ta đang sử dụng

Trang 6

Như vậy, trong những giai đoạn phát triển xã hội, trên cơ sở tình hình kinh tế-

xã hội, Đảng và nhà nước ta đã xác định mục đích nhiệm vụ của ngành luật hôn nhân và gia đình Những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình nói chung và nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng nói riêng chính là cách thức để đạt mục đích đó

3 Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

Nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo quán triệt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình Một trong những nguyên tắc quan trọng là nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng

Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng được xây dựng trên nền tảng hoàn toàn tự nguyện, tiến bộ và nam nữ bình đẳng nhằm xóa bỏ chế độ nhiều vợ trong hôn nhân xã hội phong kiến, coi rẻ phụ nữ, gây nhiều đau khổ cho phụ nữ Bản chất của hôn nhân tự nguyện trên cơ sở tình yêu nam nữ là hôn nhân một vợ, một chồng tạo cơ sở để xây dựng, củng cố và duy trì hạnh phúc gia đình

Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng trong Luật hôn nhân và gia đình năm

2000 là sự kế thừa và phát triển nguyên tắc trong luật 1986 để đảm bảo nguyên tắc này được thực hiện trên thực tế Luật năm 2000 còn cấm người đang có vợ hoặc có chồng chung sống như vợ chồng với người khác Tuy nhiên việc thực hiện những quy tắc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện kinh tế-xã hội, trình độ dân trí, văn hóa , tư tưởng… Hơn nữa chế độ hôn nhân một vợ, một chồng gắn liền với quyền bình đẳng giới giữa nam và nữ vì vậy khi nguyên tắc thực sự đi vào cuộc sống thì nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng mới xác lập được một cách vững chắc Chế độ hôn nhân một vợ, một chồng ngày nay khác so với chế độ cổ điển tồn tại trong xã hội có giai cấp Nếu nguồn gốc của chế độ hôn nhân một vợ, một chồng là dựa trên điều kiện kinh tế quyết định mà mục đích là để đảm bảo đứa trẻ do người phụ nữ sinh ra là con của người chồng, sẽ thừa kế tài sản mà thực tế là duy trì chế độ tư hữu bóc lột, thì chế độ hôn nhân một vợ, một chồng xã hội chủ nghĩa lại dựa trên cơ sở tình yêu giữa nam và nữ nhằm mục đích xây dựng gia đình

ấm no, hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận, bền vững góp phần xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn

Trang 7

Trong xã hội theo chế độ phụ quyền cần phải có chế độ hôn nhân một vợ, một chồng về phía người vợ, chứ không về phía người chồng, thành thử chế độ một vợ một chồng về phía người đàn bà ấy không hề làm trở ngại chút nào cho chế độ nhiều vợ công khai hay bí mật của người đàn ông Chỉ có xóa bỏ chế độ tư hữu về

tư liệu sản xuất-nguồn gốc của sự bóc lột Khi các tư liệt sản xuất biếm thành tài sản xã hội, thì chế độ làm thuê sẽ mất đi và tình trạng một số người phụ nữ cần phải bán mình vì đồng tiền sẽ mất đi Tệ nạn mại dâm sẽ mất đi và chế độ một vợ một chồng không những không bị suy tàn mà cuối cùng còn trở thành hiện thực, ngay cả đối với người đàn ông nữa Những tiên đoán của Ph.Ăngghen đã được thực tiễn cuộc song chứng minh trong chế độ xã hội chủ nghĩa Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng là nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa cả trên lĩnh vực cuộc sống lẫn văn bản pháp luật

II: Lịch sử phát triển của nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng trong Luật

hôn nhân và gia đình Việt Nam

Hôn nhân là sự kết hợp giữa người đàn ông và người đàn bà nhằm xác lập quan

hệ vợ chồng, xây dựng gia đình Từ khi xã hội có Nhà nước, quan hệ hôn nhân không chỉ phản ánh ý chí của các cá nhân tham gia vào quan hệ đó mà còn phản ánh ý chí của Nhà nước Trong giai đoạn khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội, Nhà nước đặt ra những nguyên tắc của hôn nhân và gia đình nói chung

và nguyên tắc hôn nhân gia đình nói riêng để định hướng cho những quan hệ đó phát triển theo đúng mục tiêu đã định

1. Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở nước ta trước Cách mạng tháng 8 năm 1945

Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam là một nước nửa phong kiến nửa thuộc địa đặt dưới ách thống trị của thực dân pháp Chế độ hôn nhân và gia đình của nước ta vẫn chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến lạc hậu tồn

tại nhiều thế kỷ qua, quan niệm “trai tài năm bảy vợ, gái chuyên chỉ có một

chồng”, “thuyền theo lái gái theo chồng”… vẫn còn phổ biến Pháp luật Việt Nam

thừa nhận chế độ đa thê cho phép người đàn ông có quyền lấy nhiều vợ, ngoài

người vợ chính thì còn có thể lấy người khác làm vợ lẽ “năm thê bảy thiếp”, thể

hiện thái độ rõ ràng đối với việc phân biệt đối xử đối với người phụ nữ

Ngay trong bộ luật hồng đức (thời kỳ Lê sơ)-bộ luật được đánh giá cao khi cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, cũng xác định chế độ đa

Trang 8

thê, xác định chế độ gia đình gia trưởng Trong các quan hệ liên quan đến luật hôn nhân và gia đình, luật cũng có những quy định giữa vợ cả (chính nhất) với vợ lẽ (thứ nhất) với nàng hầu (thiếp) tại điều 309,481,483,484 Mặc dù khuyến khích chế

độ đa thê song mỗi người đàn ông chỉ có quyền có một người vợ cả Khi có vợ cả mới có quyền lấy vợ lẽ và thê thiếp Nếu vợ chính chết mới được lấy vợ khác làm

vợ chính (kế thất), nếu vợ cả vẫn còn sống mà lấy người khác làm vợ chính thì hôn nhân coi như vô hiệu Trật tự giữa vợ cả, vợ lẽ và thiếp là không thể đảo lộn hay thay đổi được nhằm phân biệt vị trí rõ rệt trong quan hệ giữa vợ cả với vợ lẽ và với nàng hầu, điều này nhằm ổn định trật tự trong gia đình Ngoài các quy định về nghĩa vụ của họ với nhà chồng và với chồng thì cũng phải thừa nhận chế độ đa thê

và vợ cả nói chung được ưu tiên hơn

Pháp luật thời kỳ bắc thuộc cũng quy định có hai giá thú hợp pháp: giá thú về

chính nhất và giá thú về thứ nhất (điều 79 Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931) hay điều

80: “chưa lấy vợ chính thì cấm lấy vợ thứ” Như vậy, trước cách mạng tháng 8

pháp luật chưa thừa nhận nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng, duy trì quyền gia trưởng của người đàn ông, quan hệ giữa vợ và chồng là quan hệ bất bình đẳng, điều nay gây ra nhiều sự đau khổ cho người phụ nữ

2. Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở nước ta từ Cách mạng tháng

8 năm 1945 đến nay

2.1. Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở nước ta từ năm 1945 đến năm 1954 (thời kỳ cách mạng dân chủ)

Sau Cách mạng tháng 8, thực dân Pháp âm mưu xâm chiếm nước ta một lần nữa Cuối năm 1946, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lại nổ ra trên toàn quốc Vào thời điểm này, quan hệ phong kiến vẫn còn tồn tại (là cơ sở của chế độ hôn nhân và gia đình lạc hậu) Mặt khác, chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến này là phong tục tập quán lạc hậu đã ăn sâu vào tư tưởng của người dân nên việc xóa bỏ nó không phải chuyện dễ dàng, nhanh chóng mà phải cần thời gian, kiên trì

Vì vậy, sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 Nhà nước chưa ban hành ngay một đạo luật cụ thể nào để điều chỉnh các vấn đề thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình

Tuy vậy, Cách mạng tháng 8 thành công đã giải phóng người dân Việt Nam cũng như phụ nữ khỏi ách thống trị hà khắc của chế độ phong kiến Ngay trong Hiến pháp 1946-bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam đan chủ công hòa tại

điều 9 quy định: “Đàn bà ngang quyền đàn ông về mọi phương diện” Chính điều

Trang 9

này đã làm cơ sở pháp lý để xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, tạo cơ

sơ xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ- chế độ một vợ một chồng Trong giai đoạn

này Nhà nước đã tiến hành phong trào “vận động đời sống mới” nhằm vận động

quần chúng nhân dân tự nguyện từ bỏ phong tục lạc hậu trong đời sống hôn nhân

và gia đình.Vì hoàn cảnh lịch sử mà tại Sắc lệnh số 97-SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định về hôn nhân gia đình chưa ghi nhận cụ thể nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng nhưng đã góp phần đáng kể trong việc xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu, góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ thoát khỏi chế độ đó, thúc đẩy sự phát triển của xã hội

Việt Nam trong thời kỳ cách mạng dân chủ nhân dân

2.2. Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở nước ta từ năm 1954 đến 1975

Năm 1957, cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã hoàn thành, quan hệ sản xuất phong kiến (cơ sở của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến) đã bị xóa bỏ Tuy nhiên chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của nhân dân.Trước tình hình đó, để xóa bỏ triệt để tàn dư chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa, trong Tờ trình của Chính phủ trước Quốc hội về dự thảo Luật hôn nhân và gia đình-Công

báo số 1 năm 1960 đã chỉ ra: “Việc ban hành đạo luật mới về hôn nhân và gia đình

đã trở thành một đòi hỏi cấp bách của toàn thể xã hội Đó là yếu tố tất yếu khách quan thúc đẩy sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta” Vào thời

gian này, bản Hiến pháp năm 1959 cũng được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ

cộng hòa thông qua Tại điều 24 Hiến pháp 1959 quy định: “Phụ nữ nước Việt

Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về mọi mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình” đây là cơ sở pháp lý quan trọng để

xây dựng cơ sở pháp lý quan trọng trong viêc xây dựng chế độ hôn nhân và gia

đình xã hội chủ nghĩa ở nước ta Luật hôn nhân và gia đình 1959 – luật hôn nhân

và gia đình đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được Quốc hội khóa I-

kì họp thứ 11 chính thức thông qua ngày 29/12/1959 và được chủ tịch nước kí lệnh công bố ngày 13/1/1960 theo sắc lệnh số 02/SL Luật hôn nhân và gia đình là công cụ pháp lí của nhà nước được xây dựng nhằm thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản: Xóa bỏ những tàn tích của luật hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu, xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa Các nguyên tắc cơ bản của luật

Trang 10

hôn nhân và gia đình đã thể hiện rõ quan điểm của nhà nước ta về vấn đề hôn nhân gia đình Theo Luật hôn nhân và gia đình 1959 thì hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà dựa trên nguyên tắc tự do tiến bộ nhằm chung sống lâu dài và cùng nhau xây dựng gia đình

Ngay tại điều 1 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Nhà nước ta đã quy định:

“Nhà nước bảo đảm việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một

vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái nhằm

xây dựng gia đình hạnh phúc dân chủ và hòa thuận trong đó mọi người đoàn kết thương yêu nhau giúp đỡ nhau tiến bộ” Như vậy nguyên tắc hôn nhân một vợ,

một chồng đã được quy định ngay trong Luật hôn nhân và gia đình đầu tiên của

nước ta Tại điều 3 cũng quy định: “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn

nhân tự do, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi, đánh đập hoặc ngược đãi vợ

Cấm lấy vợ lẽ” Nguyên tắc này còn được thể hiện trong quy định về điều kiện kết

hôn: “Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác”(Điều 5 luật hôn

nhân và gia đình năm 1959) Đây là những quy định đầu tiên của nhà nước ta nhằm xóa bỏ chế độ đa thê xác lập mối quan hệ hôn nhân một vợ, một chồng Mặc dù đã quy định về nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng nhưng Luật hôn nhân và gia đình 1959 lại chưa quy định về hủy hôn trái với nguyên tắc này

So với pháp luật thời kì trước đó thì khái niệm hôn nhân đã có sự thay đổi rõ rệt Trước đây mặc dù đã xác định được nhiệm vụ là xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu, phản dân chủ của pháp luật hôn nhân và gia đình phong kiến, nhưng nhà nước ta chưa có quy định về việc thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng Đây là một hạn chế của pháp luật thời kì trước Trong Luật hôn nhân và gia đình

1959 khái niệm về hôn nhân đã có sự thay đổi cơ bản, đó là hôn nhân không phải

là sự liên kết giữa đàn ông và đàn bà mà là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà Nhà nước ta chỉ thừa nhận hôn nhân trên nguyên tắc một vợ một

chồng.Việc đưa ra các quy định “cấm lấy vợ lẽ” và “cấm người đang có vợ, có

chồng kết hôn với người khác” đã góp phần cụ thể hóa nguyên tắc hôn nhân một

vợ một chồng bảo đảm cho gia đình hạnh phúc bền vững, đồng thời phù hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa

2.3. Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở nước ta từ giai đoạn 1975

đến nay

Ngày đăng: 29/01/2016, 15:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w