1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận Giáo dục và tầm nhìn của trung quốc từ Lương Khải Siêu đến Tôn Trung Sơn

16 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 126,5 KB

Nội dung

DUY TÂN MẬU TUẤT VỚI VẤN ĐỀ CẢI CÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN TÀI Trong chủ trương Duy tân của Khang Hữu Vi ta thấy ông đặc biệt chú ý đến mặt cải cách giáo dục, đào tạo nhân tài, vấn đ

Trang 1

GIÁO DỤC VÀ TẦM NHÌN CỦA TRUNG QUỐC

TỪ LƯƠNG KHẢI SIÊU ĐẾN TÔN TRUNG SƠN.

I DUY TÂN MẬU TUẤT VỚI VẤN ĐỀ CẢI CÁCH GIÁO DỤC

VÀ ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Trong chủ trương Duy tân của Khang Hữu Vi ta thấy ông đặc biệt chú ý đến mặt cải cách giáo dục, đào tạo nhân tài, vấn

đề nâng cao dân trí, bắt kịp với thời đại Khang Hữu Vi cùng với Lương Khải Siêu và những đại biểu Duy Tân xem trọng vấn đề giáo dục, cải tạo tư duy; coi đó là cái nền cơ sở giúp cho sự tiến

bộ của Trung Quốc Là đại biểu của kẻ sĩ, đại biểu của dân trí của kiến thức thời đại, Khang Hữu Vi hiểu được vai trò tạo nên sự chuyển mình của một quốc gia Ông có câu nói nổi tiếng là “Thái tây mạnh, cái gốc không phải là vũ khí kỹ thuật mà là cách học của tri thức (kẻ sĩ) và tân pháp (tổ chức một xã hội mới) Ông hướng tới Nhật với tâm gương tự cường có hiệu quả, đối với Trung Quốc dù là đau lòng nhưng cũng sờ sờ ra đấy Đó là cuộcchiến tranh Giáp Ngọ (1894-1895) Nhật đánh bại Trung Quốc Trung Quốc phải cắt đất Đài Loan Bành Hồ và Liêu Đông cùng phải bồi thường đến 200.000.000 lạng bạc tương đương bằng hai năm thu nhập quốc dân lúc bấy giờ Người Nhật vì sao làm được điều đó? Khang Hữu Vi cho rằng lý do chính là người Nhật biết học và biết thay đổi cách trị nước theo Tân pháp Họ đã mạnh lên

Nhìn vào Trung Quốc, nhìn vào tầng lớp trí thức, tự chiêm nghiệm cách học của chính bản thân với mục đích khoa cử, làm quan, ông buồn lo nghĩ tới cách học giáo điều vô bổ của phong học Trung Quốc Giưã lúc Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé bắt nạt, Trung Quốc vẫn bảo thủ chủ quan, kiêu ngạo một cách phi lý, các quốc gia phương Tây và ngay bên cạnh Trung Quốc, nước Nhật Duy tân đã và đang phát triển càng mạnh mẽ, các sĩ phu Trung Quốc vẫn vùi đầu trong những sách thánh kinh vô bổ Ông đã có kết luận thật sâu sắc, đầy tâm huyết “Nghĩ đến thánh nhân mà buồn cười rơi lệ”, vì những lý thuyết đã quá lỗi thời Ông cho rằng cái lối học bảo thủ, giáo điều , vô bổ đã làm dân tộc Trung Quốc có một quá khứ huy hoàng, không còn đủ sức mạnh chống lại các quốc gia dân tộc phát triển Âu Mỹ Dòng thác của thời đại đòi hỏi các dân tộc phải tuân theo quy luật phát

Trang 2

triển, phải đổi mới, phải học cái mới và muốn vậy phải đổi cả học phong

Là người xuất thân trong gia đình quan lại, được đào luyện

về Nho học một cách nghiêm túc nhưng thời đại đã “biến”, định

đề bất biến của tư tưởng phong kiến đã không còn hiệu nghiệm

nữa Quan niệm “Thiên bất biến, đạo diệc bất biến” (trời không đổi, đạo cũng không đổi) đã bị thực tế chứng minh là “Thiên dĩ

biến, đạo diệc tuỳ biến” (Thời đã đổi, đạo cũng phải thay) Súng

đạn kỹ thuật, tàu chiến của phương Tây đã chứng minh kết luận

chủ quan, tự kiêu phi lý về phương Tây “Tây di” Những nhà tri

thức có khả năng nhận thức chân lý sớm hơn Ở các dân tộc lạc hậu phương Đông, đội ngũ trí thức là những người đầu tiên nhận

ra sự yếu kém của dân tộc, đất nước Khi nhìn vào lịch sử phương Đông ta thấy rõ một sự thực là: Các phong trào duy tân đổi mới ở châu Á phát sinh, phát triển dù đạt được thắng lợi hay

bị thất bại trong tiến trình lịch sử đều do trí thức đề xướng và lãnh đạo1

Như vậy, phong trào Duy tân trước hết là con đẻ của nhận thức của tri thức yêu nước muốn tìm lời giải đáp cho dân tộc trước thời đại Ở phương Đông, dân tộc Nhật Bản, một dân tộc với tinh thần võ sĩ đạo, đã chịu tạm gác kiếm và chịu đi học, chịu lao đọng, để tìm đúng lối ra của dân tộc trước thời đại Kết quả là kinh tế phát triển, đất nước nước giàu mạnh đã giữ được nền độc lập của dân tộc và giành được quyền bình đẳng

Duy tân cải cách là một khuynh hướng yêu nước nhằm tổ chức phát triển xã hội, tìm con đườn cứu nước theo cách phát triển kinh tế xã hội đặng đưa đất nước giàu mạnh đủ sức giữ ginf độc lập Bằng cách tiếp cận suy nghĩ có khác nhau, các nhà Duy tân cải cách đều xuất phát từ tâm lòng yêu nước, đều trăn trở muốn rửa nhục cho đất nước

Khang Hữu Vi và phái Duy tân nhận thức rằng muốn có cách nghĩ đúng, làm đúng, đề ta chủ trương đúng, phải có cách học đúng, mục đích học đúng, phương pháp học đúng, nội dung học đúng có ích lợi cho thực tế Những nhà Duy tân đặc biệt chú

ý đến học phong Coi học phong chính là gió định hướng hiệu

quả, để tạo nên lực đẩy phát triển dân giàu nước mạnh, “phú

quốc cường binh”.

Khang Hữu Vi và đội ngũ các trí thức Duy tân Trung Quốc nhận thức rằng muốn xây dựng và phát triển tư tưởng mới thì

1 Nguyễn Văn Hồng, Mấy vấn đề về lịch sử châu Á và lịch sử Việt nam một cách nhìn, NXB Văn Hoá Dân tộc, H.2001

Trang 3

vấn đề đầu tiên là phải tấn công vào lối sùng bái cách học cũ, sùng bái tư tưởng cũ chống lại khuôn giam cầm tư tưởng của đội ngũ tri thức Trung Quốc Cuộc tấn công đầu tiên là chống lại Hán học thời Thanh chuyên đề cao Tống học

Nguyên nhân đầu tiên để phái Duy tân chống lại Tống học

là do: chính Tống học đẻ ra từ mục đích chính trị bảo thủ của nhà Thanh Nhà Mãn Thanh đặc biệt là từ thời của Càn Long đề cao việc giải thích, khảo cứu, chú thích các tác phẩm Hán cổ đại, nhằm chuyển sự chú ý bàn về vấn đề chính trị thời cuộc Càn Long công khai nói “Bản triều có ý nghiên cứu Tống học, đề xướng thuyết văn, do đó thuận cổ, chống sự tìm nghĩa lý, Cao Tông Thúân Hoàng đế ghét người nói đến chính trị Một thời học phong thuyết văn rất thịnh”2

Ở thời Thanh chủ trương khuyến khích văn, gần như khuyến khích học thuật vị nghệ thuật trong khuynh hướng bàn việc chính

sự triều đình Tri thức bị tách khỏi cuộc sống hiện thực, biến học thành những con mọt sách Mãn Thanh cũng đã thông qua chính sách văn tự ngục, đả kích một cách mạnh mẽ một số học giả dám bàn về chính sách triều đình

Trong hoàn cảnh như vậy đội ngũ trí thức thời MãnThanh, vì lợi ích dân tộc và cũng là muốn tránh cho cá nhân bị rầy rà, thậm chí bị hãm hại đã đua nhau đem chút thông minh có hạn của mình chuyển sang lĩnh vực khảo cứu hiệu đính, khảo cứu, huấn

cổ, đắm chìm trong những vấn đề vụn vặt và xa thực tế Thời kỳ Càn Long chính sách này đã thành công, trí thức không dám bàn việc chính sự, không dám quan tâm tới xã hội hiện thực, không dám nói thực

Khang Hữu Vi nhận định nguyên nhân sâu xa dẫn đến mối nguy hôm nay và mai sau cho dân tộc chính là học phong Ông

đã từng nói: Gần đây các học giả đều đắm chìm trong việc khảo

cứu những vấn đề vụn vặt, cao giọng thuyết những vấn đề văn chương suông, vô bổ, không có ích lợi gì cho quốc gia, càng không có thể cứu dân Họ “ngồi nhìn tai học, không mảy may động tâm, kêu cứ, thiếu ngay cả lòng nhân từ đưa đến dũng khí.

Họ lụng thụng trong bộ áo nho sĩ, cao giọng kinh học để mua danh tiếng” 3 Thực ra họ đang u mê đắm chìm trong trong sai

2 Nam Hải sư thừa ký I Khang Hữu Vi toàn tập II Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã,

1990, tr.470 Dẫn theo: Nguyễn Văn Hồng, Mấy vấn đề về lịch sử châu Á và lịch sử

Việt nam một cách nhìn, NXB Văn Hoá Dân tộc, H.2001, tr.64.

3 Dẫn theo: Nguyễn Văn Hồng, Mấy vấn đề về lịch sử châu Á và lịch sử Việt nam một

cách nhìn, NXB Văn Hoá Dân tộc, H.2001, tr.267

Trang 4

lầm chúi đầu khảo cứu rạch ròi từng chữ, họ đã phản lại con đường kinh thế chí dụng, một truyền thống học để tề gia trị quốc bình thiên hạ, truyền thống tốt đẹp của tri thức Trung Quốc Khang Hữu Vi gọi các nhà Nho này là nhà Nho cận thị Ông cho

rằng: “Đối với các học giả chìm đắm trong việc khảo cứu, tốt

nhất là nên choang một gậy vào đầu Đó chính là sự thuyết phục lớn nhất”.

Ông khẳng định, Tân học không phải là Hán học, Tống học Tân học chính là cách học, cách giải thích mà Lưu Hâm giúp cho Vương Mãng đạt mục đích giành quyền binh, thay triều chính, quốc hiệu Tân Mãng có nghĩa là triều Vương Mãng tân học Sách Tân học gọi là Tân thư Tân thư từ đó được xem như là một tín hiệu đổi mới Như vậy Tân học Tân thư chính là mục đích học cho cải cách

Khang Hữu Vi phê phán việc học khảo cứu làm cho con người vùi đầu vào mục đích vụn vặt Và nó chỉ đạt đến mục đích làm nô lệ, phục vụ cho người sử dụng mà thôi

Ông chống lại sự tranh luận vô bổ cuẢ Hán học và Tống học, chống lại Tâm học của Lục Cửu Uyên, Vương Thủ Nhân Ông

cho rằng họ đã đi xa với truyền thống học “lập chí” kinh bang tế

thế, đọc rộng những sách xưa nay và trong ngoài nước để dùng Học ghi chép những điều có ích trên thế giới

Khang Hữu Vi đã dùng những quan điểm trên đây để dạy cho học sinh của mình Dạy học sinh của mình phải giữ cái tâm sau đó giảng sử và cuối cùng là Tây học Bằng những phương

pháp đó “khích lệ khí tiết, nêu cao tinh thần, cầu tri thức rộng

lớn” Như vậy rõ ràng ngay từ đầu Khang Hữu Vi đã tuân theo

cách học của nước ngoài trên cơ sở truyền thống yêu nước, đạo đức, nắm hiểu biết lịch sử nước nhà, sau đó mới học tri thức mới, rộng lớn của phương Tây

Bằng phương pháp đó, ông chống lại Hán học giáo điều, và ông chống lại triết học của Trình Chi và đặc biệt chống lại quan

điểm duy tâm “Lý có trước khí” Ở đây nhận thức của Khang Hữu

Vi đã đi đến nhận thức tồn tại có trước lý (tư duy, tư tưởng) Đây cũng là vấn đề tồn tại lâu dài trong lịch sử nhận thức triết học Trung Hoa

Khang Hữu Vi còn có tư tưởng chống lại tư tưởng Nho giáo

truyền thống, chống lại tư tưởng của Chu Hy “Tồn thiên lý, diệt

nhân dục”, trói buộc con người phải bằng lòng với khổ hạnh,

Trang 5

sống với “lý tưởng” thanh cao Ông cho rằng ham muốn của cuộc sống của con người là chính đáng “nhân sinh chi hữu dục, thiên

chi tính tai” (người ta sinh ra có ham muốn, khát vọng Đó là tính

trời phú) Con người ta có quyền truy cầu cuộc sống tốt đẹp Hơn nữa chính là nhờ theo đuổi cuộc sống tốt đẹp, xã hội mới có thể phát triển tiến bộ Con người ta phấn đấu không ngừng đi tìm cái đẹp hoàn thiện Khang Hữu Vi đi đến kết luận đó chính là nhận thức tri thế khác với cổ xưa và điều đó làm cho Trung Quốc tiến

bộ không biến thành “DI” Đến thánh nhân cũng nên thuận lẽ trời

để sống “thuận thiên chi lý, dĩ dưỡng sinh mệnh”.

Khang Hữu Vi chỉ rõ quan niệm bảo thủ, phản tiến bộ của

học thuyết Trình Chu đối với phụ nữ “Đói chết là việc nhỏ, thất

tiết là việc lớn” Ông cho rằng đó là cách đầy đoạ tinh thần, thể

xác, vi phạm chủ nghĩa nhân đạo Quang Tự thứ 9, khu vực Ngạc

Lương lập “Hội bỏ tục bó chân” Đây là biểu hiện sự giải phóng

đối với phụ nữ Trung Quốc Có ý nghĩa lớn đối với sự giải phóng

xã hội Hội có quy định ai vào Hội là không được bó chân và tuyên truyền chống hủ tục bó chân Thực ra đây là hành động cách mạng kế thừa từ phong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc

Muốn giáo dục phát triển, nâng cao nhận thức của quần chúng, Khang Hữu Vi đã có ý thức chống lại những tư tưởng bảo thủ phong kiến, lồng nhốt phản động để cho tư tưởng mới có khả năng thâm nhập, chiếm lĩnh

Để có thể mở rộng học tập nâng cao dân trí Khang Hữu Vi chủ trương mở trường học ở khắp nơi, lập các học đường, chế độ học và nội dung học phải được thay đổi bằng những nội dung thực tế, chống lại lối học cho khoa cử vô bổ Khang Hữu Vi phê phán quyết liệt chế độ khoa cử với quy định thi lối văn bát cổ Ông cho rằng lối văn gò bó, niêm luật, ngôn ngữ, buộc con người

ta lao vào lối học giáo điều vô bổ, tiêu phí nhiều sức lực tài năng của nhiều thế hệ tri thức Trung Quốc Ngày nay cách học phải để dùng Muốn dân hiểu pháp luật phải đọc pháp luật, muốn dân giúp phần nào chính trị phải thông hiểu chế độ, lệnh chỉ Ông quan niệm chính trị và giáo dục độc lập như hai bánh xe Tuy cùng quay nhưng không ngược chiều nhau mà tạo nên cộng lực Khang Hữu Vi cho rằng ngày xưa học để làm chính trị và chính trị lại là thầy dạy Những quan lại không được trọng dụng trong

chính trường lại về đi dạy Mục đích học, cách học “Học phi sở

dụng, dụng phi sở học” thành một vòng luẩn quẩn.

Trang 6

Nhận biết cái yếu kém trì trệ của Trung Quốc Khang Hữu Vi muốn đào tạo một đội ngũ trí thức chính trị có thực tài, có biện pháp học được những điều sẽ dùng trong trị thế, và dùng được những cái đã học

Khang Hữu Vi không chỉ chủ trương học công nghệ phương Tây, học kỹ thuật phương Tây mà học cả nghĩa lý con đường đi Ông chủ trương xây dựng đào tạo một đội ngũ thực học Khác với những nhà Dương vụ hay trí thức tiến bộ trước đó chỉ đơn thuần lấy kỹ thuật súng ống, tàu bè và máy móc Ông thất rất rõ những nhà trí thức cũ chỉ ngày ngày bàn chuyện kinh nghĩa mà coi chuyện nghề nghiệp là chuyện dân thường Họ không nói chuyện nông, công, thương Cuộc sống của họ ngày càng đói rách, nghèo khó suốt ngày chỉ tán suông mà coi đó là thanh cao

Ông là người chủ trương tạo nên các học hội, chia các bộ môn, ngành để nghiên cứu

Theo ông, hiện tại Trung Quốc phải cho dịch sách thật nhiều, dịch đủ loại sách làm cho đông đảo quần chúng không có ngoại ngữ có thể đọc sách khoa học kỹ thuật và các ngành khoa học tiên tiến nhờ đó nắm được tri thức khoa học tiến bộ Bản thân ông là một tấm gương đọc nhiều sách phương Tây Ở lớp học của ông, ông cũng yêu cầu mọi người phải đọc sách phương Tây

Cái khác của Khang Hữu Vi là chủ trương học toàn diện, nhìn nhận được những ưu thắng của phương Tây một cách tổng hoà đồng bộ

Về bản chất, Khang Hữu Vi đại diện cho giai cấp tư sản dân tộc vừa ra đời đã bắt đầu nhận thức ra con đường phát triển tất yếu của công thương nghiệp Cùng với sự phát triển của yếu tố

tư bản chủ nghĩa đã nảy mầm và lớn lên qua thời gian nửa thế

kỷ, và trải qua những kinh nghiệm đấu tranh của dân tộc Mục đích của Khang Hữu Vi và các lãnh tụ Duy tân là học tập phương Tây để thực hành chế độ quân chủ lập hiến, xây dựng chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo nên guồng máy mới có khả năng, nhưng thận trọng cải tạo từng bước

Khang Hữu Vi đã dùng phương pháp thác cổ, tô vẽ Khổng

Tử như một thánh nhân cải chế, thậm chí ông cho rằng quan niệm dân quyền, nghị viện, tuyển cử, dân chủ, bình đẳng đều là

do Khổng Tử sáng tạo ra Thậm chí tư tưởng Khổng Tử đã thất lạc ra ngoài, người Tây nhặt được (!) Ngày nay học phương Tây chỉ là trở về với sáng tạo của Thánh hiền thôi chứ không phải là

Trang 7

Dụng Di biến Hạ Gía trị của tư tưởng trong tác phẩm “Khổng Tử

cải chế khảo” là dùng sự sùng bái thánh nhân để chống lại chính

sự sùng bái thánh nhân một cách “nhất thành bất biến”.

Năm 1895, các sĩ tử liên hợp với nhau ký tên vào Vạn ngôn thư, là hành động tuyên chiến đòi tự do của trí thức đối với chế

độ phong kiến bảo thủ Những trí thức đã thành lập Cường học hội, và từ đây lan toả toàn quốc lập các Học hội khác, mục đích tập hợp hội là tìm một nội dung mới, cách học mới và bàn nhau học trả lời câu hỏi thời đại đặt ra cho Trung Quốc Học để làm cho Trung Quốc giàu mạnh vì chỉ có giàu mạnh Trung Quốc mới

có thể khỏi bị xỉ nhục vì thua kém bị bắt nạt

Cường học hội và các tổ chức Học hội của tri thức thành lập chính là một xu thế tạo nên một học phong mới Ở Bắc Kinh là thủ đô, dinh luỹ bảo thủ của phong kiến , sách báo phương tây lại hkos mua nên Khang Hữu Vi quyết định mở, phát triển Cường học hội ở Thượng Hải Khang – Lương còn coi Học hội như tổ chức khuyến khích giúp đỡ nhau của tri thức để tạo nên một học

phong mới để chống lại học phong cũ chỉ mong “vinh thân phì

gia” làm mục đích, do đó tri thức không đoàn kết thương nhau.

Hoạt động của Cường học hội khá rộng như: dịch, in sách, lập thư viện, xây dựng bảo tàng…Học hội phát triển về sau mở ra các

học hội địa phương như “Việt học hội” (Quảng Đông), Mân Học

hội (Phúc Kiến), Nam Học hội (Hồ Nam)…

Duy tân mang mục đích chống lại học phong phong kiến

“phi sở dụng” xa rời thực tế, chống giáo điều “Kinh thánh” để mở

ra con đường “học vị dụng” Các học hội phiên dịch giới thiệu

sách khoa học kỹ thuật, sách triết học xã hội, chính trị nhằm mở rộng tầm mắt của giới trí thức và quần chúng nhân dân Nó tấn công vào truyền thống khuôn sáo giáo điều, tụng niệm vô bổ, xa rời cuộc sống, xa rời sản xuất Trí thức được hình thành các đội ngũ phân công nghiên cứu các ngành khoa học khác nhau Họ tin tri thức sẽ đem đến sự bình đẳng phát triển, tạo nên sự giàu mạnh cho dân tộc Ý thức dân tộc mới nảy sinh Họ tìm ra con đường đi, tìm học những sở trường của phương Tây, kế thừa truyền thống dân tộc Trung Hoa

Duy tân như dòng nhận thức hội nhập đầu tiên Những nhà tri thức Duy tân đã tìm chỗ đứng lịch sử của mình nhận thức về mục đích học, con đường học, nội dung học, trách nhiệm học Đó

là sự thay đổi về học phong từ một học phong bảo thủ lạc hậu,

Trang 8

vô bổ ngu muội sang học phong năng động, thiết thực để trả lời câu hỏi của lịch sử, câu hỏi của thời đại Với những ý tưởng, những việc làm nhằm tạo nên một học phong cách tân có ý nghĩa thời đại, Khang Hữu Vi – Lương Khải Siêu và bạn bè đã từng đứng ở trên triều sóng thời đại với tầm suy nghĩ tiến bộ mang ý nghĩa những bước đi ban đầu đáp ứng nhu cầu dân tộc với ý thức mới vừa hình thành trên mảnh đất Trung Hoa vĩ đại4

II TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA TÔN TRUNG SƠN

Một nhà sử học Trung Quốc từng phát biểu “trong lịch sử

trên dưới 5000 năm của Hoa Hạ chưa có một vĩ nhân nào lại coi trọng sự nghiệp giáo dục như Tôn Trung Sơn”.

Qua các tác phẩm của Tôn Trung Sơn đã chứng tỏ rất rõ điều này Ông quan tâm đến giáo dục không chỉ sau khi đã trở thành nhà cách mạng nổi tiếng mà ngay từ thời trai trẻ chưa xuất chúng Tư tưởng giáo dục của ông là một điểm sáng đứng bên cạnh chủ nghĩa Tam dân hỗ trợ đắc lực cho chủ nghĩa dân quyền

Vì theo ông, dân có giác ngộ, có hiểu biết mới nhận thức được các quyền của mình, như thế bọn quan lại bên trên mới không dễ

bề làm bậy Tư tưởng giáo dục của Tôn Trung Sơn trước hết thể hiện ở sự trọng dụng nhân tài Trong bức thư gửi Lý Hồng Chương năm 1894, ông đã bộc lộ 4 chương trình hành động trị quốc:

- Phát huy hết tài sức của con người

- Phát huy hết lợi ích của đất đai

- Phát huy hết cách sử dụng của cải

- Phát huy hết sự lưu thông hàng hoá

Ông coi đây là con đường giàu mạnh cho đất nước, là cái

gốc của trị quốc Ở đây ông đã đưa “phát huy hết tài sức của con

người” lên hàng đầu trong bốn chương trình hành động trị quốc.

Khi Tôn Trung Sơn đã trở thành nhà cách mạng thực thụ, ông lại càng thấu hiểu tầm quan trọng của nhân tài Chính vì thế rất chú trọng tuyên truyền tư tưởng cách mạng trong tầng lớp lưu học sinh, sinh viên Khi khảo sát các thành viên Trung Quốc Đồng Minh hội thì thấy lưu học sinh chiếm một tỉ lệ lớn

Khi nước Trung Hoa Dân Quốc vừa mới được thành lập, Tôn Trung Sơn đã đưa việc bồi dưỡng nhân tài thành nhiệm vụ cấp

4 Nguyễn Văn Hồng, Mấy vấn đề về lịch sử châu Á và lịch sử Việt nam một cách nhìn,

NXB Văn Hoá Dân tộc, H.2001.

Trang 9

thiết trước mắt Một mặt, ông tìm kiếm nhân tài để tổ chức chính phủ: Mời Thái Nguyên Bồi, Trương Thái Viêm - những nhân sĩ chưa hẳn đã cùng quan điểm với mình vào chính phủ mới Ông còn nhiều lần mời Dung Hùng - vị lưu học sinh Trung Quốc đầu tiên ở Mỹ về nước giúp sức, lời mời của ông với lời lẽ khẩn thiết cảm động khiến Dung Hùng không thể từ chối

Một mặt, ông đề nghị khuyến khích du học để bồi dưỡng

nhân tài Ông cho rằng “Đất nước vừa mới xây dựng, khuyến

khích du học, bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ cấp bách hiện tại”,

và “Không có học vấn thì không thể xây dựng đất nước” Ông đã gửi gắm niềm hi vọng “phú quốc cường binh” vào giới tri thức Trong bức thư gửi học sinh trường đại học Bắc Kinh, ông viết “Để

hoàn thành nhiệm vụ canh tân đất nước, tránh khỏi sự nô dịch của bên ngoài, chỉ còn cách trông cậy vào các bạn” Năm 1913,

năm thứ hai của Trung Hoa Dân quốc, trong buổi diễn thuyết tiễn

học sinh Trung Quốc sang Tokyo, Tôn Trung Sơn nói: “Tình hình

chính trị rối loạn như tơ vò, nội chính cũng như ngoại giao không

có lĩnh vực nào tử tế Nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu nhân tài” Do đó ông yêu cầu lưu học sinh ở Nhật Bản phải hạ

quyết tâm cố gắng học tập bồi bổ học vấn để về xây dựng đất nước

Từ những minh chứng trên đây, chúng ta thấy rằng Tôn Trung Sơn đã coi giáo dục, tri thức học vấn như là nhiệm vụ quan

trọng hàng đầu của cách mạng và xây dựng đất nước “Tôn

Trung Sơn yêu tài năng như yêu chính bản thân mình”.

Vì sao Tôn Trung Sơn lại coi trọng nhân tài đến như vậy? Bởi vì ông cho rằng: Tri thức học vấn là động lực thúc đẩy sự tiến

bộ xã hội và văn minh nhân loại Trong một lần thuyết trình với

giới tri thức ở Quế Lâm, Tôn Trung Sơn nói “Văn minh thế giới

tiến triển được là nhờ vào tri thức…”

Chính vì vậy ông thấy được tầm quan trọng của tri thức và học vấn, nên đã xem sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp hàng đầu của nhà nước Trung Hoa Dân Quốc Khi mới lên làm Tổng thống mặc dù bận trăm công ngàn việc ông vẫn chú trọng tới vấn đề giáo dục Ngày 3-1-1912 khi lập chính phủ mới, ông mời Thái Nguyên Bồi ra làm Bộ trưởng giáo dục, hi vọng với danh tiếng của Thái Nguyên Bồi có thể chấn hưng được nềng Trung Quốc

Ông đã ban bố “pháp lệnh về giáo dục phổ thông” và “tiêu chuẩn

bài học của giáo dục phổ thông” Nhằm chấn chỉnh những mặt

sai lệch của nền giáo dục phong kiến Mãn Thanh, để nền giáo dục phù hợp với tôn chỉ Dân quốc, để cho địa phương có văn bản làm

Trang 10

việc, để cho các trường có tiêu chuẩn để làm theo Từ đó đã phục hưng nhanh chóng nền giáo dục của đất nước

Về sau, do chiến tranh và nhiều nguyên nhân khác, nhiều trường bị trưng dụng làm doanh trại, sách vở tài sản của nhà trường bị huỷ hoại hay bị lấy mất Để bảo về nhà trường, sách

vở, tài sản cho giáo dục Tôn Trung Sơn đã nhiều lần ban bố những mệnh lệnh về vấn đề này Chẳng hạn như, ngày

10-2-1912, ra lệnh cho Đô đốc tỉnh An Huy kiểm tra sự tổn thất của trường tiểu học đang bị binh lĩnh phá phách Trong lệnh viết:

“Nếu không làm rõ được việc này thì làm sao duy trì được trật tự

và bảo vệ được giáo dục” Ông còn lệnh cho đô đốc kiểm tra

tường tận chấn chỉnh kỷ luật quân đội Chỉ trong vòng hai tháng, Tôn Trung Sơn đã ban bố tới mấy điều lệnh về giáo dục Sau các điều lệnh của ông nhiều trường học đã tiếp tục mở cửa trở lại

Trong tư tưởng giáo dục của Tôn Trung Sơn ta dễ nhận thấy ông rất chú trọng tới phổ cập giáo dục Ông nói: phải thực hiện giáo dục phổ cập để cho những người dân thường có thể hưởng được nền giáo dục Trong cương lĩnh của đại hội đại biểu lần thứ

nhất của Đảng, Tôn Trung Sơn chỉ ra: “Cố gắng phổ cập giáo

dục, toàn lực phát triển giáo dục nhi đồng, chỉnh đốn lại chế độ giáo dục, tăng kinh phí cho giáo dục” “Nhi đồng 10 tuổi trở xuống phải được đi học” Phổ cập giáo dục có nghĩa là mọi người

được hưởng nền giáo dục bình đẳng Theo Tôn Trung Sơn, nền giáo dục bình đẳng có nghĩa là không phân biệt giàu nghèo, sang hèn đều được hưởng quyền lợi giáo dục như nhau, con em các giai cấp trong xã hội đều được quyền vào học trường công

Tôn Trung Sơn còn đặc biệt chú ý tới việc học hành của giới

nữ Chính phủ Trung Hoa Dân quốc vừa mới thành lập, ông đã lệnh cho Bộ giáo dục mở trường nữ học chuyên ngành tơ tằm Tôn Trung Sơn đặc biệt chú trọng tới các khu vực tự trị, ông

nói:”Những thanh thiếu niên ở các khu vực tự trị phải được

hưởng các quyền lợi giáo dục như học phí, sách vở, quần áo, ăn uống do nhà nước cấp”.

Tất nhiên trong quá trình cách mạng do những điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội không cho phép nên chính sách giáo dục nghĩa vụ của Tôn Trung Sơn chưa được thực hiện tốt Nhưng những pháp lệnh giáo dục của ông là những di sản quý báu trong thời kỳ đầu của đất nước Trung Hoa dân quốc, cung cấp những kinh nghiệm thực tiễn cho nền giáo dục của đất nước Trung Hoa sau này

Ngày đăng: 23/04/2015, 09:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w