GIÁO ÁN Người dạy: Trần Dạ Diệp Tuyền Ngày soạn: 12/02/2011 Ngày giảng: 19/02/2011 Tiết: 46 Lớp: 6/6 Môn: Tin học BÀI 16: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN I. Mục tiêu: 1.Về kến thức: - Hiểu nội dung và mục tiêu của định dạng văn bản. - Hiểu các nội dung định dạng kí tự. - Thực hiện được các thao tác định dạng kí tự cơ bản. 2. V ề t ư t ưở ng tình c ả m : - Học sinh tích cực, hứng thú với môn học. II. Phương pháp, phương tiện: 1. Phương pháp: - Thuyết trình, hướng dẫn HS thực hiện, thảo luận nhóm tìm ra các phương pháp định dạng kí tự. 2. Phương tiện: - Vở ghi lí thuyết. - Sách giáo khoa Tin học dành cho THCS quyển 2. - Phòng máy tính. - Bảng viết, bút viết bảng, khăn lau bảng, màn hình và máy vi tính. III. Tiến trình lên lớp, nội dung bài giảng: 1. Ổn định lớp: (2’) - Ổn định trật tự lớp học. - Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - GV đọc câu hỏi và gọi một học sinh lên trả bài: + Trình bày cách sao chép một đoạn văn bản? + Nêu sự giống nhau và khác nhau về chức năng của phím delete và phím backspace trong soạn thảo văn bản? - Gọi một HS đứng lên nhận xét câu trả lời của bạn. Nhận xét lại và cho điểm. 3. Gợi động cơ: (5’) GV: - Một em hãy cho cô biết chỉnh sửa văn bản gồm những thao tác nào? HS: - Thưa cô chỉnh sửa văn bản gồm những thao tác: xóa, chèn, chọn, sao chép và di chuyển văn bản. GV: - Đúng rồi! Cô cảm ơn em. Ở các tiết học trước các em đã làm quen với một số thao tác để chỉnh sửa văn bản. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một số thao tác để định dạng văn bản. Chúng ta đi vào bài học hôm nay “ Định dạng văn bản”. - GV ghi tên đề bài lên bảng. - Các em ghi bài vào vở. 4. Nội dung bài giảng: Thời gian Giáo viên Học sinh Nội dung 10’ 10’ 1. Định dạng văn bản - GV cho HS so sánh hai văn bản: một văn bản có nội dung chưa được định dạng và một văn bản khác với cùng nội dung nhưng đã được định dạng. - Các em hãy đưa ra nhận xét về hai văn bản trên. Như là về kiểu dáng, vị trí của các kí tự…nó như thế nào? - Và các thay đổi đó được gọi là định dạng văn bản. - Vậy em nào có thể cho cô biết định dạng văn bản là gì? Nhằm mục đích gì? - Gọi một học sinh trả lời. - Gọi một học sinh khác nhắc lại. - Định dạng văn bản gồm mấy loại? - Mở slide cho HS ghi bài. - Định dạng văn bản gồm hai loại: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về phần định dạng kí tự còn phần định dạng đoạn văn bản chúng ta sẽ học vào tiết sau. - HS nhận xét sự khác biệt giữa hai văn bản - HS phát biểu - HS phát biểu 1. Định dạng văn bản - Định dạng văn bản là làm thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự (con chữ, số, kí hiệu). Định dạng văn bản nhằm mục đích để văn bản dễ đọc, trang văn bản có bố cục đẹp và người đọc dễ ghi nhớ các nội dung cần thiết. - Định dạng văn bản gồm hai loại: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản. Chúng ta đi vào phần 2. Định dạng kí tự. 2/ Định dạng kí tự - GV giới thiệu cho học sinh các nội dung định dạng kí tự. Định dạng kí tự có nghĩa là ta sẽ thay đổi về hình dáng của một kí tự hay một nhóm kí tự. - Một em hãy nhắc lại cho cô biết định dạng kí tự là gì? + Mở slide cho hs ghi bài. - Em nào có thể cho cô biết định dạng kí tự gồm các tính chất phổ biến nào? - Một em nhắc lại. - Mở slide cho HS ghi bài. GV:Ngoài ra còn nhiều tính chất khác. Để định dạng kí tự có nhiều cách thực hiện, sau đây ta sẽ làm quen với hai cách. Đó là sử dụng các nút lệnh và hộp thoại Font. GV:Giới thiệu cách sử dụng nút lệnh và cho HS xem các nút lệnh. - Để định dạng kí tự bằng các nút lệnh, trước hết ta chọn phần văn bản cần định dạng, có nghĩa là ta sẽ bôi đen phần chọn ( Mở slide cho HS quan sát và ghi bài). Sau đó ta chọn các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng (mở slide giới thiệu cho HS các nút lệnh). - Cách sử dụng hộp thoại HS:Quan sát và trả lời các câu hỏi - HS trả lời - HS ghi bài - HS trả lời 2.Định dạng kí tự -Định dạng kí tự là thay đổi dáng vẻ của một hay một nhóm kí tự. -Các tính chất phổ biến gồm: +)Phông chữ +)Cỡ chữ +)Kiểu chữ +)Màu chữ a)Sử dụng các nút lệnh: - Để thực hiện định dạng kí tự, ta chọn phần văn bản cần định dạng và sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng. +) Phông chữ: Nháy nút ở bên phải hộp thoại Font và chọn Font thích hợp. +) Cỡ chữ: Nháy nút ở bên phải hộp Size và chọn cỡ chữ cần thiết +) Kiểu chữ: Nháy nút Bold là chữ đậm Nháy nút Italic là chữ nghiêng Nháy nút Underline là chữ gạch chân +) Màu chữ: Nháy nút ở bên phải hộp Font Color và chọn màu chữ thích hợp. Font chúng ta sẽ học vào tiết sau. IV. Củng cố: (10’) - GV cho HS giải các bài tập SGK 1/ Thế nào là định dạng văn bản? Các lệnh định dạng được phân loại như thế nào? 2/ Hãy điền tác dụng định dạng kí tự của các nút lệnh sau đây: Nút dùng để định dạng kiểu chữ Nút dùng để địng dạng kiểu chữ Nút dùng để địng dạng kiểu chữ 3/ Mở bài “Trăng ơi” đã soạn trên word cho học sinh thực hiện lại các thao tác định dạng kí tự bằng các nút lệnh. V.Bài tập về nhà: (3’) -Về nhà học bài, xem trước phần sử dụng hộp thoại Font. -Làm các bài tập 3, 4, 5, 6 SGK trang 88 . chỉnh sửa văn bản. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một số thao tác để định dạng văn bản. Chúng ta đi vào bài học hôm nay “ Định dạng văn bản”. - GV ghi tên đề bài lên bảng. - Các em ghi bài vào. Tin học BÀI 16: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN I. Mục tiêu: 1.Về kến thức: - Hiểu nội dung và mục tiêu của định dạng văn bản. - Hiểu các nội dung định dạng kí tự. - Thực hiện được các thao tác định dạng kí. vở. 4. Nội dung bài giảng: Thời gian Giáo viên Học sinh Nội dung 10’ 10’ 1. Định dạng văn bản - GV cho HS so sánh hai văn bản: một văn bản có nội dung chưa được định dạng và một văn bản khác