1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIAO AN BAI ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN

6 1,5K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 892,5 KB

Nội dung

Phòng GD-ĐT Hương Trà Giáo án dự thi: Tin học 6 Trường THCS Hương Thọ Giáo viên: Nguyễn Minh Đăng Ngày soạn: 05/2/2014 Tuần: 5 (HKII) Tiết: 48 BÀI 16: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN I. Mục tiêu 1. Kiến thức -Hiểu được nội dung và mục tiêu của định dạng văn bản. -Biết các nội dung định dạng ký tự. 2. Kỹ năng -Thực hiện được các thao tác định dạng ký tự cơ bản. 3. Thái độ -Học sinh hiểu bài và hứng thú với bài học. -Học sinh ngày càng yêu thích sử dụng máy tính, khám phá hệ thống máy tính, phần mềm soạn thảo văn bản, chỉnh sửa văn bản, định dạng văn bản và yêu thích môn học hơn. II. Phương pháp giảng dạy Kết hợp các phương pháp giảng dạy như: Thuyết trình, vấn đáp, sử dụng phương tiện trực quan, … III. Chuẩn bị 1. Giáo viên -Giáo án, bài giảng điện tử. -Hình ảnh minh họa. 2. Học sinh -Sách giáo khoa, vở ghi, tài liệu tham khảo (nếu có). -Bài cũ, xem trước bài mới. IV. Tiến trình tiết dạy 1. Ổn định lớp (1 phút) -Ổn định trật tự lớp. -Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ (2 phút) o Em hãy nêu sự giống nhau và khác nhau giữa phím Backspace và phím Delete ? TL: - Giống nhau: dùng để xóa ký tự - Khác nhau: xóa ký tự đứng ngay trước con trỏ soạn thảo (Backspace); xóa ký tự đứng ngay sau con trỏ soạn thảo (Delete) 3. Bài mới Năm học 2013 – 2014 1 Phòng GD-ĐT Hương Trà Giáo án dự thi: Tin học 6 Trường THCS Hương Thọ Giáo viên: Nguyễn Minh Đăng Trong tiết học trước chúng ta đã được học các thao tác chỉnh sửa văn bản. Muốn làm cho một văn bản trở nên đẹp hơn chúng ta sẽ thực hiện như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta làm điều đó. Bài 16: Định dạng văn bản. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1 (10 phút): Hiểu được nội dung và mục tiêu của định dạng văn bản. GV: Chiếu Slide, yêu cầu học sinh quan sát và so sánh giữa hai văn bản có sự khác nhau như thế nào? HS: Quan sát và trả lời. GV: Muốn có một văn bản đẹp hơn, dễ nhìn hơn văn bản ban đầu ta sẽ làm gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu phần thứ nhất của bài: “1. Định dạng văn bản” GV: Kết hợp ví dụ trên và SGK cho Thầy biết: Thế nào là định dạng văn bản? HS: Trả lời. GV: Nhận xét câu trả lời của HS. GV: Định dạng văn bản nhằm mục đích gì? HS: Trả lời GV: Nhận xét. GV: Định dạng văn bản gồm hai loại: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản. Lưu ý: Nên định dạng văn bản sau khi đã soạn thảo xong toàn bộ nội dung của văn bản đó. Vì 2 lý do sau: Thứ nhất: Tiết kiệm thời gian. Thứ hai: Giúp văn bản có một định dạng thống nhất, hợp lý không phải chỉnh sửa lại nhiều lần. Tiết 4 8 BÀI 16: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN 1. Định dạng văn bản -Định dạng văn bản là thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự (con chữ, số, kí hiệu), các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên trang. -Mục đích: Để văn bản dễ đọc, trang văn bản có bố cục đẹp và người đọc dễ ghi nhớ các nội dung cần thiết. -Định dạng văn bản gồm hai loại: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản. Năm học 2013 – 2014 2 Hoạt động 2 (25 phút): Thao tác định dạng ký tự cơ bản. Phòng GD-ĐT Hương Trà Giáo án dự thi: Tin học 6 Trường THCS Hương Thọ Giáo viên: Nguyễn Minh Đăng Để định dạng được kí tự phải thực hiện những thao tác gì chúng ta sang phần tiếp theo của bài. GV: Một em nhắc lại kí tự là gì? (kí tự là những con chữ, số, kí hiệu) HS: Trả lời. GV: Nhận xét. Như chúng ta đã biết định dạng văn bản là thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự (con chữ, số, kí hiệu), các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên trang. Em nào cho Thầy biết định dạng kí tự là gì? HS: Trả lời. GV: Nhận xét câu trả lời của HS. GV: Chiếu Slide, yêu cầu học sinh quan sát lên màn hình. Phông chữ: Thủ đô Thủ đô Thuû ñoâ Cỡ chữ: Thủ đô Thủ đô Thủ đô Kiểu chữ: Thủ đô Thủ đô Thủ đô Thủ đô Màu sắc: Thủ đô Thủ đô Thủ đô GV: giới thiệu và giải thích các tính chất của định dạng kí tự. GV: Đây là các tính chất phổ biến của việc định dạng kí tự. Ngoài ra còn nhiều tính chất khác. Để định dạng kí tự có nhiều cách thực hiện, sau đây ta sẽ làm quen với hai cách: -Sử dụng các nút lệnh. -Sử dụng hộp thoại Font. Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng các nút lệnh. GV: Để định dạng kí tự bằng các nút lệnh có mấy bước? Đó là những bước nào? HS: Trả lời. GV: Chiếu Slide. GV: Nêu công dụng của từng nút lệnh. Giải thích. Các nút lệnh gồm: -Phông chữ: Nháy nút ở bên phải hộp thoại Font và chọn phông thích hợp. 2. Định dạng kí tự -Định dạng kí tự là thay đổi dáng vẻ của một hay một nhóm kí tự. -Các tính chất phổ biến gồm: Phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc. a. Sử dụng các nút lệnh Thực hiện theo 2 bước: Bước 1: Chọn phần văn bản cần định dạng. Bước 2: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ để định dạng. Năm học 2013 – 2014 3 Phòng GD-ĐT Hương Trà Giáo án dự thi: Tin học 6 Trường THCS Hương Thọ Giáo viên: Nguyễn Minh Đăng -Cỡ chữ: Nháy nút ở bên phải hộp Size (cỡ chữ) và chọn cỡ chữ cần thiết. -Kiểu chữ: Nháy các nút Bold (Chữ đậm), Italic (Chữ nghiêng) hoặc Underline (Chữ gạch chân). -Màu chữ: Nháy nút ở bên phải hộp thoại Font Color (Màu chữ) và chọn màu thích hợp. HS: Chú ý quan sát. GV: Chiếu 2 văn bản, yêu cầu học sinh quan sát. HS: Hoạt động theo nhóm (2 học sinh). GV: Văn bản sau khi định dạng đã thay đổi những tính chất nào của kí tự so với văn bản trước khi định dạng và hãy chỉ ra những kí tự được thay đổi theo tính chất đó. HS: Trả lời. GV: Nhận xét, đưa ra kết quả. GV: Chúng ta vừa tìm hiểu cách định dạng các kí tự bằng nút lệnh. Vậy bây giờ, nếu Thầy muốn định dạng kí tự bằng hộp thoại Font Thầy sẽ phải thực hiện những thao tác gì? Chúng ta sang phần b. Sử dụng hộp thoại Font. GV: Thuyết trình về sử dụng hộp thoại Font. Để định dạng kí tự bằng hộp thoại Font ta làm theo 2 bước: Bước 1: Chọn phần văn bản muốn định dạng. Bước 2: Mở bảng chọn Format, chọn lệnh Font và sử dụng hộp thoại Font. Chiếu Slide: b. Sử dụng hộp thoại Font Thực hiện theo 2 bước: Bước 1: Chọn phần văn bản muốn định dạng. Bước 2: Mở bảng chọn Format, chọn lệnh Font và sử dụng hộp thoại Font. Năm học 2013 – 2014 4 Phòng GD-ĐT Hương Trà Giáo án dự thi: Tin học 6 Trường THCS Hương Thọ Giáo viên: Nguyễn Minh Đăng HS: Chú ý quan sát. GV: Trong hộp thoại Font bao gồm những mục nào? HS: Font, Font Style, Size, Font Color. GV: Nhận xét, tóm tắt câu trả lời của học sinh. GV: Trên hộp thoại Font có các lựa chọn định dạng kí tự so với các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng như thế nào? HS: Các lựa chọn định dạng kí tự trong hộp thoại Font phong phú hơn trên thanh công cụ. GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh và định hướng cho HS khám phá các kiểu định dạng trong hộp thoại Font ở bài thực hành. GV: Nêu lưu ý cho học sinh. -Nếu không chọn trước phần văn bản nào thì các thao tác định dạng trên sẽ được áp dụng cho các kí tự sẽ được gõ vào sau đó. -Đưa thanh công cụ định dạng ra màn hình bằng lệnh: View/Toolbars. GV: Thao tác trên máy việc định dạng kí tự mà không chọn trước phần văn bản nào. HS: Chú ý quan sát. Lưu ý: -Nếu không chọn trước phần văn bản nào thì các thao tác định dạng trên sẽ được áp dụng cho các kí tự sẽ được gõ vào sau đó. -Đưa thanh công cụ định dạng ra màn hình bằng lệnh: View/Toolbars. V. Củng cố (6 phút) 1. Một số thuộc tính định dạng kí tự cơ bản gồm có: a. Phông chữ (Font). b. Kiểu chữ (Type). c. Cỡ chữ và màu sắc. d. Cả 3 ý trên đều đúng. (Hãy chọn phương án đúng nhất) Năm học 2013 – 2014 5 Phòng GD-ĐT Hương Trà Giáo án dự thi: Tin học 6 Trường THCS Hương Thọ Giáo viên: Nguyễn Minh Đăng 3.Nêu ý nghĩa của các nút lệnh được đánh số trên thanh công cụ sau: VI. Dặn dò (1 phút) -Xem trước bài 17: Định dạng đoạn văn bản. -Làm các bài tập 1, 2, 4, 6 sgk trang 88. VII. Rút kinh nghiệm Năm học 2013 – 2014 6 1 2 63 4 5 . sinh quan sát và so sánh giữa hai văn bản có sự khác nhau như thế nào? HS: Quan sát và trả lời. GV: Muốn có một văn bản đẹp hơn, dễ nhìn hơn văn bản ban đầu ta. kí hiệu), các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên trang. -Mục đích: Để văn bản dễ đọc, trang văn bản có bố cục đẹp và người đọc dễ ghi nhớ các

Ngày đăng: 10/03/2014, 08:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

GV: Chiếu Slide, yêu cầu học sinh quan sát lên màn hình.       Phông chữ: Thủ đô  Thủ đơ  Thủ đô - GIAO AN BAI ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
hi ếu Slide, yêu cầu học sinh quan sát lên màn hình. Phông chữ: Thủ đô Thủ đơ Thủ đô (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w