Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 62 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
62
Dung lượng
444 KB
Nội dung
1 MỤC LỤC LỜI LỜI GIỚI THIỆU 4 Trần Trung Dũng 4 Ủy viên Ban Chấp hành Tỉnh ủy 4 Giám đốc sở Giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh 4 LỜI NÓI ĐẦU 5 PHẦN I 7 QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG TRƯỜNG PHAN ĐÌNH PHÙNG CỦA NHÀ GIÁO ĐỖ XUÂN VƯỢNG (1958 - 1987) 7 I. Các hiệu trưởng trường Phan Đình Phùng từ ngày thành lập (9/1945) đến nay 7 II/. 30 năm lãnh đạo nhà trường, những dấu mốc lịch sử và những thành công của Hiệu trưởng Đỗ Xuan Vượng 14 1/. Không phải ngẫu nhiên Thầy Đỗ Xuân Vượng được phân công về công tác và nhanh chóng được giao nhiệm vụ Phó Hiệu trưởng Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng từ năm 1958 14 2. Sự cống hiến và quá trình vượt qua những thách thức trong lãnh đạo Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng của nhà giáo Đỗ Xuân Vượng: 19 3. Khái quát 51 Phần II. Những bài viết của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, Sở giáo dục Hà Tĩnh, của các cán bộ quản lý từng có thời gian dài theo dõi và cộng tác với thầy Đỗ Xuân Vượng, của một số giáo viên, và học sinh thời kỳ thầy Đỗ Xuân Vượng làm Hiệu trưởng 60 2 Bài của Nhà giáo Lê Sỹ Nghĩa – Phó … giáo dục phổ thông Hà Tĩnh (1956-1972), sau này là chuyên gia giáo dục của bộ giáo dục 60 Bài của tiến sỹ Đặng Duy Báu – nguyên Bí thư tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh, nguyên là học sinh Phan Đình Phùng cán bộ trong giáo dục Hà Tĩnh 60 Bài của Nguyễn Huy Liệu – nguyên bí thư thi ủy Hà Tĩnh, ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, nguyên học sinh Phan Đình Phùng, giáo viên cấp III và là phụ huynh của nhà trường 60 Bài của Ngô Đức Huy - ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, Bí thư thành ủy Hà Tĩnh, nguyên là học sinh Phan Đình Phùng 60 Bài của Đinh Lê Báu – nhà giáo ưu tú nguyên học sinh Phan Đình Phùng, nguyên giám đốc sở giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh 60 Bài của Nguyễn Bá Thiếp – nguyên phó Hiệu trưởng và hiệu trưởng trường Phan Đình Phùng 60 Bài của Lê Văn Minh – nguyên là học sinh, giáo viên, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Phan Đình Phùng 60 Bài của Phan Tiến Cung – Nguyên phó Hiệu trưởng Phan Đình Phùng 60 Bài của Phan Thị Xuyến – nguyên học sinh Phan Đình Phùng và Phó hiệu trưởng trường Phan Đình Phùng 61 Bài của Trần Kim Thư, nguyên tổ trưởng tổ văn Phan Đình Phùng, phó phòng giáo dục phổ thông sở giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh, nhà giáo ưu tú 61 Bài của Phạm Văn Tình, nguyên bí thư đoàn trường, Bí thư chi bộ Phan Đình Phùng 61 3 Bài của … Thiện, Nguyên trưởng phòng ban tuyên giáo tỉnh ủy Hà Tĩnh, nguyên bí thư đoàn trường cấp III Phan Đình Phùng thời kỳ chống Mỹ cứu nước 61 Bài cảu Phạm Đức Châu, học sinh miền Nam tập kết, ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy Quảng Trị, trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Quảng trị 61 Bài của Hồ Trọng Ngũ, nguyên học sinh chuyên toán Phan Đình Phùng, hiện là phó chủ nhiệm ủy ban An ninh quốc Mỹ của quốc hội, đại biểu quốc hội khóa VIII 61 Bài của TS…… Cung, nguyên học sinh chuyên toán Phan Đình Phùng, Viện phó viện quản lý kinh tế trung ương 61 Bài của Lê Đức Ánh, nguyên học sinh Phan Đình Phùng, hiện là giám đốc trung tâm đào tạo… 61 Bài của……… Nghệ, nguyên trưởng phòng hành chính trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng (1975-2010) 61 Bài của thầy Nguyễn Chiến Thắng, nguyên học sinh niềm Nam và giáo viên văn trường Phan Đình Phùng 61 Bài của Phan Văn Nghệ, nguyên trưởng phòng hành chính trường Phan Đình Phùng 62 Bài của thầy…… Hoàn, nguyên giáo viên cũ (toán) trường Phan Đình Phùng 62 Ảnh của Trần Đình Quáng, nguyên học sinh Phan Đình Phùng, phó cực trưởng cục thế Hà Tĩnh 62 4 LỜI GIỚI THIỆU Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng là một trường công lập của Tỉnh Hà Tĩnh, được chính quyền cách mạng sớm thành lập từ tháng 9 năm 1945, có truyền thống hết sức vẻ vang, nổi bật là truyền thống dạy giỏi, học giỏi và giáo dục đạo đức tốt. Một số học sinh Trường Phan Đình Phùng đã trở thành cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và Quân đội. Khá đông đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành trong cả nước đều trưởng thành từ mái trường Phan Đình Phùng, Hà Tĩnh. Đại bộ phận học sinh cấp III Phan Đình Phùng đều trở thành người lao động tốt, đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước hoặc trở thành những chiến sỹ kiên cường đối mặt với quân thù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng đã trở thành như một thương hiệu của giáo dục Hà Tĩnh và cả nước. Để tôn vinh, ghi nhớ công trạng của Nhà giáo Đỗ Xuân Vượng, và là người có công lớn, trong một thời gian dài ( 30 năm) lãnh đạo nhà trường và giúp thế hệ cán bộ quản lý hiện tại cũng như trong tương lai học tập kinh nghiệm điều hành, quản lý Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng của Thầy, nhằm giúp thế hệ cán bộ quản lý hiện tại cũng như trong tương lai, Hiệu trưởng Bùi Thiện Hải đã chủ trì biên soạn cuốn sách “Nhà giáo Đỗ Xuân Vượng - Người có công xây dựng “thương hiệu” Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng”; đây là việc làm rất có ý nghĩa. Với tư cách Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh, tôi xin giới thiệu cuốn sách để các nhà quản lý giáo dục , giáo viên, học sinh và những người quan tâm đến sự nghiệp giáo dục Hà Tĩnh tham khảo. Trần Trung Dũng Ủy viên Ban Chấp hành Tỉnh ủy Giám đốc sở Giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh. 5 LỜI NÓI ĐẦU Trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa, giáo dục có vai trò nền tảng. Là Trường trung học công lập đầu tiên được thành lập ở Hà Tĩnh (9/1945), lúc mới thành lập trường có cả các lớp cấp I và cấp II. Đến năm học 1950 -1951 bắt đầu có thêm lớp học chương trình cấp III. Từ năm học 1957 - 1958 trở đi trường chỉ có học sinh cấp III. Trong gần 70 năm phấn đấu, từ mái trường này, hàng chục vạn thanh niên trưởng thành và đóng góp to lớn cho nước nhà trên mọi lĩnh vực ở khắp mọi miền đất nước. Kết quả đào tạo của Trường Phan Đình Phùng Hà Tĩnh đã thực sự có tiếng vang khắp cả nước. Chất lượng đào tạo của Trường Phan Đình Phùng hết sức ổn định. Từ những năm tháng thu hút học sinh cả vùng từ Thừa Thiên cho đến Nghệ An, rồi học sinh cả tỉnh và ngày nay có thể xem như một trường huyện nhưng chất lượng đào tạo của Trường cấp III Phan Đình Phùng Hà Tĩnh vẫn luôn là tốp đầu của tỉnh Hà Tĩnh. Trong gần 70 năm xây dựng và trưởng thành, có một nhà giáo đứng mũi chịu sào chèo chống suốt 30 năm trời, đó là những năm tháng đầy gian truân vất vả nhất, là thời kỳ phải giải quyết tư tưởng nặng nề trong đội ngũ trí thức lớn nhất tỉnh sau cải cách ruộng đất và chính đốn tổ chức, thời kỳ chống chiến tranh phá hoại vô cùng khốc liệt do đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai bán nước gây nên, thời kỳ nước ta rơi vào khủng hoảng kinh tế- xã hội và tìm cách thoát ra khỏi bao vây cấm vận của các thế lực thù địch. Chính trong những thời kỳ lịch sử bi hùng đó với sự quản lý, điều hành của Nhà giáo Đỗ Xuân Vượng, Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng đã liên tục giành được những chiến công, tô thắm thêm truyền thống hiếu học của của quê hương Hà Tĩnh, đã cung cấp cho xã hội hàng vạn thanh niên trí thức mới cống hiến xuất sắc trên mọi lĩnh vực lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu khoa học, sản xuất, chiến đấu cũng như trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. 6 Với bề dày thành tích của mình, Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng đã thực sự trở thành “ thương hiệu”, tiếp tục phát huy cho đến ngày nay và đầy hứa hẹn trong tương lai. Để ôn lại quá trình lao động đam mê và đầy sáng tạo của Nhà giáo Đỗ Xuân Vượng, Hiệu trưởng nhà trường và một số đồng chí từng là lãnh đạo ngành giáo dục, là lãnh đạo tỉnh, là cán bộ, giáo viên từng cộng tác, học tập và theo dõi hoạt động của Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng thới kỳ Nhà giáo Đỗ Xuân Vượng được giao nhiệm vụ lãnh đạo quản lý nhà trường thống nhất biên soạn cuốn sách: “Nhà giáo Đỗ Xuân Vượng người có công xây dựng “thương hiệu” Trường cấp III Phan Đình Phùng”, mong rằng sẽ cung cấp cho đồng nghiệp những thông tin cần thiết giúp ích thêm trong quá trình công tác; và việc làm này thể hiện sự tôn kính, tôn vinh đối với Nhà giáo Đỗ Xuân Vượng. Quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót mong bạn đọc góp ý./. T/M Ban chỉ đạo biên tập Hiệu trưởng: Bùi Thiện Hải 7 PHẦN I QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG TRƯỜNG PHAN ĐÌNH PHÙNG CỦA NHÀ GIÁO ĐỖ XUÂN VƯỢNG (1958 - 1987) I. Các hiệu trưởng trường Phan Đình Phùng từ ngày thành lập (9/1945) đến nay. Sau khi lãnh đạo giành được chính quyền về tay nhân dân, thực hiện kết luận của Hồ Chủ tịch tại phiên họp Chính phủ ngày 03/9/1945, trong tháng 9/1945 Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời Hà Tĩnh (1) (Thời kỳ này Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh chưa được khôi phục lại) đã quyết định thành lập Trường Trung học Phan Đình Phùng đặt tại địa điểm Trường tiểu học Pháp- Việt. Lúc mới thành lập, Trường Trung học quốc lập Phan Đình Phùng có cả bậc tiểu học và bậc trung học, học theo chương trình Hoàng Xuân Hãn (2) (3 năm tiểu học phần I, 3 năm tiểu học phần II, 4 năm trung học phổ thông và 3 năm trung học chuyên khoa). Bậc tiểu học được chuyển từ Trường Tiều học Pháp – Việt sang, học buổi sáng, bậc trung học học buổi chiều. Trước năm 1945, cả miền Trung chỉ có Trường Quốc học Huế đào tạo tú tài; các tỉnh Bắc miền Trung chỉ có một Trường Trung học quốc lập ở Vinh ( Collège Vinh), ngoài ra mỗi tỉnh có từ 1 đến 2 trường tư thục. Hà Tĩnh thời kỳ đó chỉ có 1 trường do Cố đạo người Pháp thành lập ở vùng công giáo Thọ Ninh ( Đức Thọ) sau này đổi thành Trường Đậu Quang Lĩnh (3) do cha Vương Đình Ái làm Hiệu trưởng. Về tiểu học, cả tỉnh chỉ có 2 trường học đủ cả 2 bán phần ( ở Phủ Đức Thọ và Phủ Thạch Hà). Bán phần thứ nhất gồm 3 lớp đầu: lớp năm ( còn gọi là lớp đồng ấu), lớp tư ( còn gọi là lớp dự bị), lớp ba (còn gọi là sơ đẳng). Bán phần thứ 2 gồm 3 lớp cuối: lớp nhì đệ nhất, lớp nhì đệ nhị và lớp nhất. Các huyện và một số tổng của các huyện chỉ mở bán phần thứ nhất, còn gọi là bậc sơ học. Ngày 10/10/1945 Chính phủ đã có sắc lệnh số 44/SL thống 8 nhất bậc tiểu học còn 4 lớp (rút 2 năm học so với trước), chương trình trung học và trung học chuyên khoa vẫn giữ theo chương trình Hoàng Xuân Hãn. 1. Hiệu trưởng Trường Phan Đình Phùng đầu tiên ( năm học 1945 – 1946) là thầy Nguyễn Kim Mạc. Thầy Nguyễn Kim Mạc ( 1910 – 1973) quê ở xã Yên Hòa, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, tốt nghiệp tú tài trường Bưởi, học luật. Từ 9/1946, Thầy Nguyễn Kim Mạc đi nhận nhiêm vụ mới. Khi nghỉ hưu (1964), Thầy là cán bộ giảng dạy Trường Đại học Kinh tế tài chính Hà Nội . 2. Hiệu trưởng thứ hai ( năm học 1946 - 1947) là Thầy Trần Cảnh Hảo, quê ở xã Vinh Giang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, ban văn – sử - địa. Do thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến nên thời kỳ này Trường Phan Đình Phùng sơ tán vào Đại Thành ( Cẩm Thành, Cẩm Xuyên). 3. Hiệu trưởng thứ ba ( năm học 1947 -1948) là Thầy Nguyễn Mạnh Trừng, quê ở thành phố Huế, tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, Ban Toán – Lý – Hóa, Phó Hiệu trưởng là Thầy Nguyễn Quát. Thời kỳ này, trường đã dời địa điểm từ Đại Thành lên học ở thị trấn Đức Thọ. 4. Hiệu trưởng thứ tư ( năm học 1948 – 1949) là Thầy Nguyễn Quát, quê xã Đức Lập ( Đức Thọ ), tốt nghiệp tú tài toàn phần trường Bưởi, đã từng làm Tri huyện Yên Thành và Tri phủ Diễn Châu. 5. Hiệu trưởng thứ năm (1949- 1951) là Thầy Lê Khả Kế, quê Sơn Bằng (Hương Sơn), là kỷ sư canh nông, từng giảng dạy ở Đại học Nông nghiệp Hà Nội (1946) và Hiệu trưởng Trường kỹ thuật trung cấp canh nông, sau đó làm Chủ nhiệm Khoa Hóa – Sinh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội rồi chuyên viên nghiên cứu của Viện ngôn ngữ. Phó Hiệu trưởng là Thầy Hoàng Xuân Tâm. Từ năm học 1949- 1950, Trường Phan Đình Phùng bắt đầu 9 có lớp cấp III. Cũng từ năm học này (7/1950) bắt đầu thực hiện cải cách giáo dục lần thứ nhất thành hệ thống 9 năm; đổi bậc tiểu học thành cấp I ( học 4 năm), trung học phổ thông thành cấp II ( học 3 năm), trung học chuyên khoa thành cấp III ( học 2 năm). Từ năm học này, khối học sinh cấp III Trường Phan Đình Phùng có cả học sinh một số huyện của Nghệ An, học sinh Thừa Thiên, Quảng Trị và Quảng Bình theo học. Năm 1950 sau khi Trường Phan Đình Phùng ở Thị trấn Đức Thọ bị cháy, Trường Phan Đình Phùng phải dời về tiếp quản địa điểm cũ của Trường Chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng (đã dời lên Đô Lương, Nghệ An) tại Trường Tiểu học Châu Phong( cũ), do đó trường có cả 3 cấp(cấp I, II và cấp III). 6. Hiệu trưởng thứ sáu ( 1951 – 1953) là Thầy Trần Đình Đàn, quê ở xã Quế Thọ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, ban Văn – Sử - Địa. Năm học 1951 -1952, ngoài cấp I và cấp II trường đã có 3 lớp 8 và 1 lớp 9 . Năm học này, để giảm bớt mật độ học sinh ở Châu Phong trường chuyển các lớp cấp III về nhập với Trường cấp I , II Trung Lễ ( Đức Trung). Khi về Đức Trung, mấy tháng đầu nhà trường do Thầy Vũ Ngọc Khánh điều hành, sau đó Thầy Hoàng Xuân Tâm được giao Quyền Hiệu trưởng. 7. Hiệu trưởng thứ bảy ( từ 1953 – 1955) là Thầy Trần Văn Trị, quê ở thành phố Huế, đỗ tú tài toàn phần. Năm 1954, sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, các lớp cấp III và một số lớp cấp II cuối cấp dời về Thị xã Hà Tĩnh (lúc đầu trường đóng tại khu vực Văn miếu– Thạch Linh) với tên gọi chính thức là Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng. 8. Hiệu trưởng thứ tám ( năm học 1955 -1956) là Thầy Hoàng Xuân Tâm, quê Đức Phúc ( Đức Thọ), tốt nghiệp Trung học chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng năm 1948 và học 2 năm toán đại cương. Phó Hiệu trưởng gồm 10 thầy Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Quát và Nguyễn Thanh Lam. Từ năm học này học sinh Thừa Thiên và Quảng Trị vượt tuyến ra học ngày càng đông dần. 9. Hiệu trưởng thứ chín (1956 -1957) là thầy Hoàng Văn Nguyên, quê ở Nghi Hưng (Nghi Lộc – Nghệ An ), tốt nghiệp Trung học chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng, ban Văn – Sử - Địa . 10. Hiệu trưởng thứ mười (từ năm 1957 – 1958 đến 1962) là Thầy Nguyễn Quát, Phó Hiệu trưởng là Thầy Nguyễn Thanh Lam và Thầy Đỗ Xuân Vượng. Năm 1957 là năm bắt đầu thực hiện cải cách giáo dục lần thứ II theo hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm. Từ năm học 1957 – 1958, Trường Phan Đình Phùng chỉ có học sinh cấp III gồm các lớp 8, 9, 10. 11. Hiệu Trưởng thứ mười một (1962 – 1987) là Thầy Đỗ Xuân Vượng, quê Cẩm Hưng ( Cẩm Xuyên), tốt nghiệp Khoa Vật lý ,Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phó Hiệu trưởng gồm quý Thầy Lê Dao, Trần Văn Đệ, Nguyễn Bá Thiếp, Phan Thị Xuyến, Vương Văn Thất, Trần Huy Tiếp, Phan Tiến Cung, Hồ Quang Khải. 12. Hiệu trưởng thứ mười hai (1987 – 1998) là Thầy Nguyễn Bá Thiếp, quê ở Thạch Đỉnh ( Thạch Hà ), tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Vinh, Khoa Toán. 13. Hiệu trưởng thứ mười ba (1999 – 2001) là Thầy Nguyễn Trí Hiệp, quê Sơn Thịnh ( Hương Sơn), tốt nghiệp khoa Toán, Trường Đại học Sư phạm Vinh. 14. Hiệu trưởng thứ mười bốn ( 4/2001 – 3/2004) là Thầy Lê Văn Minh, quê Thạch Tân (Thạch Hà), tốt nghiệp khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm Vinh. [...]... trưởng Trường phổ thông cấp III Hồng Lĩnh Thầy Trần Huy Tiếp đề bạt Phó Hiệu trưởng Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng rồi Hiệu trưởng Trường phổ thông cấp III Nghèn (Can Lộc) Thầy Nguyễn Bá Thiếp đề bạt Phó Hiệu trưởng Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng rồi Hiệu trưởng Trường phổ thông cấp III Cẩm Xuyên và sau này là Hiệu trưởng kế thầy Đỗ Xuân Vượng Thầy Lê Văn Minh suốt 34 năm công tác ở Trường. .. Năm 1960, Trương phổ thông cấp III Đức Thọ được thành lập (sau này đổi tên thành Trường phổ thông cấp III Trần Phú), Năm 1961 thành lập Trường phổ thông cấp III Hương Sơn, năm 1962 thành lập trương phổ thông cấp III Cẩm Xuyên và Can Lộc, năm 1964 thành lập trường phổ thông cấp III Hương Khê; năm 1965 thành lập trương phổ thông cấp III Nghi Xuân, Kỳ Anh, Lý Tự Trọng và sau đó thêm cấp III Đức Thọ Thời... chất khu vực, trường tỉnh, trường liên huyện rồi trường huyện ( nay là một trong ba trường của thành phố Hà Tĩnh) Thầy Đỗ Xuân Vượng là người có công lớn xây dựng trường cấp III Phan Đình Phùng trở thành một thương hiệu, Thương hiệu Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng Hà Tĩnh” trong cả nước Trong suốt mấy chục năm nay, các Hiệu trưởng kế tiếp ra sức chăm sóc cho vườn hoa cấp III Phan Đình Phùng... đưa “ thương hiệu Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng Hà Tĩnh” tiến lên những cấp độ mới 14 II/ 30 năm lãnh đạo nhà trường, những dấu mốc lịch sử và những thành công của Hiệu trưởng Đỗ Xuan Vượng 1/ Không phải ngẫu nhiên Thầy Đỗ Xuân Vượng được phân công về công tác và nhanh chóng được giao nhiệm vụ Phó Hiệu trưởng Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng từ năm 1958 Từ nhỏ, Thầy Đỗ Xuân Vượng. .. bạt Hiệu trưởng Trường phổ thông cấp III Nghi Xuân Thầy Nguyễn Trọng Định được đề bạt Hiệu trưởng trường phổ thông cấp III Hương Khê Thầy Trần Mậu Chước được đề bạt Hiệu trưởng Trường phổ thông cấp III Hương Sơn Thầy Trần Văn Đệ được đề bạt Hiệu trưởng Trường phổ thông cấp III Lý Tự Trọng (Thạch Hà) Thầy Trần Đình Ái chuyển về trường phổ thông cấp III Can Lộc sau đó là Hiệu trưởng Trường sư phạm 10+3... Chánh Thanh tra Bộ giáo dục Trên nền tảng đó mình ( Đỗ Xuân Vượng) tiếp tục phát huy mãi về sau này cho đến ngày được cấp trên cho nghỉ hưu theo chế độ 2 Sự cống hiến và quá trình vượt qua những thách thức trong lãnh đạo Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng của nhà giáo Đỗ Xuân Vượng: Làm rõ những cống hiến của Thầy Hiệu trưởng Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng Đỗ Xuân Vượng là dịp để phụ... bộ nhà trường ngoài số đảng viên là giáo viên còn có 10 đảng viên là học sinh trực thuộc Tỉnh ủy, nhờ vậy thuận lợi hơn nhiều trong công tác tư tưởng Về quản lý nhà nước Trườngn phổ thông cấp III Phan Đình Phùng trực thuộc Ủy ban hành chính tỉnh, Công đoàn trược thuộc Công đoàn Giáo dục tỉnh, Đoàn thanh niên Lao động trực thuộc Tỉnh đoàn Năm 1958, Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng được Bộ Giáo. .. các trường cấp III của Thừa Thiên – Huế Thầy Vương Văn Thất được đề bạt Phó Hiệu trưởng Trường phổ thông Phan Đình phùng, sau đó là Hiệu trưởng Trường phổ thông cấp III Nghi Lộc II Thầy Hồ Quang Khải được đề bạt Phó Hiệu trưởng Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng Thầy Trần Hậu Quý được đề bạt giữ chức vụ Trưởng Phòng 36 Giáo dục huyện Thạch Hà Thầy Lê Yên được đề bạt Trưởng Phòng phổ thông Ty Giáo. .. học ở Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước Từ cuối năm 1950, khí Trường Trung học Chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng dời 21 địa điểm ra huyện Đô Lương (Nghệ An), năm 1954 Trường cấp 3 tư thục Lê Ninh giải tán, Trường Phan Đình Phùng dời địa điểm từ Trung Lễ (Đức Thọ) về khu vực thị xã Hà Tĩnh, từ thời kỳ này Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng là Trường cấp III duy... lao động sản xuất, Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng là đơn vị thực sự nổi lên trong phong trào thi đua “Hai tốt” Năm 1962, được sự quan tâm của Bộ Giáo dục, của Tỉnh ủy và Ủy ban hành chính tỉnh, Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng được đầu tư xây 34 dựng bằng gạch ngói, gồm một hệ thống nhà liên hoàn với 2 dãy phòng học hai tầng, đủ chỗ cho 18 lớp cấp III học 1 ca, 1 nhà liên hợp (phía . soạn cuốn sách Nhà giáo Đỗ Xuân Vượng - Người có công xây dựng thương hiệu” Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng”; đây là việc làm rất có ý nghĩa. Với tư cách Giám đốc Sở Giáo dục và đào. Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng thới kỳ Nhà giáo Đỗ Xuân Vượng được giao nhiệm vụ lãnh đạo quản lý nhà trường thống nhất biên soạn cuốn sách: Nhà giáo Đỗ Xuân Vượng người có công xây dựng. Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng từ năm 1958 14 2. Sự cống hiến và quá trình vượt qua những thách thức trong lãnh đạo Trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng của nhà giáo Đỗ Xuân Vượng: