I. Các hiệu trưởng trường Phan Đình Phùng từ ngày thành lập
3. Khái quát
Những nét chính về phẩm chất thành tích và kinh nghiệm điều hành, tổ chức hoạt động trường cấp III Phan Đình Phùng của Thầy Đỗ Xuân Vượng mà mai sau có thể nghiên cứu và học tập các hiệu trưởng hiện nay và Thầy Đỗ Xuân Vượng là một người được học hành có hệ thóng và học tốt có trí nhớ tuyệt vời, sớn bộc lộ năng khiếu quản lý, 26 tuổi đã được tổ chức giao
nhiệm vụ Hiệu trưởng cấp III,… đã trở thành ủy viên ban thường ủy công đoàn ngàng giáo dục Hà Tĩnh, 30 tuổi phó Hiệu trưởng trường cấp III, 34 tuổi là Hiệu trường, thầy dữ chức vụ Hiệu trưởng suốt 26 năm và làm việc một cách đam mê, đầy sáng tạo và trách nhiệm, không bao giờ tỏ ra mệt mỏi, để đưa trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng vượt qua mọi thử thách trong khó khăn, trở thành ngôi trường có tiếng tăm trong cả nước về chất lượng và kết quả đào tao. Học sinh Phan Đình Phùng có thế hệ đều trở thành những lớp người có phẩm chát chính trị , cống hiến thực sưn trong sự nghiệp xây dựng nước trên mọi lĩnh vực.
2. Thầy Đỗ Xuân Vượng là một người rất có kinh nghiệm về tổ chức quản lý hành chính trong trường học. Thầy làm việc ghi chép tỷ mỷ, cẩn thận mọi chi tiết liên quan đến công việc của nhà trường. Khi nào trên bàn làm việc của thầy cũng thấy cuốn vở ghi chép và biết viết sẵn sàng trong tâm thế của người công chức hành chính. Thầy luon chủ động chuẩn bị trước các thống trị và nội dung làm việc với đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh với các cứ liệu đầy đủ, khoa học, không bao giờ tỏ ra chủ quan, chụp mũ. Mọi ý kiến khác nhau quyết làm sàng tỏ đến cùng nhưng không bao giờ tỏ ra định kiến với ai, trái lại được xử sự, rất nhân văn trong cảm thông sâu sắc trên tinh thần đồng chí, đồng nghiệp và chan chứa tình cảm.
3. Triển khai, giám sát các hoạt động chuyên môn có tính chất hành chính của thầy Đỗ Xuân Vượng phải nói là rất bài bản. Các buổi triển khai nhằm tạo sự đồng bộ trong hoạt động các thành viên trong hệ thống chính trị của một trường học rất kịp thời và chặt chẽ, luôn đảm bảo cho chi bộ đảng, các đoàn thể công đoàn, đoàn thanh niên, các Hội đồng của nhà trường, các tổ chuyên môn hoạt động và sinh hoạt một cách chủ động, có chất lượng. Các hoạt động quản lý tài chính, học phí, quản lý nhà ăn tập thể, quản lý hoạt động nhà trẻ, mẫu giáo, quản lý hoạt đọng của phòng thí nghiệm, của thư viện nhà
trường luôn đảm bảo nguyên tắc chặt chẽ, không gây ra dị nghị và mất mát tài sản. Dù trong chiến tranh ác liệt hoặc trong điều kiện di chuyển địa điểm nhiều lần phòng thí nghiệm luôn được bảo quản an toàn và khai thác có hiệu quả. Công việc kiểm tra giám sát khai thác phòng thí nghiệm của hiệu trưởng đã trở thành chế độ thường xuyên. Đồ dùng giảng dạy luôn được bổ sung. Thư viện trường học trường cấp III Phan Đình Phùng nhiều năm liền là đơn vị dẫn đầu trong khối các trường cấp III trong tỉnh. Trong điều kiện chép bằng, tay là chủ yếu rồi sau này có thêm máy chũ nhưng công tác chỉ đạo lưu trữ của hiệu trưởng Đỗ Xuân Vượng rất nề nếp. Ai cần thóng trị gì về học sinh nào, về lớp nào, về niên khóa nào, trong giây lát sẽ được cung cấp đầy đủ cùng với các thầy cô giáo, đội ngũ cán bộ hành chính trường cấp III Phan Đình Phùng luôn làm việc cật lực nề nếp và phấn khởi.
4. Thầy Đỗ Xuân Vượng là một vị hiệu trưởng có kinh nghiệm làm công tác tư tưởng cho giáo viên và học sinh. Vốn là một đơn vị tập trung nhiều trí thức cũ của tỉnh Hà Tĩnh sau ngày miền Bắc vừa mới giải phóng gia định họ lại bị tác động bởi nhiều biến động của lịch sử như cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức vv… Để quản lý điều hành trong hoạt động của nhà trường theo định hướng nhà trường XHCN, thầy Đỗ Xuân Vượng luôn là người nắm vững đường lối, chủ trương của đảng, chính sách của nhà nước và của tỉnh ủy, ủy b an nhân dân tỉnh, đặc biệt là những quy định, quy chế quản lý của ngành giáo dục, vận dụng vào điều hành, quản lý và xử lý các tình huống, nhất là trong lĩnh vực tư tưởng một cách mềm dẻo sáng tạo, sát với điều kiện thực tế nhà trường, thực tế đất nước, vì vậy mọi hoạt động của nhà trường đều trôi chảy. Các thành viên của nhà trường đều phấn đấu theo xu thế tích cực, tiêu cực bị hạn chế. Dù thầy Hiệu trưởng Đỗ Xuân Vượng vẫn bị dị nghị là một con người quá nguyên tắc nhưng thiết nghĩ nhờ có một người đứng đầu vững vàng, bản lĩnh nắm vững nguyên tắc dám chịu trách nhiệm và hùng biện như
thầy Đỗ Xuân Vượng nên công tác tư tưởng và tập hợp đội ngũ trí thức ở trường Phan Đình Phùng trong những giai đoạn phức tạp kéo dài do nhiều hậu quả từ sau thời kỳ chống Pháp đến hết thời kỳ chống Mỹ cứu nước đạt được biến triển, đã xây dựng tốt khối đoàn kết nội bộ, tạo sự tư tưởng của cấp trên đối với nhà trường. Chính việc đảm bảo thường xuyên tính nguyên tắc, mềm dẻo và sáng tạo trong xử lý mọi tình huống quản lý nhà trường đã góp phần t tô luyện, nâng cao trình đọ quản lý trong đội ngũ giáo viên, từ đó từ trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng đã được đề bạt một đội ngũ cán bọ quản lý giáo dục đông nhất tỉnh và còn rất nhiều giáo viên đủ năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nếu có điều kiện đề bạt, điều đó khẳng định sự thành công và là sự đóng góp lớn của Nhà giáo Đỗ Xuân Vượng trong công tác chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ giáo dục.
5. Thầy Đỗ Xuân Vượng là người có khả năng luôn tạo được phong trào thi đua hoạt động chuyên môn trong nhà trường, kể cả trong những năm sơ tán kháng chiến và những năm giáo viên vất vả nhất trong đời sống. Thầy có biệt tài tranh thủ tập hợp giáo viên giỏi nhưng có cả tính đặc trưng và là quần chúng ngoài đảng. Thầy luôn đọng viên họ đóng vai trò xung kích đi đầu trong hoạt đọng chuyên môn, góp phần hình thành trong đội ngũ giáo viên trường Phổ thông cấp III Phan Đình Phùng một phong cách sống và làm việc vì danh dự nghề nghiệp. Điều đó đã tạo nên sự bền bỉ, dẻo dai trong phong trài thi đua dạy tốt và học tốt, đảm bảo cho nhà trường trong mấy chục năm trời luôn thuộc tốp dẫn đầu các trường cấp III trong tỉnh, khu vực và trong cả nước, ngay cả về sau này khi học sinh nhập học chỉ là một số xã của phía nam huyện Thanh Hà và một số phường ít ở của thị xã Hà Tĩnh. Hiện nay, trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng là một trong ba trường cấp III của thành phố Hà Tĩnh, đang tích cực thực hiện chủ trương phổ cạp trình độ văn hóa cấp III cho thanh niên vào thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI theo nghị
quyết của Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh khỏa XV, XVI và XVII vẫn luôn luôn thuộc tốp đầu trong số 40 trường cấp III trong toàn tỉnh, góp phần đắc lực vào phong trào chung của tình nhà đưa giáo dục Hà Tĩnh lên thuộc tốp đầu của cả nước.
6. Thầy Đỗ Xuân Vượng là người nhạy cảm trong việc bồi dưỡng nhân tố mới, nhất là trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn. Khi phát hiện được nhân tố, thày để tâm kèm cặp bồi dưỡng, sớm gieo nhiệm vụ tổ trưởng chuyên môn nên xây dựng được đội ngũ tổ trưởng chuyên môn giỏi kế tục các thế hệ đi trước, đó cũng là một trong những nguyên nhân rất cơ bản đảm bảo duy trì một cách bền vũng chất lượng dạy và học của trường cấp III Phan Đình Phùng. Sau tái lập tỉnh Hà Tĩnh (1991), nhiều giáo viên cốt cách của trường cấp III Phan Đình Phùng đã được điều động làm cán bộ phụ trách chuyên môn của sở giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh.
7. Thầy hiệu trưởng Đỗ Xuân Vượng là con người luôn có tinh thần cầu thị và luôn có ý thức gắn nhà trường với thực tế đề bạt giữ chức vụ hiệu trưởng thầy đã tổ chức cho giáo viên toàn trường để học tập trường Bắc Lý (Nam Hà) là đơn vị lễ cờ đầu ngành giáo dục toàn miền bắc. Năm 1976 vừa ra khỏi chiến tranh chống Mỹ cứu nước, thầy lại dẫn đầu đoàn gồm 17 cán bộ giáo viên nòng cốt ra tận trường cấp III Lê Quảng Đông thị xã Thái Bình là trường luôn có tỷ lệ học sinh đậu đạt cao của miền bắc thời kỳ đó, dự giờ vào tìm hiểu suốt một tuần liền để tìm cách nâng cao chất lượng giảng dạy và bồi dưỡng học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng. Các hoạt động xã hội gắn nhà trường với thực tế lao động sản xuất là một trong những nội dung được hiệu trưởng Đỗ Xuân Vượng chỉ đạo tốt cả nội khóa và ngoại khóa. Thông qua học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống cũng như phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao nên nhà trường đã thực sự trở thành trung tâm văn hóa
có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội, luôn xứng danh được mang tên nhà chí sỹ yêu nước Phan Đình Phùng.
8. Sáng tạo, dũng cảm trong việc thành lập lớp chọn trong nhà trường thực sự là cống hiến cho ngành giáo dục của thấn Đỗ Xuân Vượng. Sau khi được để bạt giữ chức vụ hiệu trưởng, thầy đã chủ trương thành lập lớp chon văn và toán trong trường. Sơ kết 3 năm tiến hành thí điểm ở cấp III Phan Đình Phùng, năm học 1965-1966 tuy giáo dục phổ thông đã quyết định thành lập lớp chuyên (lớp chuyên toán ở Phan Đình Phùng lớp chuyên văn ở trường Trần Phú). Khi nhập Hà Tĩnh với Nghệ An thành tỉnh Nghệ Tĩnh, các lớp chuyên của Nghệ An từ cấp III Đô Lương về kết hợp với các lớp chuyên Phan Đình Phùng thành lập trường chuyên Phan Bội Châu suốt 10 năm từ 1965- 1975 tồn tại lớp chuyên toán, bên cạnh đó trường cấp III Phan Đình Phùng vấn có lớp chọn, việc thảo luận phân công giáo viên giảng dạy các lớp chọn trong Hội đồng giáo viên cũng thảo luận nhiều phen nảy lửa mỗi người đều có lý lẽ riêng, có người cho rằng những học sinh đã được tuyển vào lớp chọn rồi thì chỉ cần đầu tư giáo viên có năng lực chuyên môn trung bình các em vẫn học tập đạt kết quả tốt, vẫn đậu đại học, các đồng chí giáo viên giỏi cần được đầu tư giảng dạy các lớp có năng lực học tập yếu hơn. Để đảm bảo sự tiến bộ đồng đều giáo các lớp,. có người lập luận chỉ đầu tư vào lớp chọn giáo viên các bộ môn chính, các môn còn lại bố trí giáo viên yếu hơn các em học sinh vẫn đạt kết quả tốt nghiệp và đậu đại học. Có người lập luận rằng, đối với các môn không mang tính chất của lớp chuyên cũng cần đầu tư giáo viên có năng lực chuyên môn tốt giúp các em có thể nhớ bài tại lớp, về nhà giành thời gian cho các em học tập các môn được nhà trường đầu tư rồi vấn đề đánh giá giá viên chủ nhiệm thế nào cũng là vấn đề không đơn giản. Ngày nay vấn đề trường chuyên và lớp chọn đã trở thành vấn đề không bàn cãi, thành nề nếp
thực sự, còn hồi đó ở Phan Đình Phùng khong năm nào không có những cuộc bàn cãi nảy lửa trong chi bộ và đặc biệt là trong hội đồng giáo viên.
9. Tính kế hoạch cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, lo lắng, trăm trở trước những chủ trương mới của cấp trên nhất là ở những khía cạnh chưa thật phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, dân chủ, tranh thủ nghe hết các ý kiến trái chiều, nghiên cứu ý kiến của các thủ lĩnh tôn trọng chủ trương của tổ chức đảng và đoàn thể, bản lĩnh, quyết đoán dám chịu trách nhiệm được thể hiện rất rõ nét ở phong cách làm việc của Hiệu trưởng Đỗ Xuân Vượng.
10. Thầy Đỗ Xuân Vượng là một con người sống có tình cảm sâu nặng với đồng nghiệp và học sinh, rất quan tân đến nguyện vọng cá nhân của giáo viên. Trong chỉ đạo xếp thời khóa biểu thầy quan tâm chỉ đạo không xếp giờ đầu và giờ cuối cho những chị em có con nhỏ và những người lớn tuổi có nhà riêng ở xa trường. Những giáo viên không làm công tác chủ nhiệm, trong tuần đến xếp lịch không có giờ ngày thứ 2 hay ngày thứ ba những giáo viên làm chủ nhiệm cũng đền có thêm 1 ngày khong có giờ lên lớp. Thầy rất quan tâm đến việc dựng vợ, gả chồng cho cán bộ, giáo viên, thầy đã tuệ tiếp làm chủ hôn cho nhiều cặp vợ chồng. Thầy được tốt nhiệm mời xông đất cho gia đình giáo viên trong dịp tết nguyên đán. Khi anh chị em giáo viên và cán bộ đề xuất nguyện vọng cá nhân liên quan đến sự học hành của con em và người thân, thầy cố gắng đến mức cao nhất và giúp đỡ một cách công bằng và không để ai lợi dụng. Thầy là một người có tính thân ai đồng chí, sẵn sàng chia sẻ khi đồng nghiệp có khó khăn ngay cả đối với những chia sẻ khi đồng nghiệp có khó khăn ngay cả đối với những đồng chí thường hay có ý kiến trái ngược với tập thể và hiệu trưởng.
11. Sự bang giao của Hiệu trưởng Đỗ Xuân Vượng vì mục đích tập thể rất hiệu quả. Năng lực phân tích và thuyết phụ rất tốt. Đã tranh thủ có hiệu
quả sự giúp đỡ của các địa phương môi trường sơ tán. Trường Phổ thông cấp III Phan Đình Phùng có một thời gian dài chi bộ trực thuộc tỉnh ủy, chính quyền trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, trong giáo dục phổ thông chỉ đạo về mặt chuyên môn, cán bộ lãnh đạo chủ chốt và đôi ngũ cán bộ tham mưu các phòng ban của các ngành cấp tỉnh phần lớn đều là học viên bổ túc văn hóa của nhà trường nên trong quan hệ có nhiều thuận lợi.
12. Thầy Đỗ Xuân Vượng là người quan tâm rèn luyện bồi dưỡng các con của thầy rất chích tắc, em nào cũng học tập nghiêm túc và đều trưởng thành. Đỗ Quang Vinh đạt giải nhì tại kỳ thi học sinh giỏi toán toàn miền bắc 1971, sau đó là cán bộ giảng dạy tại trường Đại học tổng hợp rồi chuyển sang làm doanh nghiệp. Đỗ Thị Hồng Vân tốt nghiệp phổ thông xong được nhập ngũ vào bộ đội, nay là cán bộ thuộc tổng cục hải quan, Đỗ Thị Vy hiện là cán bộ giảng dạy trường đoàn các cấp thuộc trung ương Đoàn thanh niên công sản Hồ Chí Minh. Đỗ Khoa Văn là chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Thanh Hà, Đỗ Hoa Viên là phó giáo sư, tiến sỹ cán bộ giảng dạy trường đại học Bách khoa Hà Nội, Đỗ Quốc Vũ tốt nghiệp đại học và công tác tại Slovakoa. Điều rất hạnh phúc đối với thầy Đỗ Xuân Vượng là thầy có người vợ Trần Thị Hoạt, nhân viên hành chính nhà trường đã chịu thương, chịu phó, chăm sóc con cái, khắc phục mọi khó khăn và tạo điều kiện để thầy hoàn thành tốt nhiệm vụ. Quan hệ giữa chị Trần Thị Hoạt và anh chi em cán bộ, giáo viên nhà trường rất thân tình và cởi mở.
Quá trình công tác 36 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, trong đó hơn 30 năm trực tiếp xây dựng trường phổ thông cấp III Phan Đình Phùng của nhà giáo Đỗ Xuân Vượng đều rơi vào những thời kỳ khó khăn gian khỏ, không chỉ trong thời chiến mà cả thời bình gồm 6 năm vượt qua khó khăn trong những năm đầu hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1958-1964) 12 năm gian khổ trong chống chiến