Văn học còn giáo dục trẻ về đạo đức, lễ giáo, biết yêu thương giúp đỡ mọi người, biết cùng chia sẻ niềm vui và sự buồn trong cuộc sống, từ đó trẻ được làm quen với nhân vật dần dần đổi m
Trang 1MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 TUỔI
HỌC TỐT MÔN VĂN HỌC
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Văn học là một môn nghệ thuật phản ánh cuộc sống của con người Văn học giúp trẻ
mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh là tấm gương phản ánh mọi mặt hiện thực cuộc sống về thế giới tự nhiên và thế giới xã hội Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình tiếp xúc với tác phẩm văn học phải
từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó mà trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình về các lĩnh vực như nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội
Văn học còn giáo dục trẻ về đạo đức, lễ giáo, biết yêu thương giúp đỡ mọi người, biết cùng chia sẻ niềm vui và sự buồn trong cuộc sống, từ đó trẻ được làm quen với nhân vật dần dần đổi mới nhân cách của bản thân trẻ và biết đặt mình vào chỗ của nhân vật trong truyện, trong bài thơ, và muốn bản thân trẻ được giống như trong truyện, trẻ dễ học hỏi qua truyện, thơ trẻ thích trở thành người con tốt, người bạn tốt như trong truyện
Ví dụ: Truyện "Tích chu" trẻ biết các nhân vật trong truyện, trẻ biết thể hiện tình cảm của mình đối với bà, yêu thương, quan tâm, chăm sóc bà khi bà bị ốm
Đối với những cháu không được đến lớp học, khi tiếp xúc với văn học qua lời kể của
Trang 2hướng dẫn của cô làm quen văn học thì hình thành ở trẻ những khả năng quan sát, cử chỉ, giọng điệu, tư cách của nhân vật, qua câu chuyện, bài thơ
Đây là môn học đòi hỏi người học phải có tính sáng tạo, lời nói rõ ràng, có năng khiếu đọc, kể diễn cảm mới đạt hiệu quả cao, tuy nhiên không phải ở trẻ nào cũng có sẵn cái năng khiếu đó Đối với trẻ 4 tuổi tập trung chú ý của trẻ chưa cao, lại không bền, trẻ chưa trả lời những câu hỏi tốt, vì vậy với những ý nghĩa trên tôi cần tìm ra " Một số biện pháp giúp trẻ 4 tuổi học tốt môn văn học" nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, đó là lý do tôi chọn đề tài này
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Ở năm học này tôi được BGH phân công chủ nhiệm lớp Chồi 1 với sỉ số là 33 cháu, được dạy ở điểm trung tâm, phòng học rộng, thoáng mát, sạch sẽ, được sự quan tâm của BGH nhà trường và sự giúp đỡ của đồng nghiệp, và nhiệt tình của phụ huynh quan tâm đến con em mình Tuy nhiên cũng có khó khăn là đa số các cháu chưa qua lớp Mầm, một số cháu còn rụt rè, nhút nhát, ngôn ngữ hạn chế đôi khi hỏi trẻ một câu đơn giản trẻ không trả lời được, trẻ không biết dùng từ để diễn đạt Qua quá trình giảng dạy tôi khảo sát khả năng cảm thụ văn học của trẻ thông qua việc kể chuyện cho trẻ nghe hoặc đọc thơ Kết quả đạt như sau: 35% trẻ khá 40% trung bình 25% trẻ yếu, không có trẻ đạt loại tốt
Từ đó tôi cần chú ý đến trẻ còn chậm, lời nói chưa rõ như Nhân, Khang, Hào, Huy, Phương Tôi thường xuyên cho trẻ xem tranh ảnh, đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe, tôi sẽ rèn luyện ngoài giờ vào các buổi hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời và cho trẻ tiếp xúc
Trang 3tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi Tôi luôn quan tâm và gọi những cháu thường nhút nhát
ít chịu phát biểu sẽ phát biểu nhiều hơn, rèn cho trẻ phát âm thường xuyên để trẻ phát âm
"tròn vành rõ nghĩa" Việc làm này giúp trẻ cho trẻ tự tin, mạnh dạn, thích thú khi học hơn
Để cho trẻ kể chuyện sáng tạo, giáo viên cho trẻ kể theo tranh, kể theo suy nghĩ của trẻ, cho trẻ kể nhiều lần để giúp trẻ nhớ được truyện, biết thể hiện giọng của các nhân vật hay cảm nhận nhịp điệu của bài thơ Từ đó cũng luyện ngôn ngữ cho trẻ, giúp ngôn ngữ cho trẻ được mạch lạc, rõ ràng hơn và giáo dục trẻ thường xuyên
Để tiết học sinh động và gây hứng thú cho trẻ, giáo viên nên chuẩn bị làm mô hình, rối đặc biệt là phải thuộc truyện, luyện giọng kể cho phù hợp với từng nhân vật, cách thể hiện giọng, cử chỉ
Ngay vào đầu tiết học để gây sự chú ý cho trẻ như vào tiết học là cho xem tranh, trò chơi, hát các bài có nội dung gần gũi với truyện sắp kể Để trẻ cảm nhận được tác phẩm thì giáo viên phải chú ý đến giọng kể của mình, kể diễn cảm, đúng ngữ điệu của từng nhân vật trong truyện, thể hiện nét mặt cử chỉ, tư thế như có giọng hài hước của trẻ con, giọng buồn của bà già, giọng chó sói ồm ồm và kết hợp đồ dùng trực quan như tranh minh họa, xem rối diễn kịch trong quá trình nghe kể chuyện, sẽ giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài thơ, truyện và khả năng cảm thụ văn học sẽ cao hơn
Giúp trẻ hiểu nội dung truyện, nhớ được trình tự các sự kiện của câu chuyện, hiểu và biết cách sử dụng các từ ngữ văn học nghệ thuật trong mỗi tác phẩm, giáo viên vừa đàm thoại kết hợp trích dẫn theo từng đoạn để giúp trẻ dễ nhớ và để trả lời khi cô đặt câu hỏi
Trang 4* Trích dẫn "Từ đầu người nghèo khổ" Người em hiền lành, chăm chỉ, siêng năng, biết giúp đỡ mọi người nên được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc
Hỏi: Hỏi: Cô vừa kể cho các bạn nghe truyện gì ? (Truyện cây khế)
- Thế trong truyện có những nhân vật nào? (Người anh, người em, chim phượng Hoàng)
- Người anh chia cho người em những gì ? (Người anh chia cho người em cây khế)
- Người em là người như thế nào ? (Người em là người hiền lành)
Cứ mỗi đoạn trích dẫn tôi kết hợp với đàm thoại để giúp cho trẻ nhớ truyện và trả lời được câu hỏi, giải thích từ khó dùng lời giải thích thì cháu không hiểu được nếu dùng tranh, vật thật thì trẻ thấy, trẻ dễ hiểu hơn như từ "trĩu quả" hay từ "túi 3 gang" , để trẻ không lơ
là, nhàm chán, mà cùng cô tham gia vào tiết học, từ đó khi học môn văn học trẻ sẽ cảm thụ được các bài thơ, câu chuyện, không thấy mệt mỏi mà thấy hứng thú khi học Khi mời trẻ trả lời tôi mời nhiều cháu trả lời để rèn ngôn ngữ cho trẻ và giáo dục trẻ anh em phải biết yêu thương nhau, biết nhường nhịn và biết giúp đỡ khi gặp khó khăn
Để hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dù là thơ hay truyện Muốn đạt kết quả cao, đầu tiên giáo viên phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, đồ dùng đẹp hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của trẻ Trước đây thì giáo viên thường sử dụng tranh minh họa chính trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học Ngày nay nếu có điều kiện thì nên làm mô hình, sân khấu hay ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết học bài giảng sẽ mang lại hiệu quả
Trang 5cao Biện pháp này sẽ gây sự chú ý, tò mò của trẻ.Với truyện " Cáo, Thỏ, Gà Trống" tôi sẽ
xây dựng mô hình như sân khấu là có nhà bằng băng, nhà bằng gỗ, các nhân vật làm bằng
mô hình con rối Khi dạy, tôi điều khiển con rối bằng các ngón tay, thể hiện những cử chỉ phù hợp với lời thoại trong truyện Nhờ việc sử dụng nghệ thuật rối tay, rối que, mô hình trong tiết học mà số trẻ có khả năng cảm thụ tác phẩm văn học cao, đa số trẻ nhớ nội dung câu chuyện, lời thoại của các nhân vật, qua đó nhận biết, đánh giá tính cách của nhân vật trong truyện như ai là người xấu ? Ai là người tốt ? Xấu thì không ai khen, làm việc tốt thì được khen, mọi người yêu mến
Qua hoạt động này tôi cùng trẻ vừa học vừa chơi tạo cho trẻ không khí vui tươi, đồng thời nhắc cho trẻ nhớ lại cảnh vật quê hương mình in đậm nét trong lòng trẻ qua bài thơ và câu chuyện như:
Ví dụ: Thơ " Em yêu nhà em" tác giả Đoàn Thị Lam Luyến
Trong bài thơ này phải sưu tầm tranh cảnh vật đẹp phù hợp với đề tài, cho trẻ làm quen trên tranh đồ dùng sao cho phù hợp với cảnh vật của hoạt động, phải có tranh ảnh có màu sắc, phải nối từ đoạn dẫn thơ dần dần vào trong tâm trí của trẻ, mỗi cảnh trong thơ giáo viên
có thể làm rời, và tô tranh, mô hình sinh động, cảnh vật sao cho đẹp mắt, dễ nhìn, trẻ đọc trọn bài thơ thể hiện được tình cảm của mình đối với quê nhà
Để trẻ nhớ được truyện và thích thú hơn tôi còn làm mũ các nhân vật để cho trẻ có thể minh họa hay đóng kịch để trẻ truyền đạt lại nội dung truyện, làm sống lại tâm trạng, hành động ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện, đồng thời trẻ biết thể hiện tình cảm
Trang 6thể hiện hành động, điệu bộ của các nhân vật cho quen và thành thạo Sau đó phân vai cho từng trẻ thể hiện các nhân vật trong truyện, còn lúc này giáo viên là người dẫn truyện Trò chơi đóng kịch thực sự giúp cho trẻ cảm nhận tác phẩm văn học một cách sâu sắc, ngôn ngữ cho trẻ nói mạch lạc, rõ ràng, giúp cho trẻ tự tin, mạnh dạn hơn
Bên cạnh đàm thoại cùng trẻ, để trẻ phát triển ngôn ngữ hoặc ghi nhớ tác phẩm lâu hơn Khắc sâu hơn ta cần dạy môn làm quen văn học lồng ghép các môn học khác như môn âm nhạc trẻ hát bài "Gà trống, mèo con và cún con" trẻ vừa hát vừa minh họa
Môn môi trường xung quanh khi cho trẻ tìm hiểu về các con vật thì trẻ tìm hiểu đặc điểm gà trống, cún con Hỏi cháu: Thế gà trống, cún con có trong truyện gì mà cô đã kể cho các bạn nghe ? (Dạ Truyện "Cáo, Thỏ Gà Trống")
Môn toán tôi sẽ cho trẻ đếm các nhân vật trong truyện "Cáo, Thỏ, Gà trống" có mấy nhân vật ? (Thì lúc này trẻ kể và đếm các nhân vật trong truyện)
Môn tạo hình có thể cho trẻ tô màu các nhân vật trong truyện hay cắt dán các nhân vật trong truyện, nặn như con thỏ, con gà
Cuối tiết học tôi tổ chức cho trẻ trò chơi như chơi "Tạo dáng"
Cách chơi: Cô và trẻ vừa đi vừa hát theo nhạc, đến hết nhạc Cô nói "tạo dáng chú thỏ" thì tất cả các cháu đứng lại tạo dáng chú thỏ, bạn nào tạo dáng không đúng yêu cầu của cô thì ra ngoài 1 lần chơi
Luật chơi: Trẻ tạo dáng các con vật theo yêu cầu của cô, bạn nào tạo không đúng ra ngoài một lần chơi
Trang 7Bên cạnh đó cần tạo môi trường cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học như thường xuyên trang trí lớp ở các góc như góc thư viện sưu tầm tranh truyện, tạp chí Khi đến bài dạy thơ hay truyện thì treo tranh cho trẻ xem để làm quen các nhân vật trong truyện và gây sự tò
mò, chú ý của trẻ Sau đó cô kể cho trẻ nghe truyện, hướng dẫn trẻ tri giác các tranh truyện
đó dần cho trẻ tự kể theo suy nghĩ của mình dựa vào hình ảnh trong tranh
Kết quả đạt được chất lượng khảo sát trẻ: 20% trẻ giỏi 70% trẻ khá 10% trung bình Ngoài ra tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc học của các cháu, vào đầu tháng (chủ điểm) tôi viết các bài thơ hay truyện gởi về cho phụ huynh, để nhờ phụ huynh tiếp ôn luyện thêm cho các cháu, cho trẻ về nhà xem những truyện, kịch qua băng đĩa, tivi,
để vào lớp trẻ có thể kể lại, thể hiện được tính cách, giọng điệu, cử chỉ của từng nhân vật, cho cô và các bạn cùng nghe
III/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Qua những tháng đầu năm học nhờ sự nổ lực phấn đấu của bản thân không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học luôn có biện pháp giáo dục các cháu phù hợp với từng đối tượng, từng thời điểm để tạo nhiều phương pháp dạy học mới lạ, hấp dẫn để lôi cuốn trẻ trong tiết học, luôn mở rộng vốn từ giúp trẻ mở mang kiến thức Với những biện pháp và cách làm trên tôi thấy các cháu có sự tiến bộ hơn, thích thú với môn văn học hơn dù đọc thơ hay tiết
kể chuyện Các cháu trả lời trọn câu và biết diễn đạt suy nghĩ của mình
Bên cạnh đó nhờ sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu và các đồng nghiệp đã giúp tôi vượt qua khó khăn trong việc giảng dạy và tôi rút ra một số kinh nghiệm
Trang 8- Luôn thay đổi hình thức dạy học, đòi hỏi giáo viên phải luyện tập giọng đọc, giọng kể sao cho diễn cảm, thể hiện được nét mặt, cử chỉ điệu bộ của các nhân vật trong truyện hay thơ
- Sưu tầm những tranh, ảnh, mô hình, con rối, rối tay, sách phù hợp với nội dung truyện Sử dụng phế liệu
- Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi theo chủ điểm Đồ dùng minh họa cần phong phú, hấp dẫn, phải sử dụng khoa học gọn gàng đúng lúc
- Học hỏi với đồng nghiệp, tham khảo một số tài liệu liên quan đến việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
- Chuẩn bị giáo án thật tốt trước khi lên lớp, vì giáo án là lý thuyết là nền tảng vững chắc để giáo viên dựa vào đó mà truyền thụ cho trẻ
Trên đây là kinh nghiệm của tôi trong quá trình cho trẻ học tốt môn Văn học Mặc dù những việc làm trên đạt một số kết quả khả quan nhưng bản thân tôi vẫn luôn cố gắng phấn đấu học hỏi và trau dồi kiến thức để tìm biện pháp tốt hơn để giờ dạy môn Văn học ngày càng hiệu quả hơn
Cuối lời kính mong sự đóng góp của các quý cô giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ
Xin chân thành cảm ơn
Trường Khánh, ngày 28 tháng 10 năm 2011
Trang 9
Đoàn Thị Cẩm Loan