PGD & ĐT MỸ TÚ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Tường MNTT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thị trấn, ngày 15 tháng 04 năm 2014 BÁO CÁO SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ KHEN, XÉT TẶNG DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CƠ CỞ GIAI ĐOẠN 2013 - 2014 I. Sơ lược lý lịch: - Họ và tên: ĐẶNG THÚY TRIỀU - Sinh ngày 15 Tháng 04 Năm 1983 - Quê quán: xã Mỹ Hương, Huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng . - Chổ ở hiện nay: Xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng - Chức danh: Giáo viên. - Cơ quan đơn vị: Trường mầm non thị trấn huỳnh hữu nghĩa – Huyện mỹ tú tỉnh sóc trăng. II. Để tài sáng kiến kinh nghiệm. 1/ Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi làm quen với chữ cái thông qua lĩnh vực phát triển ngôn ngữ”. 2/Thời gian thực hiện sáng kiến kinh nghiệm cải tiến kỹ thuật áp dụng công nghệ mới. Thời gian tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, áp dụng cho lớp tôi từ ngày 5 tháng 09 năm 2013 cho đến nay. 3/Qúa trình hoạt động để áp dụng sáng kiến 1 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng, phát triển ngôn ngữ bao gồm: luyện phát âm cho trẻ, làm giàu vốn từ cho trẻ, cho trẻ nhận biết mặt chữ cái, dựa váo đặc điểm của lớp tôi còn nhiều trẻ chưa nhận biết được mặt chữ cái, phát âm chữ cái chưa chính xác, trẻ chưa chú ý vào hoạt động làm quen chữ cái. Bước đầu giúp trẻ nhận biết và nhớ mặt chỉ cái, phát âm đúng chữ cái tôi đưa ra các biện pháp sau: Gây hứng thú cho trẻ qua cách sử dụng đồ dùng trực quan: Đồ dùng trực quan là yếu tố không thể thiếu trong việc dạy trẻ, vì trẻ chỉ lĩnh hội kiến thức tốt khi được trực tiếp tri giác các đối tượng. Đồ dùng trực quan càng đẹp, càng lạ, càng hấp dẫn thì càng thu hút trẻ hơn. Nắm bắt được đều này khi cho trẻ “Làm quen chữ cái” tôi thường sử dụng các đồ dùng là vật thật với màu sắc sặc sở, kích thước hợp lý, đảm bảo an toàn với trẻ và sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Cho trẻ làm quen các chữ cái qua vật thật, tranh ảnh trên màn hình mà trong đó có chứa một chữ cái cho trẻ làm quen. Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với chữ đ (chủ đề thế giới thực vật). Tôi chọn đối tượng dạy trẻ là quả đu đủ. Với việc được quan sát vật thật là “quả đu đủ”, trẻ rất tích cực chú ý không những trẻ được nhận biết và phát âm chữ cái “đ” trong từ mà còn biết được đặc điểm, mùi vị của quả Điều này kích thích trẻ rất nhiều. Qua đó trẻ dễ nhớ chữ cái “đ”. Bên cạnh đó việc sử dụng đồ dùng trực quan trên máy vi tính mang lại cho trẻ hứng thú và và kích thích trẻ tham gia hoạt động hơn nữa bởi các hình ảnh 2 trong máy tính có thể xuất hiện và mất đi theo ý muốn của tôi và hình ảnh lại có màu sắc đẹp, phù hợp, hấp dẫn trẻ. Ví dụ: Với hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái “i” của chủ đề “Thế giới động vật” Tôi tạo side hình ảnh con vịt đang bơi lên máy tính dưới hình ảnh đó có từ kèm theo, khi cho trẻ làm quen chữ cái thì cho hình ảnh “con vịt” xuất hiện, trẻ sẽ đoán tên con vật và đồng thời từ “con vịt” cũng xuất hiện, khi cô giới thiệu chữ cái i cho trẻ làm quen thì chữ i sẽ đổi màu khác, khi cô phát 3 lần thì chữ cái i cũng xuất hiện 3 lần, hoặc khi cô nói cấu tạo của chữ thì các nét chữ lần lượt xuất hiện. Qua việc sử dụng đồ dùng trực quan và công nghệ thông tin vào hoạt động “Làm quen chữ cái” tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia hoạt động, nhận biết phát âm chữ cái tốt hơn, nhớ mặt chữ lâu hơn. Tạo môi trường chữ trong lớp học để trẻ làm quen với chữ cái: Tên các góc trong lớp tôi sử dụng các kiểu chữ, có màu sắc bắt mắt, có tên gọi ngây thơ, ngộ nghĩnh, gần gũi trẻ, có hình ảnh minh hoa. Đã thu hút được sự chú ý của trẻ, từ đó mục đích ôn luyện chữ cái đã học, cung cấp vốn từ cho trẻ đạt hiêụ quả tối đa. Khi trang trí tên gọi các góc, tôi thường lựa chọn cỡ chữ cho phù hợp với góc, dán chữ ở độ cao vừa tầm nhìn của trẻ. Đặc biệt kiểu chữ phải chuẩn, hầu hết các chữ in thường, với màu sắc đẹp phù hợp với các góc. ở phía dưới tôi thường gài nhựa trong, các chữ rời với mẫu chữ khác nhau để trẻ bắt chước cô ghép tên góc. 3 Khi chơi tôi thường hỏi chữ cái nào có trong từ này con đã học rồi? Làm như vậy trẻ nhớ các chữ cái đó rất lâu lại một lần nữa trẻ được luyện phát âm, đặc biệt có trẻ đã thao tác ghép chữ cái theo mẫu của cô. Ngoài ra tôi thường thay đổi tên gọi hình ảnh các góc phù hợp với từng chủ đề để tạo sự mới mẻ hấp dẫn mỗi khi trẻ đến lớp Ví dụ: Với chủ đề “Bản thân và gia đình” góc phân vai tôi thống nhất với trẻ đặt tên góc: “Đầu bếp tí hon”…Trẻ làm quen với từ “Đầu bếp”. Trẻ được làm quen chữ cái “â, ê” có trong từ. Đồng thời ở các góc chơi như “Bé nào tinh mắt” tôi cho trẻ ghép các chữ cái, các từ theo mẫu trong bài thơ (các bài thơ cũng thay đổi theo chữ đề) như: Trong chủ đề phương tiện giao thông cho trẻ làm quen với bài thơ “Cô dạy con”. Tôi gắn bài thơ đó một bên còn một bên tôi để trẻ tự gắn các từ giống trong bài thơ bên cạnh và đọc. Qua đây trẻ được đọc các chữ cái có trong các từ đồng thời phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ. Tạo cơ hội để trẻ được tiếp xúc với nhiều chữ thông qua các biểu bảng: Với các biểu bảng tôi nghĩ đây cũng là khoảng không gian không nhỏ tác động đến trẻ. Vì vậy tôi đã trang trí tên gọi bằng chữ cái Tiếng Việt cơ bản để hàng ngày trẻ nhìn thấy, trẻ nhận mặt chữ và ghi nhớ các từ trong bảng và biết tên bảng đó có chữ cái gì? Ví dụ: Bảng phân công. Bảng bé ngoan, lịch của trẻ, biết hôm nay là thứ mấy ngày bao nhiêu, thời tiết như thế nào? 4 Cho trẻ làm quen với chữ cái qua việc tổ chức hoạt động học: Hoạt động “Làm quen với chữ cái” là đưa thế giới chữ viết đến với trẻ bằng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau. Vì vậy khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái tôi thường lựa chọn phù hợp với yêu cầu từng đề tài của từng chủ đề, để thu hút sự tập trung chú ý tạo hứng thú cho trẻ trong giờ hoạt động. Vì thế trước khi tổ chức hoạt động tôi phải chuẩn bị đồ dùng, soạn bài và nghiên cứu kỹ bài soạn. Nắm rõ yêu cầu của hoạt động tôi chọn trò chơi với nguyên tắc động - tĩnh phù hợp với chủ đề. Ngoài ra, để phát huy tính tích cực chủ động của trẻ thì cô phải có nghệ thuật lên lớp, ngôn ngữ diễn đạt ngắn gọn để thu hút trẻ vào hoạt động. Trước khi vào bài tôi thường kể chuyện (dựa vào chủ đề) hoặc sáng tác thơ, vè hay những trò chơi, câu đố lôi cuốn trẻ vào hoạt động. Ví dụ: Cho trẻ làm quen với chữ C chủ đề nhánh "Động vật sống dưới nước" tôi giới thiệu: Hôm nay chúng mình cùng nhau giải câu đố nhé! “ Nhởn nhơ bơi lội lượn vòng Đuôi mềm như dải lụa hồng xòe ra. Đố là con gì?” Tôi cho trẻ xem tranh“con cá vàng” và cho trẻ làm quen với chữ C có trong từ). Tạo điều kiện giúp trẻ mạnh dạng, tự tin, hứng thú làm quen chữ cái: Tôi đã nắm vững tâm lí và đặc điểm phát âm của từng trẻ để hướng dẫn, động viên nhất là những trẻ nhút nhát, trẻ chưa nhận biết được chữ, chưa mạnh 5 dạn, tự tin phát âm với sự giúp đỡ của cô và bạn mà trẻ mạnh dạn và hứng thú tham gia vào hoạt động làm quen chữ cái hơn. Đặc biệt đối với những trẻ nhận biết và phát âm chưa đúng tôi luôn tận dụng mọi điều kiện để luyện tập cho trẻ nhận biết và phát âm lại chữ cái. Từ đó trẻ tự tin cô cùng phát âm và nhận biết mặt chữ tạo cho trẻ cảm giác gần gủi, hứng thú tích cực chủ động tham gia vào hoạt động. Ví dụ: Thay vì dạy trẻ phát âm chữ cái “o” cô nói với trẻ lớp mình cùng chơi trò chơi “Làm tiếng gà gáy” hay tôi nói các bạn có thể tạo chữ cái “o” từ các bộ phận trên cơ thể mình tạo cho trẻ sự liên tưởng với chữ cái, giúp cháu dể nhớ chữ cái hơn. Luyện cách phát âm cho trẻ: Đối với những trẻ phát âm chưa rõ ràng, phát âm chưa chính xác, luyện phát âm chính xác bằng cách đọc thơ hoặc hát hay đọc đồng dao Ví dụ: Muốn cho trẻ phát âm chữ ô. Tôi cho trẻ vừa làm chú ếch nhảy vừa hát bài "ếch ộp". Với chữ cái n trẻ hay nói ngọng tôi cho trẻ đọc đồng bài đồng dao “Nu na nu nống” rèn cách phát âm n rất nhiều thông qua bài đồng dao này, đồng thời sửa được trẻ nói ngọng chữ cái n. Hay bài “Đi cầu đi quán” luyện phát âm chữ cái đ. Ngoài ra còn rèn phát âm qua các hoạt động khác như: Đọc thơ, kể chuyện, bài hát, bài vè Qua các hoạt động lồng ghép trên để rèn phát âm cho trẻ tôi còn khuyến khích trẻ phát hiện để sửa lỗi phát âm của bạn, nghĩa là trẻ phải chú ý lắng nghe mới phát hiện lỗi phát âm sai của bạn mà sửa ngay. 6 Sưu tầm, sáng tạo một số trò chơi cho trẻ làm quen chữ cái Dựa vào đặc điểm hoạt động của trẻ là chơi mà học, học mà chơi nên việc nhận biết và phát âm chữ cái đã học qua các trò chơi trẻ sẽ hướng thú và nhớ mặt chữ tốt hơn. Ví dụ: Trò chơi “Vòng tròn ma thuật” + Chuẩn bị: Máy vi tính, màn hình, các ô có chữa các chữ cái đã học, ở phía trên các ô chỉ có 1 vòng tròn có màu khác. + Luật chơi: Bạn nào phát âm đúng chữ cái sẽ được khen. + Cách chơi: Tôi nhấn chuột cho vòng rơi xuống các ô có chưa chữ cái khi vòng tròn rơi vào ô có chứa chữ cái nào thì trẻ phải phát âm to rõ chữ cái đó. Hay trò chơi “Tạo dáng thành chữ cái” với chủ đề “Trường mầm non” dạy chữ cái O. Tôi cho trẻ được tạo như cong ngón tay lại, cháu thì há miệng, cháu thì dùng hai cánh tay Trong khi dạy muốn trẻ ghi nhớ các chữ cái được lâu hơn Thì tôi thường liên hệ thực tế hỏi trẻ chữ cái đó giống cái gì, con gì? đồ vật gì ? Nhằm phát huy tính tích cực và tư duy của trẻ như: Chữ O giống quả trứng, quả cam, chữ Y giống cái nạng, chữ D giống cái giáo, chữ H giống cái ghế. Ngoài ra tôi còn sáng tạo nhiều trò chơi với chữ cái tổ chức cho trẻ chơi dưới hình thức thi đua nhau. Đồng thời tôi còn cho trẻ sáng tạo chữ cái từ các nguyên vật liệu mở như: Đất nặn, hột hạt, in chữ cái… Qua các trò chơi về chữ cái thì trẻ đã nhớ mặt chữ và phát âm tốt các chữ cái. Cho trẻ làm quen với chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi. 7 Qua các giờ hoạt động làm quen chữ cái tôi còn cho trẻ làm quen chữ cái qua các giờ hoạt động khác nhằm rèn luyện cách phát âm chính xác các chữ cái đồng thời còn giúp trẻ nhớ được mặt chữ cái đã học. Tạo sự liên kết giữa gia đình nhà trường và xã hội. Bản thân là giáo viên trực tiếp chăm sóc giảng dạy trẻ vì vậy tôi hiểu rõ về khả năng học của trẻ nên tôi thường xuyên trao đổi liên hệ với phụ huynh về tình hình sức khỏe và học tập của trẻ ở trường để phụ huynh biết và phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ. Vận động phụ huyng hổ trợ nguyên vật liệu mở để trẻ chơi trò chơi sáng tạo chữ cái. Đồng thời cũng cần sự quan tâm giúp đỡ của xã hội để công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cao về mọi mặt. 4/Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Qua quá trình thực hiện và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này đã tạo ra các mặt tích cực như sau: - Giáo viên đã biết tạo môi trường chữ xung quanh lớp học. - 100 % Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động “Làm quen chữ cái - 95% trẻ nhận biết và phát âm đúng, rõ ràng các chữ cái. - Vật liệu để trẻ sáng tạo chữ cái phong phú và đa dạng hơn. + 95% trẻ để nhận được mặt chữ cái thông qua các trò. + 100% Trẻ mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt động làm quen chữ cái. + Trẻ phát âm chưa chính xác và trẻ nói lắp, nói giọng đã giảm nhiều. 8 + Đồ dùng cho trẻ và cô phong phú, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Đã góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua làm quen chữ cái. 5/Mức độ ảnh hưởng, phạm vi áp dụngsáng kiến mới đạt hiệu quả cao Do thời gian có hạn và chưa nắm được hiệu qủa của việc cho trẻ nhạn biết và phát âm đúng chữ cái trong các hoạt động nên tôi chỉ nghiên cứu trên 27 trẻ tại lớp chồi 4 trường mầm non thị trấn huỳnh hữu nghĩa huyện mỹ tú Qua thời gian áp dụng và nghiên cứu tôi thấy trẻ tiếp xúc với môi trường chữ xung quanh lớp và được luyên tập phát âm chữ các qua các trò chơi và đồ dùng trực quan trẻ nhận biết được mặt chữ cái và phát âm đúng và chính xác các chữ cái qua đó ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển. Đa số trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động làm quen chữ cái, trẻ nhút nhát đã mạnh dạng tự tin hơn, trẻ nhớ được mặt chữ và phát âm chính xác…Qua đó phát triển cho trẻ các kỹ năng, các thao tác, phát triển các giác quan và làm giàu vốn từ cho trẻ, đồng thời trẻ còn tích lũy được kinh nghiệm sống phong phú. Từ đó kiến thức của trẻ được mở rộng đồng thời góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Người báo cáo Đặng Thúy Triều 9 PGDĐT Huyện Hội Đồng Khoa Học UBND Huyện 10 . tuổi làm quen với chữ cái thông qua lĩnh vực phát triển ngôn ngữ . 2/Thời gian thực hiện sáng kiến kinh nghiệm cải tiến kỹ thuật áp dụng công nghệ mới. Thời gian tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm. để áp dụng sáng kiến 1 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng, phát triển ngôn ngữ bao gồm: luyện phát âm cho trẻ, làm giàu vốn từ cho trẻ, cho trẻ nhận biết mặt chữ cái, dựa váo. cho trẻ sáng tạo chữ cái từ các nguyên vật liệu mở như: Đất nặn, hột hạt, in chữ cái Qua các trò chơi về chữ cái thì trẻ đã nhớ mặt chữ và phát âm tốt các chữ cái. Cho trẻ làm quen với chữ cái