Xây dựng cơ sở dữ liệu và triển vọng phát triển của thư viện trường đại học Bách Khoa
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
TRONG SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CÁN BỘ KHOA HỌC CÔNG
NGHỆ TRONG THỜI KỲ MỚI
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Thư viện trường ĐHBKHN
1.2 Chức năng nhiệm vụ của Thư viện trường ĐHBKHN
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG CỞ SỞ DỮ LIỆU TẠI
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Trang 2CHƯƠNG III: NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC XÂY DỰNG CỞ SỞ DỮ
LIỆU VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
3.1 Nhận xét, kiến nghị về việc xây dựng các CSDL
3.2 Triển vọng phát triển của Thư viện trường ĐHBKHN
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Trang 3MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, nguồn tài liệu ra
tăng theo cấp số nhân gây không ít khó khăn cho người dùng tin trong việc tìm
kiếm thông tin phù hợp Để thoả mãn nhu cầu thông tin của nguời dùng tin (NDT)
các thư viện, cơ quan thông tin phải đổi mới phương thức phục vụ của mình bằng
cách ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác thông tin tư liệu Kết quả là sự ra
đời và phát triển của các cơ sở dữ liệu (CSDL) Các CSDL có nhiều loại đã tạo nên
sự biến chuyển về chất trong hoạt động của cơ quan Thông tin thư viện Chất lượng
các CSDL sẽ quyết định hiệu quả phụ vụ NDT tại các cơ quan Thông tin Thư viện
Để đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ cho học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa
học Thư viện trường ĐHBKHN không ngừng tăng cường cơ sở vật chất, trang
thiết bị, xây dựng các CSDL phát triển mạng thông tin thư viện Do vậy nhiệm vụ
quan trọng của Thư viện là tổ chức và hoàn thiện quá trình xử lý thông tin nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho NDT khai thác thông tin dễ dàng, nhanh chóng, chính xác
Nhận thấy sự cần thiết của việc xây dựng các CSDL trong hoạt động thông tin thư
viện Tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu việc xây dựng cơ sở dữ liệu tại Thư viện
trường Đại học Bách khoa Hà Nội” làm đề tài Niên Luận
*Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các CSDL
*Phạm vi nghiên cứu: Các CSDL tại Thư viện trường ĐHBKHN
Trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu, nghiên cứu thực tế để đưa ra những đánh giá
về việc xây dựng CSDL tại Thư viện trường ĐHBKHN, từ đó đưa ra những đề
xuất, góp ý với mong muốn Thư viện ngày càng phát triển đáng ứng tốt hơn nhu
cầu của NDT
Để thực hiện đề tài này ngoài các phương pháp nghiên cứu mang tính lý luận cơ
bản như: Triết học Mác- Lênin, đường nối chính sách của đảng, tôi còn tiến hành
các phương pháp sau: Thu thập, phân tích tổng hợp, phân tích thống kê, so sánh
*Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục nội dung của niên luận gồm 3 chương:
Trang 4Chương I: Thư viện trường ĐHBKHN trong sự nghiệp giáo dục đào tạo cán bộ
khoa học công nghệ trong thời kỳ mới
Chương II: Thực trạng xây dựng các CSDL (cơ sở dữ liệu) của Thư viện trường
ĐHBKHN
Chương III: Nhận xét và Triển vọng phát triển của Thư viện trường ĐHBKHN
Trong quá trình tìm hiểu đề tài, do trình độ và thời gian có hạn nên không thể
tránh khỏi thiếu sót Rất mong sự chỉ bảo, góp ý của thày cô và các bạn Nhân đây
em xin chân thành cảm ơn thày giáo - người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành
Niên Luận này
Trang 5Chương I: THƯ VIỆN ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI TRONG SỰ
NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TRONG THỜI KỲ MỚI
Quá trình hình thành và phát triển của Thư viện Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Ngay sau khi trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội được thành lập, nhận thấy
vai trò của sách báo đối với việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy của cán bộ sinh
viên trong trường nên ban lãnh đạo nhà trường đã ra quyết định thành lập Thư viện
Đại Học Bách Khoa Hà Nội Thư viện đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác
nhau:
* Các giai đoạn phát triển của Thư viện Đại Học Bách Khoa Hà Nội
- Giai đoạn từ năm 1956- 1965
Ban đầu Thư viện trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBKHN) là đơn vị
nhỏ trực thuộc phòng giáo vụ, vốn tài liệu chỉ có 5000 cuốn sách do Trường Viễn
Đông Bắc Cổ và Đông Dương Học Xá chuyển cho Cán bộ Thư viện chỉ có 2
người Sau đó Thư viện đựơc sự giúp đỡ của Liên Xô cũ, cơ sở vật chất được nâng
cao, kho tài liệu được hoàn thiện về cả số lượng và chất lượng
- Giai đoạn từ năm 1965- 1975
Giai đoạn Thư viện gặp nhiều khó khăn trong công tác phục vụ bạn đọc do
chiến tranh Cũng trong giai đoạn này có một số khoa tách ra thành lập trường như:
Trường Đại Học Xây Dựng, Đại Học Mỏ Địa Chất… Do đó một phần vốn tài liệu
của Thư viện được chia cho các trường mới thành lập
Trải qua nhiều khó khăn thách thức, Thư viện trường ĐHBKHN đã trở thành một
đơn vị mới độc lập vào năm 1973, từ đây Thư viện có điều kiện phát triển mạnh
mẽ
- Giai đoạn 1975 đến nay
Thư viện trường ĐHBKHN đã chuyển sang một giai đoạn mới với nhiều
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển Cùng với việc cải cách giáo dục nâng cao chất
lượng đào tạo đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học phục vụ đời sống và quốc
Trang 6phòng, Thư viện đã có điều kiện phát triển kho tài liệu ngày một phong phú hơn về
nội dung và đa dạng về hình thức, ngôn ngữ
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc Thư viện đang được nâng cấp
thành Thư viện điện tử- tương lai sẽ là đầu mối cho hệ thống các Thư viện điện tử ở
Việt Nam Vì vậy mà việc xây dựng các CSDL có tầm quan trọng rất lớn đối với sự
phát triển của Thư viện, những năm gần đây các CSDL được luôn được trú trọng
xây dựng
Để quản lý hệ thống thư viện điện tử và hệ thống mạng thông tin cũng như phục vụ
công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu tại trường ĐHBKHN tốt hơn, Ngày
2/11/2003 theo quyết định số 2306a QĐ- ĐHBK- TCCB của Trường đã xát nhập
Thư Viện và Trung tâm thông tin về Mạng thành : “Thư viện và mạng thông tin”
1.2 Chức năng nhiệm vụ của Thư viện trường ĐHBKHN
Thư viện và mạng thông tin có chức năng nhiệm vụ quan trọng là xây dựng
và điều hành hệ thống Thư viện điện tử, quản trị hệ thống mạng BKNET, nghiên
cứu chuyển giao, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin quản lý thư viện
truyền thống, xây dựng và thiết lập các giải pháp e- learning, tiến hành và thực thi
các dự án và giả pháp về công nghệ thông tin và viễn thông của trường ĐHBKHN
Thư viện trường ĐHBKHN là thư viện khoa học đa ngành, hoạt động của Thư viện
là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong
nhà trường Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Thư viện là nâng cấp, hiện
đại hoá Thư viện, xây dựng CSDL nhằm đáp ứng kịp thời đầy đủ, và chính xác
những thông tin cần thiết cho NDT
1.3 Đội ngũ cán bộ
“Người thủ thư là linh hồn của sự nghiệp thư viện, biết bao nhiêu việc phụ
thuộc vào thủ thư, họ phải say xưa với sự nghiệp của mình và biết làm việc với
quần chúng” Do vậy Thư viện trường ĐHBKHN phải luôn quan tâm, chú trọng
đến việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ Trải qua 49 năm hình
thành và phát triển, hiện nay tổng số cán bộ thư viện gồm có 60 người Trong đó
Trang 790% tốt nghiệp các trường ĐH: ĐH văn hoá, ĐHBK, ĐHNV…95% cán bộ có trình
độ tin học cơ bản, sử dụng thành thạo CDS/ISIS Ngoài ra Thư viện có một Thạc sĩ
Thư viện và hai Tiến sĩ Công nghệ thông tin điện tử viễn thông, một Phó Giáo sư
Tiến sĩ Công nghệ thông tin
1.4 Cơ cấu tổ chức
Tổ chức của đơn vị như sau để đáp ứng công việc từ nay đến khi Thư viện
điện tử đi vào hoạt động chính thức:
Trang 8Sơ đồ cơ cấu tổ chức Thư viện và mạng thông tin trường ĐHBKHN
1.5 Vốn tài liệu
Lúc đầu Thư viện trường ĐHBKHN chỉ có 5000 cuốn sách, cho đến nay kho
tài liệu của thư viện có khoảng 600.000 cuốn sách và báo, tạp chí về khoa học
phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy của cán bộ giảng viên
và sinh viên Trong số đó có nhiều tài liệu quý hiếm viết bằng nhiều ngôn ngữ:
Anh-Việt-Pháp… Tài liệu được chia thành hai mảng lớn:
Tài liệu công bố
Ban Giám Đốc Thư Viện
& Mạng thông tin
vụ
Bộ phận kho tàng &
bảo quản
Công nghệ thư viện ĐIửn
tử
learn ing
E-Kĩ thuật mạng
Nghiên cứu &
phát triển mạng thông tin
sách
Quản trị mạng TVĐT
Phòng mượn
Lắp đặt &
sửa chữa máy tính
sách tham khảo tiếng việt
Phòng đọc tra cứu
Phòng mượn giáo trình
Phòng mượn sách văn học, sách tham khảo
Phòng đọc báo, tạp chí
Kĩ thuật mạng
Trang 9- Sách giáo trình:
Kho sách giáo trình của thư viện có số lượng tương đối lớn khoảng hơn
200.000 tài liệu, chiếm 1/3 số vốn tài liệu của Thư viện, với hơn 1500 loại thuộc
các ngành kho học cơ bản và chuyên ngành hẹp Ngoài ra còn khoảng hơn 2000
loại giáo trình (mỗi loại 2 bản) nhận lưu chiểu của các trường Đại học trong cả
nước Số lượng này tăng lên hàng năm
- Sách tham khảo:
Có khoảng hơn 200.000 cuốn TL, chiếm 1/3 tổng số vốn Tài liệu của Thư
viện chia thành 2 loại sách tham khảo tiếng nước ngoài và sách tham khảo tiếng
Việt.Trong đó sách tham khảo tiếng nước ngoài chiếm 80% (gần 190.000 cuốn)
tổng số sách tham khảo của Thư viện và được viết bằng nhiều thứ tiếng khác nhau
(60% là sách tiếng Nga, còn lại là sách tiếng Anh, Pháp, Đức…) Còn lại là sách
tham khảo tiếng Việt, đựoc sử dụng nhiều nhung chỉ chiếm 20% kho sách tham
khảo
- Tài liệu tra cứu: Số lượng tài liệu này tương đối lớn, khoảng hơn 4000
cuốn, bao gồm các sách tra cứu quan trọng: Từ điển, BK Toàn Thư, Sổ tay…Và
hầu hết đều là sách ngoại vào Tạp chí: Số lượng khoảng trên 200.000 bản bao gồm
trên 2000 loại trong đó: Tạp chí tiếng Nga 800 loại
- Tạp chí: Tạp chí tiếng Anh, Pháp, Đức khoảng 600 loại.Tạp chí tiếng Việt
khoảng 300 loại Tạp chí Đông Âu khoảng 400 loại Tạp chí của thư viện chủ yếu
là các tạp chí chuyên ngành, tạp chí Khoa học kỹ thuật
Tài liệu không công bố
Hiện nay các tài liệu không công bố được lưu trữ tại Thư viện như: Luận án
Tiến sĩ- Phó tiến sĩ của cán bộ trong trường bảo vệ trong và ngoài Nước Số lượng
luận án có hơn 3000 cuốn, luận văn Thạc sĩ khoảng hơn 2000 cuốn, hơn 200
chuyên đề nghiên cứu sinh Tài liệu này thường xuyên được bạn đọc là cán bộ và
sinh viên sao chụp
Trang 10Ngoài ra, các dạng tài liệu như: Đĩa CD, số lượng đĩa đến nay đã có hơn 200
đĩa và khoảng 150 đĩa mềm Một phần là các đĩa xuất bản kèm với sách và các đĩa
ghi các CSDL thư mục của các nhà xuất bản nước ngoài gửi tới để thông báo các
loại sách đang xuất bản Trong thời gian tới này, nhiều cuốn sách có giá trị sẽ được
quét và ghi vào đĩa CD-ROM, các loại tạp chí chuyên ngành về Công nghệ thông
tin của các năm 2000, 2001, 2002 với tổng số 72 đĩa
1.6 Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Thư viện ĐHBKHN là một trong những Thư viện có cơ sở vật chất khang
trang nhất trong khối các Thư viện khối trường đại học kể từ khi mới thành lập
Nhưng qua 49 năm sử dụng, diện tích Thư viện đã trở nên quá chật hẹp, chưa đáp
ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của bạn đọc Vì vậy, Thư Viện Điện Tử được xây
dựng và đang đi vào hoàn thiện nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của NDT Tại các
phòng đọc của Thư viện được trang bị đầy đủ đèn điện, quạt, bàn ghế, với tổng số
chỗ ngồi lên tới 600 chỗ, hiện nay Thư viện có hơn 20 máy tính, 1 máy chủ, 1 máy
scan, 2 máy in lazer, một máy in kim, 1 đầu đọc CD, 2 máy đọc, 2 máy photo,
ngoài ra còn có máy hút bụi ẩm, 1 máy xén giấy, các máy tính của Thư viện đều
được nối mạng Internet và mạng BKNET
1.7 Quan hệ hợp tác
Thư viện hợp tác với nhiều Thư viện và trung tâm thông tin lớn trong và
ngoài nước, các tổ chức xuất bản như, Macmillan MCGraw-Hill, …để thu hút
nguồn tài liệu biếu tặng phục vụ bạn đọc
Trang 11CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CÁC CSDL CỦA THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐHBKHN
2.1 Những vấn đề trong việc xây dựng CSDL
2.1.1 Mục đích xây dựng CSDL
“ Sự xuất hiện của các CSDL cũng như khả năng phát triển của chúng là một
bước biến đổi về chất của sự tiến hoá xã hội, và có lẽ nó là tầm quan trọng lớn hơn
so với sự tiến bộ của báo in”
Việc tạo lập các CSDL trong các cơ quan Thông tin thư viện nói chung và
Thư viện trường ĐHBKHN nói riêng có ý nghĩa quan trọng, là khâu mở đầu của
quá trình tin học hoá CSDL là bộ phận không thể thiếu trong các hệ thống thông
tin tự động hoá Với mục đích xây đựng CSDL để đáp ứng nhu cầu thông tin trong
nước và góp phần hoà nhập với thế giới, Thư viện luôn quan tâm bồi dưỡng nâng
cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác xử lý tài liệu
Có nhiều cách phân loại cơ sở dữ liệu, xếp theo tính chất phản ánh thông
tin về đối tượng CSDL bao gồm: CSDL thư mục, CSDL dữ kiện, CSDL toàn văn
Hầu hết các Thư viện ở Việt Nam mới chỉ tiến hành xây dựng các CSDL thư mục
là chủ yếu CSDL thư mục được dùng để mô tả nội dung của tài liệu theo phương
pháp tương tự như được sử dụng trong các bản thư mục CSDL chứa các thông tin
để có thể tra cứu đến tài liêụ gốc, nhằm hướng cho họ trong việc tìm kiếm, lựa
chọn tài liệu khác nhau Mục đích chủ yếu để xây dựng CSDL là ưu điểm trong
việc tìm tin Qúa trình tìm kiếm trong các CSDL rất nhanh chóng Có thể tìm kiếm
mọi thông tin về một đối tượng trong các CSDL Thông tin được lưu trữ trong các
CSDL là thông tin số hoá, nhờ thế việc lưu trữ, bảo quản, truyền tải sang nơi khác
hết sức dễ dàng thuận tiện Thông tin trong CSDL được cập nhật thường xuyên
Kết quả việc tìm tin nhờ có CSDL có thể coi là đầy đủ và hoàn thiện nhất
Với mục đích xây dựng CSDL để đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin một cách tốt
nhất, Thư viện trường ĐHBKHN đã tiến hành xây dựng một số CSDL như;
CSDLBKSH, CSDLBKTC, CSDLBKCD,…
Trang 122.1.2 Phần mềm quản trị
Từ những năm đầu của thập kỷ 90 Thư viện trường ĐHBKHN đã bắt đầu
được tin học hoá, nhưng đến năm 1997 hoạt động tin học hoá mới thực sự được
ứng dụng mạnh mẽ Phần mềm CDS/ISIS được sử dụng để xây dựng một số CSDL
giúp bạn đọc khai thác nguồn tài liệu dễ dàng CDS/ISIS là phần mềm đầu tiên
được ứng dụng trong các Thư viện Việt Nam để xử lý, lưu trữ và tìm kiếm tài liệu
Hiện nay phần mềm này không còn đáp ứng yêu cầu và sự phát triển của Thư viện,
ban lãnh đạo Thư viện đang nghiên cứu phần mêm VTLS của nước ngoài vào ứng
dụng tại Thư viện Vì phần mềm VTLS có rất nhiều ưu điểm trong quản lý tài liệu
và quản lý thẻ bạn đọc
2.1.3 Phương tiện ngôn ngữ
- Khung phân loại
Thư viện trường ĐHBKHN hiện đang sử dụng khung phân loại của Thư viện
Quốc Gia để xử lý và phân loại tài liệu Khung phân loại này luôn được chỉnh lý để
phù hợp với sự phát triển của thư viện trong từng giai đoạn Hiện nay với sự phát
triển mạnh mẽ của nguồn tin và Thư viện, khung phân loại UDC và DDC sẽ được
áp dụng giúp chia sẻ thông tin với các trung tâm thông tin thư viện trong nước và
quốc tế dễ dàng hơn
- Từ khoá
Để phục vụ cho việc xây dựng và khai thác các CSDL Thư viện đã sử dụng
bộ từ khoá đa ngành khoa hhọc tự nhiên và công nghệ của Trung tâm thông tin tư
liệu và khoa học công nghệ quốc gia biên soạn Qua việc sử dụng bộ từ khoá này
việc định từ khoá cho tài liệu khoa học kỹ thuật hiệu quả và chính xác hơn Thuận
lợi cho việc tìm tin trong các CSDL
2.1.4 Quá trình xây dựng CSDL
Năm 1995 Thư viện tiến hành xây dựng CSDL Các CSDL được xây dựng là
các CSDL thư mục, CSDL toàn văn Nguồn tài liệu điện tử đang được chú trọng
phát triển với hình thức: số hoá, lưu trên đĩa quang, khai thác mạng,…
Trang 13Bắt đầu từ ngày 23/5/ 2003 thư viện phục vụ máy tính nối mạng internet cho
sinh viên sử dụng miễn phí đáp ứng nhu cầu khai thác, tìm kiếm thông tin từ xa
Hiện nay CSDL lớn nhất của thư viện là CSDLBKSH (CSDL sách) với khoảng
37971 biểu ghi, và vẫn được tiếp tục cập nhật
2.2 Các CSDL của Thư viện trường ĐHBKHN
Hiện nay, Tài liệu tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng cùng với sự phát
triển của khoa học công nghệ Đòi hỏi Thư viên phải tin học hoá các hoat động của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu khách quan của thư viện và của NDT Thư viện đã xây
dựng các CSDL cho các loại tàI liệu: sách, luận án, luận văn, tạp chí, … Phần mềm
CDS/ISIS được sử dụng để xây dựng các CSDL cho gần 40.000 biểu ghi gồm các
CSDL: CSDLBKSH-CSDLBKTC- CSDLBKCD, …
2.2.1 CSDLBKSH
Đây là CSDL về sách, luận án, luận văn được viết bằng nhiều thứ tiếng khác
nhau: Tiếng Việt, Tiếng Nga, Tiếng Anh,… và 9000 biểu ghi tiếng Nga chuyển
sang tiếng latinh
CSDLBKSH thường xuyên được bổ sung cập nhật giúp NDT tìm được tài liệu
mong muốn nhanh chóng, kịp thời nhất
Hiện nay tổng số CSDLBKSH đã cập nhật khoảng 37971 biểu ghi, số lượng biểu
ghi ngày càng tăng CSDL này gồm tập hợp các sách viết bằng nhiều loại ngôn ngữ
khác nhau Với mỗi loại ngôn ngữ khi nhập máy tuân theo một quy tắc riêng:
- Ngôn ngữ Latinh: Khi nhập máy cần đánh đầy đủ, chính xác các dấu chính tả
(dấu chấm, phẩy, ghạch nối, khoảng chống, …)
- Ngôn ngữ tiếng Việt: Cũng sử quy tác nư trên nhưng phảI chú ý các lỗi chính
tả, vị trí bỏ dấu trong từ tiếng Việt
- Ví dụ: Trường từ khoá
“Quản lý” hay “Quản lí”
Thành phần dữ liệu