1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu lập biểu thể tích cây đứng cho rừng trồng Keo lai (Acacia hybrids) tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

32 3,2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 555,5 KB

Nội dung

Theo số liệu thống kê của Phòng Nôngnghiệp huyện, toàn huyện đã trồng được 1500 ha cây Keo lai tình hình sinh trưởngkhá tốt và đồng đều việc đánh giá trữ lượng tăng trưởng hàng năm đang

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2009, tổng diện tích rừng t ự

n h i ê n toàn quốc gần 10,34 triệu ha, rừng trồng và rừng mới trồng gần 2,92triệu ha, với độ che phủ rừng toàn quốc chiếm 39,10 % [1] Hầu hết diện tích rừng

tự nhiên là rừng trung bình và rừng nghèo, không còn khả năng đáp ứng đượcnhu cầu sản xuất hiện nay Đặc biệt là rừng trồng trong những năm vừa qua năngsuất đã nâng lên gần 20m3/ha/năm nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nguyên liệucho nhu cầu sản xuất của xã hội

Theo Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp quốc gia, đến năm 2020, ngành gỗphải xuất khẩu được khoảng 7 tỷ USD Theo đánh giá của Hiệp hội Gỗ và lâm sảnViệt Nam (Viforest), năm 2011, nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm gỗ củaViệt Nam là rất lớn Theo đó, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này có thể đạt tới4,1- 4,2 tỷ USD, tăng khoảng 30% so với năm 2010

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng của xã hội, ngành Lâmnghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp lựa chọn các loài cây mọcnhanh và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh để nâng cao năng suất vàchất lượng rừng trồng

Một trong những loài cây nguyên liệu có khả năng sinh trưởng nhanh

được đề cập đến đó là cây Keo lai (Acacia hybrids) Cây Keo lai là 1 trong 48 loài

cây trồng chính để trồng rừng sản xuất đã được Bộ Nông nghiệp và PTNTcông nhận tại Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/03/2005 Keo lai khôngchỉ là giống có ưu thế sinh trưởng nhanh, biên độ sinh thái rộng, có khả năngthích ứng với nhiều loại đất mà còn có khả năng cải tạo đất, cải thiện môitrường sinh thái Gỗ Keo lai được sử dụng làm ván sàn, ván dăm, trụ mỏ và đặcbiệt hơn cả là được sử dụng nhiều trong công nghiệp giấy Keo lai có khối lượng

gỗ lấy ra lớn gấp 2-3 lần Keo tai tượng và Keo lá tràm, hàm lượng xenluylô trong

gỗ cao, lượng lignin thấp, do đó có hiệu suất bột giấy lớn, chất lượng bột giấytốt

Trang 2

Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La là một huyện miền núi phía Bắc có tiềmnăng rất lớn trọng phát triển nông lâm nghiệp Trong những năm gần đây, huyệnThuận Châu đã có chủ trương đẩy mạnh công tác trồng rừng sản xuất và loài câytrồng chính được lựa chọn là cây Keo lai Theo số liệu thống kê của Phòng Nôngnghiệp huyện, toàn huyện đã trồng được 1500 ha cây Keo lai tình hình sinh trưởngkhá tốt và đồng đều việc đánh giá trữ lượng tăng trưởng hàng năm đang được cáccán bộ khoa học thực hiện, tuy nhiên các công việc đánh giá còn đơn giản áp dụngtrong quy mô nhỏ Trong tương lai, khi diện tích Keo lai được mở rộng cần thiếtphải xây dựng một mô hình toán học để dự tính trữ lượng loài cây này có thể cungcấp cho nguyên liệu giấy.

Biểu thể tích đóng vai trò quan trong trong điều tra đánh giá tài nguyênrừng, giá trị cuối cùng trong điều tra tài nguyên gỗ là thể tích và trữ lượng củarừng Tuy vậy trong thực tế chúng ta không có đủ biểu thể tích cây đứng để sửdụng, biểu của Đồng Sĩ Hiền lập chủ yếu cho các vùng phía bắc, chưa cụ thể hóacho từng vùng, đặc biệt là ở Tây Nguyên, trong khi đó việc tính toán thể tích chủyếu chấp nhận một hình số bình quân f1.3 = 0.45 - 55; điều này gây sai số lớn đốivới các cây có kích thước khác nhau.Vì vậy, thực huyện đề tài “Nghiên cứu lập

biểu thể tích cây đứng cho rừng trồng Keo lai (Acacia hybrids) tại huyện

Thuận Châu, tỉnh Sơn La” là cần thiết.

Trang 3

PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Keo lai là tên gọi tắt của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng ( Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) Giống Keo lai tự nhiên này

được phát hiện đầu tiên bởi Messir Herbern và Shim vào năm 1972 trong sốcác cây Keo tai tượng trồng ven đường ở Sook Telupid thuộc bang Sabah,Malaysia Năm 1976, M.Tham đã kết luận thông qua việc thụ phấn chéo giữaKeo Tai tượng và Keo lá tràm tạo ra cây Keo lai có sức sinh trưởng nhanhhơn giống bố mẹ Đến tháng 7 năm 1978, kết luận trên cũng đã được Pedleyxác nhận sau khi xem xét các mẫu tiêu bản tại phòng tiêu bản thực vật ởQueensland - Australia (Lê Đình Khả, 1999) [2] Ngoài ra, Keo lai tự nhiên cònđược phát hiện ở vùng Balamuk và Old Tonda của Papua New Guinea(Turnbull, 1986, Gun và cộng sự, 1987, Griffin, 1988), ở một số nơi khác tạiSabah (Rufelds, 1987) và Ulu Kukut (Darus và Rasip, 1989) của Malaysia, ởMuak-Lek thuộc tỉnh Saraburi của Thái Lan (Kijkar, 1992) Giống lai tự nhiêngiữa Keo tai tượng với Keo lá tràm đã được phát hiện ở cả rừng tự nhiên lẫnrừng trồng và đều có một số đặc tính vượt trội so với bố mẹ, sinh trưởng nhanh,cành nhánh nhỏ, thân đơn trục với đoạn thân dưới cành lớn (Lê Đình Khả, 2006)[3]

Nghiên cứu về hình thái cây Keo lai có thể kể đến các công trìnhnghiên cứu của Rufelds (1988) [4]; Gan.E và Sim Boom Liang (1991) [5] các tácgiả đã chỉ ra rằng: Keo lai xuất hiện lá giả (Phyllode) sớm hơn Keo tai tượngnhưng muộn hơn Keo lá tràm Ở cây con lá giả đầu tiên của Keo lá tràm thườngxuất hiện ở lá thứ 4-5, Keo tai tượng thường xuất hiện ở lá thứ 8-9 còn ở Keolai thì thường xuất hiện ở lá thứ 5-6 Bên cạnh đó là sự phát hiện về tính chấttrung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm ở các bộ phận sinh sản (Bowen,1981) [6]

Trang 4

Theo nghiên cứu của Rufeld (1987) [7] thì không tìm thấy một sự saikhác nào đáng kể của Keo lai so với các loài bố mẹ Các tính trạng củachúng đều thể hiện tính trung gian giữa hai loài bố mẹ mà không có ưu thế laithật sự Tác giả đã chỉ ra rằng Keo lai hơn Keo tai tượng về độ tròn đều củathân, có đường kính cành nhỏ hơn và khả năng tỉa cành tự nhiên khá hơn Keo taitượng, song độ thẳng thân, hình dạng tán lá và chiều cao dưới cành lại kémhơn Keo tai tượng Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Pinso Cyril vàRobert Nasi, (1991) [8] thì trong nhiều trường hợp cây Keo lai có xuất xứ ởSabah vẫn giữ được hình dáng đẹp của Keo tai tượng Về ưu thế lai thì có thể

có nhưng không bắt buộc vì có thể bị ảnh hưởng của cả 02 yếu tố di truyền lẫnđiều kiện lập địa Nghiên cứu cũng cho thấy rằng sinh trưởng của Keo lai tựnhiên đời F1 là tốt hơn, còn từ đời F2 trở đi cây sinh trưởng không đồng đều vàtrị số trung bình còn kém hơn cả Keo tai tượng Khi đánh giá về các chỉ tiêuchất lượng của cây Keo lai, Pinso và Nasi (1991) [8] thấy rằng độ thẳng củathân, đoạn thân dưới cành, độ tròn đều của thân,…đều tốt hơn giống bố mẹ vàcho rằng Keo lai rất phù hợp với các chương trình trồng rừng thương mại

1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

1.2.1 Nghiên cứu về Keo lai

Ở Việt Nam, cây Keo lai tự nhiên được Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn vàcác cộng sự thuộc Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (RCFTI) phát hiện đầutiên tại Ba Vì (Hà Tây cũ) và vùng Đông Nam Bộ vào năm 1992 Tiếp theo đó,

từ năm 1993 cho đến nay Lê Đình Khả và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu

về cải thiện giống cây Keo lai, đồng thời đưa vào khảo nghiệm một số giốngKeo lai có năng suất cao tại Ba Vì (Hà Tây cũ) được ký hiệu là BV; Trungtâm cây nguyên liệu giấy Phù Ninh cũng chọn lọc một số dòng được ký hiệu

là KL

Lê Đình Khả và các cộng sự (1993, 1995, 1997, 2006) khi nghiên cứu vềcác đặc trưng hình thái và ưu thế lai của Keo lai đã kết luận Keo lai có tỷtrọng gỗ và nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa hai loài bố mẹ Keo lai có

Trang 5

ưu thế lai về sinh trưởng so với Keo tai tượng và Keo lá tràm, điều tra sinhtrưởng tại rừng trồng khảo nghiệm 4,5 năm tuổi ở Ba Vì (Hà Tây cũ) cho thấyKeo lai sinh trưởng nhanh hơn Keo tai tượng từ 1,2 - 1,6 lần về chiều cao và từ1,3 - 1,8 lần về đường kính, gấp 2 lần về thể tích Tại Sông Mây (Đồng Nai)

ở rừng trồng sau 3 năm tuổi Keo lai sinh trưởng nhanh hơn Keo lá tràm 1,3lần về chiều cao; 1,5 lần về đường kính Một số dòng vừa có sinh trưởng nhanhvừa có các chỉ tiêu chất lượng tốt đã được công nhận là giống Quốc gia vàgiống tiến bộ kỹ thuật là các dòng BV5, BV10, BV16, BV32, BV33 Khinghiên cứu sự thoái hóa và phân ly của cây Keo lai, Lê Đình Khả (1997) [9] đãkhẳng định: Không nên dùng hạt của cây Keo lai để gây trồng rừng mới Keolai đời F1 có hình thái trung gian giữa hai loài bố mẹ và tương đối đồng nhất,đến đời F2 Keo lai có biểu hiện thoái hóa và phân ly khá rõ rệt, cây lai F2 sinhtrưởng kém hơn cây lai F1 và có biến động lớn về sinh trưởng Do đó, để pháttriển giống Keo lai vào sản xuất thì phải dùng phương pháp nhân giống bằnghom hoặc nuôi cấy mô từ những dòng Keo lai tốt nhất đã được công nhận làgiống Quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật

1.2.1 Nghiên cứu về lập biểu thể tích cây đứng:

Năm 1958, được sự giúp đỡ của CHDC Đức chúng ta đã sử dụng ảnh máybay để điều tra rừng ở vùng Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn), lập biểu thể tích câyđứng theo 10 cấp chiều cao; áp dụng hệ thống phân loại rừng để phục vụ mụcđích kinh doanh Đó là một bước tiến bộ kỹ thuật rất cơ bản, tạo điều kiện xâydựng các công cụ cần thiết để nâng cao chất lượng công tác điều tra rừng ở nước

ta [10] Biểu thể tích đã được lập cho một số nhóm loài cây bản địa và lập ởdạng chung cho vùng hoặc toàn quốc Ngày nay, các công trình, dự án cầnđưa ra hoặc xây dựng những phương án điều chế rừng bền vững cho cấp lâmtrường, cho từng xã hoặc cho những khu vực có diện tích nhỏ nên người sử dụngcần những thông tin chi tiết và cụ thể hơn, thậm chí cần thông tin cho từng loàicây bản địa riêng lẻ nhưng chưa được đáp ứng đầy đủ

Trang 6

Dựa vào mối quan hệ chặt chẽ giữa thể tích với các nhân tố tạo thành thểtích như đường kính D, chiều cao H, hình số F, người ta đã lập ra các biểu thểtích khác nhau Trong đó biểu thể tích hai hoặc ba nhân tố có thể dùng để xácđịnh thể tích một thân cây đứng Cũng từ mối quan hệ trên, các hàm thể tích cũngđược xây dựng cho các loài cây khác nhau và đưa vào bảng biểu để tiện tra cứukhi biết các nhân tố tạo thành thể tích như D, H.

- Biểu thể tích theo đường kính D (Biểu thể tích một nhân tố)

+ Biểu thể tích theo đường kính là biểu ghi thể tích bình quân của cây gỗtheo cỡ đường kính của 1 loài cây hay nhóm loài cây Đây là biểu đơn giản, việctính thể tích chỉ dựa vào đường kính nên độ chính xác thấp Hiện nay biểu này hầunhư không còn được sử dụng

Biểu thể tích 1 nhân tố có dạng sau:

+ Biểu thể tích 2 nhân tố là biểu ghi thể tích bình quân của thân cây gỗ ứng

với từng cỡ đường kính D và chiều cao H Thể tích của một cây được tính dựa vào

mô hình tương quan V/D; H Do có 2 nhân tố tham gia nên mô hình có độ chínhxác cao hơn Một số hàm lập biểu thể tích của một số loài cây tại một số vùng:Hàm lập Biểu thể tích hai nhân tố cho rừng Khộp Tây Nguyên:

Trang 7

đã được lập, kiểm nghiệm và sử dụng:

- Một số biểu thể tích rừng tự nhiên đã xây dựng:

+ Biểu thể tích theo D1,3, H cây đứng toàn quốc tổ hình dạng 1 (F01 từ0,4400-0,4699)

+ Biểu thể tích theo D1,3, H cây đứng toàn quốc tổ hình dạng 2 (F01 từ0,4700-0,4999)

+ Biểu thể tích theo D1,3, H cây đứng toàn quốc tổ hình dạng 3 (F01 từ0,5000-0,5299)

+ Biểu thể tích theo D1,3, H cây đứng toàn quốc tổ hình dạng 4 (F01 từ0,5300-0,5599)

+ Biểu thể tích theo D1,3, H cây đứng toàn quốc tổ hình dạng 5 (F01 từ0,5600-0,5900)

+ Biểu thể tích theo D1,3, H cây đứng toàn quốc chung cho nhóm loài.+ Biểu thể tích theo D1,3, H rừng khộp Tây Nguyên

- Một số biểu thể tích rừng trồng đã xây dựng:

+ Biểu thể tích theo D1,3, H rừng Bồ đề (Styrax tonkinensis) trồng vùng

Trung Tâm

Trang 8

+ Biểu thể tích theo D1,3, H rừng Mỡ (Mangletia glauca) trồng vùng Trung

+ Biểu thể tích theo D1,3, H Thông ba lá (Pinus kessiya)

+ Biểu thể tích cây Đước vùng Tây Nam Bộ

+ Biểu thể tích rừng trồng Bạch đàn đỏ vùng Trung tâm

+ Biểu thể tích rừng trồng Bạch đàn trắng vùng Trung tâm

+ Biểu thể tích rừng trồng Keo lá to (Acacia mangium) vùng Trung tâm + Biểu thể tích Thông Ca-ri-bê (Pinus caribeae varhondurensis)

Trong thời gian này, việc nghiên cứu xây dựng biểu thể tích loài Keo laichưa được quan tâm nên chưa được trình bày trong cuốn Sổ tay điều tra quy hoạchrừng Hiện nay, các nhà khoa học đang thực hiện nhiều các công trình nghiên cứu

để hoàn thiện, tăng cường độ chính xác của biểu thể tích cho các loài Keo Tuynhiên, các nghiên cứu này chủ yếu thực hiện cho rừng trồng ở các vùng nguyênliệu giấy ở Đông Bắc Việc nghiên cứu xây dựng biểu thể tích cho loài Keo laitrên khu vực Tây Bắc nói chung và Thuận Châu, Sơn La nói riêng chưa có tác giảnào nghiên cứu Thực hiện đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác địnhnhanh trữ lượng Keo lai ở hiện tại, dự tính trữ lượng trong tương lai

Trang 9

PHẦN 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Lập biểu thể tích để xác định trữ lượng loài Keo lai tại khu vực nghiêncứu

- Sử dụng biểu để tính toán trữ lượng rừng trồng Keo lai phục vụ công táckinh doanh rừng tại địa phương

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu quy luật quan hệ giữa chiều cao vút ngọn (Hvn) và đườngkính ngang ngực (D1.3)

- Nghiên cứu quy luật quan hệ giữa thể tích với từng nhân tố: đường kínhngang ngực (D1.3) và chiều cao vút ngọn (Hvn)

- Nghiên cứu quy luật quan hệ giữa thể tích với cả hai nhân tố: đườngkính ngang ngực (D1.3) và chiều cao vút ngọn (Hvn)

- Lập biểu thể tích 1, 2 nhân tố cho loài Keo lai

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp kế thừa tài liệu

Thu thập, kế thừa có chọn lọc các tài liệu có lien quan đến vấn đề nghiêncứu: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu, các nghiên cứu vềloài Keo lai, các nghiên cứu về lập biểu thể tích…

2.3.2 Phương pháp điều tra chuyên ngành

Lập 10 OTC có diện tích 1000 m2 điều tra tầng cây cao để xác định cácchỉ tiêu sinh trưởng: Đường kính ngang ngực (D1.3), chiều cao vút ngọn (Hvn).Xác định các chỉ tiêu trung bình để lựa chọn cây tiêu chuẩn tiến hành nghiêncứu

Mỗi OTC lựa chọn 3 cây tiêu chuẩn để nghiên cứu, số liệu cây tiêu chuẩnđược ghi vào mẫu biểu 2.1:

Trang 10

Mẫu biểu 2.1 Điều tra sinh trưởng Keo lai

2.3.3 Phương pháp nội nghiệp

- Tính thể tích cây tiêu chuẩn theo công thức kép tiết diện giữa phân đoạn2m Kết quả thể tích ghi tại mẫu biểu 2.2

Mẫu biểu 2.2

Trang 11

Điều tra sinh trưởng Keo lai

r = 0: X; Y có quan hệ tuyến tính

r = 1: X; Y có quan hệ hàm số

0  r < 0,3: X, Y có quan hệ yếu

0,3  r < 0,5: X, Y có quan hệ vừa

Trang 12

0,5  r < 0,7: X, Y có quan hệ tương đối chặt

10 Exponential Lny = lna + bx (2-10)

11 Logistic Ln(1/y-1/u) = lna + x ln b (2-11)

Ghi chú: a, b, c, d là các tham số, R2 là hệ số tương quan bình phương, sig

là tiêu chuẩn kiểm tra (nếu sig < 0,05 thì các hệ số mới tồn tại) Dựa vào R2 vàsig để lựa chọn phương trình tối ưu nhất

Để xác định các tham số có thể tính toán theo các công thức sau:

Trang 13

Giải hệ phương trình sẽ xác định được các tham số của phương trình hồiquy:

Trang 14

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1 Vị trí địa lý, ranh giới hành chính

Huyện Thuận Châu nắm ở phía Tây Bắc của tỉnh Sơn La có diện tích tựnhiên 179.149 ha, nằm trên đường quốc lộ 6 Hà Nội – Sơn La - Điện Biên

Khu vực nằm trong toạ độ địa lý:

21012’-21041’ vĩ độ Bắc

103021’-103059’ kinh độ Đông

Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 600 - 650m

- Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Nhai và Mường La

- Phía Tây - Tây Bắc giáp huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

- Phía Nam giáp huyện Sông Mã

- Phía Đông giáp thị xã Sơn La

Tổng diện tích Trường Đại học Tây Bắc khoảng 10 ha, độ dốc trung bình

150

3.1.2 Khí hậu

Khu vực huyện Thuận Châu nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa miềnnúi, có hai mùa rõ rệt có mùa Đông lạnh và khô, mùa Hè nóng ẩm mưa nhiều,lượng mưa trung bình các tháng trong năm đạt 137,8mm, tập trung vào tháng 4-

9 chiếm đến 80% lượng mưa cả năm

Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 21,40C tháng có nhiệt độ thấp nhất là

110C, tháng cao nhất là 320C, khu vực nghiên cứu có lượng mưa khá lớn nhưngchỉ tập trung vào một số tháng nhất định trong năm, thời tiết mùa Đông rất lạnh,

có sương muối, giá rét gây khó khăn cho sản xuất nông - lâm nghiệp

Độ ẩm : tối cao 90%, tối thấp 70%, trung bình 80%

3.1.3 Đất đai

Khu vực có đất đai tương đối thuần nhất do cùng phát triển trên một loại đá

mẹ, cùng điều kiện hoàn cảnh Đá mẹ gồm 4 nhóm chính:

Trang 15

+ Nhóm macma axit.

+ Nhóm đất sét liền

+ Nhóm đá cát

+ Sản phảm bồi tụ

Đất đai gồm 4 loại chủ yếu:

+ Đất Feralit mùn có màu vàng gạch cua nhạt

+ Đất Feralit vàng nâu trên đất sét và đá biến chất

+ Đất Feralit biến chất do canh tác nương rẫy hoặc bồi tụ ven suối + Đất màu vàng xám cao

Độ PH của khu vực: 5- 5,5

3.1.4 Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê của Ủy ban nhân dân huyện năm 2005, Thuận Châu

có 68.862 ha đất lâm nghiệp, trong đó:

+ Diện tích đất lâm nghiệp có rừng: 56.252 ha

3.2 Điều kiện tế - xã hội

Trang 16

Dân cư phân bố không đồng đều chủ yếu ở thị trấn, các trung tâm, cụmxã.

Phong tục tập quán của các đồng bào thiểu số vùng cao du canh du cư, đốtrừng làm nương rẫy, tác động mạnh đến rừng và đất rừng khu vực

3.2.2 Văn hoá xã hội

Là một huyện có nhiều dân tộc anh em sinh sống, nên Thuận Châu có sắcthái văn hoá khá phong phú Với những nét văn hoá đặc sắc của các dân tộc trênđịa bàn

Người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, có tập quán canh tác cònnhiều lạc hậu nên năng suất lao động chưa cao, đời sống nhân dân còn gặp nhiềukhó khăn Tuy vậy, đời sống tinh thần của người dân vẫn được coi trọng, hàngnăm nhân dân có tổ chức các buổi lễ của dân tộc mình cũng như các buổi lễ lớncủa đất nước như ngày Tết dương lịch, ngày Tết âm lịch , ngày 2/9 Tuy nhiêncòn một số phong tục tập quán của đồng bào dân tộc còn nhiều lạc hậu như: macha, cưới xin, cờ bạc, nghiện hút…

3.2.3.Giáo dục – y tế

Công tác quản lý giáo dục có nhiều tiến bộ, phổ cập giáo dục Tiểu học,xoá mù chữ, công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ sở cũng được củng cố vàgiữ vững

Công tác y tế đã được quan tâm và đầu tư phát triển, với việc xây dựngtrạm y tế xã và có các cơ sở tại các bản, ở một số bản đã xây dựng được trạm y

tế đạt tiêu chuẩn quốc gia để khám, chữa bệnh cho nhân dân Hàng năm các cán

bộ y tế phối hợp cùng với Uỷ ban nhân dân xã tổ chức các buổi khám và chămsóc sức khoẻ miễn phí cho người dân

Ngày đăng: 22/04/2015, 09:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w