4.1.1 Đặc điểm cơ bản của hộ điều tra
Hộ là đơn vị sản xuất quan trọng của xã hội, là nơi thể hiện rõ nhất vị trí vai trò của giới, đặc biệt là vai trò của phụ nữ. Ở đó họ vừa tiến hành sản xuất ra của cải vật chất vừa thực hiện chức năng tái sản xuất, duy trì nòi giống đảm bảo cuộc sống gia đình và phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong xã hội không phải hộ nào cũng giống hộ nào về điều kiện sản xuất, điều kiện sinh hoạt ...nó phụ thuộc vào yếu tố như tuổi của chủ hộ, trình độ, số lượng và các thành viên trong hộ. Để có được cái nhìn tổng quát về hộ chúng tôi tiến hành điều tra 60 hộ gia đình trong xã và kết quả thu được thể hiện trong bảng 4.1:
Bảng 4.1: Tình hình chung của các nhóm hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Loại hộ Hộ TN (n=17) Hộ NN+TTCN (n=13) Hộ NN+DV (n=11) Hộ NN+TTCN+DV (n=11) Hộ phi NN (n=8) 1. Chủ hộ là nam Người 17 12 11 11 8
2. BQ tuổi của chủ hộ Tuổi 48,5 43,5 44,5 45 41,5
3. Trình độ học vấn của chủ hộ
Cấp I Người 7 3 2 2 1
Cấp II Người 6 6 4 4 3
Cấp III Người 3 5 5 3 3
THCN-CĐ-ĐH Người 1 0 1 2 1
4. BQ nhân khẩu/ hộ Khẩu 5 5 4 3 3
Số LĐ nam LĐ 20 14 11 11 8
Số LĐ nữ LĐ 19 13 11 12 8
BQLĐ nữ/ hộ LĐ 1,12 1,00 1,00 1,09 1
BQLĐ/ hộ LĐ 2,29 2,08 2 2,09 2
Trong 60 hộ điều tra, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 17 hộ thuần nông phân bố đều ở 2 khu 35 hộ kiêm và 8 hộ phi nông nghiệp, các hộ phi nông nghiệp tập trung ở các khu vực gần chợ và đường lớn.
Trình độ văn hóa của chủ hộ có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế gia đình, thể hiện hết được khả năng sản xuất và phân bố nguồn lực đàu tư cho sản xuất, mức độ tiếp thu khoa học kỹ thuật và những thông tin trên thị trường. Hầu hết các hộ đều do nam giới làm chủ, trình độ học vấn của các chủ hộ tương đương nhưng trong các nhóm hộ điều tra thì nhóm hộ kiêm có trình độ học vấn nhỉnh hơn, ở đó có tới 3 chủ hộ có trình độ THCN – CĐ trong khi đó ở các hộ khác chỉ có 1, riêng đối với các hộ thuần nông thì chủ hộ có trình độ cấp I chiếm tỷ lệ cao nhất.
Nhân khẩu và lao động: là một xã dân số đông, lực lao động tương đối nhiều điều này được thể hiện rõ qua các hộ điều tra. Số khẩu trong các hộ là tương đối đông, bình quân số khẩu trên hộ là 4 khẩu. Số lao động trong các hộ tương đối đồng đều nhau, bình quân số lao động trong các hộ là 2 LĐ/ hộ, số LĐ nữ trong các hộ thuần nông chiếm tỷ lệ cao nhất.
Một điều chung ở các hộ thuần nông và và hộ phi là đều có chồng đi làm ăn xa, người vợ ở nhà đảm đương công việc sản xuất tạo thu nhập và thôn xóm, họ hàng. Mặc dù không làm chủ hộ nhưng họ phần nào đảm đương vai trò của người chủ hộ trong gia đình.
4.1.2 Đặc trưng chung của phụ nữ tại xã
Số lượng và chất lượng phụ nữ phán ánh năng lực của họ trong lao động sản xuất, trong đời sống xã hội. Năng lực của mỗi phụ nữ là khác nhau, do vậy mà mỗi phụ nữ có cách thức riêng để đóng góp cho gia đình và cho xã hội. Trong phạm vi báo cáo chúng tôi đi tổng hợp và phân tích năng lực của phụ nữ theo các nhóm hộ thuần nông, hộ kiêm và hộ phi nông nghiệp.
Trong các hộ điều tra số phụ nữ trong độ tuổi từ 18 – 55 chiếm một tỷ lệ cao, trên thực tế thì phụ nữ ở độ tuổi từ 18 – 35 là độ tuổi có sức khỏe tốt
nhất, điều kiện này thuận lợi cho hoạt động sản xuất của hộ. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho các cấp lãnh đạo quan tâm giáo dục, trang bị kiến thức, trình độ kiến thức cho đội ngũ lao động trẻ trong tương lai.
Hiện tại ở các hộ điều tra trình độ của phụ nữ đa phần là trình độ cấp II tập trung lớn nhất ở các hộ kiêm, trình độ có chuyên môn kỹ thuật tập trung vào các hộ phi nông nghiệp đặc biệt là các hộ làm chủ các cơ sở sản xuất các ngành nghề tiểu thủ, chiếm tới 11,5%. Trong tương lai số phụ nữ có trình độ chuyên môn sẽ tăng bởi hiện tại có rất nhiều sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường. Đây là một kết quả được coi khá thành công của công cuộc giáo dục tại xã.
Bảng 4.2: Thông tin chung về phụ nữ ở các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Hộ thuần
nông Hộ kiêm
Hộ phi nông nghiệp Tổng số phụ nữ
trong các hộ điều tra Người 51 105 16
1. Theo độ tuổi < 18 tuổi Người 20 47 4 18-55 tuổi Người 25 52 10 > 55 tuổi Người 6 6 2 2. Theo trình độ Cấp I Người 13 25 2 Cấp II Người 21 41 8 Cấp III Người 9 22 4 THCN-CĐ-ĐH Người 8 17 2
4.2 Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội tại Xã 4.2.1 Vai trò quản lý và tiếp cận nguồn lực, thông tin trong hộ 4.2.1 Vai trò quản lý và tiếp cận nguồn lực, thông tin trong hộ 4.2.1.1 Tiếp cận và quản lý nguồn lực của hộ
Trong sự biến đổi và hòa nhập vai trò hiện nay giữa nam và nữ, thực tế đã cho thấy phụ nữ chưa được tiếp cận, kiểm soát và quản lý các nguồn lực phát triển nhất là đối với tài sản, đất đai, vốn...sự bất bình đẳng ở đây không những không tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia tích cực hơn vào quá trình phát triển mà còn hạn chế sự phát triển kinh tế gia đình
Hiện nay, kinh tế hộ gia đình đã và đang đóng vai trò trọng yếu trong thành công của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế hộ luôn hướng vào chủ hộ - thường là nam. Quản lý nguồn lực trong gia đình lại thường là chủ hộ. Phụ nữ là người ở nhà đảm nhiệm các công việc trong gia đình, nhưng việc quản lý nguồn lực đều do người chồng hay chủ hộ đứng tên. Theo bảng 4.3 việc đứng tên các tài sản lớn (đứng tên đăng ký xe máy) thì vợ chiếm tỷ lệ rất thấp 4-5% đối với các hộ có chồng đi làm ngoài và hộ có chồng không đi làm ngoài. Trong khi đó tỷ lệ người chồng trong gia đình đó đứng tên lại rất cao trong các loại hộ đều trên 80%.
Như trước đây tại các địa phương người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất chủ yếu là do nam giới – những người chồng. Hiện tượng đó được lý giải là người chồng là chủ hộ, người vợ được đúng tên sổ đỏ là rất thấp. Tuy nhiên hiện nay đã có quy định mới sổ đỏ phải đứng tên cả vợ cả chồng, điều này cho thấy sự quan tâm hơn của nhà nước đối với người phụ nữ. Khi điều tra tại các hộ gia đình thì điều này đã được thể hiện rõ là tỷ lệ cả hai vợ chồng đứng tên sổ đỏ 88-90%. Trừ một só trường hợp đặc biệt đó là những phụ nữ đơn thân họ được đứng tên trên mảnh đất của mình.
Việc đứng tên đứng tên vay vốn hiện giờ đòi hỏi có tên cả hai vợ chồng. Nhưng vẫn còn một tỷ lệ khá lớn cho rằng chủ hộ đứng tên vay vốn. Việc
đứng tên vay vốn phải có tên cả hai vợ chồng gây khó khăn cho những hộ không có chồng ở nhà. Tuy vậy đối với các hộ gia đình này thì người vợ cũng chủ động đúng tên vay vốn để sản xuất khi chồng vắng nhà (18,69%) bên cạnh đó thì các hộ người chồng không đi làm ngoài thì vợ đứng tên vay vốn thấp hơn, bởi khi đó có sự thảo luận bàn bạc giữa hai vợ chồng trong gia đình. Trong việc tiếp cận và kiểm soát nguồn lực thì việc quản lý tài chính trong gia đình thì người vợ chiếm tỷ lên cao trong các hộ (82-93%). Từ xưa đến nay ông bà ta đã có câu “đàn ông là cái giỏ đàn bà là cái hom” người vợ thường là những người giữ tiền, quản lý chi tiêu các công việc trong gia đình, công việc lớn thì cần có sự bàn bạc của cả hai vợ chồng bởi người giữ tiền không đồng nghĩa với người có quyền quyết định chi tiêu các khoản tiền.
Bảng 4.3: Vai trò kiểm soát kinh tế, tài sản hộ gia đình
ĐVT:%
Chỉ tiêu
Mức độ làm ngoài của nam giới trong hộ
Thường xuyên đi làm ngoài Không thường xuyên đi làm ngoài Vợ Chồng cả 2 Người khác Vợ Chồng cả 2 Người khác Quản lý tài chính 93,02 0,00 6,98 0,00 82,35 5,88 11,77 0,00 Đứng tên sổ đỏ 2,33 6,97 90,69 0,00 5,88 5,88 88,24 0,00 Đứng tên đăng ký xe máy 4,66 83,69 0,00 11,65 5,88 82,35 0,00 11,77
Đưng tên vay vốn 18,69 16,36 64,95 0,00 11,77 29,41 58,82 0,00
4.2.1.2 Tiếp cận các nguồn thông tin.
Phụ nữ nông thôn Việt Nam hầu như tham gia vào mọi quá trình sản xuất nông nghiệp, trong gia đình và trong xã hội họ có một vị trí hết sức quan trọng thế nhưng so với nam giới thì phụ nữ lại là người có trình độ học vấn, trình độ hiểu biết xã hội cũng như hiểu biết về khoa học kỹ thuật thấp hơn.
Trong các hộ điều tra tiếp cận các nguồn lực ta thường thấy người chồng là chủ yếu, có những thông tin người tiếp cận nhiều hơn so với người vợ của mình. Đối với các hộ thuần nông người phụ nữ ít quan tâm tới những việc như đi đọc báo hay tìm hiểu các kênh hay những nguồn thông tin liên quan đến lĩnh vực sản xuất, phần lớn các thông tin này đều do người đàn ông được tìm hiểu nhiều, riêng về tập huấn phục vụ cho sản xuất thì phụ nữ (hay người vợ) lại tham gia nhiều hơn (bảng 4.4)
Trong các hộ có chồng đì làm xa thì việc đi họp để nghe về các thông tin về sản xuất do người vợ tham gia chiếm tỷ lệ cao 62,79%, việc tập huấn cũng chiếm một tỷ lệ cao 65,12%. Công việc tập huấn do người vợ tham gia nhiều hơn bởi họ là người trực tiếp tham gia sản xuất hơn nữa chồng của họ lại thường xuyên đi làm xa. Nhưng riêng chuyện đọc báo, sách, xem TV, nghe đài thì vợ lại chiếm tỷ lệ (34 - 37%) thấp hơn so với chồng của mình, phải chăng lý do của sự chênh lệch này là do người vợ không có thời gian để tiếp cận với nguồn thông tin đó, ban ngày họ làm việc vất vả tối mệt thường đi nghỉ sớm để chuẩn bị cho công viêc ngày hôm sau.
Khi đó việc tiếp cận thông tin của người vợ trong các hộ không có chồng đi làm xa thường xuyên thì chiếm một tỷ lệ thấp hơn, chị em quan niệm người chủ gia đình thì tham gia các công việc đó hơn là người vợ, bởi lý do đó mà tỷ lệ người vợ tham gia họp và tập huấn chỉ đạt tỷ lệ 23-29% trong khi đó người chồng đạt tỷ lệ cao hơn nhiều (70-76%). Đọc sách báo, nghe đài, xem ti vi để có thêm kiến thức thì đối với các hộ không có chồng đi làm xa có phần cao hơn, nhưng so với chồng thì đây vẫn là một tỷ lệ nhỏ. Người vợ phải chăng vẫn ngại tiếp cận với thông tin là do vẫn chịu ảnh hưởng
của quan niệm cũ và cũng một phần là phụ nữ dành quá nhiều thời gian cho các công việc trong gia đình và sản xuất. Khi được hỏi một người vợ nói:
Hộp 4.1: Việc tiếp cận thông tin
Các công việc họp hành đó thì ông ấy đi chứ tôi không tham gia, ông ấy ở nhà thì để cho ông ấy đi, có gì quan trọng thì về truyền đạt cho tôi, chỉ có công việc của hội phụ nữ thì tôi đi thôi”
-Nguyễn Thị Bảo- xóm 6 Hùng Tiến
Như vậy ngay cả chính bản thân người phụ nữ cũng ngại tiếp cận với các nguồn thông tin, càng khiến cho chị em ngày càng thiếu kiến thức sản xuất cũng như không có cơ hội để tự khẳng định mình. Tình trạng này gây khó khăn cho người phụ nữ trong phát triển kinh tế, không chỉ khó đáp ứng được đầy đủ các điều kiện tiếp cận nguồn lực mà còn khó khăn trong tiếp cận các nguồn thông tin
Bảng 4.4: Vai trò trong tiếp cận thông tin
ĐVT:%
Chỉ tiêu
Mức độ làm ngoài của nam giới trong hộ Thường xuyên
đi làm ngoài
Không thường xuyên đi làm ngoài
Vợ Chồng cả 2 Người
khác Vợ Chồng cả 2
Người khác Người thường xuyên
đi họp 62,79 37,21 0,00 0,00 23,53 76,47 0,00 0,00 Người tham dự tập huấn 65,12 34,88 0,00 0,00 29,41 70,59 0,00 0,00
Người thường nghe đài,
xem TV 37,20 62,80 0,00 0,00 29,41 70,59 0,00 0,00 Người thường
đọc sách báo 34,88 65,12 0,00 0,00 35,29 64.71 0,00 0,00
4.2.2 Phát triển kinh tế
Lực lượng lao động đi làm ngoài trong xã luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số lao động của xã. Đi làm ngoài thường xuyên chủ yếu là nam giới . Đối với nam giới trong xã đi làm xa đã gắn liền với họ, nam giới không đi học thì sẽ đi làm mộc hay đi làm nhôm kính, độ tuổi đi làm ngoài ở đây còn rất trẻ. Mặc dù trong xã có các xưởng mộc, nhôm kính nhưng quy mô nhỏ không đủ thu hút lực lượng lao động nam. Trong số lao động đi làm ngoài, số lao động nam đi làm ngoài thường xuyên chiếm trên 70% còn lại là lực lượng làm ngoài không thường xuyên. Trong khi đó, lao động nữ chủ yếu làm ở nhà. Bên cạnh đó ngoài việc tham gia nông nghiệp phụ nữ cũng tham gia làm các công việc tạo thêm thu nhập cho gia đình, họ tranh thủ lúc rảnh rỗi kiếm thêm, công việc làm thêm của người phụ nữ như các công việc thêu thùa, may mặc, buôn bán hay đôi khi có những phụ nữ đi làm các công việc vô cùng vất vả như làm phu hồ, thợ xây... mặc dù rất vất vả nhưng họ lại nhận được mức tiền công thấp hơn nam giới. Với lao động nam đi làm ngoài như vậy, trong tất cả các lĩnh vực như trong nông nghiệp và CN – TTCN và DV thì người phụ nữ có vai trò như thế nào?
4.2.2.1 Sản xuất nông nghiệp
a. Trồng trọt
Đối với mỗi vùng nông thôn thì nông nghiệp vẫn là ngành nghề chủ yếu thu hút đông đảo lực lượng lao động cả nam và nữ. Thế nhưng theo chị em phụ nữ ở đây thì sản xuất nông nghiệp chủ yếu là phụ nữ, đặc biệt là trong lĩnh vực trồng trọt. Lý do là trong mỗi gia đình nơi đây thì hầu như nhà nào cũng có nam giới đi làm xa, công việc đồng áng được giao hết cho người vợ ở nhà. Theo điều tra đối với các hộ thuần nông và hộ kiêm thì điều đó được thể hiện rõ. Các quyết định chính trong trồng trọt như giống cây trồng, mua các công cụ sản xuất, thuê lao động...chủ yếu do người vợ trong gia đình.
Xét theo tính chất nghề nghiệp của hộ (bảng 4.5): Trong việc quyết định giống cây trồng vợ là người ra quyết định chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so người chồng, riêng hộ thuần nông người vợ ra quyết định là cao nhất (hộ thuần nông: 76 – 88%; hộ NN + TTCN: 76 – 84%; hộ NN + DV: 72 – 81%; hộ NN + DV + TTCN: 72 – 81%). Công việc trồng trọt là công việc chính của các hộ thuần nông, tuy các hộ kiêm làm các nghề khác nhưng trồng trọt vẫn không thể thiếu, việc ra quyết định thường do người sản xuất chính đảm nhiệm khi đó kết quả sản xuất mới đạt tốt nhất.
Vai trò người vợ thể hiện rõ nhất trong ra quyết định mua vật tư sản