Sản xuất CN – TTCN và kinh doanh dịch vụ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội tại xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 66)

a. Sản xuất CN – TTCN

Giao Tiến là một địa phương đa ngành nghề ngoài nông nghiệp ra nơi đây còn phát triển rất nhiều ngành nghề khác, nổi bật ở xã đó là các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Trong những năm gần đây CN - TTCN đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế tại địa phương, ngoài các công ty cơ khí, các ngành nghề như nhôm kính, mộc là các nghề thu hút chủ yếu là nam, nhưng thu hút nhiều lao động nữ nhất vẫn là các cơ sở may CN, mây tre đan và thêu màu. Các cơ sở này không chỉ tạo công ăn việc làm cho nhiều phụ nữ trong xã mà còn tăng thêm thu nhập cho gia đình họ, đặc biệt là các lao động nữ. Các ngành nghề đã thu hút một lực lượng lao động lớn trong xã, đồng thời cũng là điều kiện cho chị em phụ nữ khẳng định vị trí và vai trò của mình trong xã hội. Hiện tại xã có rất nhiều các cơ sở thêu màu xuất khẩu, mây tre đan, và đã có tới 5 cơ sở may công nghiệp tạo ra một nguồn thu nhập lớn cho xã. Trong các công việc đan nát, may, thêu thì người phụ nữ có thể tham gia sản xuất tại cơ sở hoặc có thể đem về nhà làm tạo thêm thu nhập trong lúc nông nhàn. Trong các ngành nghề TTCN không những khai thác được nguồn lao động dư thừa của nông nghiệp mà còn tận dụng được cả những lao động trẻ em và người cao tuổi.

Các ngành nghề TTCN ở đây có hai kiểu: các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các hộ gia đình

Trong các cơ sở sản xuất kinh doanh tại xã:

Chủ các cơ sở ở đây là những người có lượng vốn và quy mô làm ăn lớn, quản lý nhiều lao động, họ là người trực tiếp ký kết các hợp đồng với các công ty xuất nhập khẩu, sau đó họ thuê những người dân địa phương làm. Những người làm chủ này đứng tên kinh doanh thường là người chồng nhưng quản lý điều hành lại là người vợ. Các ông chồng chủ yếu làm nhiệm vụ giao

dịch và ký kết hợp đồng. Khi điều tra ở các cơ sở thì quyết định các công việc được thể hiện qua bảng 4.13:

Bảng 4.13: Các quyết định trong sản xuất TTCN của các chủ cơ sở

ĐVT: %

Quyết định các công việc Vợ Chồng Cả 2

Phương hướng phát triển kinh doanh 25 50 25

Mặt hàng sản xuất 25 25 50

Quy mô 20 55 25

Vốn và số lượng vay 25 50 25

Thị trường tiêu thụ 50 50 0

Số nhân công trong cơ sở 50 25 25

Địa điểm sản xuất 25 25 50

Quan hệ với đối tác 30 50 20

Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra

Như vậy ta thấy người chồng luôn là người đứng ra ngoại giao quyết định các vấn đề chủ chốt, còn người vợ là người chịu trách nhiệm về những khâu liên quan đến kỹ thuật, hay việc quản lý nhân sự tại cơ sở và là người trực tiếp quản lý xuất nhập và thu chi. Rõ ràng ta thấy người vợ đóng vai trò điều hành trong cơ sở, đồng thời cũng là chủ cơ sở đó mặc dù họ không được đứng tên kinh doanh.

Chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh chủ yếu là nam giới nhưng đồng thời có các chủ cơ sở là phụ nữ. Bằng chính năng lực của mình cùng với sự giúp đỡ của gia đình có rất nhiều người phụ nữ mạnh dạn đi tìm kiếm những công việc mới ngoài nông nghiệp để tạo được công viêc lúc nhàn rỗi sau những vụ mùa, đồng thời khẳng định vị trí vai trò của mình trong xã hội. Tuy nhiên họ vẫn có những khó khăn hạn chế trong việc phát triển kinh doanh rộng rãi, khó khăn của họ là các vấn đề liên quan đến vai trò, chức năng của người phụ nữ trong gia đình, trình độ học vấn và trở ngại liên quan đến vốn.

Câu chuyện 1: Người tạo việc làm cho chị em

Cơ sở thêu màu đầu tiên tại xã được ra đời từ năm 1986 đã thu hút được một lực lượng lao đông nữ thời kỳ đó. Lao động dư thừa luôn là vấn đề đau đầu của các nhà lãnh đạo, họ luôn phải nghĩ làm thế nào để tạo được việc làm cho những người lao động đó, trong số lao động dư thừa đó chủ yếu là chị em phụ nữ.

Nắm được tình hình trong xã nhu cầu việc làm đối với chị em là rất cần thiết, bà Doãn Thị Phượng một người phụ nữ năng động, đầy tự tin dám chịu trách nhiệm đã tìm được việc làm cho chị em lúc bấy giờ đó là việc thành lập cơ sở thêu ren. Để thành lập được cơ sở bà nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của chính quyền xã đặc biệt là hội phụ nữ. Lúc đầu bà được HPN giúp vay vốn để thành lập cơ sở, sau đó là mở rộng cơ sở đồng thời giúp mở các lớp để dạy nghề cho chị em phụ nữ trong xã. Không chỉ giúp đỡ về mặt vốn mà hội còn cử bà đi học các lớp kinh doanh và kế toán được hội phụ nữ tỉnh tổ chức để nâng cao năng lực quản lý kinh doanh.

Nghe bà kể lúc đầu thành lập cơ sở gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt vấn đề vốn vẫn là vấn đề khó khăn nhất “vay vốn để mở cơ sở thêu ren nhưng lại nói là vay vốn để chăn nuôi lợn thịt” về sau với sự giúp đỡ của hội phụ nữ nên bà được vay vốn NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn với lãi suất thấp cơ sở của bà dần vào đi vào hoạt động ổn định.. Bên cạnh khó khăn về vốn vấn đề bà lo lắng nữa đó là thị trường tiêu thụ sản phẩm bà nói: “không có thị trường tiêu thụ có muốn mở rộng kinh doanh cũng khó, bởi nếu làm nhiều mà không có nơi tiêu thụ thì cũng vô ích”. Bởi vậy tìm thị trường tiêu thụ luôn là vấn đề khó khăn, với kinh nghiệm và sự năng động của mình giờ đây thị trường tiêu thụ của bà không chỉ có Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí

Minh mà còn được mở rộng hơn nữa. Một vấn đề khó khăn nữa đó là sự cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường. Gặp khó khăn nhưng sản phẩm làm ra tại cơ sở bà vẫn được tạo được chỗ đứng trên thị trường.

Không chỉ dạy và tạo việc làm trong xã mà bà còn được trung tâm phục hồi nhân phẩm ở Thanh Hóa mời về dạy cho chị em phụ nữ ở trung tâm đó. Sản phẩn thêu màu của cơ sở ngày thu hút được nhiều lao động hơn, tạo được việc làm ổn định cho nhiều chị em hơn.

Không chỉ có các cơ sở thêu màu thu hút được nhiều lao động, các cở sở may công nghiệp cũng thu hút được một lực lượng lao động nữ khá lớn. Tạo thu nhập mỗi tháng hàng triệu đồng/tháng cho chị em khi lúc nhàn rỗi.

Câu chuyện 2: Sự kết hợp của một người làm máy in với một cô thợ may

Cơ sở may Dũng Huyền được thành lập năm 1993 do anh chị Dũng và Huyền thành lập. Với nghề in anh Dũng có những mối quan hệ rất mật thiết với các trường học cùng với sự nhạy bén của mình anh Dũng đã tìm hiểu và thấy may đồng phục học sinh là một nhu cầu của mỗi trường học. Anh nói: “Thành phố có đồng phục học sinh tại sao ở các vùng nông thôn lại không có đồng phục dành cho học sinh” chính vì lý do này anh đã cùng bàn bạc với người vợ của mình làm thợ may thành lập cơ sở may đồng phục học sinh.

Lúc mới thành lập anh chị gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề vốn, bởi vốn tự có của anh chị là rất ít, anh chị phải đi vay mượn của người thân và ngân hàng thương binh và xã hội. Mới đi vào hoạt động thị trường của anh chị rất hạn hẹp chỉ có các trường học trong xã, lúc đầu anh chị chỉ may mũ cho học sinh, sau đó nhu cầu may quần áo nhiều hơn, thị trường của anh chị được mở rộng các huyện lân cận sau đó là các tỉnh khác như Lạng Sơn, Hải

Phòng, Lào Cai. Cơ sở của anh chị thu hút khoảng 50 nhân công , một lực lượng khác có máy may thì nhận hàng về làm, mỗi tháng đều việc thì thu nhập của mỗi máy là 1- 1.2 triệu. Còn lúc ít việc thu nhập của mỗi máy là 500-600 nghìn/tháng, thâm trí có những lúc chỉ có 200-300 nghìn.

Khi đi vào hoạt động anh chị được sự giúp đỡ rất nhiều của hội phụ nữ xã, huyện và tỉnh. Phụ nữ tỉnh lúc đầu đã tài trợ 25 máy may tạo những điều kiện thuận lợi nhất để cơ sở may phát triển, sau này chị Huyền còn được đi học thêm các lớp kinh doanh, kế toán để nâng cao kiến thức và sự hiểu biết. Chị Huyền không những giúp chồng quản lý nhân công, đào tạo hướng dẫn chị em khác làm mà các công việc gia đình vẫn được chị hoàn thành xuất sắc, công việc nhà đó không chỉ có chị làm mà còn được sự giúp đỡ của chồng. Chị nói “công việc trong gia đình bọn mình cùng nhau làm, lúc vợ bận thì chồng làm và ngược lại”, các công việc thôn xóm anh chị tham gia rất nhiệt tình.

Như vậy ta thấy được khó khăn gặp phải của các chủ cơ sở sản xuất đó chính là vấn đề về vốn và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để làm được điều đó thì họ đều phải là những người năng động sáng tạo chịu khó tìm tòi như vậy mới có thể thành công đồng thời cũng khẳng định được chính mình. Bên cạnh sự thành công đó họ còn nhận được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương đặc biệt là những người thân của họ.

Từ các cơ sở ta thấy để người phụ nữ phát huy được vai trò của mình thì sự thông cảm chia sẻ của người chồng, gia đình và cộng đồng là rất quan trọng, từ đó người vợ mới có thời gian, cơ hội để học hỏi và tự khẳng định mình. Ngoài các công việc người phụ nữ đó vẫn đảm nhiệm các công việc của

gia đình, của thôn xóm. Họ được sự quan tâm giúp đỡ của chồng nhiều hơn, tuy vậy họ vẫn họ vẫn phải chịu nhiều vất vả

Trong các hộ gia đình:

Các ngành nghề TTCN ở xã Giao Tiến chủ yếu là đan lát, thêu, may, nghề mộc, nhôm kính và các nghề làm bún, bánh. Trong các hộ kiêm NN+TTCN thì tập trung làm thêm đan lát, thêu, may ngoài nông nghiệp lúc nông nhàn.

Đan lát: là một nghề tiểu thủ đòi hỏi sự khéo léo, tỷ mẩn, kiên trì. Chính vì vậy mà công việc này hầu hết là do người phụ nữ làm. Việc làm mây tre đan cụ thể là: đan tấm cót, giỏ, lẵng hoa…các công việc này mất khá nhiều thời gian và đồi hỏi sự khéo léo cao. Trong các hộ gia đình người vợ là những người vừa ra quyết định vừa là người trực tiếp sản xuất chính. Qua điều tra ta thấy trong các hộ kiêm đó người vợ ra quyết định là hoàn toàn, tỷ lệ người vợ trực tiếp sản xuất chính chiếm tới 90,91% còn lại là 9,09% do mẹ và con cái tham gia, thu nhập của họ kiếm thêm mỗi tháng 0,8 – 1,2 triệu/ tháng.

Nghề thêu ren là một nghề thủ công đòi hỏi sự khéo léo tỷ mỷ và sáng mắt, mất nhiều thời gian song tiền công cũng không cao, một tấm thêu được khoảng 90 nghìn trong khi đó phải mất 4 ngày để hoàn thành tấm thêu nếu làm một mình còn nếu có sự giúp đỡ của con cái thì khoảng 3 ngày. Một người phụ nữ cho biết:

Hộp 4.4: Người làm thêu ren

“Ngoài làm ruộng ra, tôi chỉ biết ngồi vào cái khung thêu mà thôi, tiền kiếm được chẳng là bao, mấy mẹ con cùng làm chỉ kiếm thêm được ít tiền mua rau cỏ thôi.”

Trong các hộ kiêm NN+TTCN+DV họ làm thêm các nghề như mộc, làm bún, bánh, cùng với các dịch vụ kèm theo. Trong các nghề làm bánh và bún thì đòi hỏi sự khéo léo và cần có thêm sức khỏe.

Nghề mộc: Đây là nghề đòi hỏi có sức khỏe, chính vì vậy nà nghề mộc thu hút lao động nam tham gia hay nói cách khác là các ông chồng trong gia đình. Đối với xưởng mộc sản xuất tại nhà, không thể phủ nhận được vai trò của người phụ nữ trong đó, người vợ thường giúp chồng làm những công việc như: đánh giấy ráp, đánh vecni… Các xưởng sản xuất lớn hơn thì phải thuê thêm lao động, ngoài làm những công việc phụ người vợ còn cùng chồng quản lý và các công việc tại xưởng như quản lý tiền, lao động (có tới 45%) ý kiến cho rằng người phụ nữ cùng chồng tham gia sản xuất, nhưng các công việc lớn đều do chồng thực hiện như quan hệ với đối tác, tìm thị trường tiêu thụ. Và người vợ vừa thực hiện công việc đồng ruộng và đồng thời cùng chồng quản lý công việc.Các cửa hàng nhôm kính cũng tương tự như vậy.

Các ngành nghề như làm bánh bún đều là những nghề truyền thống của gia đình, truyền hết từ thế hệ này sang thế hệ khác và những công việc làm bánh (nổ bột, ép bột) thì có sự giúp đỡ của chồng và con - đối với những hộ chồng ở nhà. Các công việc tráng, ép bún và bán sẩn phẩm đều do người vợ thực hiện. Trong các hộ NN+TTCN+DV có 76% ý kiến là phụ nữ đảm nhiệm các khâu trong công việc đó. Tuy vậy các công việc đồng áng họ vẫn là người tham gia chính cùng với thuê thêm lao động.

Tóm lại: Trong xu hướng phát triển của nền kinh tế những người phụ nữ nông thôn cũng đang có gắng hòa nhập chung vào sự phát triển của đất nước. Họ không chỉ biết làm những công việc sản xuất nông nghiệp mà người phụ nữ đã tìm đến các công việc khác như TTCN (các cơ sở sản xuất kinh

doanh thêu, may, đan lát…) để taọ thêm thu nhập và khẳng định vị trí và vai trò của mình. Bên cạnh đó đối với các hộ sản xuất tại gia đình mà người chồng đứng lên kinh doanh thì người vợ cũng cùng chồng quán xuyến công việc, tạo thêm thu nhập góp phần phát triển kinh tế của gia đình nói riêng và của cả xã nói chung.

b. Kinh doanh dịch vụ

Giao Tiến có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh dịch vụ. Kinh doanh dịch vụ tại xã rất phong phú và đa dạng, kinh doanh thương mại trên địa bàn xã chủ yếu là kinh doanh các mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống (hàng tiêu dùng, hàng điện dân dụng...) và những dịch vụ tư liệu sản xuất trong nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...) các hoạt động dịch vụ này thường nằm rải rác các thôn xóm nhưng tập trung chủ yếu ở các khu chợ trong xã, các khu chợ tập trung nhiều nhà buôn bán với quy mô lớn. Bên cạnh đó có những hộ kiêm vừa làm nông nghiệp vừa buôn bán với quy mô nhỏ (bán lẻ ở trong thôn hay buôn bán ở chợ) đây là những hộ kiêm gần khu vực chợ. Buôn bán dịch vụ thu hút một lực lượng lao động khá lớn của xã, trong đó lực lượng lao động nữ là chủ yếu. Đối với những hộ chuyên làm kinh doanh thì hầu hết đều có chồng ở nhà cùng buôn bán, hộ kiêm thì chồng không thường xuyên ở nhà mà đi làm xa, tất cả đều được thể hiện qua (bảng 4.14)

Trong lĩnh vực kinh doanh phần lớn vẫn là chị em phụ nữ tham gia đặc biệt là các hộ kiêm. Những công việc quản lý thu chi, trực tiếp bán hàng đều là những công việc nhẹ nhàng tỷ mẩn tốn nhiều thời gian nó đòi hỏi sự tinh tế trong cách quản lý và đối xử với khách hàng, điều này được thể hiện rất rõ qua các hộ

Bảng 4.14: Người ra quyết định và thực hiện các khâu trong kinh doanh DV ĐVT:% Chỉ tiêu Nhóm hộ Chuyên KDDV NN + DV NN + TTCN + DV Vợ Chồng Cả 2 người khác Vợ Chồng Cả 2 người khác Vợ Chồng Cả 2 người khác 1. Người ra quyết định

Hướng kinh doanh 25 50 25 0 63,64 27,27 9,09 0 63,64 27,27 9,09 0

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội tại xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)