Sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội tại xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 49)

a. Trồng trọt

Đối với mỗi vùng nông thôn thì nông nghiệp vẫn là ngành nghề chủ yếu thu hút đông đảo lực lượng lao động cả nam và nữ. Thế nhưng theo chị em phụ nữ ở đây thì sản xuất nông nghiệp chủ yếu là phụ nữ, đặc biệt là trong lĩnh vực trồng trọt. Lý do là trong mỗi gia đình nơi đây thì hầu như nhà nào cũng có nam giới đi làm xa, công việc đồng áng được giao hết cho người vợ ở nhà. Theo điều tra đối với các hộ thuần nông và hộ kiêm thì điều đó được thể hiện rõ. Các quyết định chính trong trồng trọt như giống cây trồng, mua các công cụ sản xuất, thuê lao động...chủ yếu do người vợ trong gia đình.

Xét theo tính chất nghề nghiệp của hộ (bảng 4.5): Trong việc quyết định giống cây trồng vợ là người ra quyết định chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so người chồng, riêng hộ thuần nông người vợ ra quyết định là cao nhất (hộ thuần nông: 76 – 88%; hộ NN + TTCN: 76 – 84%; hộ NN + DV: 72 – 81%; hộ NN + DV + TTCN: 72 – 81%). Công việc trồng trọt là công việc chính của các hộ thuần nông, tuy các hộ kiêm làm các nghề khác nhưng trồng trọt vẫn không thể thiếu, việc ra quyết định thường do người sản xuất chính đảm nhiệm khi đó kết quả sản xuất mới đạt tốt nhất.

Vai trò người vợ thể hiện rõ nhất trong ra quyết định mua vật tư sản xuất chiếm tỷ lệ trên 88%. Trong khi đó cùng với quyết định này người chồng chiếm tỷ lệ rất thấp, thấp nhất là hộ thuần nông hơn 5%, cao nhất là hộ kiêm NN + DV + TTCN là 9-18%. Đối với các hộ kiêm người chồng tham gia trong lĩnh trồng trọt là nhiều hơn so với hộ thuần nông, họ ở nhà cùng vợ sản xuất, nhưng công việc chủ yếu của họ không phải là trồng trọt nên vấn đề ra quyết định của họ cũng không cao.

Trong quyết định bán sản phẩm thì cần có sự bàn bạc của hai vợ chồng, điều đó được thể hiện qua các ý kiến. Hộ thuần nông có 23,52% ý kiến quyết định bán sản phẩm do cả hai vợ chồng, trong các hộ kiêm thì tỷ lệ này cũng cao 18-27% vậy khi tham gia sản xuất thì họ ra quyết định nhiều hơn. Tuy nhiên nhìn chung người vợ vẫn là người ra quyết định chiếm tỷ lệ cao hơn so với chồng trong gia đình.

Trong mỗi gia đình tham gia sản xuất chính vẫn là những người phụ nữ, trong khi đó ở các địa phương khác tham gia tronglĩnh vực trồng trọt đặc biệt là các công việc đồng áng có sự tham gia của hai vợ chồng. Tuy nhiên ở đây người chồng ít tham gia sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu đi làm xa, các quyết định trong trồng trọt là do người vợ quyết định trừ một số gia đình một số gia đình người chồng ở nhà. Khi được hỏi một người chồng cho rằng:

Hộp 4.2: Công việc đó do vợ làm

“Tôi đi làm xa quanh năm, một năm chỉ về có một hoặc hai lần những lúc nhà có việc hay tết mới về nên tất cả các công việc liên quan đến trồng cấy của gia đình đều do vợ tôi quyết định, tôi có làm đâu mà quyết định”

Ông Vũ Văn Oanh – Xóm 3 Quyết Thắng

Trong 60 hộ điều tra có tới 43 hộ có nam giới (chồng và con trai) đi làm ngoài thường xuyên và 17 hộ có nam giới không thường xuyên đi làm xa, trong 17 hộ này thì chỉ có 9 hộ tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp, 8 hộ còn lại tham gia trong lĩnh vực phi nông nghiệp (chuyên KD-DV). Trong 43 hộ có nam giới đi làm xa thì số lượng này tập trung chủ yếu ở các hộ thuần nông và hộ kiêm.

Xét theo mức độ làm ngoài của nam giới : Ta thấy được sự chênh lệch rất lớn đối với ra quyết định trong các hộ gia đình. Ở các hộ có chồng thường xuyên đi làm xa thì hầu hết đều do người vợ. Các quyết định từ giống cây trồng, mua vật tư công cụ sản xuất, thuê lao động, bán sản phẩm người vợ ra quyết định đều chiếm trên 90%. (bảng 4.6)

Cùng một quyết định đối với các hộ gia đình có chồng không thường xuyên đi làm ngoài thì người vợ và người chồng ra quyết định là ngang nhau, bởi ở đây có sự chia sẻ công việc giữa người vợ và người chồng trong gia đình, như bán sản phẩm phải có sự bàn bạc của cả hai vợ chồng, có tới 55,56% cả hai vợ chồng cùng ra quyết định. Tuy nhiên mua vật tư sản xuất trong hộ có chồng không thường xuyên đi làm ngoài thì người vợ vẫn quyết định cao hơn phải chăng việc đó phù hợp với người vợ hơn.

Như vậy chúng ta thấy được vai trò quyết định của người vợ trong sản xuất trồng trọt ở các hộ gia đình là rất quan trọng, hộ có chồng đi làm thường xuyên thì vai trò của người vợ được thể hiện rõ hơn. Trong các hộ có chồng ở nhà thì các công việc, người vợ được sự chia sẻ từ chồng, cùng chồng bàn bạc ra quyết định. Cần phải có sự chia sẻ từ người chồng trong trồng trọt khí đó kinh tế gia đình mới đạt kết quả cao nhất.

.

Bảng 4.5: Người ra quyết định trong trồng trọt Phân theo tính chất nghề nghiệp của hộ

ĐVT:% Chỉ tiêu Nhóm hộ Thuần nông NN + TTCN NN + DV NN + TTCN + DV Vợ Chồng Cả 2 người khác Vợ Chồng Cả 2 người khác Vợ Chồn g Cả 2 người khác Vợ Chồn g Cả 2 người khác giống cây trồng 82,36 5,88 11,76 0,00 84,62 7,69 7,69 0,00 81,82 9,09 9,09 0,00 72,73 9,09 18,18 0,00 Mua vật tư sản xuất (phân bón, thuốc BVTV) 88,24 5,88 5,88 0,00 84,62 7,69 7,69 0,00 81,82 9,09 9,09 0,00 81,82 9,09 9,09 0,00 Thuê lao động, phương tiện 82,36 5,88 11,76 0,00 76,93 7,69 15,38 0,00 72,73 18,18 9,09 0,00 72,73 9,09 18,18 0,00 bán sản phẩm 70.6 5,88 23,52 0,00 69,24 7,69 23,07 0,00 72,73 9,09 18,18 0,00 63,64 9,09 27,27 0,00

Bảng 4.6: Người ra quyết định trong trồng trọt Phân theo mức độ làm ngoài của nam giới

ĐVT:%

Chỉ tiêu

Mức độ làm ngoài của nam giới trong hộ

Thường xuyên đi làm ngoài Không thường xuyên đi làm ngoài

Vợ Chồng cả 2 Người

khác Vợ Chồng cả 2

Người khác

Giống cây trồng 90,70 0,00 9,30 0,00 33,33 33,33 33,34 0,00

Mua vật tư sản xuất (phân bón, thuốc BVTV) 97,67 0,00 2,33 0,00 44,44 22,23 33,33 0,00

Mua công cụ sản xuất 95,35 0,00 4,65 0,00 33,33 33,33 33,34 0,00

Thuê lao động 93,02 0,00 6,89 0,00 33,33 22,23 44,44 0,00

Bán sản phẩm 90,7 0,00 9,30 0,00 22,22 22,22 55,56 0,00

Không chỉ việc ra quyết định trong trồng trọt mà các khâu thực hiện trong trồng trọt thì người vợ cũng là người thực hiện chủ yếu.

Nếu xét theo tính chất nghề nghiệp của hộ: Việc thực hiện các khâu trong trồng trọt như sau (hộ thuần nông: 76– 94%; hộ NN + TTCN: 61– 92%; hộ NN + DV: 63– 90%; hộ NN + TTCN + DV: 63– 90 %). Trong việc thực hiện các khâu người phụ nữ làm chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là các hộ thuần nông. (bảng4.7)

Người chồng ít tham gia các công việc gieo cấy, bán sản phẩm. Từ trước đến nay các công việc đó thường do người phụ nữ đảm nhiệm. Có 63- 76% ý kiến cho rằng người vợ thực hiện gieo cấy trong các hộ, cao nhất là hộ thuần nông. Hộ kiêm thì công việc này phần nào được chia sẻ bởi các thành viên trong gia đình như con cái (7-18%), tỷ lệ người chồng tham gia có phần cao hơn, trong các hộ kiêm đó thì hộ NN + DV có tỷ lệ nam giới tham gia là cao nhất (0 – 9,09%) tuy nhiên vẫn thấp.

Trong làm ruộng một số khâu nặng nhọc chủ yếu được thuê dịch vụ cày bừa. Làm đất yêu cầu cần có sức khỏe thì sự tham gia của người chồng tăng nhưng không đáng kể, tham gia nhiều nhất vẫn là các hộ kiêm. Người vợ tham gia làm vẫn là chính trong các khâu còn lại của cày bừa chiếm từ 63- 76% trong các hộ. Ngoài ra người mẹ được sự giúp đỡ của con cái, và có những gia đình làm với quy mô lớn thì thuê lao động làm cùng.

Tưới tiêu hiện nay không chỉ đòi hỏi sức khỏe mà còn sử dụng máy móc để làm thay vì thế người có thể giúp được người vợ nhiều hơn, máy móc thường được nam giới quan tâm và thành thạo hơn, nên các hộ gia đình người vợ được sự giúp đỡ của chồng nhiều hơn, ở các hộ đều có tỷ lệ là 11-18%. Tuy nhiên trồng trọt ở đây đều có quy mô nhỏ tát nước bằng thủ công là chủ yếu nên công việc này người vợ thực hiện chính.

Các công việc phun thuốc trừ sâu, thu hoạch, người vợ trong gia đình thực hiện vẫn chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt là các hộ thuần nông, người vợ làm chiếm tới 82,36% trong khi đó các hộ kiêm có vẻ thấp hơn do họ thuê người.

Bảng 4.7: Người thực hiện các khâu trong trồng trọt Phân theo tính chất nghề nghiệp của hộ

ĐVT:% Chỉ tiêu Nhóm hộ Thuần nông NN + TTCN NN + DV NN + TTCN + DV Vợ Chồng Cả 2 người khác Vợ Chồng Cả 2 người khác Vợ Chồng Cả 2 người khác Vợ Chồng Cả 2 người khác Làm đất 76,47 5,88 11,77 5,88 76,93 7,69 7,69 7,69 72,73 9,09 9,09 9,09 63,64 9,09 18,18 9,09 Gieo cấy 88,24 0 5,88 5,88 84,62 0,00 7,69 7,69 72,73 0,00 9,09 18,18 72,73 0,00 18,18 9,09 Bón phân, làm cỏ 82,36 0 11,76 5,88 77,02 0,00 15,38 7,69 72,73 0,00 9,09 18,18 72,73 0,00 9,09 18,08 Tưới tiêu 76,48 11,76 5,88 5,88 69,24 7,69 7,69 15,38 63,64 18,18 9,09 9,09 63,64 18,18 9,09 9,09 Phun thuốc trừ sâu 82,36 5,88 11,76 0,00 76,93 7,59 15,38 0,00 54,55 18,18 18,18 9,09 54,55 18,18 18,08 9,09 Thu hoạch 76,48 5,88 11,76 5,88 61,55 7,69 15,38 15,38 63,64 9,09 18,18 9,09 54,55 9,09 18,08 18,08 Bán sản phẩm 94,12 5,88 0,00 0,00 92,31 7,69 0,00 0,00 90,91 9,09 0,00 0,00 81,82 9,09 9,09 0,00

họ thuê thêm lao động, và có chồng cùng làm giảm bớt được phần nào vất vả. Tuy nhiên tỷ lệ đó không đảng kể chỉ chiếm 5-18%,còn do người vợ đảm nhiệm. Có 7-18% ý kiến cho rằng các công việc đó do cả hai vợ chồng cùng làm trong các hộ tuy đã cao nhưng so với công việc mà người phụ nữ làm thì không đáng kể.

Không giống như các hộ kiêm, người vợ trong các hộ thuần nông không chỉ làm mỗi công việc của gia đình mà họ còn làm thuê cho các gia đình khác để tạo thêm thu nhập, các công việc người vợ hay làm thuê đó là: cấy, làm cỏ, phun thuốc trừ sâu và thu hoạch. Khi được hỏi bà Phương cho rằng:

Hộp 4.3: Tranh thủ làm thêm

Khi bắt đầu vào mùa cấy hay gặt tôi làm cho nhà mình trước sau đó đi cấy, gặt thuê cho người ta kiếm thêm ít tiền, phải tranh thủ làm lúc đó mới kiếm được một ít, ngoài ra ai thuê tôi làm gì tôi cũng làm như cào cỏ, phun thuốc sâu tôi đều làm.

Bà Vũ Thị Phương – xóm 7 Quyết Thắng

Các công việc đồng áng của gia đình người phụ nữ tham gia chính, vậy mà họ còn tranh thủ để kiếm trang trải các công việc trong gia đình. Họ góp phần không nhỏ trong việc tạo thu nhập cho gia đình.

Như vậy ta thấy việc thực hiện các công việc trong trồng trọt, mặc dù có sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình và thuê lao động nhưng các người vợ thực hiện vẫn là chính. Và vẫn có sự chênh lệch giữa các hộ với nhau, nhất là các hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm dịch vụ. Qua phân tích ta còn thấy, người vợ trong gia đình đã góp phần quan trọng trong việc ra quyết định cũng như việc thực hiện các khâu trong trồng trọt, đảm bảo hầu hết các công việc đó đã gây ra sự vất vả cho người phụ nữ, nhưng họ đã đem lại nguồn thu nhập cho gia đình. Thu nhập trong lĩnh vực trồng trọt này chiếm tỷ lệ thấp nhưng nó đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm cho cả gia đình.

Nếu xét theo mức độ làm ngoài của nam giới : Người vợ thực hiện các công việc trong trồng trọt . Điều này thể hiện rõ qua bảng 4.8:

Trong hộ có chồng thường xuyên đi làm ngoài, không chỉ ra quyết định, các công việc trong trồng trọt cũng hầu như do người phụ nữ - người vợ đảm nhận . Chỉ có 0 – 4% ý kiến cho rằng những công việc như làm đất, gieo cấy, bón phân làm cỏ, tưới tiêu, phun thuốc trừ sâu, thu hoạch, bán sản phẩm là do chồng thực hiện trừ công việc phải thuê dịch vụ (cày, bừa). Trong khi đó thì người phụ nữ đảm nhiệm công việc trên chiếm tới 81- 95%. Điều này một lần nữa cho thấy được vai trò to lớn của người phụ nữ trong lĩnh vực trồng trọt.

Trong các công việc phun thuốc trừ sâu và bán sản phẩm người phụ nữ đảm nhiệm chiếm tỷ lệ cao nhất từ 90-95%. Công việc bán sản phẩm xưa nay đều do phụ nữ làm. Phun thuốc sâu người phụ nữ làm chiếm tỷ lệ cao hơn so với các công việc khác là do người chồng đi làm xa, con đi học không làm thay được và họ không am hiểu trong lĩnh vực đó, họ chỉ có thể giúp đỡ phần nào. Trên cánh đồng vào đợt sâu bệnh chỉ thấy toàn là phụ nữ và con của họ, phun cho gia đình mình, cũng có người đi phun thuê. Các công việc khác thì có sự giúp đỡ của con và chồng là nhiều hơn, vì chồng và con có thể tranh thủ làm thay được như làm cỏ hay tưới nước.

Hộ không có chồng đi làm ngoài thì chồng và vợ ra quyết định là ngang nhau cũng như việc thực hiện là ngang nhau. Tuy nhiên các công việc liên quan đến mua bán thì do vợ đảm nhiệm với tỷ lệ cao hơn, việc thực hiện bán sản phẩm là vợ: 55,56%; chồng: 11,11%. Các công việc gieo cấy, thu hoạch thì vợ vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với chồng, đối với gieo cấy (vợ: 44,44%; chồng: 22,22%). Nam giới có tỷ lệ cao hơn trong công việc làm đất, và tưới tiêu.

Bảng 4.8: Người thực hiện các khâu trong trồng trọt Phân theo mức độ làm ngoài của nam giới

ĐVT:%

Chỉ tiêu

Mức độ làm ngoài của nam giới trong hộ

Thường xuyên đi làm ngoài Không thường xuyên đi làm ngoài

Vợ Chồng cả 2 Người khác Vợ Chồng cả 2 Người khác Làm đất 86,04 2,33 6,98 4,65 22,22 44,44 22,22 11,11 Gieo cấy 88,37 0,00 4,65 6,98 44,44 22,22 22,22 11,11 Bón phân, làm cỏ 88,37 0,00 6,98 4,65 22,22 11,11 44,44 11,11 Tưới tiêu 81,39 4,65 6,98 6,98 33,33 33,33 11,11 22,22

Phun thuốc trừ sâu 90,7 0,00 4,65 4,65 22,22 22,22 22,22 33,33

Thu hoạch 86,05 0,00 4,65 9,30 33,33 22,22 22,22 11,11

Bán sản phẩm 95,35 0,00 4,65 0,00 55,56 11,11 33,33 0,00

b. Chăn nuôi

Trong nông nghiệp chăn nuôi là ngành chiếm một tỷ trọng khá lớn ở mỗi vùng nông thôn, tuy nhiên xã Giao Tiến thì chăn nuôi chưa phát triển, nó chỉ đóng góp gần 30% giá trị sản xuất trong nông nghiệp. Chăn nuôi tại xã với những quy mô nhỏ có bởi lực lương tham gia trong ngành này đa số là chị em phụ nữ.

Qua bảng 4.9: Việc ra quyết định lựa chọn loại vật nuôi, quy mô nuôi và bán sản phẩm do người vợ quyết định với 70-76% ý kiến đánh giá trong hộ thuần nông. Cùng với các quyết định đó ở các hộ kiêm thì người vợ ra quyết định thấp hơn so với hộ thuần nông, có khoảng 54-76% ý kiến trong các hộ là các quyết định đó là do vợ. Quyết định chính đều thuộc về người vợ trong khi đó người chồng quyết định với 11-17% trong các hộ thuần nông và 15% trong hộ NN+TTCN, 18% trong hộ NN+DV và cao nhất là hộ kiêm NN+DV+TTCN là 18-27% ý kiến. bên cạnh đó tỷ lệ hai vợ chồng cùng ra quyết định cũng tương đối cao, các hộ đều có trên 11% ý kiến cho rằng cả hai vợ chồng cùng quyết định, cao nhất là có 18-27% ý kiến trong hộ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội tại xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)