ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội tại xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 26)

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1 1 Vị trí địa lý

Xã Giao Tiến nằm phía Tây nam huyện Giao Thuỷ, tiếp giáp với 6 xã, trong đó có 3 xã của huyện Xuân Trường. Tỉnh lộ 489 đi qua xã là trục giao thông quan trọng của huyện Giao Thuỷ thông thương với các huyện phía bắc và thành phố Nam Định.

Diện tích đất tự nhiên của xã là 858,02 ha, có 3 HTX sản xuất nông nghiệp và 28 xóm. Có các vị trí tiếp giáp với 3 xã trong huyện (Giao Tân, Giao Châu, Hoành Sơn) và 3 xã huyện Xuân Trường (Xuân Vinh, Thọ Nghiệp, Xuân Phú)

Vị trí địa lý tiếp giáp với nhiều xã như vậy rất thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi cùng các xã khác, đồng thời cũng là cơ hội cho việc phát triển kinh tế xã hội của xã.

3.1.1.2 Điều kiện thời tiết khí hậu

Xã Giao Tiến là đơn vị hành chính thuộc huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định, thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nên mang đặc trưng khí hậu vùng này. Là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt, tuy nhiên hiện nay do chịu tác động của biến đổi khí hậu khiến mùa xuân nắng nóng nhiều không có mưa phùn, bình quân không có rét theo tiết, điều này gây khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp như sâu bệnh phát sinh nhiều gây thiệt hại cho người nông dân. Tuy vậy nhìn chung xã Giao Tiến có khí hậu ôn hoà tạo điều kiện tốt cho cây trồng vật nuôi phát triển.

3.1.1.3 Tình hình sử dụng đất đai của xã

Đối với một vùng nông thôn nào thì đất đai cũng là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Xã Giao Tiến với diện tích đất tự nhiên rộng, là điều kiện tốt để phát triển nông nghiệp cũng như là cơ hội phát triển các ngành nghề khác như mở rộng các cơ sở sản xuất.

Qua bảng 3.1 ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã không hề thay đổi trong 3 năm vẫn giữ nguyên 858,02 ha.

Đất nông nghiệp của xã có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây. Năm 2007 diện tích đất nông nghiệp là 628,26 ha chiếm 73,22%. Sau đó đất nông nghiệp luôn có xu hướng giảm dần, năm 2008 còn 623,86 ha chiếm 72,71% tổng diện tích đất tự nhiên, năm 2009 đất nông nghiệp chỉ còn chiếm 72,44%. Như vậy ta thấy diện tích đất nông nghiệp giảm là phù hợp và đáp ứng được nhu cầu đang đặt ra, nguyên nhân của sự giảm này là do sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp. Những mảnh đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng chủ yếu là những mảnh đất nằm giáp đường quốc lộ tiện lợi cho sử dụng mở các cơ sở, các công ty TNHH. Bên cạnh đó là diện tích đất nuôi trồng thủy sản cũng tăng dần, mô hình trang trại nhỏ bắt đầu hình thành trong xã tuy nhiên không đáng kể.

Diện tích đất phi nông nghiệp ngày càng được mở rông, đất phi nông nghiệp luôn tăng, các công ty được thành lập, các cơ sở sản xuất ngày càng mở rộng quy mô sản xuất hơn nữa các cơ sở may CN ngày càng nhiều sử dụng một phần đất nông nghiệp. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp ngày càng được mở rộng, năm 2007 chỉ có 0,55 ha, nhưng năm 2008 là 3,05 ha nhưng đến năm 2009 đã là 4,25 ha. Điều này một lần nữa khẳng định chuyển đổi đất nông nghiệp là một xu thế đúng đắn hợp thời đại, hứa hẹn trong thời gian tới kết quả sản xuất kinh doanh của xã nói chung và của hộ nói riêng sẽ tăng cao góp phần phát triển kinh tế của xã ngày một tốt hơn.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Giao Tiến trong 3 năm

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh Số lượng (ha) CC (%) Số lượng (ha) CC (%) Số lượng (ha) CC (%) 08/07 09/08 BQ A. Tổng diện tích đất tự nhiên 858,02 100 858,02 100 858,02 100 100 100 100 I. Đất nông nghiệp 628,26 73,22 623,86 72,71 621,56 72,44 99,30 99,63 99,46 1. Đất sản xuất nông nghiệp 503,7 80,17 499,3 80,03 497 79,96 99,28 99,91 99,59 Đất trồng lúa 495,74 98,42 492,20 98,58 489,8 98,55 100,16 99,97 100,06 Đất trồng cây hàng năm khác 7,96 1,58 7,10 1,42 7,20 1,45 89,87 102,11 95,79 2. Đất trồng cây lâu năm 66,93 10,66 66,93 10,73 66,93 10,77 100,66 100,37 100,51 3. Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 57,63 9,17 57,63 9,24 57,63 9,27 100,76 100,32 100,54 II. Đất phi nông nghiệp 229,16 26,71 233,56 27,22 235,86 27,49 101,91 100,99 101,45 1 Đất ở 105,24 45,92 106,74 45,70 107,84 45,72 99,52 100,04 99,78 2. Đất chuyên dùng 104,63 45,66 107,13 45,87 108,33 45,93 100,45 100,13 100,29 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,13 0,12 0,13 0,12 0,13 0,12 100 100 100 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,55 0,53 3,05 2,84 4,25 3,92 535,85 138,02 271,95 Đất có mục đích công cộng 103,95 99,35 103,95 97,03 103,95 95,96 97,66 98,89 98,27 3. Đất tôn giáo tín ngưỡng 4,65 2,03 4,65 1,99 4,65 1,97 98,02 98,99 98,50 4. Đất nghĩa trang 7,35 3,21 7,75 3,32 7,75 3,29 103,43 99,09 101,24 5. Đất sông suối mặt nước chuyên dùng 7,29 3,18 7,29 3,12 7,29 3,09 98,11 99,04 98,57 III. Đất chưa sử dụng 0,6 0,07 0.6 0,07 0,6 0,07 100 100 100 B. Một số chỉ tiêu bình quân

BQ đất NN/hộ 0,129 0,125 0,123 96,89 98,4 97,64 BQ đất NN/lao động 0,073 0,072 0,071 98,63 98,61 98,62

Như vậy ta thấy tình hình đất đai ở xã ở biến đổi nhưng không đáng kể chủ yếu là sự biến đổi diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Xu hướng này là kết quả tất yếu của công cuộc chuyển đổi đất đai sang mục đích sử dụng có hiệu quả hơn. Đây là sự chuyển hướng phát triển chung của cả nước.

3.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội

3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động của xã

Dân số và lao động ở nông thôn là vấn đề nóng bỏng được toàn xã hội quan tâm. Không chỉ hơn 70% dân số sống ở nông thôn mà lao động cũng là một vấn đề hết sức quan trọng, lao động là yếu tố quyết định để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Lao động cũng được coi là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng quyết định đến hiệu quả cũng như kết quả sản xuất kinh doanh. Nước ta đang trên đà phát triển, lao động có trình độ là rất cần thiết. Ở nông thôn với lực lượng dân số đông là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của ngành công nghiệp là cơ hội phát triển TM-DV, đồng thời cũng là nơi cung cấp lao động cho toàn xã hội nhưng cùng với mặt tích cực của nó thì nó cũng kéo theo những tệ nạn xã hội, những bệnh tật và cả ô nhiễm môi trường…

Qua bảng 3.2 ta thấy:

Số nhân khẩu trong xã tăng dần theo từng năm, năm 2008 chỉ có 18414 khẩu nhưng năm 2009 đã có 18777 khẩu tăng 363 khẩu, trong đó nữ chiếm 49,54% tổng dân số trong cả xã năm 2008. Năm 2009 có 9378 nữ chiếm 49,94% dân số trong cả xã. Ta có thể thấy được, nữ giới chiếm 1/2 dân số trong cả xã tuy thấp hơn nam giới nhưng không đáng kể.

Trong giai đoạn cả nước thực hiện công nghiệp hóa thì các khẩu nông nghiệp giảm dần theo từng năm tuy nhiên ở nông thôn khẩu nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ lớn chiếm trên 60% trong các năm, nếu như năm 2007 khẩu

nông nghiệp chiếm 71,02% thì năm 2009 chỉ còn 68,55%. Trong khi đó các khẩu phi nông nghiệp đang tăng dần theo từng năm, năm 2007 chỉ có 5337 khẩu nhưng năm 2008 đã có 5718 khẩu, đến năm 2009 có 5905 khẩu tăng 568 khẩu. Như vậy một lần nữa ta thấy được sự hội nhập của xã và phù hợp với sự chuyển đổi đất nông nghiệp.

Nói về lao động, ở xã có một lực lượng dồi dào, tăng dần theo tốc độ tăng dân số của xã. Trong đó lao động nữ cũng chiếm gần một nửa lao động của cả xã. Song thực tế số lao động làm việc lại chiếm một tỷ lệ thấp hơn so với thực tế, lý do là do trong mỗi gia đình có rất nhiều người trong độ tuổi đi học tại các trường trung học dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, bên cạnh đó lại có những lao động ăn bám.

Số lao động của xã năm 2007 là 8590 lao động nhưng đến năm 2009 số lao động tăng lên 8700 LĐ. Trong đó lao động nữ năm 2007 là 4291 chiếm lao động chiếm 49,94% tổng số lao động trong cả xã. Năm 2009 số lao động nữ lại cao hơn số lao động nam là 5 lao động tức là có 4335 chiếm 50,06%. Lao động ngày một tăng cả nam và nữ giới, trong đó lao động là nữ chiếm một tỷ lệ đáng kể so với tổng số. Điều này cho thấy lực lượng lao động trong xã là khá dồi dào nhất là lao động nữ, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của xã cũng như của các hộ gia đình.

Ta biết chỉ tiêu bình quân quan trọng để đánh giá tiềm lực kinh tế của hộ là LĐ/hộ. Trong năm 2007 chỉ có 1,76 LĐ/ hộ, năm 2009 chỉ còn 1,73LĐ/ hộ. Trong đó lao động nữ trong hộ 0,88 LĐ/ hộ năm 2007, năm 2009 thì lao động nữ trên hộ là 0,86. Như vậy ta thấy sự tương quan lực lượng lao động trong hộ, điều này cho thấy sự tham gia sản xuất của cả hai giới là như nhau. Tuy nhiên ta thấy lực lượng tham gia trên mỗi hộ không cao, bởi do nhiều lý do như trong gia đình vẫn còn người ăn học, người già.

Bảng 3.2: Tình hình nhân khẩu – lao động của xã Giao Tiến trong 3 năm

Chỉ tiêu

ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh

SL CC

(%) SL

CC

(%) SL CC (%) 08/07 09/08 BQ

I. Tổng nhân khẩu người 18414 100 18624 100 18777 100 100 100 100

Nam người 9291 50,46 9330 50,10 9399 50,06 99,29 99,92 99,60

Nữ người 9123 49,54 9294 49,90 9378 49,94 100,72 100,08 100,4

Khẩu nông nghiệp khẩu 13077 71,02 12906 69,30 12872 68,55 97,58 98,92 98,25 Khẩu phi nông nghiệp khẩu 5337 28,98 5718 30,70 5905 31,45 105,93 102,44 104,17

II.Tổng số hộ trong xã hộ 4885 100 4986 100 5043 100 100 100 100

Hộ thuần nông hộ 3299 67,53 3341 67,00 3353 66,49 99,22 99,24 99,23

Hộ phi nông nghiệp hộ 1586 32,47 1645 33,00 1690 33,51 101,63 101,55 101,59

III. Tổng số lao dộng trong xã LĐ 8590 100 8654 100 8700 100 100 100 100

Lao động nam LĐ 4300 50,06 4340 50,15 4345 49,94 100,18 99,58 99,88

Lao động nữ LĐ 4291 49,94 4314 49,85 4355 50,06 99,82 100,42 100,12

IV. Một số chỉ tiêu bình quân

BQ khẩu/hộ khẩu 3,77 3,74 3,72 99,20 99,47 99,33

BQ LĐ / hộ LĐ 1,76 1,74 1,73 98,86 99,43 99,14

BQ LĐ nữ/ hộ LĐ 0,88 0.87 0,86 98,86 98,85 98,85

3.1.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của xã

Với vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã Giao Tiến lại là một trong những xã đi đầu trong sản xuất kinh doanh của huyện, vì vậy mà nhận được nhiều sự quan tâm của huyện đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề TTCN. Với sự quan tâm của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện, trong sản xuất nông nghiệp của xã ngày một ổn định hơn tuy nhiên vẫn có những rủi ro do dịch bệnh. Tuy nhiên trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp có khả năng chống chịu được sâu bệnh nên sản xuất nông nghiệp của xã vẫn đạt kết quả tốt.

Qua bảng 3.3 ta thấy nông nghiệp không phải là ngành mang lại giá trị cao nhất nhưng luôn chiếm 30% giá trị sản xuất của cả xã. Trong năm 2007 giá trị nông nghiệp đạt 45,299 tỷ nhưng đến năm 2009 nông nghiệp đạt 70,414 tỷ. Mặc dù đất nông nghiệp giảm nhưng do chuyển đổi cơ cấu cây trồng kỹ thuật thâm canh nên nông nghiệp vẫn đạt giá trị cao.

Không chỉ có nông nghiệp đạt giá trị cao các ngành nghề phi nông nghiệp cũng mang lại giá trị cao nhất trong các ngành nghề TTCN và DV. Trong năm 2007 đạt 47,05 tỷ trong KD-DV và đạt giá trị 75,88 tỷ năm 2009.

Trong TTCN là ngành đạt giá trị cao nhất, năm 2007 đạt 52,23 tỷ, năm 2009 đạt 81,23 tỷ như vậy ta thấy tất cả các ngành nghề đều tăng theo các năm.

Không chỉ giá trị các ngành nghề tăng mà thu nhập bình quân đầu người cũng tăng. Để đánh giá mức sống của người dân, ta dựa vào một số chỉ tiêu bình quân. Ở đây thu nhập bình quân đầu người trong các năm đều tăng. Trong năm 2007 thu nhập bình quân đầu người đạt 8,2 triệu năm 2008 đạt 11,5 triệu, cao nhất trong ba năm là năm 2009 là 12,5 triệu. Thu nhập bình quân đầu người tăng kéo theo thu nhập lao động trong năm cũng tăng, không những vậy thu nhập của hộ cũng tăng rất đều qua các năm. Thu nhập bình quân của hộ trên năm của năm 2007 là 30.91 triệu, trong năm 2009 TTCN

phát triển mạnh kéo theo thu nhập của hộ cũng tăng theo, năm 2009 thu nhập bình quân của hộ là 46,54 triệu.

Nhìn chung tình hình chung của hộ về mặt kinh tế là khá ổn định nhưng đặc thù xã có lao động nam đi làm xa thu nhập của họ đem lại cao nhưng gánh nặng công việc trong sản xuất nông nghiệp và gia đình lại đề nặng lên vai của người phụ nữ trong gia đình.

3.1.2.3 Tình hình cơ sở vật chất của xã

Cơ sở hạ tầng là một trong những nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế và phụ vụ đời sống nhân dâ, ý thức được tần quan trọng này nên chính quyền xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và sản xuất của nông dân.

Về y tế, giáo dục: Cả xã có một trường mẫu giáo, ba trường tiểu học, một trường trung học có sở. Đảm bảo 100% trẻ được đến trường. Hiện nay xã có một bưu điện khang trang sạch sẽ, một trạm y tế đầy đủ tiện nghi đảm bảo sức khoẻ cho người dân. Để tổ chức vui chơi xã có một sân vận động lớn tạo điều kiện cho thanh thiếu niên vui chơi và tham gia các hoạt động

Hệ thống điện lưới xuyên suốt cả xã phục vụ cho bà con sinh hoạt và sản xuất. Hệ thống thuỷ lợi được kiên cố, hiện nay trong toàn xã đã có một hệ thống kênh mương tốt phục vụ cho bà con có đủ nước để sản xuất. Bên cạnh đó xã còn phân rõ những mương tưới và mương tiêu để tránh những hậu quả khi có lũ lụt hoặc hạn hán xảy ra. Những đợt đào kênh mương phát động huy động được rất nhiều người dân tham gia, tất cả phục vụ cho sản xuất tôt nhất.

Hệ thống giao thông thuận tiện cho sản xuất và phát triển kinh tế. Hệ thống giao thông ngày càng được nâng cấp và mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho xã phát triển. Trong đó 100% số đường liên xã được giải nhựa và đường liên thôn được bê tông hóa. Ngoài ra trong xã còn có 2 chợ, một sáng một chiều tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trao đổi buôn bán. Đây cũng chính là nơi thu hút được đông đảo chị em tham gia buôn bán

Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Giao Tiến qua 3 năm

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%)

GT (tr đồng) CC (%) GT (tr đồng) CC (%) GT (tr đồng) CC (%) 08/07 09/08 BQ I. Tổng giá trị sán xuất 150.995 100 214.176 100 234.713 100 100 100 100 1. Nông nghiệp 45.299 30,00 64.253 30,00 70.414 30,00 100 100 100 Trồng trọt 28.990 63,99 38.560 60,02 42.410 60,23 93,79 100,35 97,01 Chăn nuôi 11.020 24,33 16.190 25,21 18.030 25,61 103,62 101,59 102,59 Thủy sản 5.289 11,68 9.500 14,77 9.970 14,16 126,46 95,87 110,10 2. KD - DV 47.050 31,16 68.579 32,02 75.880 32,33 102,76 100,97 101,86 3. CN - TTCN 52.230 34,59 74.850 34,95 81.230 34,61 98,20 99,03 98,61 4. Thu nhập khác 6.416 4,25 6.490 3,03 7.1890 3,06 71,29 100,99 84,85 II. Một số chỉ tiêu BQ TN BQ đầu người 8,2 11,5 12,5 140,24 108,69 123,46

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội tại xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)