3.2.2.1 Thông tin thứ cấp
Thu thập qua các báo cáo của xã qua các năm, phòng thống kê, hội phụ nữ Bảng 3.4: Nội dung cần thu thập thông tin
Loại số liệu Nguồn
Các thông tin về đặc điểm tự nhiên Thống kê xã Các thông tin về dân số lao động Thống kê xã Các thông tin về tình hình sử dụng đất đai của xã Địa chính xã
Thống kê về cơ sở hạ tầng Thống kê xã
Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh Báo cáo tổng kết năm Các báo cáo hoạt động của hội phụ nữ Hội phụ nữ
Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn Internet, báo, sách, các tạp chí khoa học
3.2.2.2 Thông tin sơ cấp
Thu thập thông tin sơ cấp thông qua tìm hiểu thực tế tại địa phương thông qua điều tra và phỏng vấn
* Thông qua điều tra: Gồm các nội dung sau:
Thông tin chung về hộ (Tên hộ, tuổi, trình độ học vấn, tôn giáo…) Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hộ (trong sản xuất,
trong công tác xã hội…)
Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội
* Thông qua phỏng vấn: Nhằm thu thập những thông tin chung liên quan đến phụ nữ và tình hình sản xuất, tham gia cộng đồng của họ và các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của họ và nguyện vọng của họ
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin
Các thông tin sau khi thu thập về được chúng tôi tiến hành tổng hợp, xử lý trên chương trình Excel trong Microsoft - Office như tính các chỉ tiêu số bình quân giản đơn, tốc độ phát triển qua các năm.
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin
* Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này dùng để mô tả thực
trạng điều kiện kinh tế xã hội tại xã đồng thời mô tả thực trạng tham gia sản xuất của các hộ phân theo tính chất ngành nghề và mức độ làm ngoài của nam giới tại xã đồng thời mô tả thực trạng tham gia công việc sản xuất tạo thu nhập, công việc gia đình và công tác xã hội của phụ nữ. Qua đó phản ánh được vai trò của phụ nữ tại xã Giao Tiến
* Phương pháp định tính
Sử dụng bộ công cụ PRA
+ Phóng vấn KIP: là phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin ở
những người nắm thông tin chủ chốt, thông tin chung, thông tin quan trọng mang tính chung nhất của vấn thực trạng vấn đề, những thuận lợi, khó khăn cũng như là những gợi ý chung nhất về những định hướng và giải pháp chủ yếu về vấn đề nghiên cứu.
Mục đích: Thu thập các thông tin chung liên quan đến những vấn đề về hoạt động sản xuất kinh doanh của chị em phụ nữ và các hoạt động mà phụ nữ tham gia những thuận lợi và khó khăn mà họ gặp phải. Những thông tin này thu thập từ 5 người gồm: chủ tịch hội phụ nữ, những cán bộ nữ và những người làm ăn giỏi trong sản xuất.
+ Câu chuyện đường đời: Là câu chuyện của cá nhân hay gia đình nghèo kể về những sự kiện quan trọng có ảnh hưởng đến đời sống của họ. Đó
là những câu chuyện về phụ nữ vượt khó làm giàu, kinh nghiệm của những chủ doanh nghiệp thành đạt, hay những câu chuyện của phụ nữ gặp khó khăn khi chồng đi làm xa….
Mục đích: Qua câu chuyện đường đời mà phân tích được vai trò của họ
trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đưa ra được các phương thức sản xuất tốt cho chị em phụ nữ học tập và rút kinh nghiệm cho họ trong quá trình sản xuất. Tìm ra được những khó khăn mà họ gặp phải từ đó tìm cách khắc phục và nâng cao vai trò của họ. Biết được những nguyên nhân khó khăn của họ cũng như thấu hiểu được tâm tư nguyện vọng của họ.
- Phân tích sơ đồ VEEN (tìm hiểu các bên liên quan ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ như: HPN, HND, UBND xã …)
Mục đích: Tìm hiểu được các mối quan hệ giữa các bên liên quan đến
vai trò của phụ nữ. Xác định đâu là tổ chức có vai trò quan trọng nhất đối với việc thể hiện vai trò của phụ nữ. Từ đó nâng cao vai trò của của người phụ nữ. Thúc đẩy họ tham gia các phòng trào cộng đồng tích cực hơn khẳng định được vị thế của mình trong xã hội.
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
* Chỉ tiêu thể hiện mức độ tiếp cận và quản lý nguồn lực. - Tỷ lệ phụ nữ đứng tên sổ đỏ, tài sản lớn, đứng tên vay vốn. - Tỷ lệ nữ giới quyết định trong việc mua bán tài sản lớn
- Tỷ lệ nữ giới tiếp cận thông tin phục vụ sản xuất (tham gia tập huấn, các lớp dạy nghề)
* Chỉ tiêu về vai trò của phụ nữ trong hoạt đông sản xuất
- Tỷ lệ phụ nữ ra quyết định và thực hiện trong sản xuất và kinh doanh - Số phụ nữ làm chủ các cơ sở sản xuất trong xã
- Tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế khác để tạo thu nhập - Thu nhập của LĐ nữ/hộ
Trong gia đình:
- Tỷ lệ phụ nữ ra quyết định trong các công việc lớn của gia đình - Tỷ lệ phụ nữ làm các công việc gia đình
- Thời gian phụ nữ trong các công việc gia đình (nấu nướng, giặt giũ…)
Trong cộng đồng:
- Số lượng phụ nữ trong các tổ chức chính quyền đoàn thể
- Tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động cộng đồng (tham gia vào các hội, các các câu lạc bộ…)
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Xã Giao Tiến tiếp giáp với nhiều xã có tỉnh lộ 489 đi qua là trục giao thông quan trọng của huyện thông thương với các huyện phía bắc và thành phố Nam Định, đây là cơ hội tốt cho xã phát triển kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh đó diện tích đất tự nhiên của xã ít, đông dân, bình quân diện tích hai lúa giao cho nhân dân trong xã là 252m2/người, như vậy người dân trong xã không chỉ làm nông nghiệp mà còn làm thêm các ngành nghề khác. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến nam giới trong xã đi làm ăn xa.
Các ngành nghề: thợ mộc, thợ xây được coi là những ngành nghề truyền thống của xã bởi những nghề này đã có từ rất lâu đời thu hút một lực lượng lớn lao động nam tham gia, bên cạnh nam giới thì cũng có một lực lượng nữ giới tham gia vào xây dựng như làm thợ xây, phu hồ. Thợ mộc là nghề chiếm một lực lượng khá lớn nam giới tham gia, ngoài các cơ sở trong xã chỉ thu hút một số lượng nhỏ lao động nam tham gia, lực lượng nam giới còn lại chủ yếu đi làm xa mà người dân nơi đây quen gọi là đi “làm rừng”.
Trong những năm gần đây trong xã đã phát triển nhanh một số ngành nghề như: cơ khí, mây tre đan, thêu màu xuất khẩu kinh doanh dịch vụ...đã phần nào thu hút một lực lượng lao động tham gia, đặc biệt là chị em phụ nữ. Giảm bớt lượng lao động nam đi làm xa bởi thành lập công ty TNHH hay cơ sở cơ khí. Nhưng theo thống kê của xã trong năm vừa qua vẫn còn trên 70% nam giới đi làm xa. Tham gia sản xuất ở địa phương chủ yếu là chị em phụ nữ. Trong năm 2009 tại xã có 5 cơ sở may công nghiệp cùng với các cơ sở mây tre đan, thêu màu xuất khẩu, các cơ sở này đã góp phần tạo thêm thu nhập của xã cũng như tạo thêm thu nhập cho người dân nơi đây, đồng thời tạo được công ăn việc làm cho nhiều lao động nhất là lao động nữ. Ta thấy không chỉ nam giới mà người phụ nữ cũng ngày càng khẳng định vị trí và vai trò của mình trong xã hội, họ cũng có thể làm chủ các cơ sở sản xuất như nam giới, họ đảm nhiệm được các công việc nặng nhọc của nam giới. Như vậy phụ nữ tại xã không chỉ tham gia tạo thu nhập họ cũng tham gia các công tác xã hội, tham gia
vào tổ chức chính quyền đoàn thể nhưng họ vẫn đảm nhiệm được vai trò của người phụ nữ trong gia đình mặc dù có chồng đi làm xa.
Cùng với tốc độ phát triển như vậy, trong xã kéo theo nhiều tệ nạn hơn, đặc biệt trong lứa tuổi thanh thiếu niên. Phải chăng lý do đó là sự không quan tâm của người bố mẹ trong gia đình, bố đi làm xa, người mẹ ở nhà làm lụng vất vả không có đủ thời gian để quan tâm nhiều đến con cái dẫn đến tình trạng đáng buồn trong giới trẻ hiện nay đó là nghiện hút, cờ bạc...ở trong xã. Không chỉ về mặt tệ nạn vấn đề sức khỏe cũng là vấn đề nổi bật trong xã, trong những năm gần đây xuất hiện nhiều loại bệnh mà trước đây chưa từng thấy trong xã và nó xuất hiện ngày càng nhiều, nhất là các bệnh ung thư, mà điều quan trọng ở đây người phụ nữ mắc bệnh chiếm tỷ lớn. Hiện nay vấn đề sức khỏe cũng là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong xã, cơ sở y tế ngày được trang bị tốt hơn mọi người có nhiều cơ hôi để kiểm tra sức khỏe. Người phụ nữ có cơ hội để kiểm tra được sức khỏe bằng các dịch vụ bảo hiểm y tế. Có phải cùng với sự phát triển người phụ nữ phải làm nhiều hơn và công việc của họ làm lại tiếp xúc với các chất độc hại hơn dẫn đến làm suy giảm sức khỏe của họ. Nhưng bên cạnh đó với sự phát triển họ cũng có nhiều điều kiện để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình.
4.1 Thông tin chung về các hộ điều tra 4.1.1 Đặc điểm cơ bản của hộ điều tra 4.1.1 Đặc điểm cơ bản của hộ điều tra
Hộ là đơn vị sản xuất quan trọng của xã hội, là nơi thể hiện rõ nhất vị trí vai trò của giới, đặc biệt là vai trò của phụ nữ. Ở đó họ vừa tiến hành sản xuất ra của cải vật chất vừa thực hiện chức năng tái sản xuất, duy trì nòi giống đảm bảo cuộc sống gia đình và phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong xã hội không phải hộ nào cũng giống hộ nào về điều kiện sản xuất, điều kiện sinh hoạt ...nó phụ thuộc vào yếu tố như tuổi của chủ hộ, trình độ, số lượng và các thành viên trong hộ. Để có được cái nhìn tổng quát về hộ chúng tôi tiến hành điều tra 60 hộ gia đình trong xã và kết quả thu được thể hiện trong bảng 4.1:
Bảng 4.1: Tình hình chung của các nhóm hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Loại hộ Hộ TN (n=17) Hộ NN+TTCN (n=13) Hộ NN+DV (n=11) Hộ NN+TTCN+DV (n=11) Hộ phi NN (n=8) 1. Chủ hộ là nam Người 17 12 11 11 8
2. BQ tuổi của chủ hộ Tuổi 48,5 43,5 44,5 45 41,5
3. Trình độ học vấn của chủ hộ
Cấp I Người 7 3 2 2 1
Cấp II Người 6 6 4 4 3
Cấp III Người 3 5 5 3 3
THCN-CĐ-ĐH Người 1 0 1 2 1
4. BQ nhân khẩu/ hộ Khẩu 5 5 4 3 3
Số LĐ nam LĐ 20 14 11 11 8
Số LĐ nữ LĐ 19 13 11 12 8
BQLĐ nữ/ hộ LĐ 1,12 1,00 1,00 1,09 1
BQLĐ/ hộ LĐ 2,29 2,08 2 2,09 2
Trong 60 hộ điều tra, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 17 hộ thuần nông phân bố đều ở 2 khu 35 hộ kiêm và 8 hộ phi nông nghiệp, các hộ phi nông nghiệp tập trung ở các khu vực gần chợ và đường lớn.
Trình độ văn hóa của chủ hộ có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế gia đình, thể hiện hết được khả năng sản xuất và phân bố nguồn lực đàu tư cho sản xuất, mức độ tiếp thu khoa học kỹ thuật và những thông tin trên thị trường. Hầu hết các hộ đều do nam giới làm chủ, trình độ học vấn của các chủ hộ tương đương nhưng trong các nhóm hộ điều tra thì nhóm hộ kiêm có trình độ học vấn nhỉnh hơn, ở đó có tới 3 chủ hộ có trình độ THCN – CĐ trong khi đó ở các hộ khác chỉ có 1, riêng đối với các hộ thuần nông thì chủ hộ có trình độ cấp I chiếm tỷ lệ cao nhất.
Nhân khẩu và lao động: là một xã dân số đông, lực lao động tương đối nhiều điều này được thể hiện rõ qua các hộ điều tra. Số khẩu trong các hộ là tương đối đông, bình quân số khẩu trên hộ là 4 khẩu. Số lao động trong các hộ tương đối đồng đều nhau, bình quân số lao động trong các hộ là 2 LĐ/ hộ, số LĐ nữ trong các hộ thuần nông chiếm tỷ lệ cao nhất.
Một điều chung ở các hộ thuần nông và và hộ phi là đều có chồng đi làm ăn xa, người vợ ở nhà đảm đương công việc sản xuất tạo thu nhập và thôn xóm, họ hàng. Mặc dù không làm chủ hộ nhưng họ phần nào đảm đương vai trò của người chủ hộ trong gia đình.
4.1.2 Đặc trưng chung của phụ nữ tại xã
Số lượng và chất lượng phụ nữ phán ánh năng lực của họ trong lao động sản xuất, trong đời sống xã hội. Năng lực của mỗi phụ nữ là khác nhau, do vậy mà mỗi phụ nữ có cách thức riêng để đóng góp cho gia đình và cho xã hội. Trong phạm vi báo cáo chúng tôi đi tổng hợp và phân tích năng lực của phụ nữ theo các nhóm hộ thuần nông, hộ kiêm và hộ phi nông nghiệp.
Trong các hộ điều tra số phụ nữ trong độ tuổi từ 18 – 55 chiếm một tỷ lệ cao, trên thực tế thì phụ nữ ở độ tuổi từ 18 – 35 là độ tuổi có sức khỏe tốt
nhất, điều kiện này thuận lợi cho hoạt động sản xuất của hộ. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho các cấp lãnh đạo quan tâm giáo dục, trang bị kiến thức, trình độ kiến thức cho đội ngũ lao động trẻ trong tương lai.
Hiện tại ở các hộ điều tra trình độ của phụ nữ đa phần là trình độ cấp II tập trung lớn nhất ở các hộ kiêm, trình độ có chuyên môn kỹ thuật tập trung vào các hộ phi nông nghiệp đặc biệt là các hộ làm chủ các cơ sở sản xuất các ngành nghề tiểu thủ, chiếm tới 11,5%. Trong tương lai số phụ nữ có trình độ chuyên môn sẽ tăng bởi hiện tại có rất nhiều sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường. Đây là một kết quả được coi khá thành công của công cuộc giáo dục tại xã.
Bảng 4.2: Thông tin chung về phụ nữ ở các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Hộ thuần
nông Hộ kiêm
Hộ phi nông nghiệp Tổng số phụ nữ
trong các hộ điều tra Người 51 105 16
1. Theo độ tuổi < 18 tuổi Người 20 47 4 18-55 tuổi Người 25 52 10 > 55 tuổi Người 6 6 2 2. Theo trình độ Cấp I Người 13 25 2 Cấp II Người 21 41 8 Cấp III Người 9 22 4 THCN-CĐ-ĐH Người 8 17 2
4.2 Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội tại Xã 4.2.1 Vai trò quản lý và tiếp cận nguồn lực, thông tin trong hộ 4.2.1 Vai trò quản lý và tiếp cận nguồn lực, thông tin trong hộ 4.2.1.1 Tiếp cận và quản lý nguồn lực của hộ
Trong sự biến đổi và hòa nhập vai trò hiện nay giữa nam và nữ, thực tế đã cho thấy phụ nữ chưa được tiếp cận, kiểm soát và quản lý các nguồn lực phát triển nhất là đối với tài sản, đất đai, vốn...sự bất bình đẳng ở đây không những không tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia tích cực hơn vào quá trình phát triển mà còn hạn chế sự phát triển kinh tế gia đình
Hiện nay, kinh tế hộ gia đình đã và đang đóng vai trò trọng yếu trong