Hướng dẫn sử dụng biểu thể tích một nhân tố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lập biểu thể tích cây đứng cho rừng trồng Keo lai (Acacia hybrids) tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 28)

Việc tra bảng được thực hiện theo nguyên tắc là lấy số gần kề giá trị Xd và Xt. Cụ thể như sau:

- Các cây có cỡ kính từ 5-7 cm thì lấy giá trị thể tích tại đường kính 6cm. Các cây có cỡ kính từ 7 -9 cm thì lấy giá trị thể tích tại đường kính 8cm. Các cây có cỡ kính từ 9 -11 cm thì lấy giá trị thể tích tại đường kính 10 cm. Tương tự như vậy đối với các cấp kính tiếp theo.

- Các cây có chiều cao từ 9-11 m thì lấy giá trị thể tích tại chiều cao 10 m. Các cây có chiều cao từ 11 -13 m thì lấy giá trị thể tích tại chiều cao 12 m. Các cây có chiều cao từ 13-15 m thì lấy giá trị thể tích tại chiều cao 14 m.Tương tự như vậy đối với các chiều cao tiếp theo.

Cách tra biểu thể tích 1 nhân tố cụ thể như sau:

Sau khi điều tra rừng, ta có đường kính cây rừng là 11,5 cm, chiều cao vút ngọn là 22,5 m để tính thể tích của cây dựa và một nhân tố đường kính hoặc chiều cao.

- Nếu sử dụng biểu thể tích theo đường kính, ta tra biểu thể tích 1 nhân tố (bảng 4.4). Giá trị đường kính là 11,5 cm nằm trong khoảng 11 – 13 nên lấy giá trị 12 cm để tra thể tích và xác định được thể tích của cây là: 0.081837 m3

- Nếu sử dụng biểu thể tích theo chiều cao, ta tra biểu thể tích 1 nhân tố (bảng 4.5). Giá trị chiều cao là 22,5 m nằm trong khoảng 21 – 23 m nên lấy giá trị 22 m để tra thể tích và xác định được thể tích của cây là: 0.168 m3.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lập biểu thể tích cây đứng cho rừng trồng Keo lai (Acacia hybrids) tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w